Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

17 phat trien tam than 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.04 KB, 11 trang )

SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG Ở TRẺ EM
BS. HOÀNG THỊ DIỄM THÚY

MỤC TIÊU
1.
2.
3.
4.
5.

Nêu được 3 hiện tượng của quá trình phát triển
Nêu đặc điểm phát triển thế chất của từng thời kỳ
Nêu đặc điểm phát triển tâm thần vận động của từng thời kỳ
Nêu đặc điểm bịnh lý của từng thời kỳ
Nêu mối liên quan giữa các hiện tượng và các thời kỳ

NỘI DUNG BÀI GIẢNG

1. MỞ ĐẦU
Cơ thể trẻ em từ lúc mới sinh đến lúc trưởng thành khơng ngừng có những biến đổi về cấu
tạo và chức năng, để cho 1 mầm sống từ giai đoạn bào thai trở nên thích nghi với mơi
trường sống mới, và lớn lên thành 1 cá thể hoàn chỉnh về tâm-sinh lý, có thể hịa nhập vào
cuộc sống xã hội.
2. CÁC HIỆN TƯỢNG CỦA Q TRÌNH PHÁT TRIỂN
Có thể khái quát quá trình phát triển gồm 3 hiện tượng:
- Hiện tượng thích nghi: chủ yếu ở thời kỳ sơ sinh, là hiện tượng thay đổi hoạt động
chức năng của các cơ quan để phù hợp với môi trường sống mới.
- Hiện tượng tăng trưởng: sự gia tăng số lượng của các tế bào và mô đệm, song song
với sự phát triển về chất lượng, làm cho các cơ quan phát triển về kích thước và về
chức năng.
Có một số cơ quan mà các đơn vị cấu tạo chính khơng cịn gia tăng thêm sau sanh như:


thận, não, nhưng các tế bào vẫn phát triển về chất.
Ngược lại có những tế bào tăng nhanh về số lượng như tế bào đệm thần kinh, tế bào gan, tế
bào ở các mô nội tiết… Hiện tượng tăng trưởng là một biểu hiện đặc thù của cơ thể trẻ em,
thể hiện rõ nét nhất là sự tăng trưởng bù trừ cho 1 bộ phận bị mất đi (ví dụ sau cắt gan, cắt
thận)
- Hiện tượng trưởng thành: là sự hoàn thiện đến mức cao nhất về chất lượng hoạt động
của các cơ quan, thường xảy ra ở thời kỳ dậy thì. Các nội tiết tố hoạt động mạnh làm
các tế bào biến đổi về cấu trúc và chức năng.
Ngoài ra, yếu tố tâm lý và môi trường cũng ảnh hưởng sâu sắc đến các hiện tượng, đặc biệt
là hiện tượng trưởng thành.
Để dễ theo dõi và nghiên cứu quá trình phát triển của trẻ em, người ta phân chia thành các
giai đoạn phát triển. Có nhiều cách chia tùy theo mục đích nghiên cứu. Các nhà lâm sàng
thường chia 6 thời kỳ:
 Thời kỳ sơ sinh: Từ ngày 1 đến ngày 28 sau sinh.
 Thời kỳ nhũ nhi: Từ tháng thứ 2 đến hết năm đầu tiên.
 Thời kỳ từ 1 đến 2 tuổi
 Thời kỳ từ 3 đến 5 tuổi (preschool years)
 Thời kỳ từ 6 đến 12 tuổi (early school years)
 Thời kỳ dậy thì (adolescence)
Các thời kỳ có liên quan chặt chẽ với nhau, thời kỳ trước chuẩn bị cho thời kỳ sau, các thời
kỳ có những điểm chung về sinh lý và bệnh lý, nhưng cũng có những điểm riêng của từng
thời kỳ.


3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Yếu tố di truyền
Yếu tố chủng tộc: liên quan đến chế độ dinh dưỡng và bệnh lý vùng, ví dụ ký sinh
trùng…
- Yếu tố nội tiết: Các hormone kích thích tăng trưởng: GH, TSH, hormone sinh dục.
- Yếu tố tâm lý- tình cảm.

