Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 188 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TRƯƠNG VĂN TÚ

ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN
KẾ TOÁN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN

HÀ NỘI - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TRƯƠNG VĂN TÚ

ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN
KẾ TOÁN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
Mã số: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM ĐỨC CƯỜNG

HÀ NỘI - 2023




i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm qui định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân.

Hà nội, ngày

tháng

Nghiên cứu sinh

Trương Văn Tú

năm 2023


ii
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu,
Viện Đào tạo sau đại học, Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh hồn thành q trình học tập và
nghiên cứu.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Phạm
Đức Cường, đã ln ln nhiệt tình chỉ dẫn và động viên tác giả trong q trình nghiên

cứu và hồn thành luận án. Tác giả cũng xin cảm ơn các thầy cơ giáo, các đồng nghiệp
tại Viện Kế tốn - Kiểm tốn đã có những lời khun q báu cho tác giả trong quá
trình thực hiện luận án.
Xin cảm ơn bạn bè, quý doanh nghiệp đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá
trình xây dựng bảng hỏi và thực hiện khảo sát.
Cuối cùng, nghiên cứu sinh bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình đã ln bên cạnh
động viên, giúp đỡ, hỗ trợ những lúc nghiên cứu sinh khó khăn nhất trong suốt q
trình nghiên cứu và hồn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn!


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ........................................................................................ viii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................ 1
1.1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ...................................................... 4
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 4
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
1.4. Khái quát Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 5
1.5. Những đóng góp mới của luận án ....................................................................... 6

1.6. Kết cấu của luận án .............................................................................................. 6
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH
HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ........................................................................... 7
2.1. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ thống thơng tin kế tốn đến
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ................................................................ 7
2.1.1 Nghiên cứu về hệ thống thơng tin kế tốn ........................................................ 7
2.1.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ thống thơng tin kế tốn đến hiệu quả tài chính ...... 9
2.1.3. Nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ thống thơng tin kế tốn đến hiệu quả
phi tài chính ............................................................................................................. 16
2.1.4. Khoảng trống nghiên cứu............................................................................... 21
2.2. Cơ sở lý luận về hệ thống thông tin kế toán và hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp ............................................................................................................. 22


iv
2.2.1. Hệ thống thông tin .......................................................................................... 22
2.2.2 Hệ thống thông tin kế toán .............................................................................. 24
2.2.3. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ........................................................... 34
2.3. Lý thuyết gốc về ảnh hưởng của hệ thống thơng tin kế tốn đến hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp ..................................................................................... 46
2.3.1. Lý thuyết hệ thống ......................................................................................... 46
2.3.2. Lý thuyết ngẫu nhiên ..................................................................................... 46
2.3.3. Lý thuyết đại diện .......................................................................................... 48
2.3.4. Lý thuyết xem xét dựa trên nguồn lực ........................................................... 49
2.3.5. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh bền vững ........................ 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 52
CHƯƠNG 3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 53
3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 53
3.2. Nguồn dữ liệu ...................................................................................................... 55

3.3. Nghiên cứu định tính .......................................................................................... 55
3.3.1. Nghiên cứu tài liệu ......................................................................................... 55
3.3.2. Phỏng vấn sâu ................................................................................................ 56
3.4. Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................ 64
3.4.1. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 64
3.4.2. Mơ hình nghiên cứu ....................................................................................... 69
3.4.3. Xây dựng thang đo các biến .......................................................................... 69
3.5. Thiết kế nghiên cứu định lượng ........................................................................ 77
3.5.1. Quy trình xây dựng bảng hỏi ......................................................................... 77
3.5.2. Thu thập dữ liệu ............................................................................................. 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 81
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 82
4.1. Khái quát về các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.................................... 82
4.1.1. Quy định về doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam .................................... 82
4.1.2. Hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam .......................... 84
4.2. Thực trạng áp dụng hệ thống thơng tin kế tốn và hiệu quả hoạt động của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam .................................................................. 90


v
4.2.1. Thực trạng áp dụng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và
vừaViệt Nam ............................................................................................................ 90
4.2.2. Thực trạng chất lượng thơng tin kế tốn trong doanh nghiệp Việt Nam ...... 93
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của HTTTKT đến hiệu quả hoạt động của
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ........................................................................ 95
4.3.1. Kết quả thống kê mô tả .................................................................................. 95
4.3.2. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của HTTTKT đến HQTC....................... 96
4.3.3. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của HTTTKT đến HQPTC .................. 108
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 123
CHƯƠNG 5 BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ .......... 124

5.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu .......................................................................... 124
5.1.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế tốn
đến hiệu quả tài chính ............................................................................................ 124
5.1.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế tốn
đến hiệu quả phi tài chính ...................................................................................... 126
5.2. Một số hàm ý chính sách .................................................................................. 127
5.2.1. Về yếu tố nhân lực ....................................................................................... 127
5.2.2. Về yếu tố phần cứng và phần mềm ............................................................. 129
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai.............................................. 134
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................................ 136
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 137
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN............................................................................................. 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 139
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 148


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

BSC

Balanced Scorecard – Thẻ điểm cân bằng

CFA


Phân tích nhân tố khẳng định

CNTT

Cơng nghệ thông tin

CTCP

Công ty cổ phần

DN

Doanh nghiệp

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

ERP

Enterprise Resource Planning - Hệ thống hoạch định
nguồn lực

HQHĐ

Hiệu quả hoạt động


HQPTC

Hiệu quả phi tài chính

HQTC

Hiệu quả tài chính

HTTT

Hệ thống thơng tin

HTTTKT

Hệ thống thơng tin kế toán


vii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Thang đo biến độc lập .................................................................................... 70
Bảng 3.2: Thang đo biến phụ thuộc ................................................................................ 75
Bảng 3.3. Hệ số tải nhân tố ............................................................................................. 79
Bảng 4.1 Phân loại DNNVV theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ ......... 83
Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt
Nam năm 2019 ................................................................................................................ 89
Bảng 4.3: Đặc điểm doanh nghiệp trong kết quả khảo sát ............................................. 96
Bảng 4.3. Hệ số Cronbach’s Alpha của các biến độc lập ............................................... 97
Bảng 4.4. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc lần 1 ........................................ 99

