Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Lịch sử phát triển của game

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.58 KB, 8 trang )

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA GAME
25 cột mốc đột phá vĩ đại trong lịch sự game
Những năm tháng đầu tiên

1. Tựa game đầu tiên ra đời
Ở thời điểm này, thế giới được chứng kiến những nỗ lực đầu tiên của con người để tạo ra trò chơi điện tử.
Và Goldsmith cùng Ray Mann là những người đầu tiên biến những nỗ lực ấy trở thành game với tên
gọi The Cathode Ray Tube Amusement Device vào năm 1948 – chúng ta có thể tạm rút gọn nó gọi là
game bắn tên lửa.

The Cathode Ray Tube Amusement Device

2. Game console đầu tiên
Baer là người chế tạo thành công máy game console đầu tiên trên thế giới có tên gọi Magnavox Odyssey.
Chiếc game console này có hình dạng khá giống với máy điện tử bốn nút mà chúng ta từng chơi khi mà
chúng đều cần cắm băng vào để hiển thị game lên màn hình.

3. Pong mở ra thế giới Arcade 
Pong là một tựa game được phát triển bởi Allan Alcorn, học viên của Nolan Busnell, nhà đồng sáng lập
tập đoàn Atari. Game được chơi trên một màn hình đồ họa 2D mơ phỏng trị chơi bóng bàn và người chơi
phải ghi điểm để giành chiến thắng.


4. Sự bùng nổ của Space Invaders
Vào những năm 70 của thế kỉ trước, xu thế chính của thời đại là game arcade hơi hướng science-fiction
với những cuộc xâm chiếm thế giới của người ngoài hành tinh. Space Invader ra đời như một điều tất yếu
của xu thế này.

5.5. Những game MUD đầu tiên
MUD là game thể loại mới được sáng tạo bởi Roy Trubshow lần đầu tiên vào năm 1978. MUD là một thế
giới ảo thời gian thực đa người chơi mà người chơi sẽ điều khiển nhân vật của mình bằng những dòng


lệnh (text command).

6. Game hướng cốt truyện


Có một khoảng thời gian mà thế giới game điên đảo với game hướng cốt truyện mang tên Zork. Zork là
một trong những game tương tác viễn tưởng đầu tiên kể từ người tiền nhiệm của nó là Colossal Cave. 

7. Pacman đến với phái yếu
Khi Pacman ra đời, những tựa game arcade phổ biến nhất thời điểm đó là những game bắn súng khơng
gian như Space Invader hay kém hơn một chút là game thể thao mà đại diện là Pong. 

8. Giấy phép làm game bom tấn lần đầu xuất hiện
Kể từ khi game console Odyssey ra đời, các nhà làm game đã biết đến xin giấy phép làm game từ phim
ảnh và các chương trình truyền hình. Nhưng phải đến khi Atari kí hợp đồng khủng trị giá 23 triệu đôla với
Steven Spielberg cho bộ phim The Extraterrestrial (E.T), người ta mới thấy được giấy phép làm game có
thể đạt con số lớn đến mức nào.

9. Cuộc cách mạng của Nintendo
Với cảm hứng từ những câu truyện manga và những bộ phim nổi tiếng của Nhật Bản, những tựa game
hay đã trở lại với thị trường. Đó là Donkey Kong, huyền thoại Super Mario hay Zelda.

10. Tetris: Mang game đến với văn phòng


Tetris được một người Nga có tên Alexey Pajitnov phát minh nhưng sau đó nó đã được mua lại bởi một
cơng ty Mỹ. Những người Mỹ có lẽ đã rất vui và tự hào khi đã giành được một sản phẩm béo bở từ người
Nga và cho đến nay, Tetris vẫn là một trong những tựa game nổi tiếng và được nhiều người biết đến và ưa
thích nhất.


11. EA và thỏa thuận với Madden
Sau khi thành lập Electronic Arts vào năm 1982, Trip Hawkins đã bắt tay ngay vào việc phát triển game
đầu tiên hướng đến môn thể thao phổ biến nhất ở nước Mỹ là bóng bầu dục.