-

-

4. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CƠ QUAN KHÔNG CÙNG CHUNG 1 TỐC
ĐỘ
Não phát triển rất nhanh trong năm đầu tiên, và gần như hoàn chỉnh lúc trẻ được 6
tuổi.
Các chi phát triển mạnh trước giai đoạn dậy thì.
Cột sống phát triển mạnh lúc dậy thì.
Tuyến sinh dục và cơ quan sinh dục phát triển chủ yếu ở thời kỳ dậy thì.

5. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
5.1.
Cân nặng- đường cong cân nặng
- Cân nặng là chỉ số cơ bản nhất nói lên mức độ dinh dưỡng và tăng trưởng, nên trẻ phải
được cân định kỳ.
- Đường cong cân nặng theo tuổi có ý nghĩa hơn 1 chỉ số cân nặng tại một thời điểm.
Hơn nữa nó cịn có ý nghĩa:
- Giúp đánh giá tốc độ tăng trưởng ở từng thời kỳ.
- Phát hiện sớm suy dinh dưỡng trước khi có các biểu hiện lâm sàng.
- Theo dõi và đánh giá độ mất nước.
- Tốc độ tăng cân của trẻ bình thường như sau:
3 tháng đầu: tăng 30 g/ngày.
Tháng thứ 3 trở đi: tăng 20-25g/ngày.
Tháng 3-6: tăng 20g/ngày, sau đó 10g/ngày đến 2 tuổi.
Sau 2 tuổi: tăng 2kg/năm.
- Trẻ
6 tháng nặng gấp đôi lúc sinh.
12 tháng nặng gấp 3 lúc sinh.

24 tháng nặng gấp 4 lúc sinh.
6 tuổi nặng 20kg.
- Người ta thường dùng đường cong hình chng (Gauss) đối xứng qua 1 trục. Từ đó có
những độ lệch chuẩn được quy định như sau:
Từ
-1SD đến +1SD: gồm 68% dân số nghiên cứu
-2SD đến +2SD: gồm 95% dân số nghiên cứu.
<-2SD gồm 2,5% dân số nghiên cứu.
>+2SD gồm 2,5% dân số nghiên cứu.
- Vậy với 1 cân nặng trong khoảng -2SD đến +2SD đứa trẻ có nhiều khả năng nằm
trong mức bình thường.
- Có thể dùng đường cong percentile, nếu đối chiếu với đường cong Gauss ta có:
Trị số trung bình nằm trong khoảng 50e percentile
Trị số -2SD nằm trong khoảng 2,5e percentile
Trị số +2SD nằm trong khoảng 97,5e percentile
5.2.
Chiều cao- đường cong chiều cao
- Cũng như cân nặng cần theo dõi định kỳ chiều cao và đường cong chiều cao, chiều cao
hỗ trợ cho cân nặng nói lên các bất thường cấp tính và mãn tính.
Ví dụ: -Suy dinh dưỡng cấp chỉ ảnh hưởng đến chiều cao.
-Suy dinh dưỡng kéo dài 2-3 tháng bắt đầu ảnh hưởng đến chiều cao.


-Suy dinh dưỡng mãn hiện ổn định, cân nặng có thể phục hồi nhưng chiều
cao còn ảnh hưởng.
- Lúc mới sinh trẻ đo được 48-50cm.
- Năm đầu tăng 20-25 cm (trong đó 3 tháng đầu bé đã tăng 10-12 cm). Cuối năm đầu trẻ
cao 70-75cm.
- Năm thứ 2 tăng 12cmtrẻ 2 tuổi cao 82-87cm.
- Năm thứ 3 tăng 10cm trẻ 3 tuổi cao 92-97cm.

