Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giải pháp đại sơn việt cho gạch siêu nhẹ tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 20 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI SƠN VIỆT


GIẢI PHÁP


“ĐẠI SƠN VIỆT”


Cho việc sử dụng phổ biến gạch siêu nhẹ tại Việt Nam





Hà Nội - 2013

1

GIẢI PHÁP



“ĐẠI SƠN VIỆT”



Cho việc sử dụng phổ biến gạch siêu nhẹ tại Việt Nam

Mục lục Trang


Lời nói đầu ……………………………………… Trang 2
I. MỤC ĐÍCH …………………………………………… Trang 3
II. VẬT LIỆU …………………………………………… Trang 4
III. THI CÔNG …………………………………………… Trang 6
IV. SO SÁNH …………………………………………… Trang 16
V. TỔNG KẾT …………………………………………… Trang 19










2

Lời nói đầu
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp với gần 90 triệu dân sống nhờ vào đất. Nhu
cầu bảo vệ và giữ đất ngày một cấp thiết. Nếu cứ sử dụng gạch nung, mỗi năm nước ta mất
3.000ha đất nông nghiệp, hàng triệu tấn than và thải ra môi trường hàng triệu m3 chất thải
độc hại.
Gạch bê tông khí chưng áp đã được sử dụng phổ biến trên thế giới hàng trăm năm nay,
nhiều nước quy định việc bắt buộc phải sử dụng loại gạch này. Ở Việt Nam, chính phủ, Bộ
Xây dựng cũng ban hành nhiều quy định về việc áp dụng gạch không nung trong các công
trình, tuy nhiên số các công trình sử dụng không nhiều. Các chủ đầu tư, nhân dân còn dè
dặt, chưa sử dụng. Cho đến nay, hầu như chưa có một giải pháp tổng thể nào thực sự hiệu
quả để người có nhu cầu yên tâm tuyệt đối vào sản phẩm này.
Công ty Cổ phần Thương mại Đại Sơn Việt đã nghiên cứu và phát triển thành công

một loạt các sản phẩm hỗ trợ, khắc phục được những khuyết điểm của gạch, giúp thi công
nhanh hơn, giá thành xây dựng giảm đáng kể và hơn hết giúp người sử dụng tiếp cận với
loại vật liệu xanh – sạch này.
Giải pháp “Đại Sơn Việt” là một giải pháp toàn diện và tổng hợp các loại vật liệu mới,
biện pháp thi công tốt nhất. Khi áp dụng giải pháp này, người sử dụng có thể yên tâm tuyệt
đối về chất lượng công trình của mình.
Chúng tôi gửi lời cảm ơn tới các Nhà máy sản xuất gạch siêu nhẹ và Doanh nghiệp
Minh Tuấn đã hết lòng giúp đỡ và ủng hộ chúng tôi hoàn thành giải pháp của mình.









3

I. MỤC ĐÍCH

1.1 Sản phẩm xanh
- Các sản phẩm được chế tạo công nghiệp từ các vật liệu: Xi măng, cát, vôi,…không
nung, không thải chất độc hại ra môi trường. Mỗi năm tiết kiệm được 3.000ha đất
nông nghiệp và hàng trăm nghìn tấn than.
- Nhờ đặc tính cách âm, cách nhiệt tốt nên giảm ô nhiễm tiếng ồn trong các công
xưởng, giảm được nguồn điện năng đáng kể trong các căn hộ.
- Vận chuyển vật liệu, thi công sạch sẽ ít gây ảnh hưởng tới môi trường.

1.2 Giảm chi phí xây dựng

- Sau khi xây dựng, ngôi nhà xây theo giải pháp mới giảm được 40% trọng lượng so
với truyền thông. Kết cấu nền móng giảm tương ứng, giảm chi phí gia cố móng, đặc
biệt khi xây nhà trên nền đất yếu.
- Tính trên 1 m2 tường hoàn thiện giữa giải pháp “Đại Sơn Việt” và giải pháp truyền
thống cũng giảm chi phí được 20%.
- Giảm 50% thời gian thi công. Nhà dân dụng sớm được ở hơn, giảm sự mệt mỏi khi
xây nhà. Các công trình công nghiệp sớm đưa vào sản xuất tạo lợi nhuận. Các dự án
nhà ở sử dụng sớm hơn, giảm chi phí lãi vay, nhanh thu hồi vốn từ khách hàng mua
nhà.

