Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài tập có đáp án chi tiết về di truyền và biến dị cấp tế bào luyện thi THPT quốc gia phần 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.84 KB, 9 trang )

8 - Đột biến cấu trúc Nhiễm sắc thể
Câu 1. Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống?
A. Mất đoạn
B. Lặp đoạn
C. Chuyển đoạn nhỏ
D. Đảo đoạn
Câu 2. Trong một quần thể thực vật, trên nhiễm sắc thể số II các gen phân bố theo trình tự là
ABCDEFGH, do đột biến đảo đoạn NST, người ta phát hiện thấy các gen phân bố theo các trình
tự khác nhau là
1. ABCDEFGH.
2. AGCEFBDH
3. ABCGFEDH
4. AGCBFEDH
Mối liên hệ trong quá trình phát sinh các dạng đột biến đảo đoạn ở trên:
A. 1 → 3 → 4 → 2
B. 1 → 4 → 3 → 2
C. 1 ← 3 ← 4 → 2
D. 1 → 2 → 3 → 4
Câu 3. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm có các dạng cơ bản là
A. thay đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
B. chuyển đoạn, lặp đoạn, thêm đoạn và chuyển đoạn.
C. lặp đoạn, mất đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
D. thêm đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
Câu 4. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có ý nghĩa trong cơng nghiệp sản xuất bia là
A. đột biến mất đoạn.
B. đột biến đảo đoạn.
C. đột biến lặp đoạn.
D. đột biến chuyển đoạn.
Câu 5. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi vị trí của các gen giữa 2 nhiễm
sắc thể là
A. đột biến mất đoạn.


B. đột biến đảo đoạn.
C. đột biến lặp đoạn.
D. đột biến chuyển đoạn.
Câu 6. Nguyên nhân gây nên đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do
A. rối loạn trong q trình tự nhân đơi của ADN hoặc phân tử ADN bị đứt gãy.
B. do sự tổ hợp lại của các nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
C. nhiễm sắc thể đứt gãy hoặc rối loạn trong tự nhân đôi, trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.
D. rối loạn trong quá trình phân li của nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 7. Dạng đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể thường gây nên hậu quả là
A. thường làm thay đổi cường độ biểu hiện của tính trạng.
B. thường làm giảm khả năng sinh sản.
C. thường gây chết đối với thể đột biến.
D. thường không ảnh hưởng đến sức sống.
Câu 8. Đột biến nhiễm sắc thể có các dạng cơ bản là
A. đột biến cấu trúc, đột biến lệch bội và đột biến đa bội nhiễm sắc thể
B. đột biến cấu trúc, đột biến số lượng và đột biến hình thái nhiễm sắc thể.
C. đột biến hình thái, đột biến số lượng và đột biến lệch bội nhiễm sắc thể.
D. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Câu 9. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi về
A. mặt hình thái, số lượng và cấu trúc của nhiễm sắc thể, làm hỏng các gen có trên nhiễm sắc
thể.


B. cấu trúc nhiễm sắc thể dẫn đến sự sắp xếp lại các gen và làm thay đổi hình dạng của nhiễm
sắc thể.
C. mặt số lượng nhiễm sắc thể, làm thay đổi thành phần và số lượng các gen trên nhiễm sắc thể.
D. cấu trúc nhiễm sắc thể nhưng không làm thay đổi thành phần và trật tự sắp xếp các gen trên
nhiễm sắc thể.
Câu 10. Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen là ABCDE*FGH( dấu* biểu hiện cho
tâm động). Đột biến tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCF*EDGH thuộc loại

A. đảo đoạn ngoài tâm động.
B. đảo đoạn mang tâm động
C. chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.
D. lặp đoạn.
Câu 11. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào dưới đây có thể dẫn đến làm thay đổi gen giữa
các nhóm gen liên kết:
A. mất đoạn.
B. lặp đoạn.
C. đảo đoạn. D. chuyển đoạn giữa 2 nhiễm sắc
thể.
Câu 12. Một đột biến xảy ra trên nhiễm sắc thể làm tâm động chuyển sang vị trí khác thường
nhưng kích thước nhiễm sắc thể khơng thay đổi. Đột biến thuộc loại
A. Đảo đoạn không mang tâm động.
B. Lặp đoạn.
C. Đảo đoạn mang tâm động
D. mất đoạn.
Câu 13. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể để loại xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể

A. đột biến mất đoạn.
B. đột biến đảo đoạn.
C. đột biến lặp đoạn.
D. đột biến chuyển đoạn.
Câu 14. Dạng đột biến được dùng để loại bỏ các gen xấu ra khỏi quần thể là
A. Đột biến mất đoạn NST.
B. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêotit
khác.
C. Đột biến thể đa bội lẻ.
D. Đột biến thể đa bội chẵn.
Câu 15. Dạng đột biến làm cho NST có dạng tâm cân thành dạng có tâm động nằm ở đầu mút
NST, nhưng kích thước của NST khơng thay đổi so với bình thường. Đây là kết quả của dạng

đột biến
A. Mất đoạn NST.
B. Đảo đoạn hoặc chuyển đoạn trên một NST.
C. Lặp đoạn NST có mang tâm động.
D. Chuyển đoạn không tương hỗ.
Câu 16. Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép
tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?
A. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể
B. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc
thể.
Câu 17. Một NST bị đột biến, có kích thước ngắn hơn bình thường. Kiểu đột biến gây nên NST
bất thường này chỉ có thể là
A. Mất đoạn NST hoặc đảo đoạn NST.
B. Chuyển đoạn trên cùng NST hoặc mất đoạn NST
C. Đảo đoạn NST hoặc chuyển đoạn NST.
D. Mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST


Câu 18. Đột biến nào sau đây có vai trị tham gia vào cơ chế cách ly giữa các nòi trong lồi, góp
phần hình thành nên lồi mới?
A. Đột biến mất đoạn NST.
B. Đột biến chuyển đoạn NST.
C. Đột biến lặp đoạn NST.
D. Đảo đoạn NST.
Câu 19. Loại đột biến không làm thay đổi hàm lượng vật chất di truyền trên NST là:
A. Mất đoạn
B. Chuyển đoạn không tương hỗ.
C. Lặp đoạn

D. Đảo đoạn
Câu 20. Ở ruồi giấm, đột biến lặp đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính X có thể làm biến đổi kiểu
hình từ
A. mắt lồi thành mắt dẹt.
B. mắt trắng thành mắt đỏ.
C. mắt dẹt thành mắt lồi
D. mắt đỏ thành mắt trắng.
Câu 21. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ thể

A. mất một đoạn lớn NST.
B. lặp đoạn NST.
C. đảo đoạn NST.
D. chuyển đoạn nhỏ NST.
Câu 22. Một nhiễm sắc thể bị đột biến có kích thước ngắn hơn so với nhiễm sắc thể bình
thường. Dạng đột biến tạo nên nhiễm sắc thể bất thường này có thể là dạng nào trong số các
dạng đột biến sau?
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
Câu 23. Mô tả nào sau đây đúng với cơ chế gây đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
A. Hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau trao đổi cho nhau những đoạn không tương
đồng.
B. Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại vào vị trí cũ.
C. Một đoạn của nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi gắn vào nhiễm sắc thể của cặp tương đồng
khác.
D. Các đoạn không tương đồng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng đứt ra và trao đổi đoạn cho
nhau.
Câu 24. Khi nghiên cứu một dịng đột biến của một lồi cơn trùng được tạo ra từ phịng thí
nghiệm, người ta thấy trên nhiễm sắc thể số 2 có số lượng gen tăng lên so với dạng bình thường.

Dạng đột biến nào sau đây có thể là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trên?
A. Mất đoạn
B. Đảo đoạn.
C. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể
D. Lặp đoạn.
Câu 25. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là
A. chuyển đoạn lớn và đảo đoạn
B. mất đoạn lớn.
C. lặp đoạn và mất đoạn lớn.
D. đảo đoạn.
Câu 26. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm tăng hàm lượng ADN trong nhiễm sắc
thể là
A. lặp đoạn và mất đoạn.
B. đảo đoạn và lặp đoạn.
C. chuyển đoạn và mất đoạn.
D. chuyển đoạn và lặp đoạn.
Câu 27. Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?


(1): ABCD*EFGH → ABGFE*DCH.
(2): ABCD*EFGH → AD*EFGBCH
A. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
B. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.
C. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
D. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.
Câu 28. Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG*HKM đã bị
đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG*HKM. Dạng đột biến này
A. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
B. thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
C. thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của lồi.

D. thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
Câu 29. Dạng đột biến nào sau đây không phải là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. thay thế một cặp nucleotit.
B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
D. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 30. Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai NST thuộc hai cặp tương
đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và khơng xảy ra trao đổi chéo.
Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang NST đột biến trong tổng số giao tử là
A. 1/2.
B. 1/4.
C. 1/8.
D. 1/16.
Câu 31. Điều nào dưới đây khơng đúng khi giải thích về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Làm sắp xếp lại các nhóm gen trên các nhiễm sắc thể.
B. Làm biến đổi hình dạng và cấu trúc của nhiễm sắc thể.
C. Làm biến đổi số lượng ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể.
D. Làm sắp xếp lại các nhóm gen giữa các nhiễm sắc thể.
Câu 32. Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc
thể là
A. mất đoạn và lặp đoạn.
B. lặp đoạn và đảo đoạn.
C. lặp đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ.
D. lặp đoạn và chuyển đoạn trên một nhiễm
sắc thể.
Câu 33. Đột biến lặp đoạn được phát sinh do
A. đứt gãy nhiễm sắc thể.
B. tiếp hợp, trao đổi chéo không cân giữa các crômatit của cặp NST tương đồng.
C. rối loạn nhân đôi của phân tử ADN.
D. rối loạn phân li nhễm sắc thể trong phân bào.

Câu 34. Đột biến làm cho một đoạn của NST hoặc cả NST này sáp nhập vào NST khác gọi là
đột biến
A. lặp đoạn.
B. đảo đoạn.
C. chuyển đoạn không tương hỗ.
D. chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 35. Dạng đột biến nào sau đây gây ra sự sắp xếp lại các gen, góp phần tạo ra sự đa dạng
giữa các thứ, các nịi trong cùng một lồi?
A. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể


ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: A
Dạng đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể thường gây chết hoặc giảm sức sống.
Đột biến mất đoạn: mất đi một đoạn nào đó của NST, thường làm NST ngắn đi, mất gen. Mất
đoạn nhỏ làm giảm sức sống, mất đoạn lớn thường gây chết.
Câu 2: A
Câu C chiều mũi tên sai.
Câu 3: C
Đột biến NST gồm các dạng là đột biến cấu trúc và đột biến số lượng. Trong đó, đột biến cấu
trúc là những đột biến xảy ra trong cấu trúc của NST.
Đột biến cấu trúc NST gồm có 4 dạng cơ bản là: lặp đoạn, mất đoạn, đảo đoạn ( đảo đoạn ngoài
tâm động, đảo đoạn gồm tâm động), chuyển đoạn( chuyển đoạn tương hỗ và chuyển đoạn không
tương hỗ)
Câu 4: C
Đột biến cấu trúc NST dạng lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzyme amilaza có ý nghĩa trong
công nghiệp sản xuất bia.

Lặp đoạn là dạng đột biến làm cho 1 đoạn nào đó của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần. Đột
biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen, tăng lượng sản phẩm của gen → khi ứng dụng đột biến lặp
đoạn làm tăng hoạt tính của enzyme amilaza, có ý nghĩa làm tăng hiệu suất trong công nghiệp
sản xuất bia.
Câu 5: D
Dạng đột biến NST làm thay đổi vị trí của các gen giữa 2 NST là đột biến chuyển đoạn.
Các dạng đột biến khác như mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn chỉ xảy ra trên 1 NST.
Mất đoạn làm mất gen; đảo đoạn làm thay đổi vị trí của gen trên 1 NST.
Câu 6: C
rối loạn trong nhân đôi NST , trao đổi chéo dẫn đến đột biến cấu trúc NST.
Câu 7: A
Lặp đoạn là dạng đột biến làm cho 1 đoạn nào đó của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần. Đột
biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen, tăng lượng sản phẩm của gen đó.
Đột biến lặp đoạn thường làm thay đổi cường độ biểu hiện tính trạng.
Câu 8: D
Đột biến nhiễm sắc thể là đột biến liên quan tới NST, gồm các dạng là: đột biến cấu trúc NST và
đột biến số lượng NST.
+ Đột biến cấu trúc NST: những biến đổi trong cấu trúc của NST, gồm các dạng như: mất đoạn,
đảo đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn.