- Năm thứ 4 tăng 7cm trẻ 4 tuổi cao 99-104cm.
- Sau đó mỗi năm tăng 5cm.
- Tuổi dậy thì, chiều cao tăng vọt lên dưới ảnh hưởng của các nội tiết tố.
- Con đường phát triển chiều cao được khái quát như sau:
5.3.
Vòng đầu- sự phát triển của não
- Vịng đầu là đường kính lớn nhất của hộp sọ, được đo ngang qua giữa trán, vòng qua 2
tai, và 2 chỗ nhô ra nhất của ụ chẩm.
- Vòng đầu phản ánh khối lượng não bên trong.
- Ở trẻ
sơ sinh vòng đầu = 34-35cm (T/2+10)
6 tháng vòng đầu = 44cm (tăng 9cm).
1 năm đầu = 47cm.
Trong năm thứ 2 tăng 2-3cm.
6 tuổi đạt 54-55cm (bằng người lớn).
- Trẻ sinh non, tốc độ tăng vòng đầu chậm hơn.,
- Não: phát triển chủ yếu từ những tháng cuối của thai kỳ và trong năm đầu tiên. Lúc
mới sinh, não nặng 350g. Lúc 1 tuổi nặng 900g, lúc 6 tuổi nặng 1300g (bằng người
lớn). Tuy nhiên về hoạt động chưa cân bằng, còn lệ thuộc nhiều vào các tác động của
giáo dục, tình cảm.
- Các đường nối của sọ cịn hở lúc mới sinh, lúc 1 tuổi còn 1mm. 3 tuổi cịn 1/10 mm,
rồi sau đó đóng hồn tồn.
- Thóp trước đóng lúc 8-24 tháng. Thóp sau đóng lúc 3 tháng.
5.4.
Sự phát triển phần mềm
Khối lượng các bắp thịt (cơ) phản ảnh tình trạng dinh dưỡng. Có nhiều cách xác định,
người ta thường đo vòng cánh tay: trẻ từ 1-5 tuổi có số đo vịng cánh tay trung bình 14-16
cm. Nếu dưới 12 cm, trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.
5.5.
Sự phát triển của răng

- Đếm số răng, có thể ước lượng tuổi và tình trạng dinh dưỡng.
- Các bệnh suy dinh dưỡng, còi xương làm răng mọc chậm.
- Răng sữa bắt đầu mọc từ khoảng tháng thứ 6. Sau 6 tuổi, răng sữa rụng dần và được
thay bằng răng vĩnh viễn, tổng số là 32 cái.
+6-12 tháng: 8 răng sữa (4 trên + 4 dưới).
12-18 tháng: 4 răng tiền hàm.
18-24 tháng: 4 răng nanh.
24-30 tháng: 4 răng hàm lớn.
Tổng cộng: 20 răng sữa.
5.6.
Tuổi xương
- Nhằm mục đích đánh giá sự trưởng thành của các sụn tăng trưởng so với tuổi thật (age
chronologique) và tuổi thật so với chiều cao (age statural). Thông thường 3 tuổi này ăn
khớp nhau.
- Qui ước chụp Xquang các vùng sụn tăng trưởng như sau:
Từ 0-1 tuổi: bàn chân trái, cẳng chân trái, đùi trái.
>6 tháng: bàn tay, cổ tay trái.
- Sau đó người ta thường đếm các điểm vơi hóa, tra bảng và tính tuổi xương.


5.7.
Đánh giá mức độ dậy thì
Tuổi bắt đầu dậy thì ở trẻ gái trung bình là 11 tuổi (9-16 tuổi).
 Độ 1: chưa có dấu hiệu dậy thì.
 Độ 2: vú bắt đầu phát triển, mọc ít lơng mu, nách.
 Độ 3-4: núm vú phát triển, lông nhiều hơn, môi lớn và môi nhỏ phát triển.
 Độ 5: bắt đầu có kinh nguyệt (thường 2 năm sau độ 2).
- Tuổi bắt đầu dậy thì ở trẻ trai trung bình là 12 tuổi (10-15 tuổi).
 Độ 1: chưa có dấu hiệu dậy thì.
 Độ 2: bắt đầu tăng thể tích tinh hồn, dương vật, có lơng nách và lơng mu.