Bảng 4.5. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc lần 2 ...................................... 100
Bảng 4.6. Kết quả phân tích EFA cho biến độc lập lần 2............................................. 101
Bảng 4.7. Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc ................................................. 103
Bảng 4.8. Định nghĩa lại các nhân tố theo kết quả ma trận xoay lần cuối ................... 104
Bảng 4.9. Phân tích hồi quy tuyến tính ......................................................................... 104
Bảng 4.10. Hợp các nhân tố theo mức độ ảnh hưởng................................................... 106
Bảng 4.12. Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha ........................................................... 109
Bảng 4.13. Kiểm tra độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc lần 1 .................................... 111
Bảng 4.14. Kiểm tra độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc lần 2 .................................... 112
Bảng 4.15. Kết quả phân tích EFA cho biến độc lập lần 2........................................... 113
Bảng 4.16. Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc ....................................... 115
Bảng 4.17. Hợp các nhân tố theo mức độ ảnh hưởng................................................... 120


viii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 2.1. Khn khổ hệ thống thơng tin ........................................................................ 24
Hình 2.2. Mơ hình Dupont .............................................................................................. 39
Hình 2.3: Mơ hình kim tự tháp SMART......................................................................... 41
Hình 2.4. Mơ hình lăng kinh hiệu suất............................................................................ 42
Hình 2.5: Mơ hình thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) ............................. 43
Hình 4.1: Số lượng doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2019 ................................ 85
Hình 4.2: Thực trạng lao động của doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2019 ....... 86
Hình 4.3: Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2019 ..... 87
Hình 4.4: Tình hình sử dụng các phần mềm quản lý qua các năm ................................ 92
Hình 4.5: Tình hình sử dụng các phần mềm quản lý theo quy mô doanh nghiệp ......... 93
Hình 4.6. Biểu đồ Histogram ........................................................................................ 106
Hình 4.7. Biểu đồ Nomal P-Plot ................................................................................... 107
Hình 4.8. Biểu đồ Regression standardized predicted value ........................................ 107

Hình 4.9. Các yếu tố thuộc HTTTKT ảnh hưởng đến Hiệu quả tài chính ................... 108
Hình 4.10. Biểu đồ Histogram ...................................................................................... 120
Hình 4.11. Biểu đồ Nomal P-Plot ................................................................................. 121
Hình 4.12. Regression standardized predicted value .................................................... 121
Hình 4.13. Các yếu tố thuộc HTTTKT ảnh hưởng đến Hiệu quả phi tài chính ........... 122

Sơ đồ 2.1: Mơ hình lý thuyết ngẫu nhiên đơn giản trong nghiên cứu tổ chức ............... 48
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 53
Sơ đồ 3.2: Mơ hình nghiên cứu đề xuất của luận án ...................................................... 69


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, sự tiến bộ của cơng nghệ thơng tin
(CNTT) đang có tác động thay đổi một cách căn bản trên nhiều phương diện hoạt động
của một doanh nghiệp (DN), bao gồm trong đó hoạt động kế tốn. Nếu như trước đây,
q trình kế tốn trong một doanh nghiệp vốn được thực hiện thủ công hoặc bán thủ
công, tách rời với quá trình thực hiện giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp, thì ngày
nay CNTT đang giúp chức năng kế tốn của các doanh nghiệp được thực hiện nhanh
chóng, chính xác và tin cậy hơn. Do đó, việc ứng dụng cơng nghệ đặc biệt là CNTT
trong xây dựng một hệ thống thông tin (HTTT) hiệu quả vượt trội là cơ hội để một
doanh nghiệp tận dụng những lợi thế về công nghệ nhằm vượt qua đối thủ cạnh tranh
(Wei và Wang, 2004).
Hệ thống thơng tin kế tốn (HTTTKT) hiện đại là một tập hợp các hệ thống
điện tử dựa trên máy tính được sử dụng để thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu kế tốn,
tài chính của một đơn vị cụ thể nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định của tổ chức

(Rommey và Steinbart, 2012). Các học giả nghiên cứu về HTTTKT nhận định rằng
HTTTKT có thể giúp cho các DN, đặc biệt là các DNNVV có thể quản lý các vấn đề
ngắn hạn trong quá trình hoạt động như doanh thu, chi phí và dịng tiền… bằng cách
cung cấp thông tin để hỗ trợ giám sát và kiểm sốt (Mitchell và cộng sự, 2000b).
HTTTKT có vai trị là cung cấp thông tin quan trọng để giúp các nhà quản lý kiểm
soát các hoạt động và giảm bớt sự khơng chắc chắn trong q trình hoạt động kinh
doanh của DN (Chong, 1996; Romney vàSteinbart, 2008). Bên cạnh đó nó cũng có thể
giúp các DNNVV hoạt động trong một mơi trường năng động và cạnh tranh hơn,
ngồi ra cịn thuận lợi trong việc thực hiện các kế hoạch chiến lược dài hạn (Mitchell
và cộng sự, 2000b). Ngồi ra HTTTKT cịn được coi là một cơ chế tổ chức quan trọng,
là một cơng cụ có thể giúp quản lý cải thiện khả năng kiểm soát đối với các hoạt động
và của việc ra quyết định. HTTTKT tồn tại trong mọi tổ chức và rất quan trọng đối với
các DNNVV, đóng vai trị thiết yếu trong việc cung cấp thơng tin một cách kịp thời,
chính xác cho chủ sở hữu để ra các quyết định mang tính chiến lược (Budiarto và cộng
sự, 2018; Naranjo-Gil, 2004).


2

Những nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, việc sử dụng HTTTKT đóng vai
trị quan trọng trong việc hỗ trợ DN đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn và vững
chắc hơn. Nhiều nhà nghiên cứu (Amidu và cộng sự, 2011; Ismail, 2007; Grande và
cộng sự, 2011) cho rằng HTTTKT giữ vị trí then chốt giúp DN phát triển hoạt động
kinh doanh. Muốn vậy, DN cần thích nghi với những thay đổi trong môi trường
công nghệ khi mà việc ứng dụng CNTT là điều kiên bắt buộc trong doanh nghiệp.
Các nghiên cứu cũng đồng quan điểm khi cho rằng HTTTKT là sản phẩm công
nghệ thông tin được áp dụng rộng rãi nhất, đặc biệt là trong báo cáo tài chính và
các doanh nghiệp lớn sử dụng HTTTKT nhiều hơn DNNVV (Amidu và cộng sự,
2011; Ismail, 2007; Grande và cộng sự, 2011). Điều này là do những doanh nghiệp
lớn với doanh thu và lợi nhuận cao hơn nhờ việc ứng dụng HTTTKT, cũng sẽ có

