Lịch sử phát triển trầm tích Holocen khu vực
cửa sông Tiền trong mối quan hệ với sự dao
động mực nƣớc biển
Giáp Thị Kim Chi
Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS chuyên ngành: Thạch học, khoáng vật học và địa hóa học
Mã số: 60 44 57
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Doãn Đình Lâm
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Làm sáng tỏ quá trình phát triển trầm tích Holocen khu vực cửa sông Tiền
trong mối quan hệ với dao động mực nƣớc biển. Nghiên cứu đặc điểm và quy luật phân
bố tƣớng trầm tích Holocen khu vực cửa sông Tiền. Nghiên cứu phát triển trầm tích
Holocen khu vực cửa sông Tiền trong mối quan hệ với dao động mực nƣớc biển. Nhằm
làm sáng tỏ mối quan hệ giữa đặc điểm thành phần trầm tích, tƣớng trầm tích và quy luật
phân bố của chúng với sự thay đổi mực nƣớc biển trong Holocen.
Keywords: Trầm tích; Mực nƣớc biển; Thạch học; Sông Tiền
Content
MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Khu vực cửa sông Tiền là một bộ phận của châu thổ sông Cửu Long - một trong hai châu
thổ lớn nhất nƣớc ta. Trải qua mƣời một ngàn năm khu vực nghiên cứu đã xảy ra những biến
động rất lớn về địa tầng, trầm tích, địa mạo của đới bờ, sự thay đổi đƣờng bờ và quá trình dịch
chuyển của sông. Quá trình phát triển trầm tích trong Holocen vùng cửa sông Tiền đã tạo nên các
địa hệ và cảnh quan tiêu biểu của một châu thổ bồi tụ mạnh mang nhiều ý nghĩa trong việc phát
triển kinh tế-xã hội, khoa học-kỹ thuật và an ninh quốc phòng: Địa hệ các giồng cát hình lƣỡi
liềm phân nhánh quay lƣng về phía biển. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng về cát vật liệu xây
dựng và cát san lấp với trữ lƣợng lớn; Địa hệ các đồng bằng phù sa châu thổ phì nhiêu là diện
tích trồng lúa quan trọng; Địa hệ các vùng đất ngập nƣớc và rừng ngập mặn ven biển là một dạng
tài nguyên đặc thù lồng ghép đan xen giữa khai thác hệ sinh thái rừng ngập mặn và nuôi trồng
thủy sản; Địa hệ các thủy vực vịnh cửa sông là các hải cảng cho tàu thuyền lớn. Bên cạnh đó
sông Tiền còn là con đƣờng giao thông đƣờng thủy quan trọng.
Với ý nghĩa thực tiễn nhƣ trên nên việc nghiên cứu quy luật hình thành và lịch sử phát
triển các thành tạo Holocen khu vực cửa sông Tiền phục vụ cho công tác quy hoạch, phát triển
kinh tế - xã hội là điều cần thiết nhằm phát triển bền vững khu vực này. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài
luận văn thạc sỹ với tiêu đề: “Lịch sử phát triển trầm tích Holocen khu vực cửa sông Tiền
trong mối quan hệ với sự dao động mực nước biển”. Nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ giữa đặc
điểm thành phần trầm tích, tƣớng trầm tích và quy luật phân bố của chúng với sự thay đổi mực
nƣớc biển trong Holocen.
MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Làm sáng tỏ quá trình phát triển trầm tích Holocen khu vực cửa sông Tiền trong mối
quan hệ với dao động mực nƣớc biển.
- Nghiên cứu đặc điểm và quy luật phân bố tƣớng trầm tích Holocen khu vực cửa sông
Tiền.
- Nghiên cứu phát triển trầm tích Holocen khu vực cửa sông Tiền trong mối quan hệ với
dao động mực nƣớc biển.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ quy luật phát
triển trầm tích Holocen khu vực cửa sông Tiền trong mối quan hệ với sự dao động mực nƣớc
biển.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học phục vụ nghiên cứu biến động
đƣờng bờ trong Holocen nhằm đề xuất các giải pháp định hƣớng quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội bền vững.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: trầm tích Holocen khu vực cửa sông Tiền
- Khu vực nghiên cứu: Khu vực cửa sông Tiền.
BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục luận văn gồm các chƣơng:
Chƣơng 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Chƣơng 2: Lịch sử và các phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Tƣớng trầm tích và quy luật phân bố
Chƣơng 4: Địa tầng phân tập và lịch sử phát triển trầm tích Holocen khu vực cửa sông
Tiền
Chƣơng 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Khu vực nghiên cứu là dải ven biển cửa sông Tiền, bao gồm phía đông nam huyện Gò
Công Đông - tỉnh Tiền Giang; phần lớn huyện Thạch Phú, huyện Ba Tri, huyện Bình Đại - tỉnh
Bến Tre và phía đông bắc huyện Cầu Ngang, Châu Thành, phía đông huyện Duyên Hải - tỉnh Trà
Vinh.
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.2.1. Khí hậu, khí tƣợng
Khu vực nghiên cứu nằm trong miền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích đạo bị tác
động mạnh mẽ của gió Đông Nam từ biển thổi vào.
Chế độ mƣa, bão
Khu vực nghiên cứu có hai mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 11 với hƣớng gió chủ đạo là hƣớng gió mùa Tây Nam đến Tây Tây Nam,
chiếm khoảng 89% lƣợng mƣa cả năm và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với hƣớng
gió chủ đạo là Bắc đến Đông Bắc, chiếm khoảng 11% lƣợng mƣa cả năm. Lƣợng mƣa trung bình
hàng năm từ 1.250 mm đến 1.500 mm và tập trung vào hai thời kỳ, thời kỳ thứ nhất xuất hiện
vào tháng 6 hoặc tháng 7, lƣợng mƣa tháng xấp xỉ 200mm, thời kỳ thứ hai xuất hiện vào tháng 9
hoặc tháng 10 lƣợng mƣa tháng trên dƣới 250mm.
Chế độ nắng
Tổng số giờ nắng trong năm đạt trên dƣới 2.709 giờ. Trong mùa khô, số giờ nắng trung
bình mỗi ngày đạt từ 8 – 9 giờ. Tháng mùa mƣa trung bình từ 5 – 7 giờ trong ngày.
Chế độ gió
Chế độ gió ở đây đƣợc phân làm 2 mùa rõ rệt: Gió mùa Tây hoạt động bắt đầu từ tháng 5
và kết thúc vào tháng 9, mạnh nhất từ tháng 6 đến tháng 8. Gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào
cuối tháng 10 và kết thúc vào cuối tháng 4 tới trung tuần tháng 5 năm sau.
Độ ẩm: Do gần biển và có hệ thống sông ngòi chằng chịt, nên độ ẩm tƣơng đối tại khu
vực nghiên cứu nhìn chung khá cao, trung bình từ 76 – 86%.
Nhiệt độ: Nhiệt độ của khu vực này tƣơng đối cao, Nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng
từ 26 - 27
o
C/năm. Tháng nóng nhất: tháng 4 (khoảng 28,9
o
C), tháng 5 (khoảng 29,2
o
C); tháng
mát nhất: tháng 12, tháng 1, tháng 2 (khoảng 25 - 26
o
C).
