Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Quan ly cong nghe t6 t123

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.99 KB, 6 trang )

QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ

TIẾT 1 2 3 THỨ 6

HỌC KỲ 112

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN TRỊ KINH DOANH CHO KỸ SƯ
HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2011 - 2012
NHÓM 5 – TIẾT 1 2 3 NGÀY THỨ 6
QUẢN LÝ CƠNG NGHỆ
1/ Giữa khoa học, cơng nghệ và kỹ thuật có điểm gì trùng khớp?
Trên thực tế, 3 lĩnh vực này khơng có ranh giới rõ ràng khi được quy chiếu vào q trình đổi mới
cơng nghệ, đặc biệt là kỹ thuật và công nghệ. Trước tiên, chúng ta cần phân biệt một cách khái
quát giữa 3 từ này, cụ thể trong lĩnh vực tự nhiên.
-

Khoa học nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, khám phá các quy luật và bản chất của vật
chất, có vai trị định hướng cho các ứng dụng.
Kỹ thuật đi sâu vào các ứng dụng thực tiễn từ kiến thức khoa học, có định hướng phát triển
thành đối tượng sử dụng được.
Cơng nghệ phát triển các sản phẩm kỹ thuật đã hội đủ tính khả thi và các chức năng cần thiết,
có định hướng tiêu chuẩn hoá và thương mại hoá.

Theo sơ đồ quá trình trực tuyến của đổi mới tận gốc:
-

-

-


Khoa học và kỹ thuật trùng khớp nhau ở các giai đoạn nghiên cứu tính khả thi khoa học và
phát minh. Một lượng lớn các cơng thức tính tốn của khoa học là công thức kinh nghiệm
của kỹ thuật.
Khoa học và công nghệ trùng khớp nhau ở giai đoạn phát minh. Kiến thức khoa học thường
được tìm hiểu theo hướng thay đổi tư duy cơng nghệ hiện hành (tìm một hướng đi khác "lối
mịn").
Cơng nghệ và kỹ thuật trùng khớp trong phần lớn giai đoạn: phát minh, mẫu khả thi kỹ thuật,
mẫu áp dụng chức năng, mẫu kỹ thuật, mẫu sản xuất, sản xuất thử. Ngồi ra, cơng nghệ và kỹ
thuật cịn được kiểm sốt, đánh giá bằng hệ thống tiêu chuẩn các cấp, cụ thể là các biến điều
khiển, tham số, cơng thức kinh nghiệm.

Trong giai đoạn phát minh, ngồi kiến thức khoa học, người ta cịn tìm hiểu về các công nghệ và
kỹ thuật hỗ trợ để tối ưu hố mẫu theo ràng buộc về tính khả thi, rút ngắn thời gian nghiên cứu
cơ bản.

1


QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ

TIẾT 1 2 3 THỨ 6

HỌC KỲ 112

2/ Thất bại của NOKIA là do đâu?
Sự thất thế của NOKIA là do đâu thì đúng hơn.
Quý 1/2012, NOKIA chấm dứt 14 năm liên tục dẫn đầu thị trường điện thoại di động về tay
SAMSUNG. Nguyên nhân do đâu có thể liệt kê như sau:
-


-

Tổng giám đốc điều hành Nokia đương nhiệm Stephen Elop, nhậm chức hồi tháng 9/2010,
đang điều hành Nokia không như một CEO mà lại như một CFO (giám đốc tài chính). CEO
phải là người nhìn thấy chiến lược phát triển công ty cho nhiều năm tiếp theo. Cịn CFO là
giám đốc tài chính là người vốn chỉ quan tâm tới việc đạt những kết quả trước mắt mà không
nghĩ đến phát triển trong tương lai xa.
Điện thoại truyền thống - dòng sản phẩm chủ lực của NOKIA - ngày càng thất thế trước
smartphone.
Smartphone NOKIA, nền tảng Window Phone 7 rất khó cạnh tranh với thiết bị chạy IOS và
Android đang chiếm thế thượng phong.