khả năng tốt hơn để trang trải các chi phí liên quan.
Đã có nhiều nghiên cứu đã chứng minh thành công sự quan hệ thuận chiều
từ HTTTKT đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV (Esmeray, 2016; Kareem,
2019b; McMahon, 2001; McMahon và Davies, 1994; Prasad và Green, 2015;
Thomas III và Evanson, 1997; Trabulsi, 2018). Chang (2001) còn khẳng định
HTTTKT đóng vai trị then chốt trong việc nâng cao hiệu quả quản trị của tổ chức,
đặc biệt trong mơi trường cạnh tranh tồn cầu. Các nghiên cứu từ nhiều năm cho
thấy, để các DNNVV thành công trong kinh doanh, và có thành quả tốt họ cần phải
có những công cụ đúng đắn, HTTTKT là một trong số những cơng cụ đó (Argenti,
1976; Beaver, 2003; Berryman, 1983; Harris và Gibson, 2006; Harris, Grubb III, và
Hebert, 2005; Mitchell và cộng sự, 1997; Stokes và Blackburn, 2002). Nó có thể
giúp DNNVV nâng cao khả năng tồn tại và thành công hơn bởi việc cung cấp thông
tin thông qua việc ghi chép lại các giao dịch tài chính, lập các báo cáo tài chính, lập ngân
sách, và phân tích tình hình biến động trong kinh doanh cho quản lý, chủ DN những thơng
tin phù hợp để họ điều hành doanh nghiệp mình (Harris và cộng sự, 2005). Đối với các
DNNVV, thông tin được yêu cầu khác các DN lớn để đối phó với sự không chắc chắn cao
hơn trong điều kiện cạnh tranh và nhu cầu thị trường (Louadi, 1998). HTTTKT có tiềm
năng lớn ảnh hưởng đến hiệu quả của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh của các
DNNVV (Ismail, 2009; Ismail và King, 2005).
Thực trạng hiện nay cho thấy rằng trong các DNNVV có ít thơng tin để quản lý,
kiểm sốt kém và việc ra quyết định mang tính đột xuất, tức thời và dựa trên cảm tính là
chủ yếu (Perren và Grant, 2000). Nhiều DNNVV vẫn chưa chú trọng xem xét việc đánh
giá sử dụng và đầu tư công nghệ hiện đại như HTTTKT trong hoạt động kinh doanh của
họ (Kareem, 2019a). Hầu hết các DNNVV không sử dụng đầy đủ và chưa phát huy hết


3

tiềm năng của HTTTKT do thiếu nguồn lực và công nghệ mới (Harash, 2017). Bên cạnh
đó việc xử lý thơng tin trong các DNNVV là tương đối phức tạp (Mitchell và cộng sự,

2000b). Ngoài ra một trong những hạn chế lớn của các DNNVV nằm ở số lượng nhân
viên ít; có khi là khơng có nhân viên có thể phát triển CNTT, do đó, họ cần thiết lập các
cơng nghệ để có thể cung cấp nhiều thơng tin hơn (Ismail và King, 2005, 2007). Mặt khác
các DN nhỏ vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề trong quá trình hoạt động, chẳng hạn như
quản lý dòng tiền, quản lý nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu khách hàng và thiếu tài chính
(Manurung và Manurung, 2019). Ở các nước nghèo và đang phát triển, các DNNVV sử
dụng HTTTKT vẫn còn lạc hậu so với các nước phát triển và đặc biệt là HTTT không phù
hợp với yêu cầu quản lý (Ismail, 2009). Mặc dù vậy, các nghiên cứu về HTTTKT trong các
DNNVV và tác động của nó đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vẫn chưa được
nhiều các nghiên cứu thực hiện để điều tra (Ismail và king, 2007). Chính vì vậy, cần phải
khám phá sâu hơn về cách mà các DNNVV nhận thức tầm quan trọng của thơng tin kế
tốn, và hệ thống thơng tin kế tốn hiện đại để mang lại hiệu quả tích cực (Ismail, 2009;
Ismail và King, 2005, 2007).
Tại Việt Nam, theo thống kê trong Sách Trắng (2019) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
số lượng DNNVV chiếm 97,6% trong tổng các DN đang hoạt động. Trong những năm
qua, DNNVV của Việt Nam có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đóng
góp không nhỏ vào GDP, tạo công ăn việc làm, ổn định kinh tế. Hiện nay để các DNNVV
nâng cao hiệu quả hoạt động và kiểm sốt tốt thơng tin DN thì địi hỏi phải xây dựng và tổ
chức một HTTTKT phù hợp với đặc điểm hoạt động của các DNNVV (Phan Đức Dũng,
2015). Do vậy, lúc này rất cần các nghiên cứu về hệ thống thơng tin kế tốn trong các
DNNVV trong bối cảnh ứng dụng CNTT, qua đó đề xuất, khuyến nghị, và đưa ra các giải
pháp nhằm giúp cho các DNNVV nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy phát triền và hội
nhập bền vững là hết sức cần thiết. Vì vậy, tác giả lựa chọn nội dung nghiên cứu “Ảnh
hưởng của Hệ thống thơng tin kế tốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu trong luận án của mình. Luận án
này tập trung vào việc nghiên cứu về hệ thống thơng tin kế tốn và đánh giá tác động của
việc áp dụng HTTTKT đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV ở Việt Nam trong bối
cảnh áp dụng công nghệ thông tin. Đây cũng sẽ là nghiên cứu bổ sung thêm cho hệ thống
những nghiên cứu về kế toán, vốn rất hạn chế về ứng dụng và sử dụng HTTTKT, cũng
như làm giàu thêm các cách đo lường về hiệu quả hoạt động của các DNNVV tại Việt

Nam. Nội dung nghiên cứu này khơng chỉ có ý nghĩa vĩ mơ đối với các nhà soạn thảo
chính sách giúp điều chỉnh các quy chế về hoạt động của các DN mà cịn có ý nghĩa
trực tiếp đối với các DN, giúp họ nhận thức được những giá trị mà Hệ thống thông tin


4

kế toán mang lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, hiệu năng quản lý, kiểm
tra kiểm sốt hoạt động tài chính. Ở một khía cạnh khác, khía cạnh sử dụng thơng tin,
đề tài có ý nghĩa đối với những đối tượng quan tâm tới thông tin tài chính của doanh
nghiệp như nhà đầu tư, các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là xem xét ảnh hưởng của hệ thống thơng tin kế
tốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; từ đó
xem xét đưa ra những khuyến nghị thích hợp về HTTTKT nhằm giúp doanh nghiệp
nâng cao HQHĐ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ; đồng thời những
yêu cầu của việc số hóa các hoạt động của doanh nghiệp sau Covid19. Cụ thể:
 Tìm hiểu thực trạng áp dụng HTTTKT của các DNNVV Việt Nam giai đoạn
2011 – 2021.
 Xem xét tác động của các yếu tố thuộc HTTTKT đối với hiệu quả hoạt động
của DNNVV Việt Nam.
 Đề xuất các hàm ý chính sách đến việc hồn thiện hệ thống thơng tin kế tốn
từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNVV tại Việt Nam đến năm 2030.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng áp dụng HTTTKT của các DNNVV Việt Nam trong giai
đoạn 2011 - 2021 như thế nào?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc HTTTKT đến hiệu quả hoạt
động của các DNNVV Việt Nam hiện nay như thế nào?
Câu hỏi 3: Các giải pháp về hệ thống thơng tin kế tốn nào cần đưa ra để nâng

cao hiệu quả hoạt động tại các DNNVV Việt Nam?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ảnh hưởng của hệ thống thơng tin kế tốn
đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Trong các doanh nghiệp này, tác giả chỉ nghiên cứu các doanh nghiệp đăng kí thành


