Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Ứng dụng thương mại điện tử ở Vietnam airlines

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 48 trang )

ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIETNAM AIRLINES
1. GIỚI THIỆU VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.
1.1. Thương mại điện tử.
Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán
thông qua việc truyền dữ liệu giữa các thiết bị truyền tin trong chính sách phân phối của tiếp thị.
Tại đây một mối quan hệ thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng
được tiến hành thông qua việc truyền tin. Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện tử bao gồm tất cả
các loại giao dịch thương mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng các kỹ thuật thông tin
trong khuôn khổ chào mời, thảo thuận hay cung cấp dịch vụ. Thông qua một chiến dịch quảng cáo
của IBM trong thập niên 1990, khái niệm Electronic Business, thường được dùng trong các tài
liệu, bắt đầu thông dụng.
Thương mại điện tử (Electronic Commerce), một yếu tố hợp thành của nền "Kinh tế số
hóa", là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin
thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra
giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là "Thương mại không có
giấy tờ")
- Các khái niệm khác nhau
Khó có thể tìm một định nghĩa có ranh giới rõ rệt cho khái niệm này. Khái niệm thị trường
điện tử được biết đến lần đầu tiên qua các công trình của Malone, Yates và Benjamin nhưng lại
không được định nghĩa cụ thể. Các công trình này nhắc đến sự tồn tại của các thị trường điện tử và
các hệ thống điện tử thông qua sử dụng công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông. Chiến
dịch quảng cáo của IBM trong năm 1998 dựa trên khái niệm "E-Commerce" được sử dụng từ
khoảng năm 1995, khái niệm mà ngày nay được xem là một lãnh vực nằm trong kinh doanh điện
tử (E-Business). Các quy trình kinh doanh điện tử có thể được nhìn từ phương diện trong nội bộ
của một doanh nghiệp (quản lý dây chuyền cung ứng – Supply Chain Management, thu mua điện
tử - E-Procurement) hay từ phương diện ngoài doanh nghiệp (thị trường điện tử, E-Commerce,...)
hay từ Hiệp hội ngành nghề là một site của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam.
Hiện nay định nghĩa thương mại điện tử được rất nhiều tổ chức quốc tế đưa ra song chưa có một
định nghĩa thống nhất về thương mại điện tử. Nhìn một cách tổng quát, các định nghĩa thương mại
điện tử được chia thành hai nhóm tùy thuộc vào quan điểm:
- Hiểu theo nghĩa hẹp


1
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện tử trong việc
mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng
liên thông khác.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng
cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng
được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá
thông qua mạng Internet".
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số
liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".
- Hiểu theo nghĩa rộng
Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương mại bằng
phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động như
gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của Thương
mại điện tử:
Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế
(UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần được diễn giải theo nghĩa
rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không
có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại commercial bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm,
các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ;
thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài
hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp
vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về
hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển,
đường không, đường sắt hoặc đường bộ".
Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu
hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một
phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện tử.

Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh
qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm
thanh và hình ảnh".
2
Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động mua bán hàng
hóa; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu
điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm
công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại
hàng hoá (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung
cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ,
giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo)
Theo quan điểm thứ hai nêu trên, "thương mại" (commerce) trong "thương mại điện tử" không chỉ
là buôn bán hàng hoá và dịch vụ (trade) theo các hiểu thông thường, mà bao quát một phạm vi
rộng lớn hơn nhiều, do đó việc áp dụng thương mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động
của hầu hết nền kinh tế. Theo ước tính đến nay, thương mại điện tử có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng
dụng, trong đó, buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng.
Các điểm đặc biệt của thương mại điện tử so với các kênh phân phối truyền thống là tính linh hoạt
cao độ về mặt cung ứng và giảm thiểu lớn phí tổn vận tải với các đối tác kinh doanh. Các phí tổn
khác thí dụ như phí tổn điện thoại và đi lại để thu nhập khác hàng hay phí tổn trình bày giới thiệu
cũng được giảm xuống. Mặc dầu vậy, tại các dịch vụ vật chất cụ thể, khoảng cách không gian vẫn
còn phải được khắc phục và vì thế đòi hỏi một khả năng tiếp vận phù hợp nhất định.
Ngày nay người ta hiểu khái niệm thương mại điện tử thông thường là tất cả các phương pháp tiến
hành kinh doanh và các quy trình quản trị thông qua các kênh điện tử mà trong đó Internet hay ít
nhất là các kỹ thuật và giao thức được sử dụng trong Internet đóng một vai trò cơ bản và công
nghệ thông tin được coi là điều kiện tiên quyết. Một khía cạnh quan trọng khác là không còn phải
thay đổi phương tiện truyền thông, một đặc trưng cho việc tiến hành kinh doanh truyền thống.
Thêm vào đó là tác động của con người vào quy trình kinh doanh được giảm xuống đến mức tối
thiểu. Trong trường hợp này người ta gọi đó là Thẳng đến gia công (Straight Through Processing).
Để làm được điều này đòi hỏi phải tích hợp rộng lớn các các tính năng kinh doanh.
Nếu liên kết các hệ thống ứng dụng từ các lãnh vực có tính năng khác nhau hay liên kết vượt qua