1.3 An toàn khi sử dụng
- Kết cấu nhẹ, kháng chấn nên khả năng chống động đất rất tốt.
- Giảm các thiết bị làm mát trong mùa hè, sưởi ấm trong mùa đông. Giảm tối đa thiệt
hại về người và của khi hỏa hoạn xảy ra.
- Hạn chế ô nhiễm tiếng ồn, cho bạn những phút giây yên tĩnh, thoải mái trong ngôi
nhà thân yêu của mình.



4

II. VẬT LIỆU
2.1 Gạch siêu nhẹ
- Gạch bê tông khí chưng áp, loại B3 – B4.
+ Gạch B3: Cường độ nén 3.5 – 5.0 Mpa, khối lượng khô 450 – 650 kg/m3
+ Gạch B4: Cường độ nén 5.0 – 7.5 Mpa, khối lượng khô 550 – 750 kg/m2
- Thành phần: Xi măng, cát nghiền, bột nhôm, vôi, phụ gia.
- Ứng dụng: Xây tường bao ngoài, vách ngăn.
- Ưu điểm: Nhẹ, cách âm tốt, cách nhiệt tốt,…
- Thường sử dụng loại kích thước 100x200x600 xây tường 10, 150x200x600 xây

tường 15 và 200x200x600 xây tường 20.
- Sản phẩm được đóng kiện trên palet.
2.2 Vữa xây nhẹ
- Vữa xây chuyên dụng cho gạch siêu nhẹ, loại mác 50# và mác 75#.
- Thành phần: Xi măng, cát tinh lọc, phụ gia polyme và nhiều phụ gia đặc biệt khác.
- Nên sử dụng mác vữa cao hơn mác gạch. Gạch B3 dùng vữa xây mác 50# và gạch
B4 dùng vữa xây mác 75#.
- Ứng dụng: Xây tường gạch mạch mỏng 3-5mm.
- Ưu điểm: Độ giữ nước cao, không co ngót rạn nứt, dễ thi công.
- Sử dụng ít vật tư, ít hao phí vật liệu.
- Sản phẩm được đóng bao chống ẩm nhiều lớp, thường sử dụng trong 12 tháng.
2.3 Bả thay trát
- Bả cường độ cao thay thế lớp trát.
+ Bả lót: là một loại vữa đặc biệt, cường độ rất cao được chế tạo dùng để bả
• Thành phần: Xi măng, cát lọc mịn, phụ gia polyme và nhiều phụ gia
khác.
• Đặc tính kỹ thuật: Cường độ nén khoảng 20 Mpa, giữ nước tốt, tính
dẻo cực cao, cường độ bám dính khoảng 0.9 N/mm2, độ sít đặc cao,
phát triển cường độ nhanh với lượng nước ít.
• Ứng dụng: Bả trực tiếp lên tường xây, chiều dày lớp bả 3-5mm.
5

• Ưu điểm: Dễ thi công, tăng cường độ cho tường, không co ngót rạn
nứt, tăng khả năng chống thấm cho tường gạch. Đặc biệt có thể bả
ngay sau khi xây 1 ngày nên giảm thời gian trát và chờ khô tường.
+ Bả hoàn thiện: Lớp bả bên ngoài lớp lót, cường độ cao, tạo độ phẳng mịn.
• Thành phần: Xi măng, bột đá hoặc bột Silic và nhiều phụ gia khác.
• Đặc tính kỹ thuật: Độ mịn cao, độ cứng tốt, cường độ bám dính
khoảng 0.3 N/mm2.
• Ứng dụng: Bả bên ngoài lớp bả lót.