Độ bốc hơi: Vào mùa khô nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên lƣợng bốc hơi mạnh,
bình quân từ 4 – 6 mm/ngày đêm. Vào mùa mƣa độ bốc hơi giảm đi rõ rệt còn khoảng 2,5 – 3,5
mm/ngày đêm. Riêng tháng 9 có độ bốc hơi nhỏ nhất đạt 2 - 3 mm trong một ngày đêm.
1.2.2. Đặc điểm thủy văn
Mạng lƣới sông suối: Trƣớc đây nƣớc sông Tiền chảy ra biển Đông qua 6: cửa Tiểu, cửa
Đại, cửa Ba Lai (đã đắp đập), cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu và cửa Hàm Luông. Nhƣng hiện nay,
cửa Ba Lai đã ngừng chảy do có đập và cống Ba Lai ngăn lại (năm 1999), nên hiện nay dòng
sông Tiền chỉ còn 5 cửa sông đang hoạt động là: cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Hàm Luông, cửa Cổ
Chiên, cửa Cung Hầu.
1.2.3. Đặc điểm hải văn
Chế độ thủy triều: Vùng nghiên cứu có chế độ bán nhật triều không đều. Hầu hết các
ngày trong tháng có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống với chênh lệch rõ rệt giữa các độ cao
nƣớc ròng.
Chế độ sóng: Vùng biển nghiên cứu, chế độ sóng phù hợp hoàn toàn với chế độ
gió.Chế độ mực nƣớc: Chế độ mực nƣớc ở đây đƣợc quyết định bởi chế độ thuỷ triều. Các
quá trình thuỷ thạch động lực khác nhau có liên quan đến mực nƣớc, nhƣ nƣớc dâng do bão,
lũ
1.2.4. Đặc điểm địa hình - địa mạo
Địa hình: Vùng nghiên cứu gồm 2 nhóm địa hình: Nhóm thứ nhất phân bố trong phạm
vi biển ven bờ cửa sông Tiền, là khu vực luôn ngập nƣớc, phân bố trong độ sâu từ 0 đến 20m
nƣớc. Nhóm thứ hai phân bố vùng ven bờ huyện Gò Công Đông – tỉnh Tiền Giang; phần lớn
huyện Thạch Phú, huyện Ba Tri, huyện Bình Đại – tỉnh Bến Tre và phía đông bắc huyện Cầu
Ngang, Châu Thành, phía đông huyện Duyên Hải – tỉnh Trà Vinh. Nhóm này mang tính chất
đồng bằng ven biển với các giồng cát, chạy liên tục theo hình vòng cung và song song với bờ
biển. Càng về phía biển, các giồng cát này càng cao và càng lớn.
Địa mạo: Trên địa hình hiện tại, vùng nghiên cứu thuộc 2 đơn vị địa hình lớn là đồng
bằng châu thổ và biển nông ven bờ. Ranh giới giữa chúng là các đoạn đƣờng bờ với 5 cửa sông
hiện tại nối tiếp nhau, có phƣơng chung Đông Bắc-Tây Nam, cong lồi về phía Đông Nam.
1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
1.3.1. Kinh tế
a. Sản xuất nông - lâm - thủy sản: Trong những năm gần đây, tuy gặp khó khăn do khô
hạn, xâm nhập mặn kéo dài, môi trƣờng nƣớc diễn biến phức tạp, dịch bệnh xảy ra trên cây
trồng, vật nuôi… nhƣng nhờ đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngƣ, ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chủ động kiểm soát, phòng trừ dịch bệnh, nên giá trị sản xuất
của ngành nông, lâm, thủy sản vẫn giữ mức tƣơng đối ổn định.
b. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Thực hiện các chính sách kích thích tăng trƣởng kinh tế và hỗ trợ sản xuất của Chính phủ,
sản xuất công nghiệp tiếp tục ổn định và phát triển. Tập trung sản xuất các sản phẩm có lợi thế
về nguồn nguyên liệu và đang có thị trƣờng tiêu thụ ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp ƣớc
đạt 7.330 tỷ đồng.
c. Thƣơng mại - dịch vụ
Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ tiếp tục phát triển: Kinh doanh thƣơng mại nội địa khá ổn
định, lƣợng hàng hóa trên thị trƣờng dồi dào, phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, tiêu dùng
và mua sắm của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ƣớc đạt 23.653 tỷ đồng. Công
tác quản lý thị trƣờng đƣợc tập trung chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh. Công
tác quản lý, phát triển và xây dựng chợ đƣợc các địa phƣơng quan tâm.
Hoạt động xuất nhập khẩu: ƣớc tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 370 triệu USD.
Một số mặt hàng xuất khẩu tăng khá nhƣ: các loại thủy sản, hàng may mặc, cơm dừa nạo sấy,
than thiêu kết,… ngoài ra, thị trƣờng xuất khẩu cũng đƣợc mở rộng. Bên cạnh đó một số một số
mặt hàng giảm nhƣ: gạo, chỉ xơ dừa,… Ƣớc kim ngạch nhập khẩu 75,44 triệu USD.
Lĩnh vực du lịch, vận tải, bƣu chính viễn thông tiếp tục phát triển, chất lƣợng phục vụ
đƣợc cải thiện.
d. Tài chính - Ngân hàng
Tài chính: Ƣớc tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn 4.749,4 tỷ đồng, tổng chi ngân
sách địa phƣơng ƣớc đạt 6122,8 tỷ đồng.
Ngân hàng: Tổng nguồn vốn hoạt động ƣớc đạt 21.420 tỷ đồng. Văn phòng giao dịch và
máy ATM của các ngân hàng đã tăng lên. Một số ngân hàng nhƣ: ngân TMCP Phƣơng Nam,
Ngân hàng TMCP Á Châu mở chi nhánh tại Bến Tre. Nhiều cơ quan đã áp dụng trả lƣơng qua tài
khoản ngân hàng, số lƣợng thẻ phát hành tăng cao.
1.3.2. Xã hội
a. Dân số, dân tộc
Trong vùng nghiên cứu có 3 dân tộc chính là Kinh, Khmer và Hoa. Trong đó đông nhất là
dân tộc Kinh (chiếm khoảng 68,5%), tiếp đến là dân tộc Khmer (chiếm khoảng 30%), ít hơn nữa
là dân tộc Hoa (chiếm khoảng 1,4%).
b. Giáo dục
Sự nghiệp giáo dục của các tỉnh trong vùng nghiên cứu đã và đang đƣợc quan tâm phát
triển, từ giáo dục mầm non cho đến đại học. Các chính sách về giáo dục cho con em dân tộc
thiểu số cũng đƣợc quan tâm nên số học sinh phổ thông là con em các dân tộc ít ngƣời đến
trƣờng ngày một gia tăng, cho đến hết năm 2010 tỉnh Trà Vinh có 44.797 học sinh.