3/ Ở Việt Nam, chuyển giao cơng nghệ có gì khác biệt so với thế giới?
Chuyển giao công nghệ là truyền bá công nghệ từ nước này sang nước khác không sản sinh ra nó
* Ở Việt Nam:
-

-

80 – 90 % cơng nghệ sử dụng có nguồn gốc từ nước ngồi.
Tiếp nhận các CN có giá trị gia tăng thấp, cần nhiều lao động, gây ô nhiễm môi trường.
Bị các bên chuyển giao CN khống chế khả năng phát triển nội sinh bằng cách luôn tạo ra các
nhu cầu nhập CN mới.
CN nước ta cịn thiếu và yếu, DN khơng quan tâm. Mà DN khơng quan tâm thì kinh phí cho
sáng chế khơng có, dẫn đến lại thiếu và yếu.
Tính tự ti "thâm niên" vào khả năng của dân tộc cũng góp phần đẩy nền CN đi xuống.
*Ở thế giới:
Các nước nhận chuyển giao (đa phần là các nước đang phát triển): như nước ta.
Các nước chuyển giao (đa phần là các nước phát triển)
 Mở rộng thị trường, khống chế nhu cầu tiêu dùng và sản xuất, tận dụng được nguồn tài

nguyên thiên nhiên và con người ở các nước nhận chuyển giao.
 Ln được kích thích cải tiến cơng nghệ, sáng chế công nghệ.

2


QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ

TIẾT 1 2 3 THỨ 6

HỌC KỲ 112

4/ Lúc nào thì nên đổi mới tận gốc hay đổi mới gia tăng?
Để xác định đc khi nào đổi mới tận gốc hay gia tăng cần có đầy đủ và chích xác thơng tin về
khác hàng cũng như các đối thủ trong hoạt động dự báo xu hướng thay đổi của cơng nghệ và
thực tế có nhiều cơng ty tiến hành song song cả hai loại đổi mới này để có thể thích nghi kịp thời
với sự thay đổi không ngừng của các sản phẩm công nghệ.
5/ Phân biệt CN nội sinh và CN có được sau chuyển giao?
Nhóm dùng căn cứ cụ thể để phân biệt là yếu tố trong nước - ngồi nước. Theo đó:
Cơng nghệ nội sinh là công nghệ được tạo ra thông qua quá trình nghiên cứu và triển khai ở
trong nước, có chu trình như sau:
- Tìm hiểu nhu cầu
- Thiết kế
- Chế tạo thử
- Sản xuất
- Truyền bá và đổi mới
Công nghệ nội sinh thích hợp với điều kiện trong nước do được thiết kế từ các dữ liệu thu thập
theo nhu cầu của địa phương, dễ đào tạo để người sử dụng làm chủ, tiết kiệm ngoại tệ và chủ yếu
dựa vào nguồn lực sẵn có. Tuy nhiên, nếu trình độ nghiên cứu và triển khai trong nước khơng
cao thì cơng nghệ ít tạo giá trị, gây lãng phí (thời gian, tiền bạc, nhân lực) và có thể khiến sản

phẩm khó cạnh tranh trong thời buổi hội nhập.
Cơng nghệ có được do chuyển giao (công nghệ ngoại sinh) là công nghệ có được thơng qua mua
cơng nghệ do nước ngồi sản xuất, có chu trình như sau:
- Nhập
- Thích nghi
- Làm chủ
(Nguồn: Quản trị công nghệ, Học viện Công nghệ Bưu chính & Viễn thơng, 2006)

3


QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ

TIẾT 1 2 3 THỨ 6

HỌC KỲ 112

6/ Cơng ty có cần thường xun đổi mới khơng, xét về yếu tố chi phí tốn kém?
Như đã trình bày ở câu 8, ĐMCN có liên quan mật thiết với khách hàng. ĐMCN tất nhiên tốn
kém nhưng cũng cần xét đến mặt lợi ích mà nó đem lại cho doanh nghiệp như: giải quyết bài
toán tối ưu về các thơng số của q trình sản xuất (năng suất, chất lượng, hiệu quả...). Và hơn
hết, nếu khách hàng đã tỏ ra khơng thích sản phẩm/dịch vụ của 1 doanh nghiệp, cơng ty thì đổi
mới là điều tất yếu mà cơng ty, doanh nghiệp cần phải xem xét và tiến hành (nếu khơng sẽ có
nguy cơ phá sản).
Về mức độ thường xuyên của đổi mới, phải dựa vào điều kiện và mục đích của cơng ty, doanh
nghiệp (đổi mới nhằm mục đích tạo sự mới lạ, nổi bật so với các sản phẩm cùng loại của công ty
khác, đổi mới nâng chất lượng,... khi trong thời kỳ ra mắt sản phẩm, hoặc cạnh tranh gay go với
công ty khác). Công ty cần nghiên cứu về việc doanh thu ước tính thu được từ việc đổi mới có
nhiều hơn so với chi phí bỏ ra khơng (cần lưu ý là ĐMCN có thể chỉ là đổi mới 1 phần chứ
không phải tất cả).


