BÀI VIẾT
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
RAU AN TOÀN TẠI HÀ NỘI
Đỗ Thị Sa
1
1. Một vài nét về tình hình thương mại đối với các sản phẩm rau trên thế giới và tác
động đến thương mại rau tại Việt Nam
1.1. Xu hướng chung:
Cùng với xu hướng tăng cường các sản phẩm sạch, hữu cơ trong khẩu phần ăn của
người tiêu dùng các nước trên thế giới, thương mại rau quả của thế giới đã gia tăng rõ rệt
so với một thập kỷ trước. Ngày càng có nhiều người sử dụng rau như một nguồn dinh
dưỡng quan trọng trong chế độ ăn kiêng của mình và thay đổi thói quen ăn uống quá phụ
thuộc vào chất béo sang sử dụng nhiều rau củ. Xu hướng này đang trở nên phổ biến đến
mức nhiều hãng bán lẻ đã sử dụng hình ảnh Rau quả sạch để làm thông điệp cho Tinh thần
trách nhiệm xa hội của mình
2
.
Do nhu cầu gia tăng, thương mại rau quả toàn cầu đã gia tăng mạnh mẽ từ khoảng
80 tỷ USD vào năm 2000 lên trên 160 tỷ USD như hiện nay.
Biểu đồ 1: Thương mại rau quả toàn cầu từ năm 1990-2009
1 Phó giám đốc Văn phòng Phát triển thương mại- Bộ Công Thương
2 Ben Horsbrugh, Director, Quality Management Mumbai, 26/3/2012
1
Nguồn: Ben Horsbrugh, Director, Quality Management Mumbai, 26/3/2012
Nhu cầu về các sản phẩm rau được biết đến qua một mức tăng trưởng đều đặn tại
nhiều thị trường, đặc biệt tại các thị trường các nước phát triển cao nhất trong khu vực.
Tỷ trọng của rau củ trong tổng kim ngạch xuất khẩu thực phẩm của các nước đang
phát triển đã gia tăng rõ nét trong giai đoạn 2000-2010 (biểu đồ 2)
Biểu đồ 2: Tỷ trọng của rau quả trong xuất khẩu thực phẩm của Hoa Kỳ
Nguồn: Ben Horsbrugh, Director, Quality Management Mumbai, 26/3/2012
Trong một thập kỷ trở lại đây, Trung Quốc cũng nổi lên như một nhà cung ứng rau
chủ chốt trong khu vực, với các dòng sản phẩm đa dạng và giá hấp dẫn. Việc ứng dụng
khoa học kỹ thuật đã giúp nhiều loại rau cho thu hoạch quanh năm. Nhưng một thập kỷ trở
2
lại đây cũng chứng kiến sự lạm dụng quá mức các chất hóa học trong sản xuất rau, khiến
sản xuất rau tại Trung Quốc và Việt Nam mang đặc trưng của việc chỉ đảm bảo về số lượng
trong khi chất lượng bị sao nhãng.
Các thị trường tiêu thụ rau phát triển cao nhất trong khu vực, chủ yếu tại phía Bắc
với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông ngày càng trở nên thận trọng hơn với
rau nhập khẩu từ các thị trường đang phát triển. Những bộ tiêu chuẩn khắt khe về VSATTP
đối với hàng rau củ nhập khẩu đã được dựng lên. Đối với rau của Việt Nam, các thị trường
này chủ yếu ưa chuộng các sản phẩm của các vùng trông rau sạch nổi tiếng như Lâm Đồng
hoặc Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, việc thâm nhập vào các thị trường này đang trở nên ngày càng
khó khăn và mỗi thị trường lại có các điều kiện, đặc thù khác nhau trong nhập khẩu rau
sạch.
1.2. Xu hướng tại một số thị trường nhập khẩu rau quả lớn trên thế gới
a) Tiêu thụ rau quả tại châu Âu
EU là thị trường nhập khẩu rau quả truyền thống và vẫn còn nhiều tiềm năng của
Việt Nam. Theo số liệu thống kê Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường
này trong năm 2011 đạt khoảng 79 triệu USD. Năm 2011, Việt Nam đã có tới 84 mặt hàng
rau hoa quả xuất khẩu sang EU, tăng 14 mặt hàng so với cùng kỳ 2010. Nhiều mặt hàng
rau và rau gia vị của Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường này với khối lượng khá lớn.
Mặc dù là một thị trường nổi tiếng về “khó tính” nhưng khủng hoảng kinh tế đã
khiến các nhà nhập khẩu châu Âu quan tâm hàng nhiều hơn giá cả. Trong bối cảnh đó rau
quả Việt Nam với giá rẻ đã có lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với các nước khác trên thế giới
khi xuất khẩu vào EU.
Một yếu tố tác động khác là năm 2011, dịch khuẩn E.Coli trên dưa chuột bùng phát
đã khiến cho một số nước trong khu vực châu Âu vốn tiêu thụ mạnh sản phẩm này như
Anh, Pháp, Bỉ, Hy Lạp…phải chuyển hướng nhập khẩu rau quả mạnh từ các nước ngoài
khu vực châu Âu, trong đó có Việt Nam.
Trong năm 2012, xuất khẩu rau quả sang EU dự báo sẽ tiếp tục tăng. Các sản phẩm
rau - rau thơm, rau gia vị chế biến mang tính mới lạ và đặc trưng vùng miền của Việt Nam
sẽ được người tiêu dùng EU ưa chuộng. Các sản phẩm rau quả nhiệt đới được nhập khẩu
nhiều nhất sẽ vẫn là từ Thái Lan và Việt Nam, nếu các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt
cơ hội trong năm nay thì rau quả và rau gia vị của Việt Nam sẽ còn lợi thế hơn cả Thái Lan
khi xuất khẩu vào EU nhờ giá cả phải chăng hơn.
