Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ trong CAND hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.46 KB, 34 trang )

1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH
VỀ CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ
2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CƠNG TÁC CÁN BỘ
TRONG CAND
3. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ
VÀ CƠNG TÁC CÁN BỘ TRONG CAND HIỆN NAY
TRẢ LỜI
I. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ VÀ
CƠNG TÁC CÁN BỘ
1. Quan điểm Hồ Chí Minh về cán bộ
Sinh thời, Hồ Chí Minh ln đặc biệt coi trọng cán bộ. Đánh giá đúng vị trí, vai
trị của cán bộ, Người cho rằng “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”[1]. Trong
tác phẩm Sửa đổi lối làm việc viết trong tháng 10 năm 1947, Hồ Chí Minh đã
chỉ rõ: “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy,
Đảng phải ni dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý
báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho cơng việc
chung của chúng ta”[2].
Có sự quan tâm lớn đối với cán bộ cho nên Hồ Chí Minh đã giành nhiều bài
viết, bài nói về cán bộ. Khi đề cập về cán bộ cách mạng Hồ Chí Minh đề cập
đến những nội dung như: Đạo đức cách mạng của người cán bộ; tinh thần trách
nhiệm của người cán bộ; năng lực của người cán bộ; kỷ cương, kỷ luật của
người cán bộ…
Theo Hồ Chí Minh đối với người cán bộ cách mạng trước hết phải lấy “đạo đức
làm cốt”, đạo đức là gốc của người cán bộ cách mạng. Người nói: “Việc nước
lấy Đồn thể làm cốt cán. Việc Đoàn thể lấy cán bộ làm cốt cán. Cán bộ lấy đức
làm cốt cán”[3]. Hồ Chí Minh khẳng định: Cán bộ là những người có đạo đức


cách mạng: Trung với nước, Hiếu với dân; Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí cơng
vơ tư; Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm; Thương u con người, sống có tình, có
nghĩa.


Nhấn mạnh đến những tiêu chuẩn của người cán bộ cách mạng, Hồ Chí Minh
cho rằng: Cán bộ phải là người có tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước
và nhân dân. Hồ Chí Minh từng nói: “Cán bộ là những người “trung thành và
hăng hái trong công việc, trong lúc đấu tranh”.
Theo Hồ Chí Minh sự nghiệp cách mạng là hết sức khó khăn, gian nan, vất vả,
phải đấu tranh xóa bỏ những những cái “cũ kỹ” để xây dựng một xã hội mới “tốt
đẹp” hơn. Xây dựng một Nhà nước mới thật sự là Nhà nước của dân, do dân, vì
dân; xã hội mới mang lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Cho nên, bên
cạnh những phẩm chất về đạo đức, tinh thần quyết tâm cách mạng, Hồ Chí Minh
đồng thời cũng rất coi trọng năng lực, phẩm chất về tài năng của người cán bộ.
Hồ Chí Minh từng khẳng định cán bộ là người có đủ năng lực đảm đương cơng
việc dù trong bất cứ hồn cảnh nào.
Sinh thời Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng giữa lời nói và hành động ln
nhất qn, đối với mọi vấn đề, mọi hoạt động của mình, Người ln chú trọng
đến việc nêu gương trong từng lời nói, đến hành động. Vì vậy, Hồ Chí Minh
ln căn dặn cán bộ, đảng viên phải luôn coi trọng kỷ cương, kỷ luật và thực thi
pháp luật nghiêm minh. Người cán bộ phải thật sự gương mẫu, là tấm gương
sáng để nhân dân noi theo. Thi hành kỷ luật và pháp luật nghiêm minh là điều
kiện quan trọng để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn, khác biệt hoàn toàn về
bản chất với xã hội cũ.
2. Quan điểm Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ
Hồ Chí Minh nêu lên những nội dung cơ bản là phải biết cán bộ, lựa chọn cán
bộ, dùng cán bộ, cất nhắc cán bộ, thương yêu cán bộ và phê bình cán bộ:
“Biết cán bộ”: Theo Hồ Chí Minh là đánh giá đúng phẩm chất và năng lực của
cán bộ một cách khách quan, khoa học. Đánh giá thẳng thắn tầm quan trọng của
việc “biết cán bộ” Hồ Chí Minh khẳng định: “Phải biết rõ cán bộ - Từ trước đến
nay, Đảng ta chưa thực hành cách thường xem xét cán bộ. Đó là một khuyết


điểm to. Kinh nghiệm cho ta biết: mỗi lần xem xét lại nhân tài, một mặt thì tìm

thấy những nhân tài mới, một mặt khác thì những người hủ hố cũng lịi ra”[4].
“Lựa chọn cán bộ”: Hồ Chí Minh xây dựng những tiêu chí lựa chọn cán bộ hết
sức rõ ràng, đầy đủ, toàn diện. Người cho rằng phải lựa chọn được những cán bộ
là:
“a) Những người đã tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc, trong lúc
đấu tranh.
b) Những người liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng. Luôn luôn
chú ý đến lợi ích của dân chúng. Như thế, thì dân chúng mới tin cậy cán bộ và
nhận cán bộ đó là người lãnh đạo của họ.
c) Những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề, trong những hồn cảnh
khó khăn. Ai sợ phụ trách và khơng có sáng kiến thì không phải người lãnh đạo.
Người lãnh đạo đúng đắn cần phải: Khi thất bại không hoang mang, khi thắng
lợi không kiêu ngạo. Khi thi hành các nghị quyết kiên quyết, gan góc khơng sợ
khó khăn.
d) Những người ln ln giữ đúng kỷ luật. Đó là những khn khổ để lựa chọn
cán bộ, chúng ta phải theo cho đúng. Trong Đảng ta, có những nơi thường dùng
những người văn hay nói khéo, nhưng không làm được việc, không ra tranh đấu.
Mà những đồng chí viết khơng hay nói khơng thạo nhưng rất trung thành, hăng
hái, rất gần gụi quần chúng, thì bị dìm xuống. Chúng ta phải sửa chữa ngay
những điểm đó. Đã lựa chọn đúng cán bộ cịn cần phải dạy bảo lý luận cho cán
bộ. Chỉ thực hành mà khơng có lý luận cũng như có một mắt sáng, một mắt
mù”[5].
“Huấn luyện cán bộ”: Hồ Chí Minh ln đặc biệt coi trọng công tác huấn luyện
cán bộ. Xuất phát từ đặc điểm của cán bộ lúc bấy giờ là “Phần đông cán bộ là
công nhân và nông dân, văn hố rất kém. Đảng chưa tìm đủ cách để nâng cao
trình độ văn hố của họ”[6]. Cho nên theo Người: “huấn luyện cán bộ là công
việc gốc của Đảng”[7].
 “Dùng cán bộ” hay “cất nhắc cán bộ”: Hồ Chí Minh cho rằng phải làm cho
đúng, cho khách quan và phải dựa trên cơ sở đánh giá đúng cán bộ. Hồ Chí