7/ Cơng nghệ là sở hữu riêng, điều này có mâu thuẫn với việc chuyển giao công nghệ hay
không?
CN là sở hữu riêng, việc chuyển giao CN từ nước này sang một hoặc nhiều nước khác ln có
những mặt tích cực và tiêu cực của nó.
Như đã thuyết trình, bên nhận chuyển giao CN phải trả chi phí (có khi khổng lồ) cho bên chuyển
giao kèm theo các điều khoản nhất định. Ví dụ như, bạn có thể nghe quảng cáo trên TV rằng
"Vinaxuki đầu tư sản xuất xe du lịch theo công nghệ Nhật Bản", nghĩa là vấn đề bản quyền phải
rõ ràng.
8/ Đổi mới công nghệ liên quan như thế nào đến nhu cầu khách hàng?
ĐMCN là việc chủ động thay thế phần quan trọng hay toàn bộ đã và đang sử dụng bằng 1 CN
khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn.
Mọi ĐMCN đều bắt đầu từ những nhu cầu của xã hội và phục vụ nhu cầu nào đó của xã hội hay
nói rõ ra đối với 1 doanh nghiệp, ĐMCN xuất phát từ sự muốn làm hài lịng khách hàng của
mình để sản phẩm của mình được ưa chuộng hơn.
Như vậy, khách hàng có thể xem là "nguồn gốc", lý do để việc ĐMCN được thực hiện.
9/ Cách ngăn ngừa và khắc phục tình trạng cơng nghệ bị đánh cắp?
Bộ phận quản lý công nghệ phải làm việc một cách hiệu quả, bên cạnh việc ứng dụng CN phải
đặc biệt chú ý đến công tác bảo mật CN. Cần có những chính sách thích hợp để làm tốt công tác
này, chú trọng đến đội ngũ nhân sự liên quan đến CN, trách nhiệm của họ đối với CN, những
quyền lợi thích đáng đi kèm, đồng thời phải có hệ thống bảo mật bảo vệ cơ sở dữ liệu thông tin
4


QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ

TIẾT 1 2 3 THỨ 6

HỌC KỲ 112


chắc chắn. Bên cạnh đó, cần phải liên tục nghiên cứu, cải tiến để CN luôn được làm mới, vượt
trội, và tất nhiên khó bị sao chép, đánh cắp. Có thể tóm tắt các giải pháp như sau:
Cách ngăn ngừa
-

-

Kiểm soát an ninh khu vực làm việc của bộ phận quản lý cơng nghệ (có thể cách ly trong
khoảng thời gian quy định, quy định số thành viên tối đa có mặt trong khu vực R&D).
Phân chia cơng nghệ theo hướng mỗi thành viên của nhóm quản lý chỉ chuyên trách một
phần nhất định, sao cho công nghệ chỉ ứng dụng được khi có sự tích hợp của tồn bộ các
thành phần.
Tiêu chuẩn hố các thành phần cấu thành cơng nghệ theo các format riêng.
Bổ sung quyền lợi và trách nhiệm với nhóm quản lý cơng nghệ.

Cách khắc phục
-

Rút ngắn chu trình của cơng nghệ ở mức có thể để giảm khả năng cạnh tranh của công nghệ
bị đánh cắp
Thu thập các giấy tờ pháp lý và nhờ chuyên gia về luật tư vấn khi công nghệ bị đánh cắp dẫn
đến khiến kiện, tranh chấp hoàn toàn hoặc một phần các yếu tố cấu thành.

10/ Khác nhau trong quản lý giữa đổi mới tận gốc và đổi mới gia tăng?
Như đã trình bày, quản lý ĐMTG xảy ra ở mức độ cơng ty quy mơ lớn hơn ĐMGT nên có sự
khác biệt như sau :
-

-


ĐMTG: người quản lý cần kỹ năng quản lý các vấn đề chung của công ty như tạo sự liên kết
giữa các bộ phận, khả năng ra quyết định điều phối công việc và đương nhiên trách nhiệm
cũng lớn hơn.
ĐMGT: người quản lý cần kiến thức chuyên sâu hơn về bộ phận do mình quản lý và chịu
trách nhiệm ở mức bộ phận.