5

lập và hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam, không nghiên cứu các nhóm doanh nghiệp
khác (liên doanh, có vốn đầu tư nước ngoài...).
- Thời gian: Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ năm 2020-2021. Dữ liệu thứ cấp
được thu thập từ năm 2011 – 2021.
- Phạm vi khảo sát: Luận án tiến hành khảo sát những người có ảnh hưởng đến
cơng tác kế tốn và quản lý tại các DN như giám đốc doanh nghiệp, trưởng phịng tài
chính, kế toán trưởng, kế toán viên.
- Phạm vi nội dung: Xác định các yếu tố thuộc HTTTKT, xác định ảnh hưởng
của từng nhóm nhân tố đến hiệu quả hoạt động. Hiệu quả hoạt động được đánh giá bởi
thẻ điểm cân bằng của Kaplan và Norton (1996).
1.4. Khái quát Phương pháp nghiên cứu
Luận án Sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng, cụ thể:
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận án sử dụng hai phương pháp chủ
yếu là phương pháp Nghiên cứu tài liệu và phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia.
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu bắt đầu với những ghi nhận về các biến
quan sát là các yếu tố cấu thành HTTTKT được trình bày từ những nghiên cứu đã qua,
tổng hợp những nhân tố này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động (HQHĐ) gồm hiệu quả

tài chính (HQTC) và hiệu quả phi tài chính (HQPTC). Từ đó, đề xuất các nhân tố
thuộc HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ tại các DNNVV Việt Nam.
 Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia bao gồm: các nhà quản lý doanh
nghiệp, kế toán trưởng của các doanh nghiệp, kiểm tốn Nhà nước… có rất nhiều kinh
nghiệm về kế toán, những người quản lý am hiểu về HTTTKT góp ý và hỗ trợ sắp xếp
vào từng khái niệm nghiên cứu có liên quan, xác định các yếu tố thuộc HTTTKT; xây
dựng, hoàn thiện thang đo các yếu tố thuộc HTTTKT và HQHĐ và thang đo
HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận án thực hiện điều tra khảo sát lấy
ý kiến về mức độ đồng ý của các yếu tố thuộc HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ tại các
DNNVV Việt Nam thông qua bảng trả lời câu hỏi của những người đang làm cơng tác
kế tốn và quản lý tại DNNVV. Áp dụng mơ hình đã đề xuất và sử dụng SPSS 22, để
phân tích dữ liệu. Phương pháp này giúp tác giả kiểm định thang đo các yếu tố thuộc
HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ của các DNNVV hay không.


6

1.5. Những đóng góp mới của luận án
(1) Luận án đã xác định và lượng hóa được sự ảnh hưởng của các nhóm nhân tố

tới Hiệu quả hoạt động của DNNVV để từ đó chỉ ra trong các nhân tố trên, nhóm nhân
tố nào có ảnh hưởng lớn nhất.
(2) Luận án là cơng trình nghiên cứu nhằm tổng hợp đánh giá thực trạng áp

dụng HTTTKT của các DNNVV Việt Nam hiện nay. Thơng qua q trình khảo sát,
cung cấp thơng tin cho các nhà soạn thảo chính sách trong quá trình hồn thiện các
quy định pháp lý về DNNVV, đưa ra các giải pháp trợ giúp cho các DNNVV trong kỷ
nguyên số. Đối với các DNNVV nhận thức được tầm quan trọng của HTTTKT mà cụ
thể là quản trị thông tin tài chính, kiểm sốt các hoạt động, hoạch định chính sách sẽ

góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Đối với các đối tượng sử dụng
thông tin, HTTTKT giúp bảo vệ quyền lợi trong việc đảm bảo thơng tin tài chính của
doanh nghiệp là trung thực hợp lý.
1.6. Kết cấu của luận án
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của hệ thống thơng tin kế tốn đến
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Bàn luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị


7

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA
HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP
2.1. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp
2.1.1 Nghiên cứu về hệ thống thơng tin kế tốn
Từ những năm 1960 của thế kỷ 20, trên thế giới đã xuất hiện nhiều nghiên cứu
về Hệ thống thơng tin kế tốn. Trải qua hơn 50 năm, nhiều hướng nghiên cứu khác biệt
đã được vận dụng trong quá trình tiếp cận với chủ đề này. Thực tế, từ năm 1966,
Firmin là nhà nghiên cứu đầu tiên đặt vấn đề kế toán là hệ thống thông tin. Những
nghiên cứu về sau tập trung chủ yếu vào khía cạnh hệ thống, cũng như tìm kiếm các
nền tảng lý thuyết cho việc thiết kế hệ thống thơng tin kế tốn. Cụ thể, Miller và
Gordon (1975) đưa ra mơ hình luận giải cho việc xây dựng hệ thống thơng tin kế tốn.
Nói cách khác, họ đã đề xuất khung thiết kế hệ thống thông tin kế toán dựa trên lý
thuyết bất định (Gordon & Miller, 1976). Nhờ đó, các nhà nghiên cứu về sau đã phát

triển sự kết hợp giữa ly thuyết kế toán và hệ thống thông tin (Colantoni và cộng sự,
1971) và đưa ra những phân tích về hệ thống thơng tin kế tốn từ quan điểm của người
sử dụng (Marshall, 1972). Những nghiên cứu được tiến hành vào những năm 1980 tập
trung làm rõ mối quan hệ giữa hệ thống thông tin kế tốn và quản trị doanh nghiệp, với
những khía cạnh cụ thể thuộc hệ thống thơng tin kế tốn quản trị (Gordon &
Narayanan, 1984; Merchant, 1981; Otley & Berry, 1980). Đồng thời, các nhà nghiên
cứu cũng bàn về các vấn đề liên quan đến dữ liệu kế toán, tầm quan trọng của cơng
nghệ thơng tin trong kế tốn quản trị doanh nghiệp (Govindarajan, 1984; Markus &
Robey, 1988; Roberts & Scapens, 1985) hoặc kế toán và chiến lược kinh doanh
(Simons, 1987). Cần nhấn mạnh rằng, mối liên hệ giữa hệ thống thông tin và kế tốn
đã định hình rõ nét trong những nghiên cứu tại thời điểm này. Chenhall và Morris
(1986) đã chỉ ra ảnh hưởng của cấu trúc tổ chức và môi trường đối với nhận thức về
giá trị của hệ thống thơng tin kế tốn quản trị. Kim và Lee (1986) đã chỉ ra tầm ảnh
hưởng của người sử dụng trong q trình sử dụng hệ thống thơng tin kế toán quản trị.
Đặc biệt, thời điểm này đã manh nha xuất hiện những nghiên cứu tập trung vào hệ
thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning – ERP), xây
dựng cấu trúc và đo lường tác động của hệ thống này đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp (Venkatraman, 1989).