• Ưu điểm: Dễ thi công, tạo bề mặt phẳng mịn. Có thể bả lớp này sau
lớp lót 1 ngày.
Lưu ý
: Đối với tường gạch siêu nhẹ, không nên bỏ lớp bả lót chỉ bả 1 lớp hoàn thiện để
tránh hiện tượng rạn nứt và thấm, tường lại yếu do không được gia cố . Có thể sơn trực
tiếp lên lớp bả lót nếu không yêu cầu quá cao bề mặt.
2.4 Chống thấm
- Chống thấm bên ngoài tường xây. Thông thường chất chống thấm được phủ lên lớp
bả hoàn thiện bên ngoài trước khi sơn. Sau khi lăn, chất chống thấm sẽ đi vào trong
lớp bột bả và tạo thành một khối không cho nước xâm nhập vào tường xây.
- Có thể bỏ lớp sơn lót vì trong thành phần chống thấm đã chống kiềm hóa và phụ gia
chống rêu mốc.
- Ưu điểm: Khả năng chống thấm tốt, thi công đơn giản với giá thành hợp lý.
- Thông thường chống thấm ở mặt ngoài tường bao và mặt trong các khu nhà vệ sinh,
các khu vực có độ ẩm cao.
2.5 Phụ gia vữa tự chảy
- Trộn cùng với bê tông làm tăng tính linh động của bê tông, dễ dàng điền đầy vào
những vị trí trống, tăng cường độ bê tông và tăng độ bám dính của bê tông với
tường gạch.
- Sử dụng phụ gia này để đổ cột phụ, dầm phụ và cổ trần.
- Ưu điểm: Thi công dễ dàng vì bê tông rất linh động có thể tự điền đầy lấp các
khoảng trống. Độ bám dính cao nên giảm triệt để hiện tượng tách lớp giữa bê tông
và tường gạch, xử lý hoàn toàn thấm cổ trần.
6

III. THI CÔNG
3.1 Xây tường
a) Chuẩn bị

• Vệ sinh mặt bằng sạch sẽ, phun nước làm ẩm chân tường


Quét sạch những lớp bụi trên bề mặt gạch


Chuẩn bị vữa xây chuyên dụng, nước sạch và các dụng cụ thi công:

+ Dụng cụ bay xây chuyên dụng răng cưa
+ Cưa
+ Livo
+ Ke góc vuông
+ Bàn chà nhám, búa cao su
+ Thùng chứa, cánh khuấy, máy khoan cầm tay…
b) Trộn vữa
Trộn theo tỉ lệ bột/nước ghi trên bao bì.


Bước 1: Cho nước vào thùng sau
đó cho bột vữa xây từ từ vào
Bước 2: Khuấy đều bột vữa bằng tay hoặc sử
dụng cánh khuấy được gắn vào máy khoan tay
(có thể sử dụng máy trộn có dung tích lớn hơn).



Định mức sử dụng: Chiều dày mạch vữa 4-5mm
BỀ DÀY TƯỜNG kg/m
2
m
2
/bao

10 cm 5 8
15 cm 7.5 5.3
20 cm 10 4




7

c) Thi công xây

Bước 1:
Dùng thước thủy (livo) dây dù căn chỉnh đường biên ngoài bề mặt bức tường

Trát lớp vữa xây dày 1-2 cm tại chân tường tạo mặt phẳng, bề rộng lớp vữa lớn
hơn chiều dày gạch mỗi bên 5 cm. Kiểm tra mặt phẳng.

Bước 2:
Dùng bay răng cưa rải vữa xây theo chiều
dài mặt liên kết của gạch.
Đặt viên gạch đầu tiên tại vị trí góc tường
trùng đường biên đã căn chỉnh, đặt viên
gạch tiếp theo theo chiều vuông góc với
viên gạch đầu tiên.


Dùng búa cao su gõ cân chỉnh gạch đúng vị trí,
cao độ. Dùng thước thủy (livo) kiểm tra độ cân
Hoàn tất xây hàng gạch dưới cùng, thao
tác lặp lại tương tự như viên đầu tiên.