Minh yêu cầu những người làm công tác cán bộ phải có lịng “độ lượng vĩ đại”
thì mới có thể đánh giá và sử dụng cán bộ một cách chí cơng vơ tư. Hồ Chí
Minh u cầu: “Phải cất nhắc cán bộ một cách cho đúng. Cất nhắc cán bộ là một
cơng tác cần kíp. Khi cất nhắc một cán bộ, cần phải xét rõ người đó có gần gụi
quần chúng, có được quần chúng tin cậy và mến phục khơng. Lại phải xem
người ấy xứng với việc gì. Nếu người có tài mà dùng khơng đúng tài của họ,
cũng không được việc. Nếu cất nhắc không cẩn thận, không khỏi đem người bơ
lơ ba la, chỉ nói mà khơng biết làm, vào những địa vị lãnh đạo. Như thế rất có
hại”[8].
“Cất nhắc cán bộ”: Hồ Chí Minh cho rằng, việc “Cất nhắc cán bộ, phải vì cơng
tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Như thế, công việc
nhất đinh chạy”.
“Yêu thương cán bộ”: Hồ Chí Minh nêu quan điểm: Đảng “phải thương yêu cán
bộ”. Nhưng yêu thương cán bộ không phải là vỗ về, nng chiều, phó mặc. Mà
u thương cán bộ trên cơ sở giúp đỡ, giáo dục, đào tạo cán bộ sao cho thật sự
tốt. Yêu thương cán bộ trên cơ sở giáo dục, rèn rũa cán bộ, thi hành khen thưởng
- kỷ luật nghiêm minh. Đối với những người có cơng thì phải khen thưởng,
những người cơng tác ở vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn phải có chính
sách đãi ngộ, ưu tiên hơn những vùng thành phố. Đối với người mắc sai lầm cịn
cơ hội sửa chữa được thì phải thật thà giúp đỡ trên cơ sở thực thi “phê bình và tự
phê bình”.
“Phê bình cán bộ”: Tức là thái độ ứng xử đối với cán bộ khi họ có sai lầm,
khuyết điểm. Quan điểm nền tảng của Hồ Chí Minh ở đây là “ Người đời ai
cũng có khuyết điểm. Có làm việc thì có sai lầm”. Cho nên, trong thực tiễn hoạt
động cách mạng Hồ Chí Minh ln lựa chọn biện pháp phê bình, kiểm thảo là
biện pháp đầu tiên để xử lý cán bộ mắc sai lầm. Xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí
Minh ln đặc biệt coi trọng biện pháp nhân trị, giáo dục, thuyết phục con
người. Theo Hồ Chí Minh phe bình và tự phê bình phải có phương pháp, có
cách thức, nhằm mục đích giúp đồng chí, đồng đội tiến bộ. Người phân biệt rõ

ràng phê bình và tự phê bình với trù dập cán bộ, người chú trọng việc cán bộ


khuyến khích nhân dân phê bình. Tuy nhiên, đồng thời Hồ Chí Minh cũng ln
đặc biệt coi trọng việc thi hành kỷ luật, pháp luật nghiêm minh để làm gương
đối với những trường hợp vi phạm. Riêng đối với những người khơng cịn sửa
chữa được nữa nếu cần thiết thì cho ra khỏi hệ thống Nhà nước, thậm chí xử lý
nghiêm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và cơng tác cán bộ có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và
cơng tác cán bộ cho chúng ta thấy sự thống nhất chặt chẽ giữa tính khoa học,
tính nghệ thuật và vượt lên trên tất cả là tính nhân văn sâu sắc.
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ CAND
1. Nội hàm “cán bộ CA” theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh khơng chỉ đề cập đến nội hàm của Người cán bộ trong một bài nói,
một bài viết mà nội hàm cán bộ được Người nhắc đi nhắc lại nhiều lần:
Tại Bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hóa Hồ Chí Minh đã đưa ra một khái
niệm cán bộ toàn diện, sâu sắc. Theo Người: “Cán bộ là gì? Cán bộ là cái dây
chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt,
dù chạy tồn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của
Chính phủ, của Đồn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách
hay cũng khơng thể thực hiện được”[9].
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh tiếp tục quan niệm về cán
bộ: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích
cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo
cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”[10].
Khi đề cập đến người cán bộ công an, Hồ Chí Minh quan niệm: “Cơng an của ta
là cơng an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc”[11].
Vào thời điểm khác Hồ Chí Minh lại cho rằng cán bộ cơng an là người đi đầu,
tiên phong trong việc thực thi chính sách pháp luật của Nhà nước.

Như vậy, mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau có những lúc liệt kê, có những
lúc khái quát, song từ những quan niệm của Hồ Chí Minh đã nêu trên cho chúng


