Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

04 quản lý thai nghén

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.25 KB, 28 trang )

QUẢN LÝ THAI NGHÉN
BS. Hồ Việt Thu
MỤC TIÊU
Trình bày được mục đích, lợi ích của quản lý thai nghén
1- Trình bày được nội dung các lần khám thai
2- Phân loại các nhóm thai kỳ nguy cơ cao
NỘI DUNG:
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ :
Quản lý thai nghén là quản lý được tất cả những phụ nữ có thai trong

địa phương do người cán bộ y tế phụ trách, ghi vào sổ, lập phiếu theo dõi để
tiến hành khám thai định kỳ cho từng người nhằm đảm bảo một thai kỳ bình
thường và sanh đẻ an toàn cho cả mẹ và con
Sự mang thai và sự sinh đẻ là một hiện tượng sinh lý nhưng những thay
đổi trong cơ thể người phụ nữ trong thời kỳ thai nghén cho ta thấy ranh giới
giữa sự khỏe mạnh và bệnh tật có khi khơng rõ ràng, có thể có một bệnh lý
nào đó kèm theo trong thời kỳ thai nghén nhưng không nguy hiểm nhưng đôi
khi là một hiểm họa đe dọa đến tính mạng của người mẹ hoặc thai nhi, hay có
rất nhiều biến cố liên quan đến thai nghén và sinh đẻ mà nếu sản phụ được
khám đủ và đúng trong suốt thời kỳ thai nghén sẽ có thể phịng tránh được
II – MỤC ĐÍCH CỦA QUẢN LÝ THAI NGHÉN :
1- Khám thai để chẩn đoán thai nghén sớm và phân loại thai nghén
2- Theo dõi sự phát triển của thai, chăm sóc tốt sức khỏe cho bà mẹ và thai
nhi nhằm đảm bảo sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh thông minh
3- Phát hiện, dự phòng và xử lý kịp thời các bệnh lý và bất thường xảy ra
trong thai kỳ
4- Tạo cơ hội để bà mẹ được tư vấn về những chuyển biến của cơ thể, những
lo âu và sợ hải về việc mang thai, phát hiện và điều trị những rối loạn tâm
lý của thai phụ trong suốt thai kỳ


105


5- Bà mẹ sẽ được thông báo rõ về những phương thức hay thủ thuật cần thiết
phải được thực hiện cho bà: mục đích, lý do và những kết quả có thể có
6- Cả hai vợ chồng đều được chuẩn bị cho cuộc sanh, ngày dự sanh, chăm sóc
trẻ qua sự tiếp nhận những thông tin, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh thai
nghén, tự chăm sóc mình, chăm sóc trẻ và thực hiện kế hoạch hố gia đình
KHÁM
KHÁM THAI ĐỊNH KỲ
KỲ TỐI
TỐI
THIỂU 3 LẦN

ĐĂNG KÝ THAI
NGHÉN
BẢO VỆ THAI NHI

CHĂM SÓC BÀ MẸ
TRƯỚC SINH

TIÊM PHÒNG
UỐN VÁN

PHÁT HIỆN SỚM
SỚM YẾU
YẾU TỐ
NGUY
TỐ
NGUY

CƠ CƠ

GIÁO DỤC VỆ SINH THAI
NGHÉN

III- LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ THAI NGHÉN SỚM :
1- Nhằm giải quyết sớm, dễ và an tồn nếu thai ngồi kế hoạch
2- Chăm sóc và theo dõi chu đáo nếu thai trong kế hoạch
3- Xử trí sớm nếu thai có nguy cơ
VI- CƠNG CỤ ĐỂ QUẢN LÝ THAI NGHÉN:
Có 4 cơng cụ để quản lý thai:
- Sổ khám thai
- Phiếu khám thai
- Bảng quản lý thai sản
- Hộp hẹn và phiếu hẹn
1. Sổ khám thai: Là công cụ quan trọng hàng đầu không thể thiếu của công
việc quản lý thai, cho biết tổng thể về số lượng và chất lượng thăm khám thai,
qua đó cũng nhằm đánh giá chất lượng của cán bộ y tế trong việc quản lý sức
khỏe sinh sản tại địa phương
106