8

bằng và thẳng đứng của gạch.


Bước 3:
Rải vữa xây lên viên gạch của hàng thứ 2
theo chiều dài và mặt tiếp xúc liên kết của
gạch (hoặc rải trực tiếp lớp vữa xây lên bề
mặt tiếp xúc của hàng gạch thứ 1).
Đặt viên gạch tiếp theo của hàng thứ 2
theo chiều từ trên xuống và từ ngoài vào
trong. Thao tác thực hiện như viên đầu
tiên.


Dùng tay nhấn và búa cao su cân chỉnh
viên gạch theo phương ngang rồi đến
phương đứng.
Tiếp tục tương tự đến khi hoàn thành bức
tường.
9


Bước 4:
Dùng bay thường để xử lý phần vữa trào
ra hai bên gạch.
Trát vữa xây vào những vị trí khuyết của
mạch vữa hay chỗ gạch bị vỡ.


Sử dụng bàn chà nhám hoặc giấy nhám có độ nhám cao để làm nhẵn bề mặt gạch tại
các vị trí chênh lệch do sai số gạch.
10



Bước 5: Thi công hệ thống ống âm tường
Dùng thước đo cân chỉnh, kẻ mực vị trí
cần đi ống âm.
Sử dụng máy cắt tay để xẻ rãnh. Chiều
sâu cắt không quá 2/3 chiều dày tường


Dùng dụng cụ nạo rãnh để khoét rãnh,
làm sạch rãnh
Lắp đặt hệ thống ống âm tường
11




Cứ 3 hàng gạch phải có 1 râu thép D6 hoặc D8 gắn gạch vào tường để tăng liên kết
giữa tường và cột.


3.2 Bả tường:

Sau khi xây xong, từ 1-2 ngày sau có thể bả luôn.

Bước 1: Chuẩn bị

- Dùng bàn chà nhám chà phẳng tường, hạn chế những chỗ lồi lõm quá nhiều
- Vệ sinh sạch sẽ tường, quét sạch bụi bám dính trên mặt gạch, xử lý dầu mỡ (nếu có)
- Dùng thùng trộn bột bả hoặc máy trộn có dung tích lớn để trộn bột
- Trộn bột bả đóng sẵn trong bao với nước theo đúng tỉ lệ ghi trên bao bì.
Bước 2: Bả
- Sử dụng bàn bả thông thường để bả bột lên tường
- Khi sử dụng bả thay trát thường bả nhiều lớp, mỗi lớp cách nhau khoảng 2-3h để
tránh hiện tượng lột lớp trước khi bả lớp sau
- Chiều dày bả từ 3- 6mm, mỗi lớp bả từ 1-3mm
- Lớp bả lót dày khoảng 3-5mm, nên bả 2 lần. Lớp này có tác dụng làm tăng cường
độ tường và tạo phẳng, tăng khả năng chống thấm cho gạch
- Lớp hoàn thiện bên ngoài dày khoảng 1-1.5mm. Lớp này có tác dụng tạo nhẵn
bóng cho bề mặt tường
12

- Nếu không sử dụng lớp bả hoàn thiện mà sơn thẳng sau khi bả lót, trong khoảng
thời gian 6h sau khi bả lót phải đánh ráp mịn hoặc xoa mút để tránh hiện tượng
để lâu bề mặt cứng quá khó xử lý phẳng.
- Nếu sử dụng cả 2 loại bả thì trong khoảng thời gian 2 ngày sau khi bả hoàn thiện
phải xoa mút hoặc ráp mịn để tạo độ nhẵn bóng cho tường.

