Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

03 đại cương gãy xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.87 KB, 8 trang )

ĐẠI CƯƠNG VỀ GÃY XƯƠNG
TS.BS NGUYỄN ĐÌNH PHÚ
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG: Sinh viên Y3
- Kiến thức: Kể ra các triệu chứng, biến chứng và nguyên tắc cơ bản của điều
trị gãy xương.
- Kỹ năng: Đọc được các di lệch và chẩn đốn gãy xương.
NƠI DUNG BÀI GIẢNG:
I.Định nghĩa: Gãy xương là sự phá hủy đột ngột các cấu trúc bên trong của xương
do nguyên nhân cơ học.
II.Nguyên nhân:
2.1 Gãy xương do chấn thương: do lực tác động lên xương lành mạnh
- Chấn thương trực tiếp: vị trí gãy ở chính ngay nơi đặt của lực chấn thương. Vd:
xe cán qua đùi, té chống xương gót xuống đất…
- Chấn thương gián tiếp: do lực tác động lên xương ở xa điểm đặt của tác nhân
gây chấn thương. Vd: gãy xương xoắn vặn…
2.2 Gãy xương bệnh lý: hay còn gọi là gãy xương tự nhiên. Lực chấn thương nhẹ
hoặc bệnh nhân không biết, thường gặp gãy xương do loãng xương, ung thư
xương hoặc lao xương khớp…
2.3 Gãy xương do mỏi (gãy xương do stress): một chấn thương nhẹ, lập đi lập lại
nhiều gây ra sự quá tải đối với xương liên quan, lâu dần dẫn đến gãy xương. Vd:
gãy gai sống do mỏi đối với công nhân cúi ưỡn đào đất, gãy xương đốt bàn chân
đối với vận động viên chạy ma ra tông…
III. Cơ chế gãy xương:
- Cơ chế trực tiếp: lực tác động thẳng góc với trục dọc của thân xương,
thường tạo ra đường gãy ngang.
- Cơ chế ưỡn bẻ gián tiếp: thường tạo ra đường gãy chéo.
- Cơ chế vặn xoắn: tạo ra đường gãy xoắn.
- Cơ chế dồn ép, nén: tạo ra gãy nát nhiều mảnh, lún xương.
- Vừa cơ chế ưỡn bẻ và vặn xoắn sẽ tạo ra gãy xoắn có mảnh thứ 3…



IV. Ảnh hưởng của giới tính và tuổi tác đến gãy xương:
- Trẻ em: xương đang tăng trưởng, màng xương dày nên có thể gặp gãy cành
tươi, gãy bong sụn tiếp hợp…
- Người già: xương xốp, lỗng xương nên có thể gặp cổ xương đùi, gãy đầu
dưới xương quay, gãy cổ phẫu thuật…
- Phụ nữ tuổi mãn kinh: gãy xương sớm do loãng xương
V. Các thể di lệch của gãy xương:
- Di lệch sang bên: đoạn gãy di lệch thẳng góc với trục dọc của xương.
- Di lệch chồng ngắn: các đoạn gãy di lệch dọc theo trục xương tiến sát lại nhau.
- Di lệch xa: các đoạn gãy di lệch dọc trục rời xa nhau.
- Di lệch gập góc: trục của hai đoạn gãy tạo nên một góc (thường tính bằng góc
nhọn)
- Di lệch xoay: đoạn gãy xa di lệch xoay quanh trục dọc của xương.
Một gãy xương có thể có một hoặc nhiều lệch. Khi mơ tả di lệch thì qui ước nói
sự di lệch của đoạn gãy xa.
VI. Phân loại gãy xương:
1. Gãy xương kín: ổ gãy khơng thơng với mơi trường bên ngồi, tùy theo tổn
thương dập nát cơ mà phân độ gãy xương theo Phân loại Oestern và
Tscheme 1982, 4 mức độ:
-Độ 0: tổn thương nhẹ không đáng kể mô mềm. Thường là gãy xương gián
tiếp, khơng hoặc ít di lệch
-Độ I: Xây xát da nông. Thường là gãy xương đơn giản, mức độ trung bình
-Độ II: Xây xát da sâu, chạm thương da và cơ khu trú do chấn thương trực
tiếp gây ra. Thường đe dọa CEK
-Độ III: Xây xát da lan rộng, lóc da kín, dập nát cơ. Thường gây ra CEK, tổn
thương các mạch máu chính.
2. Gãy xương hở: ổ gãy thơng với mơi trường bên ngồi, có chảy máu váng
mở ra bên ngoài ổ gãy xương. Tùy theo mức độ tổn thương phần mềm,
xương gãy, mạch máu và thần kinh để có phân độ gãy xương hở theo Phân
loại Gustilo 1990, 3 mức độ:

-Độ I: vết thương da nhỏ hơn 1cm, sạch với tổn thương phần mềm nhẹ
-Độ II: vết thương da lớn hơn 1cm, tổn thương phần mềm không lan rộng