2. Phiếu khám thai (Phiếu theo dõi sức khỏe bà mẹ tại nhà): là cơng cụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản từ trước, trong, sau đẻ và cả thời gian giữa hai kỳ có thai
vừa có thể sử dụngđầy đủ như phiếu khám thai, lại là phiếu theo dõi và phát
hiện nguy cơ kể cả kế họach hóa gia đình, phiếu dùng cho suốt tuổi sinh sản
3. Bảng quản lý thai sản:
- Cho biết số sinh trong tháng để có kế họach chuẩn bị phục vụ. Nếu thiên tai,
lũ lụt… đây là những đối tượng mà y tế phải ưu tiên giúp đỡ
- Phát hiện thai quá ngày

- Nhận định số thai nghén có nguy cơ
- Đánh giá tổng quát số lần sinh, chất lượng dân số
- Đánh giá khả năng quản lý thai của cán bộ y tế cơ sở
- Quản lý số đã sinh để thực hiện việc chăm sóc sức khỏe tại nhà và vận động
thực hiện kế họach hóa gia đình sau đẻ
4. Hộp và phiếu hẹn:
- Hẹn và kiểm tra có đến đúng hẹn hay không là một nội dung quan trọng của
quản lý thai nghén. Thời gian hẹn không nên quá 3 tháng:
. Hẹn khám thai lần sau
. Hẹn tiêm phòng VAT
. Hẹn để cấp viên sắt mỗi tháng
- Nên có các lần hẹn cụ thể gắn với bảng quản lý thai sản, hết tháng kiểm tra
lại, nếu cịn phiếu thì có nghĩa là hẹn ấy chưa được thực hiện
V- ĐỐI TƯỢNG THAM GIA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THAI NGHÉN:
1- Người hỗ trợ cho công tác này là Bác sĩ sản khoa và các nữ hộ sinh
2- Sự chăm sóc này trở nên phổ biến hơn có thể được thực hiện ở các phịng
mạch bác sĩ , dưỡng đường, nhà bảo sanh, trung tâm chăm sóc sức khỏe
sinh sản các cấp, bệnh viện … và phải đảm bảo nếu có biến chứng nào xảy
thì sản phụ lập tức được chuyển tới nơi chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm
để được xử lý
107


VI- CÁC VẤN ĐỀ CỤ THỂ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THAI
NGHÉN :
Vấn đề 1: Trước thai kỳ:
* Chuẩn bị tâm lý cho bà mẹ tương lai :
-

Một số phụ nữ mang thai với một tâm trạng bình thường, tự tin vào

sức khỏe của mình và sự phát triển tự nhiên của thai kỳ

-

Tuy nhiên phần lớn phụ nữ khác rất lo lắng giai đoạn đầu họ lo sợ bị
sẩy thai, sau đó lo lắng về vấn đề phát triển của thai, dị tật, thai chậm
phát triển, chuyển dạ sẽ đau đớn và nguy hiểm

-

Vấn đề trầm cảm trước sanh : có khoảng 5% -10% thai phụ có vấn
đề trầm cảm trong suốt thai kỳ, những phụ nữ này cần được cảm
thơng và được giải thích tỷ mỷ, động viên tại các phòng khám để
tránh sự trầm cảm sau thai kỳ

-

Một số khác còn quan tâm đến việc sau khi sanh họ có thể lấy lại
hình dáng bình thường như trước mang thai không ? những lo lắng
này họ sẽ khơng biểu lộ trừ khi được khuyến khích bày tỏ với Bác sĩ

-

Được giảm đi những lo sợ về sự đau đớn và khó khăn của chuyển dạ
bằng những cách giải thích đơn giản vềnhững diển biến tự nhiên của
quá trình chuyển dạ từ bác sĩ hay từ những lớp học hướng dẫn chăm
sóc tiền thai hoặc những thơng tin từ sách vở, tạp chí giúp họ cảm
thấy yên tân hơn đến ngày sinh nở

* Thăm khám sức khỏe trước khi có thai:

a) Mục đích
-

Cho người phụ nữ biết họ cóthể mang thai được khơng ?