 Độ 3: bể giọng.
 Độ 4: các khối cơ phát triển.
 Độ 5: bắt đầu có dấu hiệu xuất tinh.
-

6. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA TỪNG THỜI KỲ
6.1.
Thời kỳ sơ sinh: từ 1-28ngày
- Trong thời kỳ này nổi bật là hiện tượng thích nghi. Các cơ quan phải thích nghi để
chuyển từ kiểu sống lệ thuộc vào kiểu sống độc lập. Hai cơ quan cần biến đổi quan
trọng nhất là hệ hơ hấp và hệ tuần hồn.
- Trong bào thai, phổi là 1 tạng đặc khơng chứa khí, sự hơ hấp tế bào chủ yếu nhờ vào
sự trao đổi chất dinh dưỡng và oxy từ máu mẹ qua hệ tuần hoàn bào thai. Chỉ có
khoảng 10% máu từ động mạch phổi đi lên phổi và 90% không qua phổi mà đi tắt qua
ống động mạch vào động mạch chủ xuống. Sức cản (resistance) của hệ động mạch
phổi bào thai cao, gấp rưỡi hệ động mạch phổi, nên thất phải ưu thế hơn thất trái.


-

Sau khi sinh, tuần hoàn bào thai ngưng hoạt động. Sau những động tác thở đầu tiên,
lượng máu lên phổi tăng, oxy cũng có tác dụng làm giãn hệ mạch máu phổi, máu về
tim trái tăng gấp đôi ngay sau khi cắt rốn. Ống động mạch và lỗ bầu dục sẽ đóng dần
về chức năng và cơ thể học.
- Ngồi ra các cơ quan khác cũng tham gia thích nghi như:
 Điều hòa thân nhiệt: trẻ so sinh bị mất nhiệt nhiều hơn tạo nhiệt







Nhiệt độ cơ thể trẻ thấp hơn mẹ 0,3- 0,8ºC.
Nhiệt độ tối ưu ở sơ sinh là 32ºC (35ºC trẻ sinh non) trong khi là 22ºC người lớn
Để tạo nhiệt: chỉ có từ khối mỡ nâu và dự trữ Glycogen ở gan, tre sơ sinh khơng có
phản xạ run.
Hệ chuyển hóa: trong những giây phút đầu ở điều kiện thiếu oxy, hệ chuyển hóa tiết kiệm
tiêu thụ oxy bằng chuyển hóa yếm khí -sơ đồ (1), sau những hoạt động tác thở có hiệu
quả, nồng độ oxy máu tăng dần giúp cơ thể chuyển hóa ái khí, để tránh toan hóa do tăng
acid lactic.
Sơ đồ 1
Glucose  G6P  F6P  A. pyruvic
Acid lactic
2 ATP 36 Kcal

acid oxalic 

CT Krebs
38 ATP  650 Kcal

Hệ tiêu hóa: bắt đầu tạo men tiêu hóa glucid, protid, lipid.
- Gan: chuyển hóa và dự trữ glucid, lipid. Trẻ càng đẻ non, các chức năng trên càng khó
thích nghi.
- Trẻ sơ sinh có hiện tượng mất cân sinh lý: mất khoảng 10% cân nặng trong tuần đầu.
Sau đó khi bé đã quen với động tác bú, trẻ sẽ lên cân mỗi ngày trung bình 25-30g.
- Các động tác của trẻ sơ sinh lộn xộn, không kiểm soát được trừ 3 động tác: quay đầu
theo tiếng động lớn, nhìn theo 1 vật và động tác bú.
- Trẻ ngủ từ 20-24 giờ/ngày.
- Trương lực cơ tăng ở tứ chi, giảm ở thân, ngã theo chiều nghiêng của thân.
- Trẻ có các phản xạ nguyên phát.