Văn hoá cũng phát triển trên toàn vùng, đáp ứng phần nào nhu cầu xem, đọc, nghe, nhìn của
đồng bào, nhƣng chƣa đáp ứng kịp tiến độ phát triển xã hội.
c. Y tế
Công tác y tế chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân ở các tỉnh trong vùng nghiên cứu đã và
đang đƣợc chú trọng. Mạng lƣới chăm sóc sức khoẻ cộng đồng phát triển đều khắp trên địa bàn
các tỉnh. Hầu nhƣ không còn điểm trắng về cơ sở khám chữa bệnh ở các vùng đồng bào dân tộc
ít ngƣời. 100% các xã đều có trạm y tế, đội ngũ bác sỹ, y tá ngày càng đƣợc bổ sung. Tuy vậy, sự
phát triển của mạng lƣới chăm sóc sức khoẻ cộng đồng còn chƣa phù hợp với tốc độ phát triển
dân cƣ trong vùng cũng nhƣ nhu cầu mở rộng các điểm dân cƣ, nhất là ở các điểm khai hoang
mới ngoài đê.
Chƣơng 2. LỊCH SỬ VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Khu vực cửa sôn Tiền đã có nhiều công trình nghiên cứu theo các hƣớng tiếp cận và mục
tiêu khác nhau:
Trong lĩnh vực địa mạo, những đóng góp quan trọng đầu tiên về nghiên cứu địa mạo là
thành lập bản đồ địa mạo tỷ lệ 1/500000 của Lê Đức An,1984. Trong đó đã thể hiện đƣợc phân
vùng các đơn vị địa mạo khu vực hạ lƣu sông Cửu Long. Năm 2002 Vũ Văn Vĩnh và nnk đã
thành lập bản đồ địa mạo đới ven bờ, đoạn Bình Thuận –Hà Tiên tỷ lệ 1/200000 thuộc đề tài cấp
nhà nƣớc KC-09-05:” Nghiên cứu hiện trạng và quy luật xói lở bồi tụ bờ biển Việt Nam”. Năm
2010 đề tài KC-09-06/06-10 do Nguyễn Địch Dỹ làm chủ nhiệm đã thành lập bản đồ địa mạo
khu vực cửa sông Cửu Long tỷ lệ 1/250000. Bản đồ này đã thể hiện tƣơng đối chi tiết các đơn vị
địa mạo và mối quan hệ chặt chẽ giữa địa hình, địa mạo vùng biển nông ven bờ (0-30m nƣớc).
Trong lĩnh vực địa tầng và trầm tích, đây là đối tƣợng nghiên cứu chính của nhiều đề tài
liên quan đến lý luận và thực tiễn. Năm 2004 Nguyễn Huy Dũng, Ngô Quang Toàn và nnk
nghiên cứu địa tầng trầm tích Đệ Tứ ở đồng bằng sông Cửu Long và đã chia ra các phân vị
Holocen sớm giữa (Q
2
1-2
,Q
2
2-3
và Q
2
3
). Cũng trong thời gian từ năm 1991 đến năm 2001 Nguyễn
Biểu và nnk trong đề án “Điều tra địa chất và khoáng sản biển nông ven bờ (0-30m nƣớc) tỷ lệ
1/500.000” đã thành lập bản đồ trầm tích tầng mặt, bản đồ tƣớng đá thạch động lực và bản đồ địa
chất Đệ tứ vùng biển từ sông Tiền đến Bạc Liêu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra quy luật phân bố
các tƣớng trầm tích thuộc châu thổ ngập nƣớc từ bờ ra độ sâu 25m nƣớc, trong đó từ 0 đến 20m
nƣớc thuộc tƣớng tiền châu thổ còn từ 5 đến 25m nƣớc là thuộc tƣớng chân châu thổ (prodelta).
Trong lĩnh vực Nghiên cứu tiến hóa trầm tích trong mối quan hệ với sự thay đổi mực
nƣớc biển trong Đệ tứ: Các công trình nghiên cứu của Trần Nghi, Mai Thanh Tân, Doãn Đình
Lâm nghiên cứu về “Đặc điểm tƣớng đá cổ địa lý trong Pliocen-Đệ tứ thềm lục địa Việt Nam”
,2000.
Năm 2010, Nguyễn Địch Dỹ đã nghiên cứu tiến hóa trầm tích Holocen khu vực cửa sông
Cửu Long trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nƣớc biển. Trên cơ sở đó tác giả đã chia trầm
tích Pleistocen muộn - Holocen khu vực sông Cửu Long thành một tập bao gồm 3 miền hệ
thống: hệ thống biển thấp (LST) tƣơng đƣơng với pha biển thoái của băng hà W
2
, hệ thống biển
tiến (TST) tƣơng đƣơng với pha biển tiến Flandrian và hệ thống trầm tích biển cao (HST) tƣơng
đƣơng với giai đoạn đầu của pha biển thoái Holocen muộn .
2.2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Cách tiếp cận
Nghiên cứu sự phát triển trầm tích trong Holocen khu vực cửa sông Tiền (vùng cửa sông
châu thổ bồi tụ mạnh) áp dụng ba phƣơng pháp nghiên cứu sau: phƣơng pháp hệ thống, phƣơng
pháp nhân quả và phƣơng pháp tiến hóa.
2.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
a. Nhóm phương pháp địa chất trầm tích
* Các phương pháp nghiên cứu thành phần vật chất
- Phân tích độ hạt: phƣơng pháp này sử dụng bộ rây và pipet (đối với trầm tích bở rời) để tính hàm
lƣợng % các cấp hạt (sạn, cát, bột, sét ) từ đó xây dựng các biểu đồ tích luỹ độ hạt, biểu đồ phân bố
độ hạt, tính toán các tham số Md, So, Sk để xác định chế độ thuỷ động lực của môi trƣờng.
Hình 2.1. Đƣờng cong tích lũy độ hạt
- Phân tích lát mỏng thạch học bở rời sẽ giúp xác định đƣợc trong mẫu đó có những
khoáng vật nào, hàm lƣợng của từng khoáng vật là bao nhiêu và các đặc điểm của chúng nhƣ:
kích thƣớc; biến đổi thứ sinh, tính chất; hình dáng (xác định hệ số mài tròn (Ro) và xác định hệ
số cầu (Sf), qua đó xác định nguồn gốc và chế độ thuỷ động lực của môi trƣờng).
- Phân tích hoá cơ bản để biết một số thành phần quan trọng: SiO
2
, Al
2
O
3
, FeO, Fe
2
O
3
, CaO, Na
2
O,
K
2
O, MgO.
- Phân tích hoá môi trƣờng có thể phân biệt các kiểu môi trƣờng trầm tích, dựa trên các chỉ tiêu sau:
độ pH, Eh (thế năng oxi hoá khử), Fe
+2
S/Corg, Kt (Bảng 2.1).
Kt=
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu địa hóa đặc trƣng cho các môi trƣờng trầm tích khác nhau
Loại phân tích
Môi trƣờng
22
MgCa
NaK
Lục địa
Chuyển tiếp
Biển
Fe
+2
S/Corg
< 0,06
0,06 - 0,2
> 0,2
Kt
< 0,5
0,5 – 1
> 1
pH
< 7
7
> 7
* Phương pháp phân loại trầm tích
Kiểu trầm tích đƣợc phân loại trên cơ sở hàm lƣợng phần trăm các cấp hạt theo biểu đồ
phân loại của Folk, 1954 (hình 2.2).