12. Sự trỗi dậy của thiết bị chơi game cầm tay
Nintendo đã chứng minh rằng bạn có thể chơi game ở bất cứ đâu với sản phẩm thiết bị chơi game cầm tay
thành công đầu tiên Gameboy. Cũng giống như Walkman đối với người yêu âm nhạc, Gameboy là vật bất
ly thân với dân nghiền game.

13. Game PC: Đẳng cấp mới
Công nghệ làm game đã được đưa lên một tầm cao mới và nó đã dẫn đến sự ra đời của dịng game phiêu
lưu mạo hiểm. Myst, King’s Quest, The Seventh Guest là những game dẫn đầu xu hướng này. Sự xuất
hiện của CD-ROM cho phép nhà thiết kế game lồng vào những hình ảnh sống động để kể lại những câu
truyện giúp cho game sinh động hơn và có mạch truyện rõ ràng hơn. 


Những năm 90

14. Sony và thời của đĩa CD
Năm 1991, một cuộc cạnh tranh ngầm diễn ra khi Nintendo và Sony cùng hợp tác trong một dự án nhằm
đưa CD-ROM vào hệ máy Super Nintendo. Thế nhưng, mặc cho những cố gắng của Sony, đến phút chót,
Nintendo đã rút lui khỏi dự án và điều này đã khiến cho Sony nổi giận. Sự kiện này bắt đầu cho cuộc
chiến chưa bao giờ hạ nhiệt của hai gã khổng lồ trong ngành sản xuất game console. Ba năm sau sự kiện
đó, với những nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà phát triển Sony mà đứng đầu là Ken Kutaragi, sản
phẩm máy chơi game console đầu tiên được tích hợp ổ đĩa CD ra đời với tên gọi Play Station. Với lợi thế
giá rẻ và khả năng xử lý tốt đồ họa 3D, Play Station đã chiếm được lợi thế trong cuộc đua với các dòng
máy console sử dụng băng truyền thống của Sega và Nintendo. 

15. E3 mở ra những cơ hội mới cho ngành công nghiệp game
E3 (Electronic Entertainment Expo) là một hội chợ thương mại thường niên dành cho ngành cơng nghiệp

máy tính và game được tổ chức bởi ESA. Hội chợ là nơi rất nhiều những công ty, những nhà phát triển
game giới thiệu đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp bán lẻ những sản phẩm game mới nhất sắp
được phát hành cùng với các thiết bị phần cứng hỗ trợ việc chơi game. 

16. Game bắn súng PvP, Doom…
Nếu phải nói đến một tựa game FPS nổi tiếng vào những năm 90 thì chúng ta khơng thể khơng nhắc
đến Doom. Doom được phát triển vào năm 1993 với cốt truyện viễn tưởng rất thú vị. Người chơi sẽ sắm
vai người anh hùng đơn độc trên hành tinh đỏ chiến đấu bảo vệ Trái Đất khỏi sự tấn công của lũ quái vật
ngoài hành tinh. 


Cũng là một game thể loại FPS nhưng với những thiết kế đặc biệt dành cho PvP, Counter Strike đã thực
sự làm khơng ít các gamer phải mê mẩn. Với Counter Strike, chơi game cùng bạn bè chưa bao giờ lại dễ
dàng và chân thực đến thế. Game mô phỏng cuộc chiến giữa lực lượng đặc nhiệm chống lại những âm
mưu đánh bom và bắt cóc con tin của bọn khủng bố.

17. Sự ra đời của hội đồng đánh giá phần mềm giải trí (ESRB)
Những cảnh hành động đầy máu me của Mortal Kombat và Doom chắc chắn khiến cho khơng ít các bậc
cha mẹ phải lo lắng cho sự ảnh hưởng của chúng tới tinh thần và tâm lý của các con. Do đó, vào năm
1994, các nhà phát hành game đã ngồi lại với nhau để cùng hỗ trợ cho hoạt động của hội đồng đánh giá
phần mềm giải trí ESRB.