-

Hướng dẫn chế độ điều trị thích hợp để có thể mang thai được

b) Nội dung khám : khám toàn diện và cần chú ý :
 Hỏi kỹ tiền căn
-

Phụ khoa ( các biện pháp ngừa thai, các bệnh phụ khoa đã mắc )
108


-

Nội khoa : cường giáp, tim mạch, tiểu đường, bệnh lý thận …

-

Ngoại khoa những bệnh lý để lại di chứng trên khung chậu ảnh
hưỡng đến chuyển dạ sau này : chấn thương vùng chậu, xương đùi,
cột sống, dị tật bẩm sinh gây gù, vẹo …

-

Tiền căn về những thai kỳ trước đó


-

Tiền sử gia đình các bệnh di truyền : CHA, tiểu đường, bệnh về
máu, sinh đôi,…
 Thăm khám :

-

Thăm khám tổng quát các bộ phận

-

Thăm khám phụ khoa
 Xét nghiệm :

-

Máu : CTM, GS, Rh, HbsAg, VDRL, HIV, đường huyết, KSTSR,
Rubella, Toxo, CMV ….

-

Nước tiểu : TPTNT, soi cấy …

-

Huyết trắng : soi, nhuộm, cấy dịch âm đạo, pap’smear

Vấn đề 2: Trong thai kỳ

Ở nước ta hiện nay Bộ Y tế qui định trong một cc thai nghén
bình thường tối thiểu phải khám cho bà mẹ 3 lần : 3 tháng đầu, 3 tháng
giữa, 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra bà mẹ phải đi khám thêm bất cứ khi
nào nếu có triệu chứng bất thường như đau bụng, ra huyết, ra nước âm
đạo, nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt…
*Chín bước khám thai chung :
1. Hỏi :
- Bản thân( tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, dân tộc, trình độ văn hóa,
điều kiện sống)
- Gia đình, hơn nhân
- Kinh nguyệt( tiền sử kinh nguyệt, kinh cuối)
- Tiền sử bệnh toàn thân
109


- Tiền sử sản, phụ khoa
- Các biện pháp tránh thai đã dùng
-

Hỏi về thai lần này : kinh cuối, thai máy, thai phụ có phàn nàn gì

khơng ?
2. Khám tồn thân : đo chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp, phù, bướu
giáp, da niêm mạc, tim phổi, thận, tiêu hóa, cơ xương khớp, phản xạ gân
xương
3. Khám sản khoa : đo bề cao tử cung, vòng bụng, tim thai, thủ thuật
Leopole
4. Xét nghiệm : CTM, nhóm máu, Rh, đường huyết, HIV, BW, HbsAg,
protein niệu
Double test, Triple test sàng lọc dị tật thai nhi nếu có điều kiện

Siêu âm
5. Tiêm phịng uốn ván
6. Cung cấp một số thuốc thiết yếu: sắt, a. folic, thuốc phòng sốt
rét( nếu trong vùng có sốt rét lưu hành)
7. Giáo dục vệ sinh thai nghén
8. Điền vào sổ, ghi phiếu, điền bảng và hộp quản lý thai nghén
9. Thông báo kết quả thăm khám, hẹn tái khám định kỳ hay khi có dấu
hiệu bất thường
* Lần khám đầu tiên :
a) Mục đích :
-

Chẩn đốn thai nghén

-

Nếu có thai thì đăng ký thai nghén, nếu thai ngồi ý muốn thì giúp
thai phụ hướng xử trí thích hợp và an tồn nhất

-

Phát hiện các bệnh lý của mẹ( nội ngoại khoa, phụ khoa… )và thai
bệnh lý( thai lưu, thai trứng, thai ngoài tử cung…)
b) Thời điểm khám :
110


-

Trể hơn một chu kỳ kinh đối với thai phụ bình thường


-

Một tuần sau khi trễ kinh đối người có tiền căn sẩy thai, thai ngoài
tử cung … hay khám ngay khi có dấu hiện bất thường như đau bụng,
ra huyết…
c) Nội dung khám :
 Hỏi về tên, tuổi, nghề nghiệp, điạ chỉ
 Tiền căn những thai kỳ trước đó :

-

Tuổi thai lúc sanh, con cân nặng lúc sanh, tình trạng của trẻ, thời
gian chuyển dạ, cách sanh, biến chứng trước sanh, trong chuyển dạ,
hậu sản

-

Tiền căn sẩy thai, sanh non

-

Bệnh lý đi kèm tiểu đường, cao huyết áp,…

-

Tiền căn nhiễm trùng bào thai, nếu có nhiễm trùng hiện tại nên điều
trị để đánh giá ảnh hưởng trên thai

-


Khiếm khuyết của thai kỳ trước đó, tình trạng miễn dịch, nhóm máu
ABO, Rh, miển dịch đối với Rubella, Hepatitis B,C