- 6 tháng: phản xạ bú, phản xạ cầm nắm, phản xạ Moro, phản xạ tự động bước.
Khả năng nhận thức:
- Trẻ sơ sinh cũng có khả năng nhận thức cho kích thích và phản ứng.
- Sự phát triển tình cảm: tùy thuộc mỗi cá thể và mơi trường. Ví dụ: một người mẹ cho
con bú khơng có lo âu, bình thản, dịu dàng sẽ sớm thiết lập nơi trẻ một thời khóa biểu
ổn định.
- Trái lại 1 người mẹ có nhiều lo âu, phiền muộn sẽ ảnh hưởng lên đứa trẻ làm cho trẻ
tăng kích thích, chậm lên cân, thậm chí tiêu chảy.
Về đặc điểm bệnh lý của thời kỳ này:
- Bẩm sinh: các dị tật bẩm sinh nặng hoặc các bệnh di truyền đồng hợp tử sẽ thể hiện ở
giai đoạn này, ảnh hưởng đến chức năng thích nghi.
- Mắc phải: Chủ yếu do các cơ quan chưa thích nghi.
Ví dụ: suy hô hấp, xuất huyết não màng não, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, nhiễm trùng
nặng.
6.2.
Thời kỳ nhũ nhi
6.2.1 Sự phát triển thể chất
- Trẻ tiếp tục tăng cân 25-30g/ngày, rồi chậm dần từ tháng thứ 3: mỗi ngày tăng 20g.
- Trẻ 6 tháng nặng gấp đôi lúc sinh hoặc hơn. Trẻ 12 tháng nặng gấp 3 lúc sinh hoặc
hơn.
- Trẻ đẻ non nếu được cho chế độ ăn đúng về năng lượng có thể bắt kịp trẻ bình thường.
- Về chiều cao tăng 20-25cm: trẻ 1 tuổi dài 70-75cm.
- Vòng đầu:Tăng 10cm, đạt 45 cm lúc 1 tuổi.
- Các cơ quan nội tạng tiếp tục phát triển và lượng và chất.


6.2.2 Sự phát triển tâm thận vận động
- Từ 2 tháng khả năng nhận thức và trao đổi của trẻ với môi trường xung quanh tăng
lên, và những tháng sau đó tăng lên rất đáng kể làm cho trẻ rất đáng yêu.
(Mark a change in parent-child relationship heightening the parent’s sense of being loved

back!)
- Giấc ngủ:
 Thời gian ngủ giảm dần cịn 14-16 giờ/ngày, trong đó trẻ có thể ngủ liên tục 1 đêm
9-10tiếng. Có trẻ thức dậy bú lúc nữa đêm rồi ngủ tiếp đến sáng.
 Lúc 6 tháng trẻ ngủ khoảng 8 tiếng/đêm, nhưng hay thức dậy giữa chừng, nếu được
dỗ hay bú thì trẻ sẽ ngủ lại.
Về vận động và nhận thức:
- 2 tháng: Trẻ giữ được cổ cứng, nếu đặt nằm sấp thỉnh thoảng trẻ có thể tự ngóc đầu
dậy.
Trương lực cơ 4 chi giảm bớt, lúc nằm có thể duỗi tay chân tự nhiên.
Trẻ dõi mắt theo người hay vật, cười chủ động.
- 3 tháng: Trẻ biết quay đầu qua lại, quay ra sau khi đặt ngồi, biết cầm đồ đưa vô
miệng.
Phản xạ Moro mất dần.
Biết lắng nghe và thể hiện cảm xúc theo âm thanh.
- 4 tháng: Biết lật.
Biết nghe và bắt chước theo nhạc “ah,ah” thích nghe mẹ nói chuyện với bé.
Cười ra tiếng.
Biết tỏ ra giận dữ.
Kích thích (excited) khi thấy thức ăn hay vật bé thích (đồ chơi).
- 6 tháng: Trẻ trườn lên nằm sấp.
Cơ cổ hồn thiện giúp trẻ ln giữ thẳng được đầu.
Có thể ngồi tựa.
Mất hết phản xạ nguyên phát.
Chuyển được vật từ tay này qua tay kia để khám phá nó và đưa nó vào
miệng.
Biết nhặt đồ chơi bằng 5 ngón tay.
Biết phân biệt người lạ và trốn các mối đe dọa.
- 9 tháng: Tự ngồi được nhờ cột sống và khung chậu đã vững.
Nhặt hòn bi bằng 2 ngón tay.