+ Đột biến số lượng NST gồm các dạng là: đột biến lệch bội (chỉ liên quan tới một hoặc một số
cặp NST) và đột biến đa bội (liên quan tới toàn bộ bộ NST).
Câu 9: B
Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi về cấu trúc NST dẫn đến sự sắp xếp lại gen và làm thay
đổi hình dạng của NST.
Có các dạng đột biến NST là: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
Mất đoạn: một đoạn nào đó của NST bị mất. Mất đoạn làm giảm số lượng gen.
Lặp đoạn:dạng đột biến làm cho một đoạn nào đó của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần.
Đảo đoạn: dạng đột biến alfm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180 độ và nối lại.

Chuyển đoạn: dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST khơng
tương đồng.
Câu 10: B
NST ABCDE*FGH → ABCF*EDGH.
Nhìn vào cấu trúc NST ta thấy đoạn NST DE*F bị đảo → F*ED có mang tâm động → đảo đoạn
gồm tâm động.
Câu 11: D
Nhóm gen liên kết là các gen trên 1 NST luôn di truyền cùng nhau.
Đột biến làm thay đổi nhóm gen liên kết đó là đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST làm thay đổi
gen ở 2NST đó
Câu 12: C
Đột biến NST làm thay đổi hình thái của NST, các dạng như đột biến mất đoạn làm NST ngắn
đi, lặp đoạn làm NST dài hơn, chuyển đoạn không tương hỗ cũng làm thay đổi hình thái NST.
Hình thái NST không thay đổi → dạng đột biến đảo đoạn. Vị trí tâm động thay đổi → Đột biến
đảo đoạn gồm cả tâm động làm thay đổi vị trí nhưng kích thước NST không thay đổi.
Câu 13: A
Dạng đột biến xác định vị trí gen trên NST là đột biến mất đoạn. Đột biến mất đoạn là dạng đột
biến làm mất đi một đoạn nào đó của NST.
Đột biến mất đoạn ứng dụng vào việc lập bản đồ di truyền hoặc loại bỏ những gen không mong
muốn ở một số cây trồng.
Câu 14: A
Đột biến mất đoạn ngoài việc xác định được vị trí gen trên NST. Có những ứng dụng vào việc
lập bản đồ di truyền ngồi ra cịn có ứng dụng để loại bỏ các gne xấu ra khỏi quần thể.
Câu 15: B
Dạng đột biến NST từ dạng tâm cân thành dạng tâm động nằm ở đầu mút NST nhưng kích thước
khơng đổi có thể là dạng đột biến đảo đoạn NST gồm tâm động hoặc đột biến chuyển đoạn trên 1
NST. Số lượng gen trên NST không thay đổi.
Câu 16: C



sự trao đổi chéo không cân dẫn đến việc 1 NST sẽ có thêm đoạn giống với nó cịn 1 NST sẽ mất
1 đoạn nên gây đột biến mất đoạn và lặp đoạn
Câu 17: D
Dạng đột biến như chuyển đoạn trên 1 NST hoặc đảo đoạn thì khơng làm thay đổi số lượng gen
trên NST.
Đột biến lặp đoạn làm tăng gen → chiều dài NST dài hơn.
Đột biến làm cho nhiễm sắc thể ngắn hơn bình thường có thể là dạng đột beiens mất đoạn NST
hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST.
Câu 18: D
Đột biến tham gia vào q trình hình thành lồi mới là đột biến đảo đoạn NST. Không làm thay
đổi số lượng gen nhưng sắp xếp lại gen có thể tạo thành lồi mới.
Những đột biến cấu trúc lớn làm mất hoặc thêm gen có thể gây chết.
Câu 19: D
Đột biến không làm thay đổi hàm lượng vật chất di truyền trên NST là đột biến đảo đoạn. Còn
đột biến mất đoạn, chuyển đoạn hoặc lặp đoạn đều làm thay đổi số lượng gen trên NST.
Câu 20: A
Đột biến lặp đoạn trên NST giới tính X có thể làm biến đổi kiểu hình từ mắt lồi thành mắt dẹt.
Lặp đoạn là dạng đột biến làm cho gen nào đó trên NST được lặp lại một hay nhiều lần, làm gia
tăng số lượng gen trên NST → tăng cường độ biểu hiện tính trạng.
Một số ví dụ: đột biến lặp đoạn làm tăng hoạt tính enzyme amilaza, có ý nghĩa trong cơng nghiệp
sản xuất bia, đột biến lặp đoạn trên NST giới tính X biến đổi kiểu hình từ mắt lồi thành mắt dẹt ở
ruồi giấm.
Câu 21: A
Dạng đột biến cấu trúc NST gây hậu quả nghiêm trọng nhất là đột biến mất đoạn lớn NST có thể
gây mất nhiều gen và gây chết.
Đột biến mất đoạn làm mất gen → mất đi tính trạng, nếu đoạn gen bị mất lớn → có thể gây hậu
quả rất nghiêm trọng.
Câu 22: B
Đột biến đảo đoạn: không làm thay đổi kích thước của NST.
Mất đoạn NST: làm giảm kích thước của NST, NST sẽ bị ngắn hơn NST bình thường.