Hình 2.2. Biểu đồ phân loại trầm tích của Folk, 1954
1-Bùn
2-Bùn cát
3-Bùn lẫn sạn
4-Bùn cát lẫn sạn
5-Bùn sạn
6-Cát
7-Cát bùn
8-Cát bùn lẫn sạn
9-Cát lẫn sạn
10-Cát sạn
11-Cát bùn sạn
12-Sạn bùn
13-Sạn cát bùn
14-Sạn cát
15-Sạn sỏi
1a-Sét
1b-Bột
2a-Sét cát
2b-Bột cát
7a-Cát sét
7b-Cát bột
b. Phương pháp xác định tuổi tuyệt đối bằng tuổi đồng vị
14
C
Phƣơng pháp tuổi đồng vị
14
C cho phép xác định các mẫu có tuổi nhỏ hơn 40 nghìn năm. Phƣơng
pháp này dựa trên cơ sở khoa học sau:
- Nguyên tử Carbon đƣợc hấp thu bởi mọi cơ thể đang sống (chất liệu hữu cơ)
- Tỉ lệ giữa
14
C và
12
C trong cơ thể bằng với tỉ lệ giữa
14
C và
12
C ở môi trƣờng xung quanh.
Tû lÖ bét : sÐt
T
û
l
Ö
c
¸
t
:
b
ï
n
(
p
h
i
t
û
l
Ö
)
9:1
1:1
1:9
1:2
2:1
SÐt Bét
C¸t
1
1a 1b
2a 2 2b
77a 7b
6
s¹n
bïn c¸t
H
µ
m
l
-
î
n
g
%
s
¹
n
(
p
h
i
t
û
l
Ö
)
Tû lÖ c¸t : bïn
(phi tû lÖ)
1
5
30
80
1:9 1:1 9:1
(bét vµ sÐt)
1 2 7 6
5
9
11
12 13
10
15
14
83 4
- Khi cơ thể chết đi, cơ thể đó bắt đầu quá trình phân rã của nguyên tử
14
C đã có (phân rã
thành Nitrogen 14). Đây là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tỉ lệ giữa
14
C và
12
C trong cơ thể chết
này, tỉ lệ này càng thấp thì thời gian chết của cơ thể đấy càng lâu.
- Sự phân rã của
14
C có tỉ lệ và mức độ cố định. Trƣớc đây Libby, nhà hóa học ngƣời Mỹ xác
định phải mất khoảng 5.568 năm để cho một nửa số
14
C trong các mẫu phân tích (lấy từ các cơ thể
hữu cơ đã chết trong di tích khảo cổ học) phân rã. Hiện nay ngƣời ta đã xác định chu kỳ bán phân rã
của
14
C là 5.730 năm.
- Dựa vào chu kỳ bán phân rã của
14
C đã xác định này, chúng ta có thể tính đƣợc thời gian từ
khi cơ thể hữu cơ chết đi đến thời điểm hiện tại bằng cách đo tỉ lệ đồng vị Carbon còn lại. Sau 5.730
năm lƣợng
14
C giảm còn một nửa thì sau 23.000 năm lƣợng
14
C sẽ chỉ còn 1/6 so với ban đầu.
c. Phương pháp phân tích tướng
Phân tích tƣớng là phƣơng pháp tổng hợp nhất của khoa học trầm tích luận. Trên cơ sở
nghiên cứu thạch học, khoáng vật, các tham số trầm tích định lƣợng nhƣ: So, Md, Ro, Sf, Sk và các
chỉ tiêu địa hoá môi trƣờng nhƣ pH, Eh, Kt, Fe
2+
S (sắt trong pirit), C
hc
và các loại vật chất hữu cơ
cho phép luận giải điều kiện lắng đọng trầm tích và xác định tƣớng trầm tích.
d. Phương pháp địa tầng phân tập
Địa tầng phân tập là phƣơng pháp phân tích địa tầng mới cả về khoa học lẫn thực tiễn.
Các bồn trầm tích đƣợc lấp đầy nhƣ thế hiện qua địa tầng phân tập , bên cạnh đó phƣơng pháp
này còn áp dụng trong kỹ thuật tìm kiếm thăm dò tài nguyên khoáng sản.
Ba yếu tố: nâng hạ kiến tạo, thay đổi mực nƣớc biển chân tĩnh và quá trình trầm tích xảy
ra nhƣ thế nào, ở đâu, tốc độ của chúng và tác động lẫn nhau nhƣ thế nào là nguyên tắc cơ bản
của trầm tích học và địa tầng. Đặc điểm trầm tích lắng đọng trong các môi trƣờng thay đổi từ
sông và đồng bằng ngập lụt tới bờ biển, thềm lục địa và thậm chí là biển sâu là do tác động của ba
yếu tố này. Nghiên cứu các mối quan hệ giữa sự thay đổi mực nƣớc biển và trầm tích là nội dung
cơ bản của “địa tầng phân tập”.
Các đơn vị địa tầng phân tập: Tập (sequence), nhóm phụ tập (parasequence set), phụ tập
(Parasequence)
Các miền hệ thống trầm tích
Theo mô hình địa tầng phân tập của Angela L. Coe và Kevin D. Church (2003), một tập
(sequence) bao gồm 4 miền hệ thống trầm tích: miền hệ thống trầm tích biển cao (Highstand
systems tract - HST), miền hệ thống trầm tích biển hạ (Falling stage systems tract - FSST), miền
hệ thống trầm tích biển tiến (Transgresive Systems Tract - TST), Miền hệ thống trầm tích biển
thấp (Lowstand systems tract – LST)
Chƣơng 3. TƢỚNG TRẦM TÍCH VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ
3.1. KHÁI NIỆM TƢỚNG TRẦM TÍCH
Rukhin, 1960 định nghĩa tƣớng trầm tích nhƣ sau: “Tƣớng là những trầm tích đƣợc thành
tạo trong một vị trí nhất định có cùng một điều kiện địa lý tự nhiên khác với vùng lân cận”.
Trong luận văn này học viên đã áp dụng định nghĩa tƣớng của Rukhin để phân tích tƣớng
trầm tích có tuổi Holocen khu vực cửa sông Tiền dựa trên cơ sở 3 lỗ khoan BT1 (hình 3.1), BT2
(hình 3.2), BT3 (hình 3.3).
3.2. PHÂN LOẠI TƢỚNG
Dựa vào môi trƣờng thành tạo để phân chia ra các nhóm tƣớng nhƣ sau:
(1) Nhóm tƣớng lục địa bao gồm:
- Deluvi (sƣờn tích)
- Proluvi (lũ tích)
- Aluvi (trầm tích sông)
(2) Nhóm tƣớng chuyển tiếp bao gồm:
- Châu thổ
- Vũng vịnh
(3) Nhóm tƣớng biển bao gồm:
- Ven biển
- Biển nông ven bờ
- Biển nông xa bờ
- Biển sâu.
Trong khu vực nghiên cứu đã phân đƣợc làm hai nhóm tƣớng là nhóm tƣớng châu thổ và
nhóm tƣớng biển.