Phát âm được và hiểu được các âm đơn.
Thích chơi trị có âm thanh và hình ảnh.
- 12tháng: Lần theo ghế tập đi, tự đứng dậy 1 mình.
Biết chồng các ơ gỗ thành tháp.
Chơi được những trị chơi đơn giản như ném bóng.
Phát âm đơi.
Phân biệt lời khen và cấm đốn.
Về tình cảm và quan hệ xã hội
- Đây là bước đầu tiên trong đời mà đứa trẻ thiết lập cho nó. Cách phản ứng với mơi
trường xã hội, trong đó sự quan tâm của người lớn rất quan trọng. Trẻ bắt đầu khám
phá bản thân mình 1 cách sơ khởi, thể hiện qua các động tác phun nước bọt, nói ê a,
mút tay, sờ tai và mân mê. Từ đó ý thức về cái “tơi” (self) và những cái “không phải
tôi” (nonself).
- Khi muốn tỏ bày ý muốn (vui, buồn, hờn, giận, thích, khơng thích…) trẻ sử dụng
gương mặt, mắt, nụ cười, tiếng la khóc để bày tỏ, làm cho người lớn hiểu và làm theo


ý mình. Nhưng nếu trẻ thiếu tình cảm, nó sẽ khơng cố gắng phản ứng để đạt được ý
muốn đó mà chỉ tỏ ra buồn bả.
- Trẻ biết nhớ mẹ từ 6 tháng tuổi, nếu ngủ riêng, trẻ có thể thúc dậy lúc nữa đêm vì nhớ
mẹ. Trẻ có thể bị stress khi đi nhà trẻ ở giai đoạn này.
6.2.3 Về bệnh lý
Nổi bật là các bệnh mắc phải, riêng trong tháng 2,3 có thể giống đặc điểm của thời kỳ sơ
sinh.
Các bệnh mắc phải gặp nhiều ở tuổi nhũ nhi:
- Nhiễm trùng: nặng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não.
- Nhiễm siêu vi, phát ban.
- Mất nước.
- Sốt cao co giật.
- Suy dinh dưỡng thiếu máu thiếu sắt.

Ngoài ra cịn có các tai nạn như dị vật đường thở, chấn thương sọ…
6.3.
Thời kỳ 1-2 tuổi
6.3.1 Sự phát triển thể chất
6.3.2 Sự phát triển tâm thần vận động
- Trẻ 15 tháng: Thường tự đi 1 mình, 1 số trẻ biết đi lúc 12 tháng. Ngược lại 1 số vẫn
chưa đi được 1 mình lúc 15 tháng. Điều này khơng nói lên được mức độ phát triển của
trẻ. Thường những trẻ hiếu động, ít nhút nhát thì đi sớm hoặc những trẻ nhút nhát
thích ngồi khám phá đồ chơi thì đi chậm hơn.
- Trẻ 15 tháng có thể hịa nhập vào tập thể biết tranh giành đồ chơi, rất tò mò nhưng
chưa ý thức được nguy hiểm. Ví dụ: trẻ leo ghế bị té ngã, vẫn chưa sợ leo ghế.
- 18 tháng: Chạy vững, bị lên cầu thang.
Nói được câu ngắn.
Biết lấy hòn bi trong 1 cái ly.
Biết kêu tiêu tiểu ban ngày.
Biết tự múc ăn nhưng vụng về.
- 21 tháng: Đi lên cầu thang bằng cách vịn vào thành.
Xếp ô vng thành hàng dài.
Nói được câu dài, có thể kể thành chuyện nếu được hổ trợ.
Biết phụ người lớn mặc quần áo, rữa tay.
- 24 tháng: Xuống được cầu thang khi dắt 1 tay.
Nói nhiều, hát được, đặt nhiều câu hỏi.
Vẽ hình trịn, phân biệt màu sắc, lớn nhỏ.
Tự mặc quần áo đơn giản, vệ sinh cá nhân nhưng còn vụng về.
Sự phát triển về tình cảm và khả năng nhận thức:
- Từ khoảng 18 tháng, có rất nhiều biến đổi về nhận thức, đánh dấu thời kỳ phát hiện
cảm giác vận động.
- Trẻ bắt đầu hiểu về khái niệm nhân quả.
- Trong nhận thức bắt đầu có hiện tượng hình tượng hóa (symbolization). Ví dụ: 1 con
búp bê là đồ chơi nên có thể được đút ăn bằng 1 cái đĩa khơng có thức ăn.