-

Đối với phụ nữ có tiền căn sanh con bị vơ sọ hoặc tật chẻ đôi cột
sống cần được cho a.folic 5mg/ngày vài tuần trước khi có thai
 Tiền căn phụ khoa :

-

Tình trạng kinh tế xã hội

-

Số bạn tình, tiền căn bệnh lây lan qua đường tình dục đã mắc trước
đó Herpes, HIV … test HIV bắt buộc ỡ những người có nguy cơ cao

-

Tiếp xúc với những thuốc nguy hiểm …
 Tiền căn nội khoa :

-

Những bệnh nội khoa nặng thêm do thai : tim mạch, tiêu hóa, nội tiết
địi hỏi phải đánh giá cẩn thận

-


Tiền căn truyền máu có thể gợi ý khả năng kết hợp tán huyết của sơ
sinh vì kháng thể mẹ từ nhóm máu khơng tương xứng
111


-

Hỏi kỹ hiểu biết của sản phụ về tránh đột biến và những nguy cơ
sinh ung
 Tiền căn ngoại khoa :

-

Phẩu thuật phụ khoa, đặc biệt là phẩu thuật trên tử cung cần thiết
phải mổ lấy thai?

-

Có vết mổ lấy thai cũ khơng
Tiền căn gia đình : hỏi 3 thế hệ :

-

Tiểu đường, trẻ nặng cân bất thường

-

Test dung nạp Glucose, test tầm soát nhiều bệnh di truyền


-

Tiền căn gia đình có người đẻ song thai
 Khám tổng qt : bắt buộc phải thực hiện ngay ở lần khám đầu
tiên .
1) Đầu, mặt, cổ : da đầu có bình thưởng khơng có lở lt, mụn nhọt,
tóc tốt, mắt có gì khác thường nhìn có rõ khơng ? xem kết mạc
có thiếu máu không ? tai, mủi, miệng, răng, lưỡi, họng … khám
cổ có gì bất thường khơng ? để ý đến tuyến giáp, hệ thống hạch

2) Khám ngực : tim, phổi, vú có phát triển khơng, núm vú ngắn hay
dài có thụt vào trong, có bị nứt khơng ? Có vú phụ không, hệ
thống hạch…
3) Khám thần kinh, cơ xương khớp, tay chân
4) Mạch, huyết áp, chiều cao, cân nặng, phù
5) Khám bụng : sờ vùng gan, lách, thận, thành bụng có săn chắc
khơng, có bị phù nhất là vùng bờ trên xương mu, sẹo mổ cũ
 Khám xác định có thai : xem bài chẩn đốn thai nghén
 Các xét nghiệm khác :

-

Siêu âm phát hiện có thai, tuổi thai, số lượng thai, nhau, bất thường
thai( thai lưu, sẩy thai, thai trứng…) hay tìm kiếm dấu hiệu bất
112


thường bẩm sinh từ giai đoạn sớm qua độ mờ da gáy, xương cánh
mũi, thai vơ sọ…
-


Cơng thức máu, nhóm máu, Rh

-

VDRL, HbsAg, HIV, Rubella, Toxoplasmo

-

PAPP A sàng lọc bất thường thai nhi

-

Sàng lọc sớm tiểu đường thai kỳ ở thai phụ có nguy cơ

-

Sàng lọc bệnh Thalassemie

-

Tổng phận tích nước tiểu

-

Cấy nước tiểu giữa dòng nếu cần

-

Phết âm đạo: tìm Gonorrhea, Chlamydia: nếu có thì nên điều trị

tránh nguy cơ sẩy thai, sinh non

 Xác định các yếu tố nguy cơ : từ tiền căn phụ khoa, sản khoa, nội
khoa, ngoại khoa, gia đình + thăm khám xem mẹ có khả năng chịu đựng
được thai kỳ đó hay khơng và nếu được đề ra cách quản lý thai nghén
 Ghi trong hồ sơ lưu và phiếu khám thai : hướng dẫn cách tự chăm sóc
thai tại nhà và lịch tái khám định kỳ lần sau
-

Nếu đủ điều kiện cho phép : đề nghị khám 4tuần /lần từ lúc bắt đầu
có thai đến 32tuần, sau đó hai tuần/lần đến 36tuần và mổi tuần /lần
cho đến khi sanh

-

Nếu không đủ điều kiện : lần khám thứ nhất lúc thai 10 tuần, lần thứ
2 khi thai 22tuần, lần thứ 3 lúc thai 30 tuần và sau đó lịch khám sẽ
chặt hơn

* Lần khám ở 3 tháng giữa:
Mục đích:
-

Khảo sát hình thái học, đánh giá sự phát triển của thai có bình
thường?