8

Nghiên cứu về hệ thống thơng tin kế tốn vào những năm 90 đa dạng và phong
phú hơn. Đặc biệt, những nghiên cứu này đã nhấn mạnh sự kết hợp chặt chẽ giữa kế
tốn và cơng nghệ thơng tin, hệ thống quản trị các nguồn lực trong doanh nghiệp ERP,
kế tốn quản trị trong mơi trường cơng nghệ thơng tin và hành vi kế toán… Giá trị của
những nghiên cứu này là việc khẳng định vai trò của hệ thống thơng tin kế tốn trong
hỗ trợ quản trị doanh nghiệp đối phó với khủng hoảng tài chính (Ezzamel & Bourn,
1990). Các học giả cũng chỉ ra rằng hệ thống thông tin kế tốn giúp cung cấp thơng tin
hữu ích cho nhà đầu tư (Schaltegger, 1997). Nhiều khía cạnh khác cũng được xem xét,

ví dụ dữ liệu, người dùng và chất lượng thơng tin kế tốn (Choe, 1996, 1998; Kaplan,
Krishnan, Padman, & Peters, 1998; Peter Seddon & Yip, 1992). Đặc biệt, kết quả
nghiên cứ về ERP đã chứng minh được mối quan hệ giữa nghiên cứu hệ thống thông
tin và hệ thống thơng tin kế tốn. Sự phong phú, đa dạng của những nghiên cứu về
ERP bao gồm các nội dung xác định bản chất của ERP, tác động của ERP đến thành
quả hoạt động của doanh nghiệp (Callaway, 1999; Davenport, 1998; McAfee, 1999);
triển khai ứng dụng ERP, thành công của ERP và đo lường thành quả của ERP (Bingi
và cộng sự, 1999; Holland & Light, 1999; Rosemann & Wiese, 1999).
Từ 2000 đến 2009, các học giả đã xây dựng lý thuyết cơ bản về hệ thống thơng
tin kế tốn với các nội dung liên quan đến áp dụng lý thuyết bất định để xây dựng mơ
hình hệ thống thơng tin kế tốn nhằm nâng cao nhận thức về tính hữu hiệu của hệ
thống thông tin dựa trên sự hợp tác và kiểm soát trong doanh nghiệp (Nicolaou, 2000),
và coi hệ thống thơng tin kế tốn là đối tượng tri thức (Lowe, 2001; Sori, 2009a).
Những nội dung khác được các nhà nghiên cứu quan tâm bao gồm kết hợp các lý
thuyết về hệ thống thơng tin với kế tốn, đánh giá chất lượng thơng tin kế tốn, những
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dữ liệu kế tốn, sự thành cơng của chất lượng dữ liệu
kế toán (Hongjiang, 2003; Hongjiang và cộng sự, 2003; Hossien, Mohsen, & Hashem,
2008; Ismail & King, 2007; O’Connor & Martinsons, 2006; Pierce & O'Dea, 2003;
Wheeler và cộng sự, 2004). Cần nhấn mạnh rằng ERP và hệ thống thơng tin kế tốn
cũng được tìm hiểu sâu rộng hơn để chỉ ra việc ứng dụng ERP ảnh hưởng thế nào đến
hệ thống thơng tin kế tốn (Spathis, 2006; Spathis & Ananiadis, 2005; Spathis &
Constantinides, 2004). Tuy nhiên, ở Việt Nam, thời điểm này mới chỉ có nghiên cứu
của Trần Phước (2007) bàn về việc ứng dụng và tổ chức phần mềm kế toán trong
doanh nghiệp.
Từ những năm 2010 đến nay, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đã
xuất hiện nhiều nội dung mới về dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây,… Sự phát
triển mạnh mẽ của mạng xã hội và lan rộng của chia sẽ dữ liệu đã mang lại những thay


9


đổi đáng kể trong các nghiên cứu về hệ thống thơng tin kế tốn. Cụ thể, đã có nhiều
nghiên cứu với các nội dung đa dạng, sâu sắc liên quan tới: hành vi kế toán; nhận thức
về chất lượng dữ liệu, thông tin và khả năng chia sẻ tri thức; cũng như hệ thống quản
trị nguồn lực doanh nghiệp. Tính đến nay, có thể phân loại những nghiên cứu đã tiến
hành thành hai nhóm. Thứ nhất, các nghiên cứu mang tính tổng kết lý thuyết đã được
xây dựng và đề xuất mơ hình nghiên cứu mới, ví dụ, những nghiên cứu của Belfo &
Trigo, 2013; Budiarto & Prabowo, 2015; Ferguson & Seow, 2011; Geerts, 2011;
Grabski và cộng sự, 2011; Granlund, 2011; Guragai và cộng sự, 2014; Smith, 2016;
Worrell và cộng sự, 2013. Thứ hai, những nghiên cứu thực nghiệm về hệ thống thơng
tin kế tốn tại các nước đang phát triển. Nội dung của những nghiên cứu này liên quan
tới tác động ERP đến hệ thống thơng tin kế tốn, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin, chất lượng dữ liệu của hệ thống thơng tin kế tốn với những học giả tiêu
biểu như AlHiyari và cộng sự, 2013; Chaney và cộng sự, 2011; Ghasemi và cộng sự,
2011; Güney, 2014; Nguyễn Thị Bích Liên, 2012; Prasad & Green, 2015; Soudani, 2012;
Weißenberger & Angelkort, 201. Bên cạnh đó là những nghiên cứu về tổ chức
HTTTKT (Tô Hồng Thiên, 2017), ứng dụng điện toán đám mây để phát triển
HTTTKT (Nguyễn Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Hải Ly, 2017).
Trên thực tế, HTTTKT đã và đang được áp dụng trong phần lớn các doanh
nghiệp tại Việt Nam nhằm giải quyết các vấn đề trong quản lý doanh nghiệp. Mặc dù
đáp ứng cơ bản nhu cầu thông tin phục vụ cho các đối tượng trong và ngoài doanh
nghiệp, nhưng mức độ và quy mơ áp dụng tại những doanh nghiệp này cịn nhiều khác
biệt. Cũng cần thừa nhận rằng, việc thực hiện cơng tác kế tốn và HTTTKT tại các
doanh nghiệp Việt Nam còn tồn tại rất nhiều hạn chế như: nội dung sơ sài, lạc hậu,
trùng lắp, các phương pháp kỹ thuật vận dụng đơn giản với công cụ chủ yếu là Excel
và phần mềm kế toán, thiếu sự kết nối, tính ổn định, định hướng giữa thơng tin phục
vụ quản lý và thơng tin nhằm mục đích điều hành. Đặc biệt, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ còn chưa quan tâm đến việc khai thác, sử dụng các phương tiện, kỹ thuật xử lý
thơng tin hiện đại. Do đó, có thể kết luận rằng những nghiên cứu trên đã làm rõ thực
trạng xây dựng HTTTKT tại các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam, nhưng lại

chưa chỉ ra được tác động của việc áp dụng HTTTKT đến HQHĐ trong các DNNVV.
2.1.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế tốn đến hiệu quả tài chính
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một phạm trù rất rộng, được tiếp cận
trên nhiều khía cạnh tùy thuộc mục tiêu nghiên cứu. Theo đó, hiệu quả hoạt động của
một doanh nghiệp có thể được hiều là một phạm trù kinh tế phản ánh mức độ sử dụng
các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguồn vốn…) nhằm đạt được mục tiêu của