3
b) Tiêu thụ rau tại Hoa Kỳ
Ngành rau quả của Hoa Kỳ là một trong những trọng tâm chính sách của Hoa Kỳ
bởi những chương trình dinh dưỡng khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn nữa
rau quả trong các bữa ăn nhằm bảo vệ sức khỏe. Hình dưới cho thấy tiêu thụ trên đầu
người đối với các sản phẩm rau tươi, đông lạnh và đóng hộp trong giai đoạn 1980-2011.
Từ năm 1970-2000, tiêu thụ rau đã tăng mạnh và tạo cơ hội cho người trồng rau gia tăng
sản lượng. Tuy nhiên trong khi tiêu thụ rau tươi trong xu hướng tăng, tiêu thụ rau đông
lạnh chỉ tăng nhẹ thì tiêu thụ rau quả đóng hộp lại không tăng, thậm chí là giảm.
Biểu đồ 3: Tiêu thụ rau/đầu người tại Hoa Kỳ
Sau năm 2000, tăng trưởng của thị trường trong xu hướng giảm nhưng không hoàn
toàn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế mà do hai yếu tố cơ bản là dân số và thu nhập.
Theo cơ quan Thống kê quốc gia Hoa Kỳ, dân số nước này tăng 9,7% trong giai đoạn
2000-2007. Nếu tiêu thụ rau quả trên đầu người tăng tương tự với mức 9,7% thì thị trường
rau quả Hoa Kỳ cũng sẽ tăng lên nhưng thực tế tiêu thụ rau tươi trên thị trường (trừ khoai
tây, cà chua ngọt, đậu khô) đã giảm 2,8% còn rau đóng hộp và rau đông lạnh giảm lần lượt
2,9% và 4,2%. Xét chung, tiêu thụ rau trên đầu người của Hoa Kỳ đã giảm 7,1% so với
năm 2000.
4
Chương trình ChooseMyPlate của Bộ Nông nghiệp Mỹ đã khuyến cáo người dân
nước này tăng tiêu thụ rau quả trong các bữa ăn (theo đó rau củ nên chiếm khoảng 50%
thành phần bữa ăn). Cũng trong thời gian này sản xuất và thương mại các sản phẩm rau củ
hữu cơ, sản xuất bền vững cũng được khuyến khích tại Hoa Kỳ, khiến chi phí sản xuất rau
củ tăng lên và giá rau củ cũng tăng tương ứng. Chính điều này đã khiến cho tiêu thụ rau củ
không thể tăng được dù nhận thức của người tiêu dùng về vai trò của rau củ đã tăng lên.
Cũng do chi phí sản xuất tăng lên nên tỷ trọng của rau nhập khẩu đã gia tăng rõ nét ,
lên tới 24,3% thị phần trong năm 2010.
Do cuộc khủng hoảng tài chính khiến ngân sách của quốc gia bị thu hẹp, năm 2012,
khi xây dựng Đạo luật Nông trại, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ dường như đã cắt
giảm ngân sách cho nhiều chương trình nông nghiệp để đầu tư cho các hạng mục khác, đặc
biệt là ngành tài chính ngân hàng. Điều này có thể khiến cho các dự án nông nghiệp bị trì
hoãn. Các cuộc điều tra cho thấy mặc dù nhận thức rất rõ về giá trị của rau củ đối với việc
tăng cường sức khỏe nhưng người tiêu dùng Hoa Kỳ đang ngày càng quan tâm hơn tới vấn
đề giá cả do lo ngại suy thoái kinh tế vẫn có thể kéo dài. Tuy nhiên, cũng theo các chuyên
gia trong ngành, khi nền kinh tế phục hồi, nhu cầu tiêu thụ rau chắc chắn sẽ tăng mạnh trở
lại. Trước mắt, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cơ bản, người tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ vẫn chấp
nhận một số loại rau giá cạnh tranh hơn được nhập khẩu từ các nước đang phát triển.
1.3. Khả năng tác động đến thương mại rau Việt Nam
Những xu hướng chung của thương mại rau thế giới cho thấy nhu cầu đối với rau
hữu cơ đang ngày càng gia tăng do lợi ích đặc biệt của nó đối với việc bảo vệ sức khỏe,
kéo dài tuổi thọ và bảo vệ môi trường. Nhưng do chi phí sản xuất rau hữu cơ tại các nước
phát triển quá cao nên việc nhập khẩu rau đảm bảo VSATTP từ các nước đang phát triển
vẫn là lựa chọn được ưu tiên. Đây là một cơ hội tốt cho ngành rau an toàn của Việt Nam
trong việc chuẩn hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu rau
sạch ra nước ngoài. Các mô hình này một khi được nhân rộng sẽ tạo nên mặt bằng chuyên
nghiệp chung cho sản xuất và thương mại rau của Việt Nam.
2. Thực trạng hoạt động thương mại rau và rau an toàn tại Hà Nội hiện nay
Theo một cuộc nghiên cứu về thương mại rau an toàn tại Hà Nội do Viện Chính
sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Viện Rau quả Trung ương và
một số chuyên gia Bộ Công Thương phối hợp tiến hành năm 2011, trên mẫu là 50 cơ sở
5