ta thấy, cán bộ cơng an theo Hồ Chí Minh là “con người cụ thể”, được tuyển
dụng, đào tào, bồi dưỡng, làm việc trong Ngành công an nhằm phục vụ nhân
dân, phục vụ Đảng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ Nhà nước.
2. Vị trí, vai trị của cán bộ CA
a.Về vị trí
Nói đến vị trí của người cán bộ cơng an Hồ Chí Minh đã có cách thức xác định
đúng đắn, rất độc đáo, sáng tạo, vừa đánh giá đúng bản chất, vị thế của người
cán bộ công an vừa mang tính tồn diện, thuyết phục, đi vào lịng người:
- Đối với nhân dân
Trong mối tương quan giữa cán bộ cơng an với nhân dân, Hồ Chí Minh cho rằng
trước hết người cán bộ cơng an giữ vị trí vừa là người lãnh đạo, chỉ huy, hướng
dẫn, giúp đỡ vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. “Làm công an
không phải làm “quan cách mạng”. Đây là một quan điểm hết sức đúng đắn thể
hiện mối quan hệ biện chứng trong mối tương quan vị trí của người cán bộ công
an so với nhân dân.
- Đối với Đảng, Nhà nước, Chính phủ:
Người cán bộ cơng an giữ một vị trí hết sức quan trọng, một bộ phận cấu thành
không thể thiếu, là sợi dây chuyền để cho bộ máy cơng an hoạt động có hiệu
quả. Người cơng an như động cơ thúc đẩy, duy trì tầm ảnh hưởng, mọi hoạt
động của bộ máy công an. Nếu không có người cán bộ cơng an thì mọi hoạt
động của bộ máy công an ngừng hoạt động.
- Đối với người cán bộ khác trong bộ máy Nhà nước dân chủ nhân dân:
Bên cạnh việc xác định vị trí của người cán bộ công an trong mối tương quan
với nhân dân và xác định vị trí của người cơng an trong bộ máy Nhà nước, Hồ
Chí Minh cịn ln quan tâm tới việc xác định vị trí của cán bộ cơng an với cán
bộ của các cơ quan, ban ngành khác trong Nhà nước dân chủ nhân dân. Hồ Chí

Minh đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc xác định đúng vị trí của
người cán bộ cơng an so với vị trí của người cán bộ ở các cơ quan, đồn thể
khác. Theo Người, việc xác định đúng vị trí của cán bộ công an là một trong
những biện pháp quan trọng đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Trong tư tưởng


của mình, Hồ Chí Minh ln quan niệm rõ tuyệt đối không thiên vị, coi trọng
lực lượng, cán bộ của cơ quan, đơn vị này hơn cán bộ của cơ quan, đơn vị khác.
Người luôn rất công bằng, công tâm, đánh giá đúng vai trò quan trọng của các
cơ quan, đơn vị, đồn thể. Cho nên, Hồ Chí Minh cho rằng, người cán bộ công
an với người cán bộ ở các cơ quan, đơn vị, đồn thể khác đều có vị trí ngang
bằng nhau, là người “đồng chí”, khơng phân biệt hơn, kém và đều “người đày tớ
thật trung thành của nhân dân” phải hết lòng hết sức phụng sự nhân dân, phụng
sự Tổ quốc.
b.Về vai trị
Trong suốt q trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh bên cạnh việc tập trung
xác định một đường lối cách mạng đúng đắn, xây dựng được một chính Đảng
vững mạnh đủ sức tập hợp và lãnh đạo đông đảo quần chúng nhân dân để đi tới
giành thắng lợi thì Người đồng thời đặc biệt chú trọng đến việc cán bộ và công
tác cán bộ. Bởi lẽ, trong thực tiễn hoạt động cách mạng Hồ Chí Minh đã sớm
nhận thức được vai trị, tầm quan trọng to lớn của cán bộ.
Đánh giá đúng vai trị của người cán bộ Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Việc
Đoàn thể lấy cán bộ làm cốt cán”. Nghĩa là theo Hồ Chí Minh cán bộ là xương
sống, là gốc, là điểm tựa quan trọng nhất của hoạt động đồn thể, giống như lực
lượng cách mạng là đơng đảo quần chúng nhân dân, nhưng trong đó cơng - nơng
là gốc của người cách mạng.
Trong một lần khác Hồ Chí Minh đánh giá vai trò của cán bộ qua một câu nói
hết sức cơ đọng, súc tích nhưng tồn vẹn, đầy đủ về vai trị của người cán bộ.
Hồ Chí Minh nhận định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”. Tư tưởng này của
Hồ Chí Minh có sự vận dụng, phát triển sáng tạo những tiền đề lý luận của ông

cha ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Cha ông ta từng cho rằng “nước lấy
dân làm gốc”, coi nhân dân là kế “sâu dễ, bền gốc” thì Hồ Chí Minh cho rằng
cán bộ là gốc của mọi cơng việc. “Gốc có vững thì cây mới bền”, vì vậy người
cán bộ là điểm mấu chốt, điểm gốc, điểm mẹ hết sức quan trọng của mọi công
việc từ lớn đến bé, từ quan trọng đến ít quan trọng của cách mạng.


Trên cơ sở đánh giá vai trò của người cán bộ nói chung như vậy, Hồ Chí Minh
đã chỉ rõ tầm quan trọng của người cán bộ công an. Khi bàn về vai trị của người
cán bộ cơng an Hồ Chí Minh đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau:
 Trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ cơng an
giữ vai trị “nịng cốt”, “tiên phong” trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh. Bởi
lẽ, giữ gìn trật tự, an ninh trước hết là nhiệm vụ của ngành công an. Thực tế cho
thấy, Hồ Chí Minh thường xun u cầu và có nhiều biện pháp giúp đỡ, thúc
đẩy để người cán bộ, chiến sỹ công an luôn luôn phát huy được vai trị nịng cốt,
tiên phong của mình trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh.
Đồng thời, Hồ Chí Minh cho rằng, người cán bộ cơng an giữ vai trị là “thanh
bảo kiếm” để bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân. Người cán bộ
công an là lực lượng trực tiếp tham gia đấu tranh đập tan mọi hoạt động của
cách thế lực thù địch, tham mưu cho Đảng, Nhà nước đề ra nhiều chủ trương,
đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo.
Bên cạnh đó, theo Hồ Chí Minh, cán bộ công an là một trong những nhân tố
quan trọng, giữ vai trò đảm bảo cho sự thành cơng của sự nghiệp giữ gìn trật tự,
an ninh. Người cán bộ công an là lực lượng định hướng, giúp đỡ nhân dân, đào
tạo, huấn luyện nhân dân để nhân dân phát huy được sức mạnh to lớn của mình
trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh. Đồng thời, cán bộ công an cũng là lực
lượng quan trọng hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ dạy các lực lượng khác có những biện
pháp, cách thức bảo vệ an ninh, trật tự.
Nói đến vai trị của người cán bộ cơng an tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau,
nhưng dù ở cách thức nào cũng hết sức đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu. Song Hồ Chí