3.3. ĐẶC ĐIỂM TƢỚNG TRẦM TÍCH HOLOCEN KHU VỰC CỬA SÔNG TIỀN VÀ QUY
LUẬT PHÂN BỐ
3.3.1. Đặc điểm tƣớng trầm tích Holocen khu vực cửa sông Tiền
* Nhóm tướng biển ven bờ:
- Tƣớng cát bãi triều
Bãi triều là nơi nằm giữa mực nƣớc dâng cao nhất cao nhất và mực nƣớc hạ thấp nhất
của thủy triều. Bãi triều đƣợc thành tạo do động lực sóng, dòng chảy sông, dòng chảy ven bờ
(dòng phù sa), thủy triều,… trong đó sóng, dòng chảy sông, dòng phù sa giữ vai trò cung cấp vật
liệu (phù sa), thủy triều (dòng triều) giữ vai trò chính trong quá trình thành tạo bãi triều
(bảng3.1)
- Tƣớng bột cát bãi triều
Trầm tích bột cát bãi triều phủ trực tiếp lên trầm tích cát bãi triều trong giai đoạn biển
tiến Holocen sớm. Trầm tích bột cát bãi triều và cát bãi triều có các chỉ tiêu địa hóa nhƣ Kt, pH,
Fe
+2
S/Corg tƣơng đối giống nhau. Hàm lƣợng cát chiếm từ 35 đến 40%, lƣợng bột sét từ 60 đến
65%. Giá trị độ hạt trung bình (Md) khoảng 0,1mm. Độ chọn lọc (So) từ 2,3 đến 2,8 (bảng3.1).
- Tƣớng sét bột đầm lầy ven biển
Trong giai đoạn đầu Holocen sớm, khi mực nƣớc biển dâng lên làm cho vùng đất thấp
trong lục địa bị ngập nƣớc thƣờng xuyên hoặc định kỳ. Các loài thực vật ƣa muối phát triển
nhanh chóng và những vùng này trở thành các vùng đầm lầy ven biển với một hệ động thực vật
đặc trƣng cho vùng nƣớc lợ - mặn. Các loài thực vật tiêu biểu nhƣ: Cyperus malaccensis,
Cyperus sp., Impoea maritime, Phragmite eriopoda,…(bảng3.1).
* Nhóm tướng biển nông – vũng vịnh
- Tƣớng sét bột xám xanh vũng vịnh: Khi mực nƣớc biển dâng đạt đến cực đại và dừng
lại một thời gian, đã hình thành một tầng trầm tích sét bột màu xám xanh khá đồng nhất
(bảng3.1)
* Nhóm tướng châu thổ
- Tƣớng bột sét chân châu thổ: Các trầm tích bột sét đƣợc lắng đọng từ vật liệu lơ lửng
nên thƣờng có cấu tạo phân lớp ngang, song song. Do tốc độ lắng đọng thấp nên ở phần dƣới
cùng của trầm tích tƣớng bột sét chân châu thổ thƣờng có nhiều di tích vi cổ sinh hơn phần trên
cùng (bảng3.1).
- Tƣớng cát bột tiền bar: Trầm tích cát bột tiền bar hình thành trong vùng cửa sông, phủ
lên trên các trầm tích của chân châu thổ. Trầm tích có độ phân bố trong không gian khá cao. Một
trong những nét đặc trƣng của trầm tích tiền bar là sự xen kẽ các lớp cát, bột và sét. Từ dƣới lên
trên, chiều dày các lớp cát, cát bột tăng dần, còn chiều dày các lớp sét và sét bột giảm dần. Trầm
tích có phân lớp xiên với kích thƣớc nhỏ. Lƣợng cát chiếm 65-80%, sét bột chiếm 20-35%. Cát
có thành phần đa khoáng, thạch anh chiếm trên 75%, mảnh đá chiếm từ 10 - 15%., mica và các
thành phần khác chiếm dƣới 10%. Trầm tích có độ chọn lọc trung bình. Giá trị Md dao động từ
0,05 đến 0,25mm. Các di tích động tực vật giảm từ dƣới lên trên. Phức hệ tảo mặn chiếm ƣu thế
gồm: Navicula gracialis, N.distans, Diploneis interupta, D.bombus,…. Phức hệ foraminifera
gồm: Quinqueloculina seminulum, Elphidium sp., Ammonia beccarii,… (bảng3.1).
- Tƣớng cát bột bar cát cửa phân lƣu: Khi nƣớc sông đổ vào biển với chế độ dòng chảy
nổi và đáy vùng cửa phân lƣu tƣơng đối nông thì các vật liệu thô sẽ đƣợc lắng đọng ngay tại
vùng cửa phân lƣu, tạo nên các bar cửa phân lƣu. Các bar cửa phân lƣu này làm cho dòng chảy
bị phân nhánh và các bar mới lại tiếp tục đƣợc thành tạo tại các vùng cửa phân lƣu mới. Cứ nhƣ
vậy châu thổ dần dần tiến ra biển. Các cửa phân lƣu cạnh nhau sẽ tạo nên một tập bar cát cửa
phân lƣu nối nhau liên tục, cấu thành bởi cát, bột. Trầm tích bar cát cửa phân lƣu có xu thế thô
dần từ dƣới lên. Phân lớp xiên với kích thƣớc nhỏ. Cát bột có thành phần đa khoáng với hàm
lƣợng thạch anh: 65-80%, mảnh đá: 15-20%, mica: 5 – 10%, felspat: 3-5%. Lƣợng bột trong
trầm tích bar cát cửa phân lƣu thay đổi từ 15-20 đến 25-30%. Kích thƣớc hạt trung bình (Md)
dao động từ 0,15 đến 0,35. Trầm tích có độ chọn lọc trung bình, So thay đổi từ 1,3 đến 2,5
(bảng3.1).
- Tƣớng cát bột lòng phân lƣu: Do bề mặt địa hình của đồng bằng châu thổ tƣơng đối
thấp và độ dốc địa hình nhỏ nên dòng sông chảy trong phạm vi đồng bằng châu thổ thƣờng bị
phân nhánh. Các nhánh sông gọi là phân lƣu và vùng giữa các phân lƣu gọi là vụng gian lƣu. Cấu
thành các lòng phân lƣu là các thành tạo cát, cát bột, bột cát màu xám, xám vàng nhạt. Cát chiếm
70 – 80%, bột sét chiếm 20 – 25%, lƣợng sạn sỏi chiếm 3 – 5%. Độ chọn lọc (So) trung bình,
dao động từ 1,7 đến 3,2. Giá trị độ hạt trung bình (Md) dao động từ 0,15 đến 0,45mm (bảng3.1).
Cát có độ mài tròn trung bình (Ro) từ 0,5 – 0,6. Trầm tích của tƣớng cát lòng phân lƣu có tính
mịn dần từ dƣới lên. Tính chất mịn dần từ dƣới lên là hệ quả của quá trình di chuyển ngang của
lòng phân lƣu và của hiện tƣợng bỏ lòng.