10

doanh nghiệp trong từng thời kỳ phát triển. Hiệu quả hoạt động được chia thành 2 khía
cạnh chính là hiệu quả tài chính và hiệu quả phi tài chính. Trong các nhánh nghiên cứu
về hiệu quả tài chính, một số nghiên cứu chính được đưa ra như sau:
Nhánh thứ nhất, nghiên cứu những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về mặt tài chính.
Nhánh này được điển hình bởi Ross (2019), và một số tác giả theo lí thuyết đại diện,
mà điển hình là Jensen và Meckling (1976), Desmaki (1978, 1980), Jensen (1983) và
(Eisenhardt, (1989). Trong nhánh nghiên cứu này, những vấn đề được đưa ra thảo luận
chủ yếu gồm những chỉ tiêu nào và cách thức phân tích các chỉ tiêu ấy ra sao. Cơ bản
nhất, một số chỉ tiêu được đưa ra bao gồm ROA, ROE, ROS, ROI; các cơng thức phân
tích liên quan đến phân tích Doupont và nhóm các chỉ tiêu tài chính.
Trong số các chỉ tiêu nêu trên, điều đáng nói là tử số (chữ R – Return) được các
nhà nghiên cứu hiểu theo khía cạnh nào. Đối với các nghiên cứu xuất phát từ nước Mỹ
- mà điển hình là Ross (2019) – return được hiểu là lợi nhuận trước thuế; còn với các
nước còn lại, return lại được hiểu là lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân của việc này là
Mỹ áp dụng mức thuế khác nhau với từng bang, do vậy, để đánh giá hiệu quả quản lý
của doanh nghiệp, thường dùng với ý nghĩa lợi nhuận trước thuế. Cũng vì sự khác
nhau như thế, nên các chỉ tiêu tài chính liên quan đến khả năng sinh lời được áp dụng
khác nhau với những nhánh nghiên cứu khác nhau. Ví dụ, khi nghiên cứu về ảnh
hưởng của hệ thống thơng tin kế tốn đến khả năng sinh lời của nhóm doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại thị trường Mỹ thì thường ít có kết quả do dùng biến phụ thuộc là lợi

nhuận trước thuế chia cho tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu. Nhưng đối với các nghiên
cứu thuộc các nước đang phát triển lại cho kết quả khá rõ ràng.
Nếu tiếp cân theo quan điểm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm
đạt được kết quả của mục tiêu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh (Bùi
Xn Phong, 2010; Nguyễn Văn Cơng, 2013)Thì hiệu quả về mặt tài chính được đo
lường trên quan điểm ROA, ROE, ROS hay ROI…Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy
rằng, nếu tiếp cận hiệu quả tài chính trên khía cạnh sự vận hành của doanh nghiệp thì
phải nhắc đến các chỉ tiêu có liên quan, bao gồm nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
(gồm các chỉ tiêu nêu trên), chỉ tiêu khả năng vận hành (chủ yếu là các chỉ tiêu vòng
quay như vòng quay tổng tài sản, vòng quay hàng tồn kho…); chỉ tiêu đòn cân nợ hoặc
địn bẩy tài chính (liên quan đến tổng nợ trên vốn chủ sở hữu hoặc tổng nợ dài hạn trên
vốn chủ sở hữu), chỉ tiêu khả năng thanh toán (nhanh, tức thời, hiện hành). Nhóm các
chỉ tiêu này đồng thời giúp phân tích Doupont được tiến hành cho các doanh nghiệp.


11

Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng nhóm các chỉ tiêu khơng phải sinh lời khơng được
ưa thích sử dụng trong những nhánh nghiên cứu thực nghiệm về tác động của hệ thống
thơng tin kế tốn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên nhân của tình
trạng này là do những chuẩn mực kế toán khác nhau của từng nước nên các chỉ tiêu đo
lường cũng khác nhau.
Tóm lại, nhánh nghiên cứu về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính có thể tiếp
cận theo nhiều góc độ, và thường có 4 nhóm chỉ tiêu được đưa ra là khả năng sinh lời,
khả năng thanh toán, khả năng hoạt động và địn bẩy tài chính, nhưng phổ biến nhất là
nhóm khả năng sinh lời. Cũng từ nhánh này, nhánh nghiên cứu thứ 2 liên quan đến
phạm vi của luận án ra đời.
Nhánh nghiên cứu thứ hai: các nghiên cứu minh chứng về ảnh hưởng của hệ
thống thông tin kế tốn đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp. Trong nhánh

nghiên cứu này cũng có 2 cách tiếp cận: dựa trên số liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
Đối với nhánh nghiên cứu dựa vào dữ liệu thứ cấp, có thể kể đến Dekeng và
Prabowo (2015), Hla và Teru (2015), Patel (2015). Những tác giả đầu tiên như Dekeng
và Prabowo (2015) đã lấy dữ liệu từ báo cáo tài chính được cơng bố, cùng với việc
đánh giá có áp dụng các thành tựu vào hệ thống thơng tin kế tốn hay khơng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, những doanh nghiệp có áp dụng hệ thống thơng tin kế tốn có
hiệu quả hoạt động tốt hơn với những doanh nghiệp không áp dụng. Kết quả này được
minh chứng bởi Hla và Teru (2015), cho thấy tác động lớn nhất của cơng nghệ thơng
tin đối với kế tốn là khả năng các cơng ty có thể phát triển và sử dụng hệ thống trên
máy tính để theo dõi và lưu lại những giao dịch tài chính để hỗ trợ việc ra quyết định
quản lý, kiểm soát nội bộ, và chất lượng báo cáo tài chính. Patel (2015) xem xét những
nghiên cứu trước đây cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa hệ thống thơng tin kế tốn
được doanh nghiệp sử dụng và khả năng sinh lời. Nghiên cứu này kết luận rằng hiệu
suất của hệ thống thông tin kế toán hỗ trợ việc ra quyết định tốt hơn của nhà quản lý,
hệ thống kiếm soát nội bộ hiệu quả hơn, chất lượng báo cáo tài chính được nâng cao,
công cụ đo lường hiệu quả được đẩy mạnh, quá trình giao dịch tài chính được thơng
suốt hơn, từ đó giúp ích cho việc mở rộng khả năng sinh lời của tổ chức.
Những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra những kết quả tương tự khi chứng minh
được tác động của hệ thống thơng tin kế tốn đối với hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp – dù xem xét từ góc độ khả năng sinh lời, hoặc khả năng quản lý các
dịng tiền (khả năng thanh tốn), hoặc khả năng sử dụng tài sản hay nguồn vốn (khả