Minh cho rằng “Tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có người, mà trong số người
muốn lên chủ nghĩa xã hội thì cán bộ là đầu tiên và cốt cán”. Trong số những
người cán bộ đó, người cán bộ công an là lực lượng tiên phong nhất, cần đi
trước các cơ quan, ban ngành, đoàn thể khác.
3. Yêu cầu về những phẩm chất cần có của người cán bộ CA
- Yêu cầu về chính trị:


Trong suốt q trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn đặc biệt chú ý đến
việc xây dựng lực lượng cơng an nhân dân vững mạnh về chính trị. Mà trước
tiên, Người chú trọng xây dựng người cán bộ cơng an có bản lĩnh chính trị vững
vàng.
Theo Hồ Chí Minh, bản lĩnh chính trị của người cán bộ cơng an thể hiện rõ nét ở
chỗ là luôn luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, chế độ và Tổ quốc
trong mọi tình huống, mọi điều kiện, hồn cảnh. Vì những lẽ đó trong suốt q
trình lãnh đạo, chỉ dạy giúp đỡ lực lượng Công an nhân dân từng bước xây dựng
và phát triển về mọi mặt Hồ Chí Minh luôn đặt ra một yêu cầu cốt yếu đối với
người cán bộ công an là phải tuyệt đối trung thành. Trong tác phẩm Tư cách
người Cơng an cách mạng Hồ Chí Minh chỉ rõ, cán bộ cơng an“Đối với Chính
phủ, phải tuyệt đối trung thành”. Hồ Chí Minh cho rằng trung thành là một
trong những tiêu chí quan trọng, đầu tiên để tuyển chọn cán bộ, chiến sỹ cơng
an.
Hồ Chí Minh cũng yêu cầu người cán bộ công an phải phục tùng sự lãnh đạo
chặt chẽ của Đảng từ trên xuống dưới, nhất định phải như thế. Cán bộ công an
phải tuyệt đối khơng được cho rằng các đồng chí lãnh đạo đảng khơng có
chun mơn, nghiệp vụ cơng an nên khơng lãnh đạo được cơng an. Theo Hồ Chí
Minh mỗi người cán bộ Công an phải luôn nhận thức rõ cịn Đảng, cịn mình,
Đảng có lãnh đạo đúng thì chun mơn mới đúng. Vì vậy, người cán bộ cơng
an “Phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng từ trên xuống dưới”. Đây vừa là yêu
cầu, vừa là nguyên tắc.

- Yêu cầu về tư tưởng:
Cán bộ cơng an là lực lượng nịng cốt, tiên phong bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ,
bảo vệ Tổ quốc cho nên theo Hồ Chí Minh phải ln có lập trường tư tưởng
cách mạng vững vàng. Đề cập đến yêu cầu về tư tưởng đối với người cán bộ
cơng an, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Cán bộ cơng an phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
Bác từng nói: “Cịn về phần cán bộ cơng an thì phải như thế nào?... Trước hết
cán bộ phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, lập trường phải rõ ràng, vững chắc
đã”. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa theo Người là việc tăng cường sự học tập quán


triệt và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong điều kiện cụ thể của
nước ta.
Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ cơng an phải có tinh thần phục vụ nhân dân.
Người chỉ rõ “Công an phải có tinh thần phục vụ nhân dân, là bạn dân”. Cán bộ
cơng an cần nhận thức rõ vị trí, vai trị của mình trong mối tương quan đối với
nhân dân. Trong tư tưởng của mình, người cơng an cần xác định rõ công an là
người đày tớ thật sự trung thành của nhân dân, làm công an là để phục vụ nhân
dân, đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.
Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ cơng an phải ln thật sự cố gắng, biết vượt
qua khó khăn, gian khổ để xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, của nhân dân. Hồ
Chí Minh u cầu cán bộ cơng an phải thấy rõ: “Là Đảng, Chính phủ hết sức
chăm sóc. Các cơ các chú phải xứng đáng với lịng tin cậy của Đảng và Chính
phủ”. “Phải có tinh thần cố gắng, vươn lên khắc phục khó khăn, gian khổ”. Bởi
lẽ, công tác của ngành công an phải thường xuyên đối diện với những khó khăn,
nguy hiểm, gian nan, vất vả, nhiều hi sinh thầm nặng, không phải thường xuyên
được lên báo, lên đài đài phát thanh mới là vẻ vang, cơng tác cơng an rất cần và
cũng rất khó. Vì vậy, địi hỏi trong tư tưởng của người cán bộ công an phải luôn
luôn cố gắng, biết vượt qua khó khăn, gian nan, vất vả.
Về mặt tư tưởng, Hồ Chí Minh cũng u cầu rõ cán bộ cơng an “Phải ln ln
nâng cao tinh thần trách nhiệm. Có như vậy mới xứng đáng là người cán bộ

được Đảng và nhân dân tín nhiệm”. Trách nhiệm, gương mẫu trong cơng việc là
người cán bộ cơng an đã góp phần quan trọng vào việc tích cực đấu tranh chống
chủ nghĩa cá nhân.
- Yêu cầu về phẩm chất đạo đức:
Theo Hồ Chí Minh đạo đức là một trong những yêu cầu, đòi hỏi quan trọng nhất
đối với người cán bộ cách mạng nói chung và đối với người cán bộ, chiến sỹ
cơng an nhân dân nói riêng. Đánh giá đúng tầm quan trọng của đạo đức và sự
cần thiết phải có đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định “Cán
bộ lấy đức làm cốt cán”. Trong tác phẩm Di chúc để lại cho Đảng, Nhà nước ta


Hồ Chí Minh cũng đã yêu cầu “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm
nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư”.
Đối với lực lượng Cơng an nhân dân Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cán bộ công an phải
cố gắng, gương mẫu trong học tập, trong công tác, gương mẫu về đạo đức cách
mạng”[12].
Trong tác phẩm Tư cách người công an cách mạng viết năm 1948 Hồ Chí Minh
đã căn dặn và yêu cầu người cán bộ cơng an “Đối với tự mình, phải cần, kiệm,
liêm, chính”[13]…
Để nâng cao đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh cho rằng cán bộ cơng an phải
thường xuyên đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Bác nói: “Phải trau dồi đạo
đức cách mạng, cũng phải chống chủ nghĩa cá nhân”. Đây là hai công việc cần
phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài, bền bỉ. Bác cho rằng chủ
nghĩa cá nhân như “cỏ dại” một căn bệnh hết sức nguy hiểm đối nghịch hoàn
toàn với tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho nên cần phải loại bỏ. Muốn vậy, người
cán bộ công an phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách
mạng.
Từ những yêu cầu và sự chỉ dạy cụ thể đó, Hồ Chí Minh đi đến tóm lược. Người
khẳng định: “Nói tóm lại là những đạo đức và tư cách mà người cơng an cách
mệnh phải có, phải giữ cho đúng”[14].