-

Xem thai phụ có thích nghi với tình trạng thai nghén khơng


113


-

Bổ sung các kiến thức và kỹ năng cho thai phụ trong việc tự chăm
sóc

-

Phát hiện các yếu tố nguy cơ xuất hiện trong thai kỳ

* Mỗi lần khám thai đều phải:
-

Hỏi tình trạng thai máy ( bắt đầu khoảng từ tuần 16 )

-

Đo bề cao tử cung

-

Nghe tim thai

 Đánh giá toàn thân :
-

Mạch, huyết áp,


-

Cân nặng: tùy theo chỉ số khối cơ thể BMI , thai phụ nhẹ cân cần
tăng cân nhiều hơn thai phụ quá cân

-

Phù

-

Các dấu hiệu bất thường khác

 Xét nghiệm: CTM, đường máu, nước tiểu : glucose, protein
XN Triple test sàng lọc bất thường NST
Trong trường hợp có chỉ định nên tư vấn di truyền, chọc ối
 Tiêm phòng VAT
 Siên âm :
-

Đánh giá sự phát triển của thai

-

Chẩn đoán đa thai

-

Sự bất thường và dị dạng của thai nhi


 Hướng dẫn thai phụ sau khi khám :
-

Vệ sinh thai nghén

-

Kiểm tra tiêm phòng VAT

-

Nếu có nguy cơ xử trí

-

Hẹn khám thai lần sau

* Lần khám 3 tháng cuối thai kỳ:
Mục đích:
114


-

Đánh giá sự phát triển của thai

-

Phát hiện những bất thường và các bệnh lý kèm theo


-

Dự tính ngày, nơi sinh

-

Hướng dẫn chuẩn bị tâm lý về dấu hiệu chuyển dạ, thời điểm vào
viện và các thứ liên quan đến lúc sinh đẻ tại nhà hộ sinh hay bệnh
viện

 Khám lâm sàng :
-

Hỏi cử động thai, có chảy máu, dịch bất thường ở âm đạo khơng?,
có cơn co tử cung, các triệu chứng bất thường khác như nhức đầu,
hoa mắt…

-

Đo HA, cân nặng

-

Đo vòng bụng, bề cao tử cung, ước tính trọng lượng thai

-

Xác định ngơi và thế của thai bằng thủ thuật Léopole.

-


Nghe tim thai

-

Khám CTC nếu nghi ngờ có dấu sanh

-

Đánh giá khung chậu để sơ bộ tiên lượng cuộc đẻ

 Xét nghiệm:
-

CTM, Hb, Hct

-

Thử nước tiểu: như lần khám 1 và 2.

-

Bổ sung các xét nghiệm nếu cần thiết
- Sàng lọc tiểu đường thai kỳ

Siêu âm đánh giá sự phát triển của thai, ngôi thai, nhau, ối
 Kiểm tra tiêm phòng uốn ván
 Cho viên sắt /axit folic , thuốc phịng sốt rét ( trong vùng có nguy
cơ ).
 Giáo dục sức khoẻ

 Dự tính ngày sinh .
 Dự kiến nơi sinh .
115


-

Những thai phụ có nguy cơ phải được đẻ ở những nơi có điều kiện
hồi sức và phẩu thuật .

-

Những thai phụ ở xa hoặc tiên lượng đẻ khó nên đến bệnh viện trước
khi chuyển dạ

 Hướng dẫn những dấu hiệu báo sanh hoặc nguy hiểm để nhập viện:
khi đau bụng tử cung co 3 cơn trong 10 phút hoặc khi có những dấu
hiệu như vỡ ối , xuất huyết âm đạo, phù mặt và tay, hoa mắt, nhức đầu,
đau thương vị, co giật, sốt, đau bụng, đau lưng nhiều cùng những vấn đề
nội khoa trầm trọng khác …
 Ghi hồ sơ lưu, phiếu khám thai hẹn lần khám kế tiếp.
 Hướng dẫn vệ sinh bà mẹ và con khi sanh
 Hướng dẫn dinh dưỡng
Vấn đề 3: Thai nghén nguy cơ :
a) Định nghĩa : Thai nghén nguy cơ là thai nghén kèm một yếu tố bất
thường có thể làm cho thai nghén, chuyển dạ và sau đẻ phức tạp có
thể dẫn đến bệnh lý hay tử vong mẹ và con.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ phải đẻ ở bệnh viện, phiếu theo dõi
sức khỏe bà mẹ tại nhà giúp phát hiện thai kỳ nguy cơ
b) Phân loại nguy cơ : Các yếu tố nguy cơ của thai nghén có thể xếp