18. Sự trỗi dậy của MMO
Chưa bao giờ những game MMO được các game thủ để ý tới nhiều như khi mà EverQuest xuất
hiện. EverQuest được Sony phát hành vào năm 1999 với khơng nhiều kì vọng nhưng bất ngờ đã xảy ra
khi chỉ trong một thời gian ngắn, game đã đạt được thành công rực rỡ.

Kỉ nguyên hiện đại
19. Ổ đĩa DVD xuất hiện cùng PS2
Tiếp nối thành cơng của PlayStation, Sony tiếp tục q trình nâng cấp và phát triển một hệ máy console

mới với những tính năng mạnh mẽ hơn. Năm 2000, Sony cho ra đời PlayStation 2 với khả năng đọc được
đĩa DVD và một cấu hình mạnh giúp cho việc xử lý đồ họa trở nên vô cùng dễ dàng.

20. Game phản ánh hiện thực của các thành phố


Từ trước cho tới nay, game đa phần đều là những câu chuyện giả tưởng đưa người chơi vào một thế giới
thần tiên với phép thuật và các sinh vật trong thần thoại. Nhưng sự ra đời của dòng game như Grand Theft
Auto,Def Jam của EA và sê ri game nổi tiếng của Activision Tony Hawk đã thổi một làn gió mới chân
thực và gẫn gũi đến với những người mê game.

21. Xbox Live và kênh giải trí online
Vào những năm 90 khi mà Sierra phát triển chế độ chơi online, các game thủ  đã lần đầu tiên có dịp giao
đấu trong mơi trường đa người chơi. Nhưng đáng tiếc là Sierra đã không tạo ra được một cộng đồng chơi
game trên mạng thực sự bởi nó thiếu đi những cơng cụ giúp người chơi có thể giao tiếp với nhau, mở
rộng bạn bè. 

22. Game hóa cuộc sống
Ngày nay, game đang len lỏi tới từng ngóc ngách của đời sống con người. Những hoạt động tìm kiếm,
quảng cáo, dịch vụ đều được ít nhiều gắn với các hình thức game khác nhau. Các dự án kinh tế giờ đây áp
dụng những hình thức trao thưởng, những biểu trưng của game nhằm đánh giá hiệu quả công việc và
tuyên dương mỗi cá nhân làm việc tốt. 

23. Game vận động và game âm nhạc
Năm 2006, Nintendo làm làng game thế giới điên đảo với sự xuất hiện của Wii. Wii là thiết bị chơi game
đầu tiên sử dụng cơng nghệ điều khiển bằng chuyển động có nghĩa là người chơi thay vì chỉ bấm nút mà
cịn phải vận động cơ thể để điều khiển nhân vật cử động theo ý mình. 

24. Game màn hình cảm ứng và Iphone
Thêm một lần nữa, lại là cái tên Nintendo đi đầu trong cuộc cách mạng đổi mới trong cách mà con người

chơi game với DS, thiết bị chơi game được trang bị màn hình cảm ứng. Sau khi được phát hành, DS độc
chiếm riêng cho mình một thị trường trong nhiều năm trước khi AppStore mở cửa để phục vụ cho chiếc
máy điện thoại Iphone của Apple. AppStore với những chính sách thơng thống với các nhà phát triển
game đã thu hút được khá nhiều những sản phẩm game cảm ứng có giá rẻ để cung cấp cho chiếc điện
thoại Iphone.


1. Game xã hội lây lan qua Facebook
Facebook đang là mạng xã hội rộng lớn nhất trên thế giới với hàng trăm triệu người đăng kí tham gia và
đó là mơi trường khơng thể hồn hảo hơn để cho các game xã hội lây lan trong cộng đồng. Năm
2010, Mafia Warsthu hút 45 triệu người chơi với một gameplay đơn giản nhưng được trang bị các tính
năng chia sẻ của mạng xã hội. Theo sau nó, Cityville và Sky Garden cũng đã dành được sự quan tâm và
thời gian của hàng triệu người đang sử dụng Facebook trên thế giới.



×