-  u cầu đối với cơng tác chun mơn, nghiệp vụ:
Hồ Chí Minh đã đưa ra rất nhiều những yêu cầu cụ thể, rõ ràng cần phải có của
người cán bộ cơng an trong q trình thực hiện cơng tác chun mơn, nghiệp vụ
để giữ gìn trật tự, an ninh, bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ nhân dân.
Một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với công tác chuyên mơn,
nghiệp vụ của cán bộ cơng an, đó là: “Đối với công việc phải tận tụy”. Nghĩa là
người cán bộ cơng an phải thật sự chăm chỉ, chịu khó, hết lịng hết sức đối với
cơng việc được giao phó.
Để thực hành chuyên môn, nghiệp vụ cho tốt, cho đúng đắn, Hồ Chí Minh cho
rằng, người cán bộ cơng an “Phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và


Chính phủ”[15]. Người cán bộ cơng an phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực
thi chính sách của Đảng và Chính phủ.
Cơng tác chun mơn, nghiệp vụ cơng an có nhiều bí mật, thầm lặng nhưng
đồng thời cũng rất khó, là liên quan đến vận mệnh của chế độ, quốc gia, dân tộc
và sinh mệnh chính trị của con người cho nên, theo Hồ Chí Minh “Về cơng tác:
Phải đi sâu, phải thiết thực, phải điều tra nghiên cứu, không được chủ quan, tự
túc tự mãn”[16]. Đây là những yêu cầu người cán bộ công an phải luôn ghi nhớ
và thực hành cho tốt trong mọi tình huống, mọi điều kiện, mọi hồn cảnh. Hồ
Chí Minh u cầu cán bộ cơng an: “Làm việc phải có điều tra, nghiên cứu,
khơng được tự kiêu, tự đại. Phải toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”[17].
Trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ Hồ Chí Minh quan niệm rằng, cán bộ
cơng an “Phải cảnh giác, phải biết trấn áp kẻ địch bên trong và kẻ địch bên
ngoài”. Đây là một yêu cầu quan trọng, là công việc mà người cán bộ công an
phải thường xuyên thực hiện cho nên phải làm cho thật tốt, thật hiệu quả.
Công tác công an liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn, đặc biệt là ở
những vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào, dân tộc, tôn giáo cho nên theo
Hồ Chí Minh, cán bộ cơng an “Phải nắm vững chính sách đối với đồng bào thiểu
số, điều đó rất cần thiết”[18]. Đây là điều kiện đề người cán bộ công an gần gũi

với nhân dân, thật sự thân dân, đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân
dân. Đồng thời đó cũng là điều kiện để người cán bộ cơng an ln hồn thành
tốt mọi nhiệm vụ.
Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, thường xuyên người cán bộ công an đối diện
với kẻ thù, cho nên Hồ Chí Minh u cầu phải ln giữ được bản lĩnh cách
mạng, “đối với địch, chớ nên hoang mang, cần phải hết sức trấn tĩnh, trấn tĩnh là
bước đầu thắng địch. Cố nhiên, trấn tĩnh rồi còn phải đi sâu xét kỹ”[19]. Bác cho
rằng địch khơng có gì tài tình gì đâu, có những điều ta khơng dấu địch mà địch
cũng khơng học được bởi lẽ chúng ta có chính nghĩa.
Trong cơng tác chun mơn, nghiệp vụ, Hồ Chí Minh u cầu người cán bộ
công an phải kiên quyết tránh chống sử dụng nhục hình. Hồ Chí Minh kịch liệt
phê phán, lên án hành vi sử dụng nhục hình, Người cho rằng sử dụng nhục hình


là dã man, là chưa tẩy rửa được bản chất phong kiến, là dẫn đến sai lệnh vụ án,
cho nên cần phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ nhục hình.
Hồ Chí Minh cũng u cầu trong q trình thực hiện cơng tác chun mốn cơng
an phải có “Lề lối làm việc phải dân chủ”… nghĩa là phải thực hiện nghiêm túc
chính sách phê bình và tự phê bình, phê bình từ trên xuống dưới, “Phải hoan
nghênh nhân dân phê bình công an, để đi đến hiểu công an, yêu công an, và giúp
đỡ cơng an”[20].
Hồ Chí Minh từng khẳng định cơng tác cơng an rất cần nhưng cũng rất khó cho
nên người cán bộ chiến sỹ công an cần phải có tài, như:
·        Chính trị giỏi
·         Pháp luật giỏi
·        Bắn súng giỏi
·        Bơi giỏi
·        Bảo vệ giỏi
·        Kỹ thuật giỏi
·        “Khơn khéo”

·        “Can đảm”
·        Có hiểu biết văn hóa, phong tục của từng địa phương.
·        Có năng lực thuyết phục, vận động quần chúng
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hồ Chí Minh u cầu, trong cơng tác chun mơn,
cán bộ công an phải thật sự gần dân, thân dân, phát huy vai trị của nhân dân
trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh. Cán bộ, chiến sỹ công an “Phải dựa vào
dân, khơng được xa rời dân”[21]. “Phải đồn kết nhân dân, tổ chức và giáo dục
nhân dân, dựa vào lực lượng rộng lớn của nhân dân”[22]. “Phải đi đường lối
quần chúng thì nhân dân mới tin yêu, giúp cơng an và cơng an mới thành cơng
được”[23]. “Phải đồn kết nội bộ, đoàn kết với nhân dân và với các ngành
khác”[24].
Trong công tác cán bộ công an phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
Bác nói: “Giúp nhau kinh nghiệm và sáng kiến, giúp nhau tiến bộ”[25]. Đây là
điểm mấu chốt, là cơ sở để cán bộ cơng an hồn thành tốt mọi nhiệm vụ, ln


xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng và nhân dân. Người cán bộ công an phải
thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, coi trọng việc xây dựng tinh thần đoàn kết, tương
trợ, tương thân, tương ái.
Mặc dù đề ra rất nhiều những yêu cầu đối với người cán bộ, chiến sỹ cơng an
nhưng Hồ Chí Minh cũng khơng qn nhắc nhở và yêu cầu người cán bộ công
an “Phải cố gắng làm trịn nhiệm vụ của người cơng an nhân dân của một nước
dân chủ nhân dân”[26].
- Yêu cầu về ý thức tổ chức, kỷ luật:
Kỷ luật theo Hồ Chí Minh là sức mạnh. Sinh thời Người mặc dù rất coi trọng
biện pháp nhân trị, giáo dục, thuyết phục con người, song đồng thời Người cũng
đặc biệt coi trọng việc xây dựng ý thức tổ chức, kỷ luật. Cho nên, đối với người
cán bộ cơng an Hồ Chí Minh thường xuyên yêu cầu “Phải nâng cao kỷ luật, tính
tổ chức, chống ba phải, nể nang”[27]. Đối với người cán bộ, chiến sỹ công an,
xuất phát bản chất là lực lượng vũ trang, công tác chuyên môn thường xuyên đối

diện với nhiều nguy hiểm và có nhiều bí mật, coi trọng kỷ luật và chấp hành tốt
kỷ luật là một đòi hỏi phải luôn luôn được thực hành.
4. Nhiệm vụ của người cán bộ công an
Khi đề cập đến nhiệm vụ của người cán bộ cơng an, Hồ Chí Minh có nhiều cách
tiếp cận khác nhau. Có những lúc người khái quát, có những lúc người liệt kê,
tùy theo từng điều kiện, hồn cảnh và thời điểm nói.
Để có cách nhìn tổng thể, dễ dàng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhiệm vụ của người
cán bộ, chiên sỹ công an chúng ta có thể thấy như sau:
+ Cán bộ cơng an có nhiệm vụ bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước,
chế tộ, Tổ quốc. Hồ Chí Minh nói: “Nhiệm vụ của cơng an là bảo vệ và phục vụ
nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân”[28].
+ Bảo vệ các cơng trình trọng điểm, chống địch phá hoại: Tại buổi Nói chuyện
tại Hội nghị cơng an toàn quốc lần thứ 10 vào tháng 1 năm 1956 Hồ Chí Minh
chỉ rõ nhiệm vụ của cán bộ cơng an. Người khẳng định: “Nhiệm vụ của công an
là phải chặn tay bọn phá hoại”[29], bảo vệ các cơng trình trọng điểm.
+ “Trấn áp thù trong - giặc ngoài”


+ Có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh.
+ Phịng gian phải đi đơi với giữ bí mật.
+ Giáo dục người mắc lầm lỗi: Theo Hồ Chí Minh giáo dục người lầm lỗi là một
nhiệm vụ cần phải được tiến hành thường xuyên của người cán bộ công an.
Người đã chỉ ra nhiều phương pháp, cách thức để người cán bộ cơng an giáo dục
người lầm lỗi. Trong đó Hồ Chí Minh đã chỉ ra yêu cầu giáo dục với người lầm
lỗi là: “ngay cả đối với người “dinh tê” cũng không được coi thường họ mà phải
giáo dục họ, thuyết phục họ để họ thấy chũng ta là những người cách mạng”.
+ Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, xây dựng lực lượng cơng an đồn kết,
trong sạch, vững mạnh. Hồ Chí Minh từng nói: “Đối với nhân dân, đối với
Đảng, với cách mạng xã hội chủ nghĩa, trách nhiệm của công an rất lớn, rất nặng
nề. Cho nên phải xây dựng một bộ máy công an rất tốt, rất chắc chắn. Ai phải

xây dựng? Mỗi một cán bộ cơng an đều có trách nhiệm vào đấy”[30]. Xây dựng
bộ máy cơng an đồn kết, trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, thiết thực, hiệu quả.
Đây là một nhiệm vụ địi hỏi từng cán bộ cơng an phải thực hành cho tốt. Tuyệt
đối tránh tư tưởng đùn đẩy trách nhiệm, cho rằng việc xây dựng bộ máy công an
là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo trong Công an nhân dân.
+ “Công an phải luôn luôn giúp đỡ, tổ chức, giáo dục nhân dân” cũng như các
lực lượng khác trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh”. Người nhấn mạnh:
“Mỗi cơng an viên đóng chỗ nào thì cần dạy cho dân quân, tự vệ nơi đó cách
điều tra, xét giấy, phịng gian, v.v.. Dạy cho dân ở nơi đó giữ bí mật. Và tự mình
phải ln ln giữ lễ phép. Tránh hách dịch, v.v..”[31].
Liệt kê nhiệm vụ của Công an rất nhiều, song Hồ Chí Minh tóm tắt lại: “Nhiệm
vụ của cơng an thì nhiều, nhưng nói tóm tắt là bảo vệ sự nghiệp xã hội chủ
nghĩa”[32].

III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CƠNG TÁC CÁN BỘ TRONG
CAND
 


1. Tầm quan trọng của công tác cán bộ trong CAND
Trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo những lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước ta và xuất phát từ
những kinh nghiệm đúc rút từ trong thực tiễn, Hồ Chí Minh đã sớm chỉ cho
chúng ta thấy ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của cơng tác cán bộ nói chung và
cơng tác cán bộ trong Cơng an nhân dân nói riêng.
Hồ Chí Minh đã từ rất sớm đã có nhận thức đúng đắn, tồn diện, đầy đủ khi cho
rằng công tác cán bộ là một vấn đề chiến lược, có ý nghĩa lâu dài trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Vì vậy, ngay từ khi ở nước ngồi, Hồ Chí Minh
đã coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ để phục vụ cho cách
mạng về sau này. Người đã thường xuyên mở những lớp huấn luyện, đào tạo cán
bộ. Đồng thời, Người cũng tổ chức tuyển chọn, giới thiệu cán bộ trong nước ra