thành 4 nhóm trước và trong khi có thai :
Nhóm 1: Các yếu tố nguy cơ có liên quan tới nhân trắc học như tuổi
mẹ, chiều cao, cân nặng, diều kiện kinh tế xă hội và yếu tố di truyền
Nhóm 2: Các yếu tố liên quan tới bệnh lý chung
Bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus, ký sinh trùng
Các bệnh về gan: viêm gan, suy gan, xơ gan…
Các bệnh về thận: viêm thận, bể thận…
Các bệnh tim mạch: bệnh tim mắc phải, bẩm sinh, cao HA…
116


Các bệnh về máu: thiếu mu,…
Các bệnh nội tiết: tiểu đường, basedow…
Các bệnh khác như ung thư, bệnh nghề nghiệp như nhiễm đơc chì,
thủy ngân, hóa chất, phóng xạ…
Các bệnh phụ khoa: thiểu năng nội tiết, viêm nhiễm sinh dục, dị
dạng tử cung, u xơ, hở eo…
Nhóm 3: Các yếu tố liên quan tới tiền sử sản phụ khoa: tiền sử sẩy
thai, thai lưu, đẻ non, để khó, mổ sanh, sẹo trên tử cung, điều trị vơ
sinh…
Nhóm 4: Các yếu tố liên quan tới bệnh lý xảy ra trong thời kỳ có
thai
Tiền sản giật- Sản giật
Nguyên nhân do phần phụ của thai: bánh nhau (nhau tiền đạo, nhau
bong non, bánh nhau xơ hóa…), dây rốn( dây rốn ngắn, rốn quấn cổ,
dây rốn thắt nút, sa dây rốn…), nước ối( ối vỡ non, ối vỡ sớm,
nhiễm trùng ối, đa ối, thiểu ối)
Nguyên nhân do thai: thai già tháng, thai dị tật, thai bị bệnh và
nhiễm khuẩn, đa thai, bất đồng nhóm máu…
c) Xử trí

- Khám và phát hiện sớm thai nghén nguy cơ cao, theo dõi và điều
trị kịp thời hay chuyển tuyến trước khi chuyển dạ
- Tư vấn sản phụ và gia đình hiểu tình trạng bệnh
- Giảm tối đa tỷ lệ bệnh suất vàtử suất cho mẹ và con
QUI TRÌNH KHÁM THAI
I. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN KHÁM THAI
STT

NỘI DUNG

LÝ DO
117


01

Test thai nghén

Để chẩn đóan thai sớm, thai sống

02

Lịch tính tuổi thai

Để tính tuần thai, dự đốn ngày sanh

03

Bảng đối chiếu lịch âm –


Để ghi kinh cuối theo lịch dương

dương
04

Thước dây

Đo chiều cao tử cung, vòng bụng

05

Thước đo khung chậu

Xem khung chậu có hẹp (chủ yếu cho
con so)

06

Test Protein niệu

Để thử Protein niệu

07

Ống nghe tim phổi

Đo huyết áp, nghe tim phổi

08


Ống nghe tim thai

Để nghe tim thai (từ tuần 20)

09

Cân người lớn

Để theo dõi cân nặng của người mẹ

10

Thước đo chiều cao

Phát hiện lùn (khung chậu hẹp)

11

Đồng hơ có kim dây

Để đếm mạch, nghe tim thai

12

Nhiệt kế

Để đo thân nhiệt

13


Huyết áp kế

Để đo huyết áp

14

Viên sắt

Để cho thai phụ uống phịng tránh
thiếu máu

15

Vacxin phịng uốn ván (nếu có) Để tiêm phòng uốn ván

16

Phiếu khám thai

Để ghi kết quả khám thai

17

Sổ khám thai

Để quản lý thai
118


18


Bảng quản lý thai sản và phiếu

Để quản lý thai

con tôm
19

Hộp hẹn và phiếu hẹn

Để quản lý thai

20

Bút viết

Để ghi sổ, phiếu

21

Phương tiện tư vấn (tờ gấp,

Để tư vấn, giáo dục sức khỏe

tranh)

Nếu có lịch túi (hoặc lịch tờ) của năm nay và năm trước để đối chiếu
chuyển ngày âm sang ngày dương .