ranh giới của doanh nghiệp cho mục đích này thì đây là một lĩnh vực ứng dụng truyền thống của
tích hợp ứng dụng doanh nghiệp. Quản lý nội dung doanh nghiệp (Enterprise Content
Management – ECM) được xem như là một trong những công nghệ cơ bản cho kinh doanh điện tử.
1.2. Lợi ích của thương mại điện tử.
- Các phương tiện điện tử như Internet/web giúp cho các doanh nghiệp nắm được thông tin
phong phú về thị trường, từ đó có thể xây dựng được chiến lược sản xuất, kinh doanh thích hợp
3
với xu thế phát triển của của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Hiện nay, TMĐT đang
được nhiều quốc gia quan tâm, coi là một trong những động lực phát triển chủ yếu của nền kinh tế.
Trước hết, TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất tại các văn phòng. Các văn phòng không có
giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm, chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần.
Thương mại điện tử giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng Internet/web,
một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, catalogue điện tử trên các
trang web không những phong phú hơn mà còn thường xuyên được cập nhật so với các catalogue
in ấn khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời.
TMĐT qua Internet/web giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian
và chi phí giao dịch (giao dịch được hiểu là quá trình từ quảng cáo, tiếp xúc ban đầu, giao dịch đặt
hàng, giao hàng, thanh toán). Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua
Fax, bằng khoảng 0,5% thời gian giao dịch qua bưu điện. Chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng
5% chi phí giao dịch qua Fax hay qua bưu điện chuyển phát nhanh; chi phí thanh toán điện tử qua
Internet chỉ bằng 10%-20% chi phí thanh toán theo lối thông thường. Trong hai yếu tố cắt giảm
này, yếu tố thời gian đáng kể hơn, vì việc nhanh chóng thông tin hàng hoá đến người tiêu dùng
(mà không phải qua trung gian) có ý nghĩa sống còn trong cạnh tranh kinh doanh.
TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các nhân tố tham gia
vào quá trình thương mại. Thông qua mạng, các đối tượng tham gia có thể giao tiếp trực tiếp và
liên tục với nhau nhờ đó sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục; tạo
điều kiện tìm kiếm các bạn hàng mới, cơ hội kinh doanh mới trên bình diện toàn quốc, khu vực và
thế giới.
Xét trên bình diện quốc gia, trước mắt, TMĐT kích thích sự phát triển của ngành công
nghệ thông tin và đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế. Nhìn rộng hơn, TMĐT tạo điều