- Khi xa mẹ trẻ dùng 1 vật của mẹ để đỡ nhớ.
- Bắt đầu biết phân biệt đúng sai và tự mình biết khơng làm điều cấm đốn.
6.3.3 Bệnh lý
- Cịn giống lứa tuổi nhũ nhi lớn.
- Ngồi ra cịn có nhiều bệnh gặp ở tuổi này hơn: Sốt cao co giật, viêm mũi họng, viêm
tai giữa, lồng ruột cấp.
- Tỉ lệ các tai nạn tăng hơn so với tuổi nhũ nhi.
6.4.
Thời kỳ từ 3-5 tuổi


6.4.1. Sự phát triển thể chất
Tăng trưởng chậm: mỗi năm tăng 2 kg. Chiều cao mỗi năm tăng 5 cm.
Vòng đầu 55cm lúc 6 tuổi (=người lớn). Lúc 6 tuổi não trưởng thành 100% nhưng các
cung phản xạ có điều hiện chưa phong phú, phức tạp.
- Đủ răng để ăn đủ loại thức ăn nhưng ăn ít đi.
- Về miễn dịch: hệ thống miễn dịch tại chỗ, đặc biệt ở ruột phát triển mạnh, hệ thống
miễn dịch toàn thân về tế bào và dịch thể cũng phát triển mạnh từ 5-6 tuổi giúp trẻ
tăng cường sức đề kháng, nhưng khi phát triển khơng kiểm sốt được sẽ đưa đến bệnh
lý.
6.4.2. Về tâm lý tình cảm
- Trẻ đi mẫu giáo và được hồn thiện về ngơn ngữ cơ bản về các nhận thực cơ bản của
văn học, tốn.
- Có thể tham gia các trò chơi vận động của 1 tập thể.
- Khi đi học trẻ có cảm giác bị bỏ rơi, ganh tỵ hoặc lo sợ nên phụ huynh cần trấn an,
giải thích. Trẻ tưởng tượng phong phú, bắt chước tinh vi hơn từ đó trẻ có thể nói dối,
đặt thành 1 câu chuyện dài có liên quan đến mình, sợ bóng tối, sợ quái vật.
- Từ 5 tuổi trẻ ý thức về giới tính rõ ràng hơn và cần được giáo dục.
6.4.3. Bệnh lý
- Bệnh mắc phải:

- Bệnh lây nhiều do trẻ sống tập thể, nhiễm siêu vi hô hấp, tiêu chảy, ghẻ.
Viêm xoang, viêm amidals.
Bệnh rối loạn miễn dịch: Hen, Hội chứng thận hư, Viêm cầu thận, Thấp tim…
Sau 6 tuổi sốt cao co giật thường biến mất.
- Tỉ lệ các tai nạn vẫn còn cao.
6.5.
Thời kỳ 6-12 tuổi
6.5.1 Thể chất
- Phát triển sụn đầu xương, cột sống.
- Các răng sữa rụng và thay bằng răng vĩnh viễn.
- Não: phát triển trí thơng minh, phán đốn.
6.5.2 Bệnh lý
- Giảm bớt các bệnh lây, các bệnh mãn tính nếu khơng kiểm sốt có thể bắt đầu có các
biến chứng và di chứng.
- Giảm bớt các tai nạn tuy nhiên bắt đầu có các ngộ độc cố ý.
- Xuất hiện các bệnh học đường: vẹo cột sống, cận thị..
6.6.
Thời kỳ dậy thì
6.6.1 Về thể chất
- Dưới ảnh hưởng của các nội tiết tố đều tăng hoạt động ở thời kỳ này, đặc biệt các
hormone sinh dục, cơ thể sẽ hoàn thiện sự phát triển về lượng và chất.
- Trẻ trai tăng 8,7cm trong năm đầu. Trẻ gái tăng 7,5 cm.
- Cơ quan sinh dục trong và ngoài phát triển.
- Các sụn đầu xương được vơi hóa đến hết giai đoạn này. Sau 25 tuổi chiều cao ngưng
tăng trưởng.
- Tim có kích thước gần như gấp 2.
- Dung tích sống tăng gấp 2.
- Huyết áp, thể tích máu lưu thơng, hematocrite tăng.
6.6.2 Về tâm lý tình cảm
Trẻ vẫn cịn là một đứa trẻ cân sự chỉ dạy của người lớn, nhưng cũng ở giai đoạn tự khẳng