II. TIẾP ĐÓN SẢN PHỤ

Với phương châm ÂN CẦN, THÂN MẬT, KIÊN NHẪN, CẢM
THÔNG .
Sản phụ phải có chỗ ngồi đàng hồng, thoải mái, thầy thuốc ngồi đối
diện với người bệnh đừng xa cách quá .
Mở đầu bằng những lời chào hỏi gần gũi tạo một quan hệ thân ái bình
đẳng nhiệt tình khơng q suồng sả, tuyệt đối tránh thái độ ban ơn bố thí .
III. QUY TRÌNH KHÁM THAI
III.1. BƯỚC 1: HỎI
3.1.1.Hỏi về bản thân
- Họ và tên
- Tuổi
119


- Nghề, điều kiện lao động, (có tiếp xúc với các yếu tố độc hại)
- Địa chỉ (chú ý vùng sâu, vùng xa)
- Dân tộc
- Trình độ văn hóa
- Tơn giáo
- Điều kiện sinh hoạt, kinh tế (chú ý ăn kiêng, ăn chay, thiếu ăn)
3.1.2. Hỏi về sức khỏe
3.1.2.1. Hiện mắc bệnh gì ?
Nếu có mắc từ bao giờ, diễn biến thế nào, đã điều trị gì ?
3.1.2.2. Tiền sử mắc bệnh gì ?
Tiền sử mắc bệnh gì phải nằm bệnh viện, phẫu thuật, truyền máu,
các tai nạn, dị ứng, có nghiện rượu, thuốc ma túy, các bệnh đặc hiệu
như đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh tâm thần, nội tiết, rối loạn
đơng máu, bệnh thận.
3.1.3. Hỏi về gia đình
Sức khỏe, tuổi cha mẹ, anh chị em có bệnh tật gì khơng. Có ai

bệnh ung thư, tim, cao huyết áp, đái tháo đường, thận, tâm thần, lao,
đẻ con dị dạng, dị ứng, bệnh máu .
Gia đình bên chồng : có ai bị dị tật hoặc sinh con dị tật không .
3.1.4. Hỏi về kinh nguyệt

120


Có kinh lần đầu năm bao nhiêu tuổi, chu kỳ, số ngày, số lượng,
màu sắc. Kinh cuối từ ngày …….. đến ngày……… (không hỏi mất
kinh tháng nào)
3.1.5. Hỏi về tiền sử hơn nhân và hoạt động tình dục
- Lấy chồng năm bao nhiêu tuổi
- Hôn nhân lần thứ mấy ?
- Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, sức khỏe bệnh tật của chồng. về tình
dục cần khai thác bắt đầu có quan hệ tình dục từ tuổi nào, có bao
nhiêu bạn tình, các vấn đề tình dục .
3.1.6. Hỏi về tiền sử sản khoa (PARA)
Đã có thai bao nhiêu lần
Số đầu là số sanh đủ tháng
-

Số thứ hai là số lần sanh non

-

Số thứ ba là số lần đã sẩy thai và phá thai

-


Số thứ tư là số con hiện sống

Ví dụ : 2012 có nghĩa là : đã sanh đủ tháng 2 lần, không sanh
non, 1 lần sẩy, hiện 2 con sống .
Với từng lần có thai :

-

Thời điểm kết thúc

-

Thai bao nhiêu tuần kết thúc

-

Nơi sanh bệnh viện, trạm xá, tại nhà, đẻ rớt…

-

Thời gian chuyển dạ
121


-

Cách đẻ : thường, khó (kềm, giác hút, mổ lấy thai…)

-


Các bất thường :
 Khi mang thai : ra máu, tiền sản giật
 Khi đẻ : Ngôi bất thường
 Sau đẻ : băng huyết, nhiễm khuẩn

-

Cân nặng con sau khi sanh

-

Giới tínhcon

-

Tình trạng con khi sanh ra : khóc ngay, ngạt, chết…

-

Nếu thai nghén kết thúc sớm thì cũng phải mô tả chi tiết về
lýdo, cách kết thúc, các vấn đề xảy ra khi kết thúc thai nghén.