kiện cho việc sớm tiếp cận với nền kinh tế số hoá (digital economy). Lợi ích này có một ý nghĩa
đặc biệt đối với các nước đang phát triển, có thể tạo ra một bước nhảy vọt, tiến kịp các nước trong
một thời gian ngắn nhất.
Tóm lại, TMĐT đem lại những lợi ích tiềm tàng, giúp doanh nghiệp thu được thông tin
phong phú về thị trường và đối tác, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tạo
dựng và củng cố quan hệ bạn hàng, tạo điều kiện dành thêm phương tiện cho mở rộng quy mô và
công nghệ sản xuất
2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIETNAM
AIRLINES.
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIET NAM AIRLINES.
4
Trụ sở chính
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
200 Nguyễn Sơn, Quận Long Biên
Hà Nội, VIỆT NAM
Số đăng ký KD: 106000844 cấp ngày 26/1/2007 tại Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội
Mã số thuế: 0100107518
Vietnam Airlines - Những trang sử
2.1.1. Thời kỳ đầu tiên .
Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ tháng Giêng năm 1956, khi Cục Hàng
không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng
ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14,
AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956.
Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến
các các nước châu Á như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a và
Xinh-ga-po. Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ
chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).
Tháng 4 năm 1993 chính là thời điểm lịch sử khi Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam
Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một tập đoàn kinh doanh vận tải hàng không có quy
mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1996, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập

trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam
Airlines làm nòng cốt.
2.1.2. Tiến trình phát triển.
5
Vào ngày 20/10/2002, Vietnam Airlines giới thiệu biểu tượng mới - Bông Sen Vàng, thể hiện sự
phát triển của Vietnam Airlines để trở thành Hãng hàng không có tầm cỡ và bản sắc trong khu vực
và trên thế giới. Đây là sự khởi đầu cho chương trình định hướng toàn diện về chiến lược thương
hiệu của Vietnam Airlines, kết hợp với những cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng
mạng đường bay và đặc biệt là nâng cấp đội máy bay.
Tháng 10/2003, Vietnam Airlines tiếp nhận và đưa vào khai thác chiếc máy bay hiện đại với nhiều
tính năng ưu việt Boeing 777 đầu tiên trong số 6 chiếc Boeing 777 đặt mua của Boeing. Sự kiện
này đánh dấu sự khởi đầu của chương trình hiện đại hóa đội bay của hãng. Ba năm sau đó,
Vietnam Airlines trở thành một trong những hãng hàng không có đội bay trẻ và hiện đại nhất trong
khu vực
2.1.3. Hãng hàng không đẳng cấp thế giới.
Trong vòng 15 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 10%/ năm (trừ giai đoạn khủng
hoảng tài chính ở châu Á năm 1997), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã không ngừng lớn
mạnh và vươn lên trở thành một hãng hàng không có uy tín trong khu vực châu Á nhờ thế mạnh về
đội bay hiện đại, mạng bay rộng khắp và lịch nối chuyến thuận lợi, đặc biệt là tại Đông Dương.
Khởi đầu với những chuyến bay nội địa không thường lệ, ngày nay mạng đường bay của Vietnam
Airlines đã mở rộng đến 20 tỉnh, thành phố trên cả nước và 40 điểm đến quốc tế
tại Mỹ, Châu Âu, Úc và Châu Á. Năm 2006, sau khi được đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn
khai thác của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Vietnam Airlines đã chính thức trở
thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế và khẳng định chất lượng dịch vụ
mang tiêu chuẩn quốc tế của mình.
2.1.4. Hướng tới tương lai.
Nhằm khẳng định thương hiệu quốc tế và thế mạnh về đội bay trẻ, hiện đại, Vietnam Airlines đã
để lại ấn tượng mạnh mẽ khi cùng với Công ty cho thuê tàu bay Việt Nam (VALC) mà Vietnam
Airlines là một trong những sáng lập viên, ký một hợp đồng mua máy bay lớn gồm 12 chiếc
Boeing 787, 10 chiếc Airbus A350 - 900, 20 chiếc Airbus A321 và 5 chiếc ATR72 - 500 trong năm

2007. Vietnam Airlines hy vọng sẽ mở rộng đội bay lên mức 104 chiếc máy bay hiện đại vào năm
2015 và 150 chiếc vào năm 2020.
Ban Lãnh Đạo
Lãnh đạo Tổng công ty hàng không Việt Nam
6
Chủ tịch Hội đồng quả trị: Ông Nguyễn Sỹ Hưng
Tổng giám đốc: Ông Phạm Ngọc Minh
Phó Tổng giám đốc : Ông Phan Xuân Đức
Ông Nguyễn Văn Hưng
Ông Trịnh Hồng Quang
Ông Phạm Viết Thanh
Ông Dương Trí Thành
Ông Trịnh Ngọc Thành
2.1.5. Đối tác hàng không.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách,Vietnam Airlines đã, đang và tiếp tục mở rộng quan
hệ hợp tác với liên minh các hãng hàng không khác trong khu vực và trên thế giới. Thông qua các
quan hệ hợp tác này, Vietnam Airlines sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của hành khách đi đến các điểm
đến trên toàn thế giới.