-Độ IIIA: vết thương da lớn hơn 1cm, tổn thương phần mềm lan rộng,
chưa lộ xương.
-Độ IIIB: độ IIIA + có lộ xương
-Độ IIIC: độ IIIB + kèm theo tổn thương động mạch cần khâu nối.
- VII. Triệu chứng lâm sàng của gãy xương:
8.1 Các dấu hiệu chắc chắn của gãy xương:
- Biến dạng
- Cử động bất thường
- Tiếng lạo xạo xương
8.2 Các dấu hiệu không chắc chắn của gãy xương:
- Đau
- Sưng, bầm tím
- Mất cơ năng
8.3 Chẩn đốn hình ảnh:
- Chụp x quang: tối thiểu bình diện thẳng và nghiêng (bên), lấy đủ hai khớp của
một thân xương dài.
- Chụp CT cắt lớp: khi gãy xương phức tạp, thương tổn chưa rõ ràng.
- Chụp cộng hưởng từ: giúp quan sát tổn thương mơ mềm, sụn mặt khớp…
Tóm lại: phim x quang phải thể hiện chi tiết:
+ vị trí gãy xương
+ khảo sát được đường gãy, di lệch và thấy rõ hai hai khớp nếu nghi ngờ tổn
thương bên dưới
VIII. Chẩn đoán xác định:
- Chẩn đoán xác định dựa vào cơ chế chấn thương, tuổi, giới tính, gãy kín,
gãy hở, dấu hiệu lâm sàng
- Chẩn đốn hình ảnh, xương nào gãy, loại gãy nào ?

- Chẩn đốn tình trạng nạn nhân: biến chứng gì khơng, thương tổn kết hợp
khơng, rất quan trọng để cứu tánh mạng của bệnh nhân.
- Thương tổn kết hợp ? đa số là đa chấn thương.
IX. Chẩn đoán lành xương:
+ Hết cử động bất thường


+ Hết tiếng lạo xạo xương
+ Khơng cịn đau chói khi ấn vào chỗ gãy xương và khi vận động.
+ Chi vận động được
+ X quang ghi nhận lành xương
X. Biến chứng của gãy xương:
- Choáng chấn thương: do đau đớn và mất máu, theo WILLENEGGER cho một
khái niệm về mức độ chảy máu ngay sau khi gãy xương đối với gãy xương
lớn:
+ Gãy xương cẳng chân: 300 – 600ml
+ Gãy xương đùi: 300 – 1000ml
+ Gãy xương chậu: 1700 – 2400ml
- Hội chứng tắc mạch máu do mỡ: do tăng áp lực đột ngột của tủy xương,
ngấm vào mạch máu gây ra tắc mạch máu do mỡ.
- Hội chứng chèn ép khoang: máu tụ trong các khoang của cơ gây chèn ép
mạch máu và thần kinh.
- Tổn thương mạch máu
- Tổn thương thần kinh
- Gãy xương hở và nhiễm trùng
- Rối loạn dinh dưỡng
XI. Rối loạn lành xương:
- Chậm lành xương: xương gãy phải bất động dài hơn thời gian bất động trung
bình của loại gãy xương đó mới liền vững. Thơng thường phải bất động thêm
bằng ½ thời gian bất động trung bình nói trên.

- Khớp giả: q trình tạo can xương: máu tụ, mơ xơ, can ngun phát và can
xương thứ phát trưởng thành. Khớp giả là quá trình tạo can xương bị dừng lại ở
giai đoạn mô xơ do nhiều nguyên nhân khác nhau như: cố định không vững chắc,
tháo phương tiện cố định sớm, không tuân thủ điều trị, vận động sớm, điều trị
không đúng phương pháp…
XII. Điều trị gãy xương:
1. Nguyên tắc cơ bản: theo thứ tự ưu tiên
-Cứu tánh mạng BN


-Cứu chi
-Phục hồi giải phẫu và chức năng:
+ Nắn hết các di lệch
+ Bất động vững chắc
+ Tập vận động chủ động
2.Các yếu tố đảm bảo giúp lành xương:
-

Phục hồi lưu thông máu đầy đủ vùng gãy xương
Áp sát hai mặt gãy
Bất động vững chắc ổ gãy xương
Khơng có các yếu tố ngoại lai cản trở lành xương

3.Các phương pháp điều trị gãy xương thường dùng:
- Bó bột
-Kéo liên tục
-Kết hợp xương
-Cố định ngoài

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:

1-Các di lệch của gãy xương:
a/ Chỉ có một di lệch khi bị gãy xương kèm theo ổ khớp rổng.
b/ Di lệch sang bên, di lệch gần, di lệch xa và chồng ngắn.
c/ Di lệch chồng ngắn, xa, sang bên, gập góc và di lệch xoay
d/ Di lệch xoắn vặn, xa, xoay, gập góc mở ra ngoài và ra trước
2- Triệu chứng lâm sàng chắc chắn của gãy xương:
a/ Biến dạng, cử động bất thường, tiếng lạo xạo xương
b/ Biến dạng, cử động bình thường, tiếng lạo xạo xương
c/ Biến dạng, cử động lò xo, ổ khớp rổng
d/ Biến dạng, di lệch xoay và chi cong vẹo
3- Triệu chứng lâm sàng không chắc chắn của gãy xương:


a/ Cử động bất thường, bầm tím, tiếng lạo xạo xương
b/ Đau, Sưng, bầm tím và mất cơ năng
c/ Mất cơ năng, đau nhức và cử động bất thường
d/ Di lệch sang bên, biến dạng và mất cơ năng
4- Các biến chứng sớm của gãy xương:
a/ Choáng chấn thương, tắc mạch mỡ, gãy xương kín, tổn thương mạch
máu, thần kinh, chèn ép khoang và chậm lành xương
b/ Choáng chấn thương, huyết khối tĩnh mạch, gãy xương hở, tổn thương
mạch máu, thần kinh, chèn ép khoang và rối loạn dinh dưỡng
c/ Choáng chấn thương, tắc mạch mỡ, gãy xương đùi, tổn thương mạch
máu, thần kinh, chèn ép khoang và khớp giả
d/ Choáng chấn thương, tắc mạch mỡ, gãy xương hở, tổn thương mạch
máu, thần kinh, chèn ép khoang và rối loạn dinh dưỡng
5- Điều trị gãy xương:
a/ Nắn hết các di lệch, bất động vững chắc, tập vận động thụ động
b/ Nắn hết các di lệch, bất động vững chắc, tập vận động chủ động
c/ Nắn hết các di lệch, bất động tạm thời, tập vận động chủ động

d/ Nắn một phần di lệch, bất động vững chắc, tập vận động chủ động
6- Các yếu tố đảm bảo giúp lành xương:
a/ Phục hồi lưu thông máu, áp sát hai mặt gãy, bất động vững chắc, khơng
có yếu tố cản trở lành xương
b/ Phục hồi lưu thông máu, áp sát hai mặt gãy, bất động vững chắc, có yếu
tố cản trở lành xương
c/ Phục hồi lưu thông máu, áp sát tương đối mặt gãy, bất động vững
chắc, khơng có yếu tố cản trở lành xương
d/ Phục hồi máu tĩnh mạch, áp sát một mặt gãy, bất động vững chắc,
khơng có yếu tố cản trở lành xương
7- Chẩn đoán lành xương:
a/Hết cử động bất thường, Hết tiếng lạo xạo xương, Khơng cịn đau chói
khi ấn vào chỗ gãy xương và khi vận động, Chi vận động được, X quang ghi nhận
khớp giả


b/ Còn cử động bất thường, Hết tiếng lạo xạo xương, Khơng cịn đau chói khi
ấn vào chỗ gãy xương và khi vận động, Chi vận động được, X quang ghi nhận lành
xương
c/Hết cử động bất thường, Hết tiếng lạo xạo xương, Khơng cịn đau chói khi
ấn vào chỗ gãy xương và khi vận động, Chi vận động được, X quang ghi nhận lành
xương
d/Hết cử động bất thường, Hết tiếng lạo xạo xương, Khơng cịn đau chói khi
ấn vào chỗ gãy xương và khi vận động, Chi vận động được, X quang ghi nhận
chậm lành xương
8- Các phương pháp điều trị gãy xương thường dùng:
a/ Bó bột, Kéo liên tục, Kết hợp xương, Cố định ngồi
b/ Bó bột, Kéo liên tục, Kết hợp xương, Cố định trong
c/ Bó bột, Kéo liên tục, Kết hợp xương bên ngoài, Cố định ngoài
d/ Bó bột, xuyên đinh cố định tạm, Kết hợp xương, Cố định ngồi

9- Chụp x quang chẩn đốn gãy xương:
a/ Tối thiểu bình diện thẳng và nghiêng (bên), lấy đủ một khớp của một thân
xương dài.
b/ Tối thiểu bình diện thẳng và nghiêng (bên), lấy đủ hai khớp của một thân
xương dài.
c/ Tối thiểu bình diện thẳng và chếch 3/4, lấy đủ 1/2 khớp của một thân xương
dài.
d/ Tối thiểu một bình diện nghiêng (bên), lấy đủ hai khớp của một thân xương dài.
10- Chụp CT cắt lớp chẩn đoán gãy xương:
a/ Khi gãy xương đơn giản, thương tổn chưa xác định rõ ràng.
b/ Khi gãy xương ba mảnh, thương tổn rõ ràng.
c/ Khi gãy xương nhiều mảnh, thương tổn đã xác định rõ ràng.
d/ Khi gãy xương phức tạp, thương tổn chưa xác định rõ ràng.
* Đáp án câu hỏi lượng giá: 1c, 2a, 3b, 4d, 5b, 6a, 7c, 8a, 9b, 10d




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×