3.1.7. Hỏi về tiền sự phụ khoa
Có điều trị vơ sinh, điều trị nội tiết, có các bệnh nhiễm khuẩn
đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, các khối u phụ
khoa, các phẫu thuật phụ khoa .
3.1.8. Hỏi về các biện pháp tránh thai đã sử dụng :
3.1.8.1. Các biện pháp tránh thai đã dùng
- Loại biện pháp tránh thai
- Thời gian sử dụng từng biện pháp

- Tác dụng phụ của từng biện pháp
- Lý do ngừng sử dụng
3.1.8.2 Biện pháp tránh thai dùng trước khi có thai lần
này
Nếu có dùng, tại sao mang thai (chủ động có thai hay thất bại của biện
pháp tránh thai)
122


3.1.9. Hỏi về lần có thai này
-

Ngày đầu kinh cuối (từ ngày nàycho đến dự kiến đẻ là 280 ngày)

-

Các triệu chứng nghén

-

Ngày thai máy : từ ngày này cho đến khi sanh là 140 ngày cho con
so và 154 ngày cho con rạ (con rạ có kinh nghiệm có thể nhận biết
thai máy sớm hơn) .

-

Sụt bụng : Xuất hiện một tháng trước sanh, do đầu chuẩn bị lọt.
Chiều cao tử cung xuống thấp hơn – lúc này thai phụ dễ thở hơn vì
cơ hồnh đỡ bị tử cung chèn ép nhưng bàng quang lại bị ảnh hưởng
của đầu dẫn đến tiểu nhiều lần .


-

Các dấu hiệu bất thường :
+ Đau bụng, ra máu, dịch tiết âm đạo tăng
+ Mệt mỏi, uể oải, đau đầu, ăn kém ngon (dấu hiệu thiếu máu)
+ Nhức đầu, hoa mắt, đau thượng vị (dấu hiệu tiền sản giật)

- Dự tính ngày sinh theo ngày đầu kinh cuối
+ Theo dương lịch : Lấy ngày đầu kinh cuối +7, tháng cuối +9 hoặc -3
(nếu +9 quá 12) .

Thí dụ : Ngày kinh cuối : 15/02/1999 : dự kiến đẻ : 22/11/1999
+ Theo âm lịch : ngày đầu kinh cuối + 15, tháng kinh cuối +9 hoặc -3
+ Thí dụ : ngày kinh cuối 5/8 (âm lịch), dự kiến đẻ : 20/05 năm âm lịch
năm sau .
+ Nếu có tháng nhuận, lấy tháng kinh cuối +8 hoặc trừ 4 .
123


3.2. BƯỚC 2 : KHÁM TOÀN THÂN
3.2.1. Đo chiều cao (lần khám thai đầu)
3.2.2. Cân nặng : cho mọi lần khám thai – nếu có thể, hướng dẫn sản
phụ tự cân hàng tuần để theo dõi sức khỏe, ghi kết quả vào phiếu khám. Bình
thường từ tuần 10 đến tuần 40 tăng được 10kg .
3.2.3. Huyết áp : cho mọi lần thăm thai
3.2.4. Khám tim phổi : chỉ khám lần đầu tiên và lúc chuyển dạ đối với
người không bệnh lý .
3.2.5. Khám vú
3.2.6. Các dấu hiệu bất thường: da xanh, niêm mạc nhợt nhạt (thiếu

máu), tăng phản xạ đầu gối (tiền sản giật)…
3.3.

BƯỚC 3 : KHÁM SẢN KHOA
3.3.1. Ba tháng đầu :
-

Nắn trên xương mu xem đã thấy đáy tử cung chưa.

-

Nhìn : xem có sẹo mổ trên thành bụng không

-

Thăm âm đạo : dấu hiệu noble, héga

3.3.2. Ba tháng giữa :
-

Đo chiều cao tử cung

-

Tìm nghe tim thai khi đáy tử cung đã ngang rốn

-

Thăm âm đạo: hở eo cổ tử cung


3.3.3. Ba tháng cuối :
-

Đo chiều cao tử cung/ vịng bụng (làm trong mọi lần thăm)

-

Nắn ngơi thế (làm trong mọi lần thăm)

-

Nghe tim thai (làm trong mọi lần thăm)

-

Đánh giá độ cao của đầu (trong một tháng trước dự kiến đẻ)

-

Thăm âm đạo : viêm nhiễm được điều trị kịp thời

-

Khám khung chậu con so
124



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×