Code Share Partners

American Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Narita - Chicago,
Narita - Dallas Fort Worth, Narita - New York, Paris -
Dallas Fort Worth, Paris - Chicago, Paris - Boston,
Paris - Miami, Paris - New York, Frankfurt - Dallas Fort
Worth, Frankfurt - Chicago, Dallas Fort Worth -
Washington, Dallas Fort Worth - Oklahoma, Dallas Fort
Worth - Boston, Dallas Fort Worth - Houston, Dallas Fort
Worth - Denver, Dallas Fort Worth - Miami, Dallas Fort

Worth - Atlanta.

Japan Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội - Osaka, Hà
Nội - Narita, Tp. Hồ Chí Minh - Narita, Sapporo - Osaka,
Osaka - Haneda, Fukuoka - Miyazaki, Hà Nội - Nagoya,
Tp. Hồ Chí Minh - Osaka, Tp. Hồ Chí Minh - Fukuoka.

7
Korean Air
Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội - Seoul, Tp. Hồ
Chí Minh - Seoul, Hà Nội - Siem Reap.

China Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Taipei - Los Angeles,
Taipei - San Francisco, Hà Nội - Taipei, Tp. Hồ Chí Minh
- Taipei.
Cathay Pacific
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh -
Hong Kong, Hà Nội - Hong Kong.

Qantas Airways
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh -
Sydney, Tp. Hồ Chí Minh - Melbourne.

China Southern Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh -
Canton, Hà Nội - Canton.

Philippines Airlines

Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh -
Manila.
Garuda Indonesia
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh -
Singapore, Singapore – Jakarta
Lao Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội - Vientiane, Hà
Nội - Luang Prabang
Vasco
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Chu
Lai, Tp. Hồ Chí Minh - Côn Đảo, Tp. Hồ Chí Minh - Tuy
Hòa, Tp. Hồ Chí Minh - Ca Mau
8
Cambodia Angkor Air
Hợp tác khai thác trên các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh
- Siêm Riệp, Tp. Hồ Chí Minh - Phnôm Pênh, Phnôm
Pênh - Siêm Riệp
2.2 TỔNG QUAN VỀ WEBSITE
2.2.1. Trang chủ : www.vietnamairline.com.vn
Khi truy cập website của VietNam Airlines, bạn có thể đặt mua vé máy bay trực tuyến cũng như
tìm hiểu về cách làm thủ tục trực tuyến mà không phải khó khăn tìm kiếm. Ngoài ra trên trang chủ,
ViêtNam Airlines còn giới thiệu một số chương trình khuyến mãi đặc biệt cho khách hàng có thể
9
nắm bắt thông tin và dễ dàng tham gia đăng kí. Và phần đăng nhập dành cho hội viên BÔNG SEN
VÀNG và cách thức đăng kí trở thành hội viên BÔNG SEN VÀNG.
Và để chào mừng sự kiện Vietnam Airlines gia nhập Skyteam, sẽ giảm 10% trên mọi hành trình,
áp dụng trong ngày 10/6/2010 và chi áp dụng cho vé mua trực tuyến trên website
www.vietnamairline.com.vn.
2.2.2. Lịch bay
Khi chọn mục lịch bay trên thanh công cụ của website bạn có thể tra cứu được mạng đường bay,