- Tƣớng bột sét vụng gian lƣu: Trong vụng gian lƣu có sự kết hợp giữa các quá trình
động lực vụng cùng với ảnh hƣởng của sông lục địa nên môi trƣờng trầm tích ở đây khá đa dạng
về thành phần thạch học và cấu trúc trầm tích. Các vụng này đặc trƣng bởi chế độ động lực dòng
chảy tƣơng đối yếu, năng lƣợng dòng chảy nhỏ. Do vậy vùng vụng gian lƣu thƣờng đặc trƣng
bởi một tập hợp trầm tích hạt mịn gồm sét, sét bột màu xám, xám nâu, xám xanh, bột sét pha cát
mịn. Lƣợng bột sét chiếm 85-90%, lƣợng cát mịn chiếm 10-15%. Độ hạt trung bình (Md) dao
động từ 0,02 đến 0,07mm. Độ chọn lọc (So) từ 1,6 đến 2,7 (bảng3.1). Trầm tích có cấu tạo phân
lớp ngang, mỏng, đôi nơi có dạng phân lớp hạt đậu. Tuy nhiên nhiều chỗ có cấu trúc trầm tích bị
xáo trộn do hoạt động của động thực vật.
- Tƣớng cát cồn cát chắn cửa sông: Tƣớng cát cồn cát chắn cửa sông có dạng lƣỡi liềm,
quả thận, hình cánh cung hoặc hình cánh cung có nhiều nhánh quay lƣng ra phía biển. Ngƣời
đồng bằng Nam Bộ gọi các cát cồn cát chắn cửa sông này là giồng cát. Trầm tích này có thành
phần cấp chủ yếu là cát (60-80%), còn lại là bột sét và vụn vỏ sò. Các giồng cát có độ cao thay
đổi từ 2 đến 7 m, rộng từ 100 đến 3000m phân bố có quy luật theo hệ thống hình vòng cung,
cách nhau từ 3 đến 10km, chạy song song với đƣờng bờ hiện đại (bảng3.1).
3.3.2. Quy luật phân bố tƣớng trầm tích Holocen khu vực cửa sông Tiền
Quy luật phân bố của các tƣớng trầm tích Holocen khu vực cửa sông Tiền gắn liền với
dao động mực nƣớc biển trong Holocen và hoạt động kiến tạo hiện đại trong khu vực. Về tổng
thể, cấu trúc trầm tích khu vực cửa sông Tiền bao gồm ba phần : dƣới cùng là các thành tạo của
biển ven bờ gồm trầm tích cát bãi triều, cát bùn bãi triều và bùn đầm lầy ven biển hình thành
trong giai đoạn biển tiến Holocen sớm. Phủ lên thành tạo biển ven bờ là thành tạo biển nông –
vũng vịnh gồm trầm tích sét bột xám xanh vũng vịnh đƣợc hình thành trong giai đoạn biển tiến
cực đại Holocen giữa. Tiếp đến là thành tạo châu thổ gồm trầm tích bột sét chân châu thổ, cát bột
lòng phân lƣu, bột sét lagoon cửa sông, bột sét đồng bằng châu thổ và cát cồn cát chắn cửa sông
hình thành trong giai đoạn Holocen giữa – muộn.
Sự phân bố các tƣớng trầm tích đƣợc thể hiện qua ba lỗ khoan BT1, BT2, BT3 (hình 3.1,
hình 3.2, hình 3.3).
Hình 3.1. Lỗ khoan BT1
Hình 3.2. Lỗ khoan BT2
Hình 3.3. Lỗ khoan BT3
Bảng 3.1. Tổng hợp các tham số trầm tích Holocen khu vực cửa sông Tiền
Tƣớng trầm tích
Md (mm)
So
pH
Kt
Miền hệ
thống
trầm
tích
Cát cồn cát chắn
cửa sông
0,25
<1,3
-
-
HST
Bột sét vụng gian
lƣu
0,05
1,6-2,7
7-7,5
1,2-1,4
Cát bột lòng phân
lƣu
0,15-0,45
1,7-3,2
7-7,3
-
Cát bột bar cát cửa
phân lƣu
0,2
1,3-2,5
7-7,4
1,5
Cát bột tiền bar
0,05-0,25
<1,3
7,2-7,5
-
Bột sét chân châu
thổ
0,05
1,7-2,0
7,5-8
1,5-2
Sét bột xám xanh
vũng vịnh
0,01
1,5-2,0
7,8
1,6-1,8
TST
Sét bột đầm lầy
ven biển
0,01
2,0-2,6
7,5
1,5-2
Bột cát bãi triều
0,1
2,3-2,8
7,5
1,3
Cát bãi triều
0,25 - 3
1,4-1,8
7 – 7,8
Chƣơng 4. ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRẦM TÍCH
HOLOCEN KHU VỰC CỬA SÔNG TIỀN
4.1. ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP
4.1.1. Khái niệm chung
Khái niệm “Địa tầng phân tập” (Sequence stratigraphy) gắn liền với lịch sử tìm kiếm
thăm dò dầu khí và nghiên cứu Địa chất biển. Từ các định nghĩa khác nhau có thể hiểu “Địa tầng
phân tập” theo định nghĩa đơn giản sau đây: Theo J.C. Van Wagoner, H.W. Posamentier, R.M.
Mitchum, P.R. Vail, I.F. Sarg, T.S. Lautit và J. Hardenbol: “ Địa tầng phân tập là mối quan hệ
giữa các đơn vị trầm tích có cùng nguồn gốc trong khung địa tầng đƣợc giới hạn với nhau bởi bề
măt bào mòn hoặc gián đoạn trầm tích hoặc chỉnh hợp tƣơng quan”.
4.2.2. Địa tầng phân tập và lịch sử phát triển trầm tích Holocen khu vực cửa sông Tiền
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử phát triển trầm tích đƣợc công bố trên thế
giới cũng nhƣ ở Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích tƣớng ở 3 lỗ khoan là LKBT1, LKBT2, LKBT3 cho thấy trầm tích
Holocen khu vực cửa sông Tiền phát triển trong 2 giai đoạn, tƣơng ứng với 2 hệ thống trầm tích
là hệ thống trầm tích biển tiến và hệ thống trầm tích biển cao.
* Hệ thống trầm tích biển tiến
Hệ thống trầm tích biển tiến diễn ra trong giai đoạn Holocen sớm – giữa (Q
2
1-2
) thuộc chu
kỳ biển tiến Flandrian. Thời kỳ trƣớc biển tiến cực đại (11.700-8.000 năm Bp), là thời kỳ tốc độ
ngập chìm của bồn trầm tích lớn hơn tốc độ lắng đọng trầm tích trong bồn, giai đoạn này tốc độ
dâng của mực nƣớc biển đã hạ thấp, đạt khoảng 2 – 3mm/năm. Khi biển tiến Flandrian bắt đầu,
đƣờng bờ đã có sự dịch chuyển về phía đất liền, phân tích trong 3 lỗ khoan BT1, BT2, BT3 ta
cũng thấy rõ sự phân dị trầm tích theo thời gian là từ thô lên đến mịn. Dƣới cùng là các tƣớng
trầm tích cát bãi triều bột cát bãi triều sét bột đầm lầy ven biển của nhóm tƣớng biển ven
bờ.