Lặp đoạn NST: làm tăng gen, tăng chiều dài NST.
CHuyển đoạn trong 1 NST khơng làm thay đổi kích thước của NST.
Câu 23: B
Đảo đoạn NST là dạng đột biến một đoan nào đó của NST đứt ra rồi đảo ngược 180 độ và nối lại
vào vị trí cũ.


Đảo đoạn khơng làm thay đổi hình thái của NST mà chỉ làm tăng hoặc giảm mức độ hoạt động.
Nhiều lồi muỗi q trình đảo đoạn được lặp đi lặp lại trên các NST đã góp phần tạo ra lồi mới.
Câu 24: D
Nghiên cứu 1 dòng đột biến của 1 lồi cơn trùng thấy nhiễm sắc thể số 2 có số lượng gen tăng
lên so với dạng bình thường → dangj đột biến đó là dạng lặp đoạn.
Mất đoạn làm giảm gen. Đảo đoạn và chuyển đoạn không làm thay đổi số lượng gen mà chỉ thay
đổi vị trí sắp xếp gen trên NST.
Câu 25: D
Loại đột biến ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là đột biến đảo đoạn.
Lặp đoạn,chuyển đoạn và mất đoạn lớn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.
Câu 26: D
Lặp đoạn làm tăng hàm lượng ADN trong NST
Mất đoạn làm giảm hàm lượng ADN.
Chuyển đoạn khơng tương hỗ có thể làm tăng hàm lượng ADN trên 1 NST và 1 NST hàm lượng
ADN giảm.
Câu 27: A
1. Dạng đột biến đảo đoạn CD*EFG gồm tâm động.
2. Đoạn BC chuyển trong 1 NST từ cánh có ABCD sang cánh có EFGH.
Câu 28: D
Dạng đột biến nhiễm sắc thể là lặp đoạn CD.
Dạng đột biến này làm tăng số lượng gen có thể làm tăng cường hoặc giảm bớt cường độ biểu
hiện của tính trạng.
Câu 29: A

Đột biến cấu trúc NST là đột biến dạng mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn hoặc chuyển đoạn.
Đột biến thay thế 1 cặp nucleotide là đột biến gen
Câu 30: B
1 NST khi đột biến sẽ cho
1
1
giao tử bình thường:
giao tử bất thường
2
2
Giao tử không mang đột biến
Câu 31: C
C là nói về đột biến số lượng NST. các đáp án cịn lại đều có sự thay đổi về cấu trúc NST-> là
đột biến cấu trúc NST
Câu 32: C


Đột biến mất đoạn: làm giảm số lượng gen
Đột biến chuyển đoạn trong 1 NST và đảo đoạn k làm thay đổi số gen trên NST
Câu 33: B
sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các cromatit của cặp SNT tương đồng dẫn đến việc
1 NST sẽ có thêm đoạn giống với nó cịn 1 NST sẽ mất 1 đoạn nên gây đột biến mất đoạn và lặp
đoạn
Câu 34: C
Câu 35: B
Trong cùng 1 loài đột biến đảo đoạn có thể tạo ra các thứ mới, các nịi mới. Đột biến không làm
thay đổi lượng vật chất di truyền nhưng làm thay đổi vị trí của chúng → tạo sự sai khác → có
thể hình thành nịi mới,thứ mới.




×