tra cứu lịch bay, đội bay và giờ cất cánh, hạ cánh của chuyến bay.
Mạng đường bay bao gồm:
+ mạng quốc tế:
10
+ mạng Việt Nam
11
+ mạng Châu Á:
12
+ Mạng Châu Âu:
+ Mạng Châu Úc:
13
+ Mạng Châu Mỹ
Tra cứu lịch bay giúp khách hàng nắm bắt thông tin các chuyến bay mà khách hàng quan tâm một
cách nhanh chóng, và chính xác nhất.
14
Giới thiệu về đội bay: hiện nay Vietnam Airlines có 7 đội bay đang phục vụ khách hàng:
Đội máy bay Boeing 777
Với công nghệ vượt trội, đội bay B777 là dòng máy bay thân rộng với hơn
300 ghế sẽ mạng đến cho hành khách trải nghiệm hài lòng nhất trên các
hành trình đi Châu Âu, châu Úc, Đông Bắc Á, Đông Nam Á và cả trên các
hành trình nội địa.
Đội máy bay Airbus 330
Đội máy bay hiện đại Airbus 330 thân rộng với số chỗ từ 250~320 tuỳ theo
từng máy bay sẽ phục vụ quý khách trên các đường bay tầm trung trong khu
vực Đông Bắc Á, Úc, Trung Đông và nội địa.
Đội máy bay Airbus 320/321
Đội máy bay hiện đại Airbus 320/321 với 160~180 ghế sẽ chuyên chở quý
khách trên các hành trình tới các nước trong khu vực Đông Nam Á, Hồng
Công, Trung Quốc và trên các hành trình nội địa.
15

Đội máy bay Fokker 70
Đội máy bay phản lực Fokker 70 sẽ đưa quý khách tới các điểm đến của khu vực tiểu vùng
sông Mê Kông và trên các hành trình nội địa ngắn.
Máy bay ATR72
Đội máy bay ATR72 với 65 ghế sẽ đưa quý khách tới các điểm đến của khu
vực tiểu vùng sông Mê Kông và Việt Nam.
Máy bay A350-900
Airbus 350 - 900 là dòng máy bay thế hệ mới từ nhà sản xuất Airbus dự
kiến sẽ bắt đầu khai thác trên các đường bay của Vietnam Airlines từ năm
2014.
Đội máy bay Boeing 787
16
Là một trong những hãng hàng không đầu tiên đặt mua Boeing 787,
Vietnam Airlines mong muốn mang lại những trải nghiệm bay tuyệt vời
nhất cho hành khách. Vietnam Airlines dự kiến khai thác bằng loại máy bay
này từ năm 2013.
Giờ cất cánh và hạ cánh sẽ giúp khách hàng kiểm soát được lịch trình của mình một cách chính
xác hơn.
2.2.3. Mua vé trực tuyến
Trong mục này, khách hàng có thể thực hiện các thao tác đặt chỗ, tìm hiểu về các phương thức
thanh toán. Ngoài ra khách hàng còn có thể tìm hiểu thông tin về các loại giá vé, vé điện tử và cách
thức hoán đổi vé sau khi đã đặt vé.
2.2.4. Trước chuyến bay
17
Ngoài ra khi đăng nhập website của Vietnam Airlines, khách hàng sẽ được hướng dẫn về các thủ
tục giấy tờ cần thiết, cách làm thủ tục trực tuyến, cách thức làm thủ tục tại sân bay cùng một số
thông tin hữu ích khác để hỗ trợ một cách tốt nhất cho khách hàng, tạo sự thoải mái khi chọn
Vietnam Airlines.
18
2.2.5. Trên chuyến bay

Trong mục Trên chuyến bay, Vietnam Airlines giới thiệu tới khách hàng các hạng dịch vụ của hãng
để khách hàng tiện theo dõi và lựa chọn hạng dịch vụ phù hợp.
Kèm theo đó là các chương trình giải trí thú vị dành cho khách hàng: Vietnam Airlines hân hạnh
được đem đến cho Quý khách những bộ phim truyện đặc sắc của Hollywood và Việt Nam. Với sự
hấp dẫn của nội dung và sự đa dạng về thể loại từ hành động, phiêu lưu mạo hiểm cho đến hài
hước, lãng mạn, chúng tôi hy vọng chương trình phim truyện trên chuyến bay sẽ làm Quý khách
hài lòng.

Đặc biệt, với hệ thống giải trí theo yêu cầu của chúng tôi, Quý khách có thể lựa chọn các chương
trình tùy theo sở thích.

Chương trình giải trí có trên các chuyến bay quốc tế có thời gian bay trên 3 tiếng.
19

×