Trong khoảng 6.500 – 6.000 năm Bp tốc độ dâng của mực nƣớc biển chỉ còn vào khoảng
1 – 2mm/năm. Đến cuối Holocen sớm tốc độ dâng của mực nƣớc biển nhỏ hơn 1mm/năm và dần
tiệm cận tới 0. Mực nƣớc biển cao nhất đạt đƣợc trong biển tiến Flandrian vào khoảng 6.000 năm
Bp và dâng cao đến 4 – 5m so với mực nƣớc biển ngày nay. Do đó, thời kỳ này ở khu vực nghiên
cứu thống trị bởi môi trƣờng biển nông – vũng vịnh và đã hình thành lên tầng sét xám xanh vũng
vịnh.
Trong vùng nghiên cứu, hệ thống trầm tích biển tiến có các tƣớng sau:
- Nhóm tƣớng biển ven bờ
+ Tƣớng cát bãi triều
+ Tƣớng bột cát bãi triều
+ Tƣớng sét bột đầm lầy ven biển
- Nhóm tƣớng biển nông vũng vịnh: Tƣớng sét bột xám xanh vũng vịnh
Khi tốc độ dâng cao mực nƣớc biển giảm xuống và tiệm cận tới không, thoạt đầu đƣờng
bờ vẫn đứng yên rồi sau đó bắt đầu di chuyển về phía biển. Trong giai đoạn này đã để lại một
ranh giới đánh dấu quá trình biển tiến dừng lại gọi là bề mặt ngập lụt cực đại. Bề mặt ngập lụt
cực đại xuất hiện rong lỗ khoan BT1 ở độ sâu 17m; trong lỗ khoan BT2 ở độ sâu 29,2m; trong lỗ
khoan BT3 ở độ sâu 22m.
* Hệ thống trầm tích biển cao
Theo quan niệm của địa tầng phân tập, hệ thống trầm tích biển cao tƣơng đƣơng với tập
trầm tích biển thoái sau biển tiến cực đại Flandrian (khoảng 6000 năm Bp). Giai đoạn hạ thấp
mực nƣớc biển Holocen muộn này đóng vai trò quyết định kiến lập nên các đồng bằng rộng lớn
nhƣ đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng ven biển miền Trung.
Lúc này, tốc độ bồi tụ vùng cửa sông lớn hơn tốc độ sụt lún cộng với dâng cao mực nƣớc
biển, châu thổ bắt đầu hình thành và phát triển. Tại vùng nghiên cứu cũng thấy rõ đƣợc điều đó
thông qua 3 lỗ khoan BT1, BT2, BT3, một loạt tƣớng thuộc nhóm tƣớng châu thổ đã phát triển
trên tƣớng biển nông – vũng vịnh. Nằm trên tƣớng sét xám xanh vũng vịnh đặc trƣng cho nhóm
tƣớng biển nông là tƣớng bột sét chân châu thổ tiếp đến là các tƣớng: tƣớng bột sét lagoon cửa
sông, tƣớng cát bột lòng phân lƣu, tƣớng bột sét đồng bằng châu thổ và tƣớng cát cồn cát chắn
cửa sông.
Trong vùng nghiên cứu, hệ thống trầm tích biển cao có các tƣớng sau:
- Nhóm tƣớng chân châu thổ
+ Tƣớng bột sét chân châu thổ
- Nhóm tƣớng tiền châu thổ
+ Tƣớng cát bột tiền bar
+ Tƣớng cát bột bar cát cửa phân lƣu
- Nhóm tƣớng đồng bằng châu thổ
+ Tƣớng cát bột lòng phân lƣu
+ Tƣớng bột sét vụng gian lƣu
+ Tƣớng cát cồn cát chắn cửa sông
4.2. BIẾN ĐỘNG CỬA SÔNG VÀ ĐƢỜNG BỜ
Phân tích tƣớng theo địa tầng các lỗ khoan cho phép khái quát quy luật chuyển tƣớng
không chỉ theo không gian mà còn chỉ ra sự dịch chuyển đƣờng bờ và dịch chuyển lòng sông.
* Biến động cửa sông
Từ 11.700 năm đến nay cột địa tầng Holocen có sự sắp xếp giữa các tƣớng cát bột bar cát
cửa phân lƣu, tƣớng cát bột lòng phân lƣu và tƣớng bột sét vụng gian, chứng tỏ cửa sông trong
Holocen bị biến động liên tục. Tuy sự dao động qua lại của cửa sông có biểu hiện theo chu kì
song vị trí của lòng sông vẫn có xu thế dịch chuyển từ nam lên bắc (cách cửa sông hiện đại
khoảng 100 – 300m) và từ dƣới lên trên định hƣớng theo một đƣờng chéo.
* Biến động đƣờng bờ
Nghiên cứu biến động đƣờng bờ là nhiệm vụ của các nhà địa chất Đệ tứ phục vụ xác định
quy luật biến đổi cổ khí hậu, khí hậu cực đoan hiện đại và xây dựng các mô hình dự báo khí hậu
trong tƣơng lai.
Từ 11.700 – 8.000 năm Bp tuy tốc độ mực nƣớc biển dâng nhanh nhƣng do lúc này vật
liệu trầm tích từ các sông đƣa ra vẫn khá lớn nên đƣờng bờ dịch chuyển ra phía biển với tốc độ
nhỏ (1,8m/năm). Mặt khác từ 8.000 - 6000 năm Bp tốc độ dâng của mực nƣớc biển có giảm so
với trƣớc nhƣng thời gian này lƣợng trầm tích đƣa ra từ các con sông ít nên đƣờng bờ lại tiến về
phía đất liền với vận tốc lớn (75m/năm), trong thời kỳ này đƣờng bờ chuyển dịch nhanh vào phía
tây với tốc độ 600m -1500m/năm, khoảng 6000 năm Bp mực nƣớc biển đạt cực đại. Từ khoảng
6000 - 1500 năm Bp trầm tích châu thổ đƣợc bồi tụ nhanh đồng thời với đƣờng bờ liên tục dịch
chuyển ra phía biển với tốc độ 500 - 1000m/năm. Từ 1.500 năm Bp đến nay đƣờng bờ tiến ra
biển với tốc độ 30m – 50m/năm.
Tóm lại, Từ 11.700 – 6000 năm Bp đƣờng bờ dịch chuyển từ đất liền ra biển thể hiện qua
sự chuyển tƣớng từ nhóm tƣớng biển ven bờ sang nhóm tƣớng biển nông. Từ khoảng 6000 năm
Bp đến nay đƣờng bờ dịch chuyển ra phía biển thể hiện qua sự chuyển tƣớng từ nhóm tƣớng biển
nông lên nhóm tƣớng chân châu thổ tiếp đến là nhóm tƣớng tiền châu thổ và nhóm tƣớng đồng
bằng châu thổ.
KẾT LUẬN
1. Tiến hóa trầm tích Holocen khu vực cửa sông Tiền gắn liền với pha biển tiến Holocen
sớm - giữa và pha biển thoái Holocen muộn.
* Pha biển tiến Holocen sớm - giữa ( Q
2
1-2
) tạo nên hệ thống trầm tích biển tiến (TST)
đƣợc đặc trƣng bởi 2 nhóm tƣớng cộng sinh theo thời gian:
- Nhóm tƣớng biển nông ven bờ (biển đang tiến).