3.3 Các lưu ý đặc biệt trong quá trình xây, bả:

• Xây gạch theo nguyên tắc: không trùng mạch giữa 2 hàng liên tiếp.
• Khoảng cách mạch vữa giữa 2 hàng gạch không nhỏ hơn 25% chiều dài viên
gạch.
• Chiều dày mạch vữa liên kết thích hợp từ 3 mm - 5 mm.
• Vữa trộn nên sử dụng trong vòng 2h. Nếu dùng không hết phải đổ nước xấp mặt
vữa, đến khi sử dụng lại phải khuấy kỹ lại mới được dùng.
• Phải có râu thép để liên kết giữa tường gạch vào cột hoặc bức tường khác với

chiều cao tối thiểu 600 mm hoặc 3 hàng gạch.
• Tại vị trí cổ trần, dầm và cột phụ tốt nhất nên dùng vữa tự chảy không co theo
hướng dẫn của đơn vị cung cấp. Nếu không, cổ trần có thể dùng gạch vỡ và vữa
xây nhét đầy và trát vữa xây – trát chuyên dụng cho phẳng với bề mặt của tường
gạch. Dầm và cột phụ cũng tạo liên kết với gạch thông qua râu thép và đổ bê tông
như bình tường.
• Sử dụng các biện pháp che chắn tường trong quá trình xây, bả khi trời mưa.
• Với tải trọng kéo nhổ tắc kê 0,78KN tương đương 78Kg, đủ khả năng chịu lực
cho việc việc lắp đặt, treo các thiết bị như máy lạnh, tủ bếp, kệ sách, tivi, …lên
tường.
• Khi nhiệt độ môi trường quá cao, sau khi bả lót 6h phải phun nước bảo dưỡng (
không phun nước sau khi bả hoàn thiện xong).
• Tại các khu vực ẩm ướt như sàn vệ sinh, bếp, ban công, nên sử dụng các biện
pháp chống thấm tường, chân tường.
• Lớp bả thay trát phải chọn loại không co ngót, cường độ cao để tránh hiện tượng
rạn nứt và bong tróc vì vậy không cần phải dùng lưới thủy tinh hoặc lưới thép
trong các vị trí tiếp giáp.









13

BỘ DỤNG CỤ THI CÔNG CHUYÊN DỤNG


01. Mũi khuấy:
Được sử dụng trong việc trộn vữa (dùng máy
khoan tốc độ chẩm để khuấy vữa và xô nhựa)

02. Búa cao su:
Dùng để điều chỉnh, tạo lực nén cho gạch.



03. Búa đóng đinh:

04. Bay răng cưa:





05. Thước căng góc:
Dùng để đo góc khi cắt

06. Cưa tay:
(Hoặc cưa dĩa máy): dùng để cắt gạch
14






07. Bàn chà nhám:

Dùng để bào bề mặt gồ ghề, làm bằng phẳng
mặt cắt gạch

08. Bay tam giác:
Trám những chỗ mạch vữa bị khuyết, chỉnh
sửa mạch vữa




09. Máy cắt

10. Bay thông dụng





15

3.4 Chống thấm
Bước 1: Chuẩn bị
- Chuẩn bị phụ gia chống thấm, thùng sạch, nước sạch, chổi lăn sơn.
- Tường sau khi bả sạch sẽ, không bám dầu mỡ.
Bước 2: Lăn chống thấm
- Hòa phụ gia chống thấm với nước theo tỉ lệ ghi trên bao bì.
- Lăn hỗn hợp dung dịch vừa pha lên tường. Lăn đều tay và chỉ cần lăn 1 lần là đủ.
- Sau khi lăn chống thấm có thể tiến hành sơn phủ trực tiếp, không cần sơn lót.

3.5 Thi công cột phụ, dầm phụ, cổ trần

- Trộn phụ gia vữa tự chảy vào nước theo tỉ lệ của đơn vị sản xuất. Trộn dung dịch vừa pha
vào xi măng + cát + đá (theo cấp phối định trước) rồi đảo kỹ (có thể đổ bằng máy trộn hành
tinh thông thường).
- Ghép cốt pha các vị trí cần đổ.
- Đổ bê tông đã trộn vào các vị trí đó, dùng búa gõ hoặc đầm để tạo độ sít đặc.