nước ngồi học tập, cơng tác ở trường Đại học phương Đơng… Trên cơ sở đó,
sau này cách mạng Việt Nam đã có một lượng cán bộ đông đảo, đủ phẩm chất
để tham gia hoạt động cách mạng trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ. Chính vì
vậy, theo Hồ Chí Minh, cơng tác cán bộ trong Công an nhân dân cũng là một
vấn đề chiến lược, có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Theo Hồ Chí Minh, công tác cán bộ trong công an là cơ sở để xây dựng một đội
ngũ cán bộ cơng an có phẩm chất chính trị, tư tưởng vững vàng, chun mơn,
nghiệp vụ giỏi để đảm đương được mọi nhiệm vụ cách mạng mà Đảng và nhân
dân ta giao phó. Cơng tác cán bộ đồng thời cũng là cơ sở, điều kiện để xây dựng
một bộ máy Công an nhân dân Việt Nam trong sạch, “vững mạnh về chính trị”,
“vững vàng về tư tưởng”, xây dựng bộ máy công an “tinh gọn, thiết thực, hiệu
quả”.
Thời gian ngày càng lùi đi xa nhưng cho đến nay những đánh giá của Hồ Chí
Minh về tầm quan trọng của Cơng tác cán bộ vẫn cịn nguyên giá trị lý luận và
thực tiễn sâu sắc.
2. Công tác tuyển chọn cán bộ CAND
Hồ Chí Minh ln ln coi trọng công tác tuyển chọn cán bộ và nhấn mạnh sự
cần thiết phải tuyển chọn cán bộ. Thực tiễn cho thấy, Hồ Chí Minh đã xây dựng


được một phương pháp, cách thức tuyển chọn cán bộ hết sức độc đáo, sáng tạo.
Đồng thời, từ trong thực tiễn đã chứng minh Hồ Chí Minh là “bậc thầy” trong
công tác tuyển chọn cán bộ. Trong suốt quãng đời hoạt động cách mạng của
mình, Hồ Chí Minh đã thực hành việc tuyển chọn cán bộ rất nhiều và những cán
bộ được Hồ Chí Minh tuyển chọn đều là những người “tài đức vẹn toàn”, phục
vụ đắc lực, hiệu quả nhiệm vụ cách mạng, không những được nhân dân ta kính
trọng mà cịn được thế giới thừa nhận. Đó là một điều đặc biệt trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về cơng tác tuyển chọn cán bộ.
Công tác tuyển chọn cán bộ trong cơng an được Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng.
Người cho rằng đây là một công việc hết sức cần thiết và phải được tiến hành

thường xuyên, liên tục, hiệu quả. Tuyển chọn cán bộ sai ảnh hưởng rất lớn đến
cách mạng, thậm chí là dẫn tới cách mạng thất bại.
Hồ Chí Minh cho rằng, bên cạnh những tiêu chí về tài năng, phẩm chất, điều
kiện về trí tuệ, sức khỏe, thì một trong những tiêu chí ln ln phải có đối với
những người dự tuyển vào ngành cơng an đó là “lịng trung thành”. Đối với Hồ
Chí Minh “lịng trung thành là tiêu chí đầu tiên, quan trọng hàng đầu để tuyển
chọn cán bộ cơng an”.
 Hồ Chí Minh cho rằng công tác tuyển chọn cán bộ công an phải hợp lý góp
phần xây dựng bộ máy Cơng an tinh gọn, thiết thực, hiệu quả. Người khẳng
định: “Đảng, Chính phủ rất chú ý đến công tác của công an và đến việc giáo dục
cán bộ công an. Ở trường này một người giúp đỡ hướng dẫn 4 học viên…
Khơng có cơ quan nào lại nhiều cán bộ như thế này. Vậy chớ cịn kêu là ít cán
bộ”[33].
Hồ Chí Minh ln ln yêu cầu tuyển chọn cán bộ phải đảm bảo phục vụ mục
tiêu của cách mạng, phục vụ nhân dân, đem lại hiệu quả trong công tác của
ngành Công an. Tuyển chọn cán bộ vào trong ngành công an phải đảm bảo
“Cách tổ chức công an phải giản đơn, thiết thực, tránh cái tệ quá hình thức, giấy
má…”[34]. Bởi lẽ Hồ Chí Minh ln chú trọng đến tính hiệu quả và tiết kiệm,
bởi lẽ đất nước chúng ta còn nghèo, đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn.


Luôn luôn quan tâm, chỉ dạy thường xuyên đến công tác tuyển chọn cán bộ cơng
an, Hồ Chí Minh ln rất tin tưởng vào năng lực, phẩm chất, tiêu chuẩn của
người cán bộ cơng an. Hồ Chí Minh khẳng định: “Chính phủ rất chú ý đến cơng
tác của cơng an và đến việc giáo dục cán bộ công an… Học sinh thì 95% là đảng
viên, chỉ cịn 5% là ngồi Đảng. Ngồi Đảng nhưng Đảng rất tin cậy, vì các cán
bộ đó đã được chọn lọc, rất trung thành với Đảng”[35].
3. Công tác đào tạo cán bộ CAND
- Tầm quan trọng của cơng tác đào tạo cán bộ:
Hồ Chí Minh luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Bởi lẽ theo Hồ

Chí Minh con người tốt hay xấu cũng đều do “giáo dục” cho nên muốn đào tạo
được đội ngũ cán bộ công an tốt phải thường xuyên coi trọng công tác giáo dục,
đào tạo cán bộ. Hồ Chí Minh từng nói: “Đảng, Chính phủ rất chú ý đến công tác
của công an và đến việc giáo dục cán bộ công an”.
- Nguyên tắc đào tạo cán bộ:
Hồ Chí Minh đã đưa ra những nguyên tắc trong công tác đào tạo cán bộ Công an
nhân dân hết sức đơn giản nhưng đầy đủ, cơ đọng, có giá trị lý luận và thực tiễn
to lớn. Hồ Chí Minh khẳng định công tác đào tạo:
+“Phải thực hành khẩu hiệu: làm việc gì học việc ấy”[36].
+ “Vơ luận ở qn sự, chính trị, kinh tế, văn hố, tổ chức, tun truyền, công an,
v.v., cán bộ ở môn nào phải học cho thạo công việc ở trong môn ấy”[37].
+ Công tác đào tạo cán bộ phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục,
bền bỉ.
- Mục tiêu đào tạo cán bộ:
Theo Hồ Chí Minh cơng tác đào tạo cán bộ trong công an nhân dân phải hướng
tới các mục tiêu:
+ Phục vụ cho các hoạt động tích cực. Mà hoạt động tích cực theo Hồ Chí Minh
đó chính là phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc.
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả, trình độ của cán bộ, chiến sỹ công an, đi vào
thực tiễn, tránh lý luận suông, gắn lý luận với thực tiễn.