- Nhóm tƣớng sét biển nông (vũng vịnh) (biển tiến cực đại) kết thúc vào khoảng 6000
năm Bp.
* Pha biển thoái Holocen muộn (Q
2
3
) tạo nên hệ thống trầm tích biển cao (HST), đƣợc
đặc trƣng bởi nhóm tƣớng: cát - bột - sét châu thổ.
Nhƣ vậy, theo quan điểm tiến hóa trầm tích thì trầm tích Holocen tiến hóa theo chu kỳ:
độ hạt, môi trƣờng, tƣớng và thành phần thạch học.
2. Khu vực cửa sông Tiền dịch chuyển liên tục trong Holocen, song có xu thế dịch chyển
từ Tây nam lên Đông bắc. Sự biến động đó đƣợc thể hiện qua sự thay thế các tƣớng cát bột lòng
phân lƣu, cát cồn cát chắn cửa sông, tƣớng sét bột đồng bằng châu thổ theo chiều thẳng đứng.
3.Đƣờng bờ trong Holocen biến động rất nhanh:
Từ 11.800 năm Bp => 8.000 năm Bp: cơ bản đƣờng bờ giữ cân bằng tại khu vực nghiên
cứu (1,8m/năm).
Từ 8.000 năm BP => 6000 năm BP: đƣờng bờ tiến vào đất liền rất nhanh (75m/năm),
khoảng 6000 năm Bp mực nƣớc biển đạt cực đại.
Từ 6000 - 1500 năm Bp đƣờng bờ liên tục dịch chuyển ra phía biển với tốc độ 500 -
1000m/năm.
Từ 1.500 năm Bp đến nay đƣờng bờ tiến ra biển với tốc độ 30m – 50m/năm.
References
Tiếng việt
1. Lê Đức An và nnk: Bản đồ địa mạo Việt Nam tỉ lệ 1/500.000, Liên đoàn bản đồ
địa chất,1984.
2. Nguyễn Biểu (Chủ biên), 2001. Kết quả điều tra địa chất và khoáng sản biển nông
ven bờ 0-30 m nƣớc Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 (1991-2001). Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
3. Nguyễn Địch Dỹ (2010), KC09.06/06-10 “Nghiên cứu biến động cửa sông và
môi trƣờng trầm tích Holocen – hiện đại vùng ven biển châu thổ sông Cửu Long, phục vụ
phát triển bền vững kinh tế xã hội”.
4. Nguyễn Huy Dũng, Ngô Quang Toàn và nnk., 2004. Địa tầng trầm tích Đệ tứ
vùng đông bằng Nam Bộ. TT Địa tầng hệ Đệ tứ các châu thổ ở Việt Nam, tr. 133-148. Hội thảo
KH, Hà Nội.
5. Doãn Đình Lâm (2002), Lịch sử tiến hóa trầm tích Holocen châu thổ sông Hồng,
Luận án Tiến sĩ.
6. Nguyễn Văn Lập, Tạ Thị Kim Oanh (2004), Môi trƣờng trầm tích Pleistocen
muộn - Holocen vùng Cà Mau. Tạp chí Các Khoa Học về Trái Đất.
7. Trần Nghi (2010), Giáo trình trầm tích luận trong nghiên cứu Dầu khí, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Trần Nghi, Mai Thanh Tân và nnk, 2003. Về sự thay đổi mực nƣớc biển trong Đệ
tứ trên cơ sở nghiên cứu trầm tích ở vùng ven biển và biển nông ven bờ từ Nha Trang đến Bạc
Liêu. Tuyển tập công trình hội nghị khoa học: Địa kỹ thuật và Địa chất Biển, Đà Lạt (26-
29/7/2003).
9. Trần Nghi, Ngô Quang Toàn (1991), Đặc điểm các chu kỳ trầm tích và lịch sử
tiến hóa địa chất Đệ tứ đồng bằng Sông Hồng, Tạp chí địa chất (số 206-207)
10. Trần Nghi và nnk (2010), Báo cáo chuyên đề “Tiến hóa môi trƣờng trầm tích
Holocen vùng cửa sông ven biển từ cửa sông Tiền đến cửa sông Hậu”.
11. Trần Nghi, Mai Thanh Tân, Doãn Đình Lâm và n.n.k (2000), Tiến hóa trầm tích
và cổ địa lý giai đoạn Pliocen – Đệ tứ lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, tạp chí Địa chất.
12. Đinh Xuân Thành, Trần Nghi, Nguyễn Thanh Lan, Phạm Đức Quang (2002), Một
số đặc điểm tiến hóa trầm tích Holocen ở cửa sông Hồng trong mối quan hệ với hoạt động nội
sinh và ngoại sinh, Tạp Chí Khoa học ĐH Quốc gia Hà Nội T13(số 3).
13. Phạm Huy Tiến, Trịnh Ích (1985), Thạch học đá Trầm tích, NXB Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
14. Đinh Văn Thuận, Nguyễn Địch Dỹ, Đỗ Văn Tự, Mai Thanh Tân (1996), Vấn đề
dao động mực nƣớc đại dƣơng với các đợt biển tiến biển thoái trong kỷ Đệ tứ ở Việt Nam. Địa
chất tài nguyên, Công trình kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Địa chất
15. Nguyễn Trọng Yêm, Đào Thị Miên, Đỗ Văn Tự, Nguyễn Ngọc mên, Nguyễn
Ngọc, Doãn Đình Lâm, Đinh Văn Thuận, Đậu Hiển (1985), Cổ địa lý các đồng bằng ven biển
Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ, Lƣu trữ Viện Địa chất, Hà Nội.
16. Cổng thông tin điện tử các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh
17. Niên giám thống kê 2010 tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Sóc Trăng.
Tiếng anh
18. Catuneanu O. (2006), Principles of Sequence Stratigraphy, Elsevier’s Science &
Technology Rights.
19. Kre´zsek C., Filipescu S., Silye L., Matxenco L. Doust H. (2010), "Miocene
facies associations and sedimentary evolution of the Southern Transylvanian Basin (Romania):
Implications for hydrocarbon exploration", Marine and Petroleum Geology (27), tr. 191–214.
20. Tran Nghi, Dinh Xuan Thanh, Nguyen Dinh Thai (2010), "Evolution of holocene
depositional environments in the coastal area from the Tien river to the Hau river mouths", VNU
Journal of Science, Earth Sciences (26), tr. 185-201.
21. Paredes J.M., (2009), “Sedimentary evolution of Neogene continental deposits
(Ñirihuau Formation) along the Ñirihuau River, North Patagonian Andes of Argentina”, Journal
of South American Earth Sciences xxx (2009) xxx–xxx.
22. Reuter M., Piller W.E., Harzhauser. M., Berning B., Kroh A. (2009),
"Sedimentary evolution of a late Pleistocene wetland indicating extreme coastal uplift in
southern Tanzania" Quaternary Research xxx (xxx–xxx).
23. Toru Tamura, Yoshiki Saito, Mark D. Bateman, V. Lap Nguyen, T.K. Oanh Ta,
Dan Matsumoto “Luminescence dating of beach ridge for characterizing multi-decadal to
centennial deltaic shoreline changes during late Holocene,Mekong River delta”. Marine
Geology, volumes 326-328 (2012), tr.140-153