11/ Làm thế nào để tiếp thu công nghệ để phục vụ cho đất nước chứ khơng đơn thuần là
giải quyết tình trạng lao động hiện nay?
Để làm được điều này không thể chỉ có một cơng ty, tập đồn riêng lẻ mà cần có sự liên kêt hợp
tác từ nhiều phía, đặc biệt là phải có sự liên kết giữa nhà nước và doanh nghiệp. Doanh nghiệp
cần phải có sự hỗ trợ rất lớn từ nhà nước trong việc liên kết nhiều doanh nghiệp, tiếp nhận CN
đến ứng dụng CN. Có như vậy, CN mới được tiếp nhận và sử dụng hiệu quả trên phạm vi phục
vụ đất nước hiệu quả cao.

5


QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ

TIẾT 1 2 3 THỨ 6

HỌC KỲ 112

Việc tiếp thu CN phụ thuộc vào năng lực đổi mới của doanh nghiệp gồm các yếu tố chính là đầu
tư cho đổi mới và trình độ nguồn nhân lực. Nhìn chung, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát
triển của Việt Nam rất thấp so với yêu cầu phát triển nền kinh tế và nhịp độ tăng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài trong thời gian gần đây. Khi mở cửa thị trường, sự nỗ lực hoạt động R&D của
bản thân các DN có ý nghĩa quyết định. Các DN phải nỗ lực trong hoạt động R&D và quan tâm
nhiều hơn tới phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, lúc đó chúng ta mới có khả năng tiến xa
hơn để hiểu biết công nghệ phục vụ đổi mới dất nước chứ khơng chỉ là giải quyết tình trạng lao

động, việc làm.
12/ Cơng nghệ ở nước ngồi khi sản xuất được bán ở Việt Nam với giá cao. Làm sao để có
thể tiếp thu tận gốc? Ví dụ như phát triển giống gốc của bò sữa?
Câu hỏi số 11 và 12 của bạn hỏi về yếu tố cả đất nước vượt qua khuôn khổ của môn học là quản
trị kinh doanh (dành cho doanh nghiệp). Qua tìm hiểu, nhóm xin trả lời bạn rằng: Việt Nam
muốn có được công nghệ hiện đại khi bắt đầu chậm hơn các nước đã phát triển (do chiến tranh)
nên cần có sự giúp đỡ đầu tư cơng nghệ từ nước ngồi. Chúng ta khơng chỉ dừng lại ở sự cần
giúp đỡ đó mà phải tạo môi trường thuận lợi để hợp tác, khiến các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư
công nghệ hơn bằng cách phát triển nhân lực có kiến thức cao am hiểu công nghệ. Đồng thời nhà
nước nên xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ,
chuyển giao công nghệ, từng bước làm chủ cơng nghệ đó. Có vậy chúng ta mới tiến tới mục tiêu
tiếp thu tận gốc công nghệ.
13/ Làm sao để công nghệ tốt hơn đối thủ khác mà không bị xem là nhái?
Muốn làm được điều này, cần quản lý chuỗi giá trị công nghiệp tốt, sử dụng lợi nhuận đầu tư
nhiều cho hoạt động R&D và không ngừng cập nhật thông tin nhu cầu khách hàng nguồn gốc
của sự cải tiến.
14/ Giữ chân người quản lý công nghệ bằng cách nào?
Như ta đã biết, người quản lý cơng nghệ là người có khả năng nhận biết, điều phối các hoạt động
liên quan đến công nghệ chủ chốt của công ty, họ là những người đặc biệt quan trọng xét cả về
góc độ quản lý và kỹ thuật. Trước tiên ta cần tạo cho người quản lý công nghệ sự thoải mái trong
môi trường làm việc, giữ cho họ niềm tin về sự phát triển của công nghệ đối với công ty, tạo cho
họ sự thẳng thắn khi chia sẻ những ý kiến đóng góp để họ cảm nhận được tầm quan trọng của
bản thân và luôn được hoan nghênh. Một nhà quản lý công nghệ khi đã có niềm tin và đã đóng
góp nhiều cho cơng ty thì khơng dễ dàng từ bỏ cơng ty mà chính bản thân họ đã dành tâm huyết.

6




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×