12

năng hoạt động, địn bẩy tài chính) (Sabherwal và cộng sự, 2019), Mikalef và Manjul,
2021, lmudeen, 2022). Tuy nhiên, một trong những hạn chế của các nghiên cứu này
liên quan đến dạng dữ liệu thứ cấp, khi khẳng định kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, và những yếu tố đó có mối quan hệ
tương quan lẫn nhau. Ví dụ, Liu và Chen (2020) cho rằng một doanh nghiệp có hiệu

quả kinh doanh tốt thì sẽ áp dụng hệ thống thơng tin kế tốn tốt, đồng thời việc áp
dụng hệ thống thơng tin kế toán tốt sẽ tác động ngược lại đến kết quả kinh doanh. Việc
dùng thống kê 1 chiều để đánh giá ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế tốn đến kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp khơng đảm bảo độ tin cậy của kết luận. Do đó, phải
dùng những phương pháp nghiên cứu khác như khảo sát người sử dụng hoặc ra quyết
định. Ngồi ra, do có nhiều cách thức tiếp cận về hiệu quả kinh doanh, nên các nghiên
cứu thực nghiệm đã đưa ra những bằng chứng khác nhau trong những môi trường hoạt
động khác nhau Liu và Chen (2020) đã đặt câu hỏi rằng liệu hạch tốn kế tốn q
chính xác có tốt cho doanh nghiệp khơng? Nói cách khác, các biện pháp dùng để tránh
và chuyển thuế (không phải trốn thuế) sẽ gây hạn chế cho doanh nghiệp, khiến cho kết
quả không được như mong đợi, nhất là khi tính theo các chỉ tiêu ROA hay ROE (bằng
lợi nhuận sau thuế chia tổng tài sản hay vốn chủ sở hữu). Do đó, nhánh nghiên cứu này
không được áp dụng nhiều như nhánh thứ hai, sử dụng dữ liệu sơ cấp.
Mehdi và cộng sự (2015) đã tiến hành nghiên cứu hiệu quả của hệ thống thông
tin kế toán đối với hiệu suất, năng suất và khả năng gia tăng lợi nhuận trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Iran. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là điều tra mô tả.
Các tác giả đã sử dụng bảng hỏi dành cho118 SME được niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán Tehran trong giai đoạn 2007 - 2013. Phương pháp phân tích số liệu gồm
thống kê mơ tả, phân tích tương quan Pearson, và phương pháp hồi quy bình phương
nhỏ nhất OLS. Kết quả chỉ ra rằng việc sử dụng hiệu quả HTTTKT ở các doanh
nghiệp trên sàn giao dịch Tehran có quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động, năng
suất và khả năng gia tăng năng suất (đo lường bằng hệ số P/E và Tobin’s Q). Nhiều
nghiên cứu khác cũng đưa ra một số kết quả tương tự (Saeidi, 2014; Nizar và cộng sự,
2016)….Saeidi (2014) đã nghiên cứu tác động của hệ thống thông tin kế tốn với hiệu
quả tài chính. Tác giả sử dụng bảng hỏi đối với 40 lãnh đạo hàng đầu trong công ty
dịch vụ tư vấn đa quốc gia Tata, Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hệ thống
thông tin kế tốn có mối quan hệ chặt chẽ với kiến thức và hiểu biết của nhà quản lý,
nhân viên kế tốn, việc ra quyết định, hiệu quả tài chính và nguồn lực của tổ chức, từ
đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (thông qua chỉ tiêu ROA và
ROE).



13

Nizar và cộng sự (2016) đã đánh giá hệ thống thơng tin kế tốn đối với việc đáp
ứng các u cầu của hiệu quả quản lý và hiệu quả tài chính. Đây là nghiên cứu có sử
dụng điều tra bằng bảng hỏi với mẫu là 38 nhân viên ở các bệnh viện tư tại các tiểu
Vương Quốc Ả rập thống nhất. Nghiên cứu này sử dụng độ lệch chuẩn và trị số trung
bình, kiểm định t-test đối với các giả thuyết được đưa ra. Kết quả đã chỉ ra rằng ở
những bệnh viện được điều tra, hệ thống thông tin kế tốn có thể cung cấp thơng tin
thỏa mãn u cầu về chức năng hiệu quả tài chính.
Akesinro và Adetoso (2016) đã tìm hiểu hiệu quả của hệ thống thơng tin kế tốn
đã cài đặt trên máy tính đối với hoạt động của ngân hàng trong ngành ngân hàng của Nige-ri-a. Nghiên cứu này có sử dụng điều tra bằng bảng hỏi và lấy mẫu thuận tiện với 50
mẫu từ 3 ngân hàng tiền gửi ở Ni-ge-ri-a. Với việc áp dụng hệ số tương quan để phân
tích số liệu, nghiên cứu đã cho thấy hệ thống thơng tin kế tốn trên máy tính có hiệu
quả tích cực tới khả năng sinh lời và khả năng níu giữ khách hàng.
Nghiên cứu thực nghiệm của Taiwo (2016) đã làm rõ tác động của cơng nghệ
thơng tin đối với hệ thống kế tốn và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Tác giả sử dụng
số liệu sơ cấp và thứ cấp. Số liệu sơ cấp được khai thác từ bảng hỏi dành cho 20 nhân
viên thuộc ngành tài chính và những nhân viên làm việc tại các phịng liên quan đến kế
tốn ở đại học Covenant, Ni-ge-ri-a. Số liệu này được phân tích dựa trên phân tích
tương quan Pearson. Kết quả cho thấy hệ thống ICT có mối quan hệ dương với hệ
thống kế toán và mối quan hệ dương với hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Một nghiên cứu khác về tác động của hệ thống thơng tin kế tốn đối với hiệu
quả hoạt động doanh nghiệp đã được Esmeray (2016) công bố. Phương pháp nghiên
cứu được sử dụng cũng là điều tra bằng bảng hỏi. Số liệu định tính được thu thập từ
phỏng vấn 60 doanh nghiệp. Số liệu được phân tích bằng phương pháp bình phương
nhỏ nhất khái qt hóa. Kết quả chỉ ra rằng HTTTKT có mối tương quan lớn và tích
cực giữa với trình độ văn hóa của nhà quản lý.
Samer (2016) đã tiến hành phân tích hiệu quả và tác động của hệ thống thơng

tin kế tốn đối với hiệu quả hoạt động của các công ty thuộc ngành công nghiệp công
ở Jordan. Mẫu nghiên cứu gồm 42 công ty khác nhau trên sang giao dịch chứng khoán
Amman vào cuối 2012. Kết quả cho thấy việc áp dụng HTTTKT trong các công ty này
rất hiệu quả, đặc biệt là thỏa mãn các yêu cầu về lập kế hoạch. Đồng thời, phần lớn
quyết định đưa ra đều dựa trên ý kiến cá nhân của nhà quản lý, nhưng lại nhận được sự
ủng hộ của ban quản lý-những người bị ảnh hưởng nhiều từ các quyết định này.