+ Đào tạo phải linh hoạt, sáng tạo, tránh dập khn máy móc, đào tạo phải đơn
giản, thiết thực, hiệu quả, dễ hiểu.
+ Phải lấy công tác đào tạo cán bộ, chiến sỹ công an nhằm hướng tới mục tiêu
phục vụ nhân dân, phục vụ Đảng, Nhà nước, thiết thực, hiệu quả chứ khơng phải
là phục vụ lợi ích của một cá nhân hay một nhóm cá nhân nào.
4. Cơng tác sử dụng cán bộ CAND
Hồ Chí Minh từng đưa ra nguyên tắc sử dụng cán bộ: “Dụng nhân như dụng
mộc”. Theo Người, phải dùng cán bộ đúng khả năng, chuyên môn, chống việc

sử dụng lung tung như: bảo thợ rèn đi đóng tủ, bảo thợ mộc đi rèn dao.
Đối với việc sử dụng cán bộ, chiến sỹ công an, Hồ Chí Minh cho rằng phải có
chính sách quan tâm cán bộ, chiến sỹ đúng đắn, phù hợp. Bác căn dặn: “Một
điểm nữa là đối với các anh em ở những nơi hẻo lánh, gian khổ, ra một bước
phải trèo núi, v.v., thì cấp trên phải chú ý nhiều hơn đối với những đơn vị ở
thành phố”[38]. Nghĩa là phải có phương pháp, có cách thức sử dụng cán bộ
đúng đắn, tùy từng hồn cảnh, mơi trường, địa bàn mà có cách thức sử dụng cán
bộ sao cho hợp lý.
Bác thường xuyên yêu cầu: “Cấp trên phải chú ý đến đời sống vật chất và tinh
thần của chiến sĩ, nhưng chiến sĩ cũng phải có sáng kiến để cải thiện đời sống
của bản thân mình. Đó là một kinh nghiệm”[39].  Như vậy, bên cạnh việc căn
dặn người cán bộ, chỉ huy trong cơng an nhân dân phải tăng cường có nhiều biện
pháp, cách thức sử dụng cán bộ sao cho hợp lý, khách quan, khoa học, sử dụng
cán bộ trên cơ sở hiểu biết rõ ràng, đầy đủ về cán bộ, Hồ Chí Minh cịn cho rằng
những cán bộ khơng phải là lãnh đạo, chỉ huy trong công an cũng cần phải sáng
tạo. Người cán bộ cần phải cố gắng, biết phát uy những ưu điểm của mình, hạn
chế nhược điểm được thể hiện thông qua từng công việc cụ thể. Để qua đó, cũng
đồng thời giúp người cán bộ chỉ huy trong Cơng an nhân dân có phương pháp,
cách thức để đánh giá và sử dụng cán bộ sao cho thật hiệu quả.
5. Công tác đánh giá, kiểm tra, giám sát cán bộ CAND
Kiểm tra, đánh giá, giám sát cán bộ, chiến sỹ Công an là một trong những hoạt
động khơng thể thiếu trong cơng tác cán bộ nói chung và đối với công tác cán bộ


của ngành Công an nới riêng. Công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát cán bộ có tốt
mới có điều kiện, cơ sở để kịp thời phát hiện những trường hợp cán bộ cơng an
có dấu hiệu vi phạm, qua đó chủ động làm cơng tác phịng ngừa, ngăn chặn,
giáo dục, thuyết phục, uốn nắn, sửa chữa ngay từ ban đầu. Tránh để đến lúc hậu
quả nghiêm trọng rồi mới phát hiện thì sẽ hết sức nguy hiểm cho cách mạng.
Nhận thức rõ được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đánh giá, giám sát cán

bộ trong Công an nhân dân cho nên, theo Hồ Chí Minh cơng tác đánh giá, kiểm
tra, giám sát cán bộ phải được tiến hành thường xun, liên tục. Người nói:
“Cơng an thường phải kiểm sốt nhân viên và cơng việc của mình”[40].
Hồ Chí Minh đã chỉ ra phương pháp kiểm tra, giám sát rất hiệu quả, vừa mang
tính chất dân chủ, khách quan. Hồ Chí Minh nêu rõ u cầu, cơng tác kiểm tra
giám sát phải từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Người nhận định: “Cấp trên
phải thường kiểm tra cấp dưới. Cấp dưới phải phê bình cấp trên”[41]. Trong quá
trình kiểm tra, giám sát, cần phát huy vai trò trước hết là người cán bộ, chỉ huy
trong công an nhân dân. Người cán bộ, chỉ huy trong công an phải thường xuyên
kiểm tra, giám sát cán bộ cấp dưới của mình. Đồng thời cũng phải phát huy dân
chủ, khuyến khích, động viên cấp dưới kiểm tra, giám sát cấp trên.
Điểm độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác kiểm tra, giám sát, đánh
giá cán bộ trong Công an nhân dân đó là Hồ Chí Minh u cầu cơng an phải
khuyến khích nhân dân kiểm tra, đánh giá, giám sát cơng an. Qua đó, nhân dân
vừa giúp đỡ công an, vừa kiểm tra công an. Đây là điểm khác biệt hồn tồn về
bản chất trong cơng tác kiểm tra, giám sát của Công an nhân dân Việt Nam, là
một điểm độc đáo của chế độ ta, nhằm thực sự phát huy vai trị làm chủ của
nhân dân.
Hồ Chí Minh khẳng định để công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ cho
thật tốt, thật khách quan, một mặt ngành công an phải xây dựng được quy chế
kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ khoa học, toàn diện. Đồng thời địi hỏi cán
bộ làm cơng tác kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ phải công tâm, cơng minh,
hướng tới mục tiêu vì nước, vì dân để làm nhiệm vụ chứ không được lợi dụng
công tác kiểm tra, giám sát cán bộ để trù dập cán bộ.



×