16

IV. SO SÁNH
4.1 So sánh gạch đất nung và gạch siêu nhẹ AAC
STT

THÔNG SỐ GẠCH ĐẤT NUNG GẠCH SIÊU NHẸ NHẬN XÉT
1 Nguyên liệu sản Đất nông nghiệp
Xi măng, cát vàng, vôi bột,
thạch cao, bột nhôm

Gạch AAC tốt cho môi trường,
tiết kiệm nguồn tài nguyên đất.
2 Tỉ trọng (kg/m3) 1300-1700 450-850
AAC nhẹ hơn, giảm kết cấu
móng và kết cấu khung
3 1m3 660 viên
41,6 viên (600x200x200mm)

55,6 viên (600x200x150mm)

83,3 viên (600x200x100mm)
Đa dạng về kích thước
4 Số lượng (viên)
16 viên
12 viên
8 viên
1 viên (600x200x200mm)
1 viên (600x200x150mm)
1 viên (600x200x100mm)
Số lượng viên gạch nung = 1
viên gạch nhẹ AAC cho cùng 1
thể tích xây
5 Dẫn nhiệt (w/2mk) 0.814 0.11 - 0.18
Cách nhiệt tốt hơn, tiết kiệm
điện giảm chi phí điện cho máy
lạnh đến 40%
6 Cách âm (db) + 28 + 43
Cách âm tốt hơn, giảm ồn do
các thiết bị bên ngoài gây nên
7 Chống cháy 1-2 giờ 4 giờ

Thời gian chống cháy khi hỏa
hoạn xảy ra là rất quan trọng
8
Độ chính xác dung
sai (mm)
-3 đến -7 ±1.5 đến ±3.0
Gạch được cắt bằng máy có độ
chính xác cao và đồng đều
9
Thi công điện,
nước, đóng đinh
trực tiếp lên tường
Khó khăn Dễ dàng
Thao tác nhanh dễ dàng, giảm
thời gian thi công
10
Tốc độ xây trong
một ngày(m2/ngày)
8 - 12 25
Đẩy nhanh tiến độ thi công, tiết
kiệm chi phí nhân công
11 Bề dày vữa xây 1.0 - 2.0 cm 0.3 - 0.5 cm
Lớp vữa xây mỏng hơn, hao phí
ít hơn
12 Bề dày Vữa trát 1.0 - 3.0 cm 0.3 -0.5 cm
Lớp bả trát mỏng tiết kiệm vật
tư, nhân công, thời gian thicông
13 Năng suất lao động
Thấp: 8 - 14 người/ 1
triệu viên/ năm

Cao: 2 - 4 người/
1 triệu viên/ năm
Năng suất cao hơn







17

4.2 So sánh giá tường hoàn thiện
Áp dụng trên 1m
2
tường (2 mặt), trát truyền thống dày 1,5cm bằng vữa mác 50#, bả trắng
thông thường dày 1.2mm. Bả Skimcoat Lipomax lót dày 4mm và hoàn thiện dày 1.2mm.

Tường bao ngoài, tường nhà vệ sinh (phủ lớp chống thấm):

Phương pháp “Đại Sơn Việt” Phương pháp truyền thống
Hạng mục Đơn giá (VND) Hạng mục Đơn giá (VND)

Gạch AAC B3 95.000

Gạch đỏ 66.000

Vữa chuyên dụng 8.700

Vữa mác 50 10.500


Skimcoat lót 39.200

Nhân công xây 45.000

Skimcoat trắng 12.960

Vữa trát 15.500

Vật tư chống thấm 6.000

Vật tư chống thấm 25.000

Nhân công xây 45.000

Nhân công trát 120.000

Nhân công bả 50.000

Vật tư Bả matit 24.000

Xử lý tường + vật tư phụ

16.000

Nhân công bả 20.000

Nhân công chống thấm 4.000

Nhân công chống thấm 5.000


Tổng cộng: 276.860


Tổng cộng: 331.000


Tường ngăn:

Phương pháp “Đại Sơn Việt” Phương pháp truyền thống
Hạng mục Đơn giá (VND) Hạng mục Đơn giá (VND)

Gạch AAC B3 95.000

Gạch đỏ 66.000

Vữa chuyên dụng 8.700

Vữa mác 50 10.500

Skimcoat lót 39.200

Nhân công xây 45.000

Skimcoat trắng 12.960

Vữa trát 15.500

Nhân công xây 45.000


Nhân công trát 120.000

Nhân công bả 50.000

Vật tư Bả matit 24.000

Xử lý tường + vật tư phụ

16.000

Nhân công bả 20.000

Tổng cộng: 266.860


Tổng cộng: 301.000






18

4.3 Trọng lượng
Bảng so sánh về trọng lượng:
Phương pháp “Đại Sơn Việt” Phương pháp truyền thống
Hạng mục
Trọng lượng
(kg)

Hạng mục
Trọng lượng
(kg)
Gạch AAC B3 75

Gạch đỏ 140

Vữa chuyên dụng 5

Vữa xây mác 50 30

Skimcoat lót 6

Vữa trát mác 50 37

Skimcoat trắng 1.5

Bột bả trắng 1.5

Tổng cộng: 87.5


Tổng cộng: 208.5


4.4 Diện tích sử dụng
Bảng so sánh về chiều dày
Phương pháp “Đại Sơn Việt” Phương pháp truyền thống
Hạng mục Chiều dày (mm) Hạng mục Chiều dày (mm)
Bả lót 4.0


Vữa trát 15

Bả hoàn thiện 1.2

Bột bả 1.2

Tổng cộng: 5.2


Tổng cộng: 16.2

Như vậy mỗi mặt của bức tường sẽ rộng hơn được 11mm. VD 1 căn phòng 4x5m
(20m2) sẽ rộng hơn được 0.1m2.

Ngoài ra, với khả năng cách nhiệt tốt, mùa hè ở trong phòng rất mát, mùa đông rất ấm, số
tiền điện hàng tháng mỗi gia đình phải thanh toán cũng giảm đi đáng kể.












19


V. TỔNG KẾT
Sau ngày 15 tháng 01 năm 2013 Chính phủ quy định các công trình sử dụng vốn nhà
nước đều sử dụng 100% gạch không nung và bắt buộc 30% với các công trình có chiều cao từ
9 tầng trở lên. Trong tương lai, những công trình xây dựng tại Việt Nam chắc chắn sẽ sử dụng
vật liệu xanh – sạch với chi phí thấp hơn so với phương pháp truyền thống. Chúng tôi hi vọng
Giải pháp “Đại Sơn Việt” cho việc sử dụng phổ biến gạch siêu nhẹ tại Việt Nam sẽ góp phần
tạo nên những công trình bền chắc, chi phí thấp và thân thiện với môi trường.
Giải pháp “Đại Sơn Việt” là giải pháp tổng thể giải quyết hầu hết các nhược điểm, giúp
gia tăng ưu điểm của gạch siêu nhẹ.
- Chi phí trên 1m2 tường thấp hơn gạch đỏ.
- Tường bền chắc, không rạn nứt, không thấm nước.
- Thi công nhanh, dễ dàng, không phụ thuộc tay nghề thợ.
Giải pháp “Đại Sơn Việt” sử dụng hoàn toàn sản phẩm do người Việt sản xuất theo tiêu
chuẩn quốc tế. Từ đây, một chương mới về vật liệu xây dựng được mở ra với hàng loạt các
ứng dụng tiện ích khác. Chúng tôi rất mong muốn các nhà khoa học Việt Nam, các kiến trúc
sư, kỹ sư xây dựng cùng đóng góp công sức để tiếp tục hoàn thiện giải pháp này.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và sử dụng giải pháp của chúng tôi. Mọi ý kiến đóng góp
xin gửi về địa chỉ:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI SƠN VIỆT
VPGD: Số 5, đường Trung Yên 14, KĐT Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04 6674 1429 Fax: 04 3311 90027
Email:

Website:


×