14

Ali và cộng sự (2016) nghiên cứu về tác động của các nhân tố thành công trong
HTTTKT đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức. Bốn loại nhân tố thành công của
HTTTKT bao gồm chất lượng dịch vụ, chất lượng thông tin, chất lượng số liệu và chất
lượng hệ thống. Đây được xem như những yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động. Số
liệu được thu thập từ bảng hỏi với 273 người trong hệ thống ngân hàng của Jordan đã
tham gia trả lời. Số liệu được phân tích bằng phương pháp PLS-SEM. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng chất lượng dịch vụ, chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống là những
nhân tố thành công chủ chốt của HTTTKT khiến cho hiệu quả hoạt động gia tăng. Các
tác giả đã kết luận rằng những tổ chức ngành ngân hàng có thể gia tăng hiệu quả hoạt
động nếu ứng dụng và áp dụng các chỉ số thành công của HTTTKT.
Abdullah (2017) đánh giá khả năng cung cấp các chỉ số định lượng về hoạt
động tài chính của hệ thống thơng tin kế tốn điện tử đối với các trường đại học công
lập và tư thực. Số liệu đươc thu thập từ bảng hỏi điều tra và phỏng vấn 20 trưởng
phịng tài chính (CFO) của các trường cơng lập và tư thục thuộc Bộ giáo dục đại học
và nghiên cứu khoa học của Jordan. Phương pháp phân tích số liệu áp dụng độ lệch
chuẩn và kiểm định T - test đối với các giả thuyết được đưa ra. Kết quả nghiên cứu
cho thấy HTTTKT trong các trường đại học công lập và tư thục điện tử ở Jordan có
thể đưa ra những chỉ số định lượng về hoạt động tài chính.
Teru và cộng sự (2017) đã tìm hiểu ảnh hưởng của hệ thống thơng tin kế tốn
phục vụ kiểm sốt nội bộ hiệu quả đối với hoạt động của doanh nghiệp. Các tác giả đã

thu thập và đánh giá số liệu định tính từ những nghiên cứu liên quan. Ngồi ra, số liệu
thứ cấp cũng được sử dụng để đưa ra những kết luận đáng tin cậy dựa trên số liệu thực
nghiệm. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng khi kiểm soát được tiến hành với hiệu quả và
hiệu suất cao thì hoạt động tài chính được cải thiện, độ tin cậy của thơng tin kế tốn
được nâng cao. Nhờ đó, người sử dụng thơng tin đưa ra các quyết định chính xác hơn.
Alnajjar (2017) nghiên cứu tác động của hệ thống thơng tin kế tốn đối với
quản trị hoạt động và hoạt động của tổ chức. Tác giả đã thu thập số liệu từ 74 DNNVV
và tiến hành phân tích nhờ áp dụng mơ hình hồi quy. Kết quả cho thấy kiến thức của
lãnh đạo về kế toán và sự ủng hộ của lãnh đạo cấp cao có tác động lớn tới hệ thống
thơng tin kế tốn trong tổ chức. Ngược lại, hệ thống thơng tin kế tốn cũng có tác động
lớn với quản trị hoạt động và hoạt động của tổ chức.
Isa (2017) tiến hành nghiên cứu khám phá để đánh giá tác động của hệ thống
thông tin kế tốn trên máy tính với hoạt động quản trị khu vực công ở Nigeria. Số liệu
thứ cấp được thu thập để phân tích tác động của hệ thống thơng tin kế tốn trên máy
tính (CAIS) với cán bộ quản lý của các Bộ, ban, ngành. Cơ sở tham chiếu số liệu là


15

khung kế tốn và quy trình hoạt động của khu vực công ở Nigeria. Nghiên cứu này đã
chỉ ra một số vấn đề trong quá trình áp dụng CAIS như chi phí phần cứng, phần mềm
cao, phí bảo trì hệ thống và địi hỏi kỹ năng chun mơn. Những vấn đề khác phải kể
đến là cắt giảm nhân công, an ninh chưa được bảo đảm và công tác hỗ trợ, in ấn, linh,
phụ kiện. Nghiên cứu này cũng đề cập đến những triển vọng của việc áp dụng CAIS
như chi phí hoạt động giảm, hiệu quả nâng cao, chức năng được tăng cường, báo cáo
ngồi được cải thiện, thơng tin được xử lý nhanh và chính xác hơn. Kết luận của
nghiên cứu này chỉ tập trung vào tác động của hệ thống thơng tin kế tốn trên máy tính
đối với cán bộ quản lý và các Bộ, ban, ngành mới dựa trên khn khổ khung kế tốn
và q trình hoạt động của khu vực công ở Nigeria.
Khan (2017) đã chỉ ra ảnh hưởng của hệ thống thơng tin kế tốn đối với hiệu

quả hoạt động của tập đoàn Procter and Gamble. Số liệu được thu thập từ phiếu điều
tra xây dựng theo thang đo Likert. 174 nhân viên tập đoàn đã tham gia trả lời. Số liệu
được phân tích theo mơ hình hồi quy tuyến tính. Tác giả chứng minh rằng HTTTKT
có tác động lớn nhất tới hoạt động marketing, sau đó là việc làm. Từ đó, tác giả đưa ra
kết luận hệ thống thơng tin kế tốn có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của tổ
chức tại tập đồn P&G.
Al-Dalaien và Khan (2018) đã tìm hiểu về tác động của HTTTKT đối với hoạt
động tài chính của một số công ty bất động sản ở Jordan. Nghiên cứu này đã sử dụng
bảng hỏi để thu thập số liệu từ một số nhân viên làm việc trong các công ty như Noor
Capital, Jordan International Investment Company (JIIC), Ihdathiat Coordinates, Real
Estate Development (RED), và Afaq Holding. Có 175/250 phiếu hợp lệ được phân tích
bằng phương pháp hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong khi hệ
thống thơng tin kế tốn khơng mấy hữu dụng đối với Ihdathiat Coordinates nhưng lại
mang đến nhiều lợi ích cho công ty đầu tư Quốc tế Jordan-Jordan International
Investment Company (JIIC).
Ironkwe và Nwaiwu (2018) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về tính hiệu quả
của hệ thống thơng tin kế tốn đối với các chỉ số đo lường tài chính và phi tài chính tại
các doanh nghiệp ở Nigeria. Các tác giả thu thập số liệu định tính và định lượng từ
bảng hỏi và sàn giao dịch chứng khoán Nigeria (2011-2014) đối với 16 doanh nghiệp
và tiến hành phân tích bằng phương pháp hồi quy tuyến tính và SPSS. Kết quả nghiên
cứu cho thấy HTTTKT có tác động tích cực đối với các chỉ số đo lường tài chính và
phi tài chính của doanh nghiệp ở Nigeria.
Rehab (2018) tìm hiểu về tác động của hệ thống thơng tin kế tốn tới hoạt động
tổ chức của doanh nghiệp. Tác giả thu thập số liệu từ 137 DNNVV ở Ả-rập-xê-út để


×