định mình, tâm lý khơng ổn định, tình cảm thất thường, tính khí thất thường.
6.6.3 Về bệnh lý
- Tăng tỉ lệ tự tử và bệnh tâm thần.
-


-

Bệnh của tuổi dậy thì: mụn, rối loạn kinh nguyệt.

TĨM TẮT
-

Cơ thể trẻ em từ lúc mới sinh đến lúc trưởng thành khơng ngừng có những biến đổi
về cấu tạo và chức năng. Các nhà lâm sàng thường chia 6 thời kỳ phát triển.
Các thời kỳ có liên quan chặt chẽ với nhau, thời kỳ trước chuẩn bị cho thời kỳ sau,
các thời kỳ có những điểm chung về sinh lý và bệnh lý, nhưng cũng có những điểm
riêng của từng thời kỳ.
Tùy theo từng thời kì, có hiện tượng chiếm ứu thế hơn.
Tùy theo từng giai đoạn, có những bệnh lí khác nhau.

TỪ KHÓA

Sơ sinh, nhũ nhi, dậy thì, phát triển tâm thần vận động, phát triển thể chất

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Hiện tượng thích nghi chỉ có ở thời kì dậy thì
a. Đúng
b. Sai

2. Hiện tượng trưởng thành chỉ có ở thời kì dậy thì
a. Đúng
b. Sai
3. Chọn câu không phù hợp; trẻ sinh đủ tháng 3 kg, phát triển bình thường, lúc 24
tháng:
a. Nặng 13 kg
b. Cao 75 cm
c. Vòng đầu 82 cm
d. Đi vững
4. Chọn câu sai: trẻ 24 tháng, sinh đủ tháng, phát triển bình thường,
a. Tuổi xương 23 tháng
b. Cao 80 cm
c. Có 3 răng
d. Biết nói thành câu

5. Tìm bất thường : trẻ trai 5 tuổi
a. Nặng 18 kg
b. Tuổi xương 8 tuổi
c. Học mẫu giáo
d. Chiều cao 107cm
6. Các hiện tượng của q trình phát triển :
a. Thích nghi
b. Tăng trưởng
c. Trưởng thành
d. Tất cả đúng


7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng trưởng thành
a. Nội tiết tố
b. Dinh dưỡng

c. Di truyền
d. Tất cả đúng
8. Các cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất trong q trình thích nghi
a. Hơ hấp & tim
b. Vận động
c. Thần kinh
d. Tất cả đúng
9. Thời kì sơ sinh
a. 1-28 ngày
b. 1-12 tháng
c. 1-7 ngày
d. 1-3 tháng
10. Yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất
a. Chủng tộc
b. Tâm lí
c. Dinh dưỡng
d. Tất cả đúng
Đáp án: 1b, 2b, 3a, 4c, 5b, 6d, 7d, 8a, 9a, 10d

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Barbara Cromer (2007). “Adolescent Medicine”. Nelson Textbook of
Pediatrics, 18th edition, pp. 2081- 2268.
Developement pschycho-moteur chez l’enfant: Encyclopedie medicale version
1999.
Virginia Keane (2007). “Assessment of growth”. Nelson Textbook of

Pediatrics, 18th edition, pp. 234-315.
Waldemar A Carlo (2007). “The fetus and neonatal infant”. Nelson Textbook
of Pediatrics, 18th edition, pp. 1742-2081.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×