Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN – QUẢNG NGÃI CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN VÀ ĐÁNH GIÁ KHÍA CẠNH PHI TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 29 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG
---------------------

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN
TÀI TRỢ DỰ ÁN
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NHÀ MÁY BIA SÀI GỊN –
QUẢNG NGÃI CỦA TỔNG CƠNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC
GIẢI KHÁT SÀI GỊN VÀ ĐÁNH GIÁ KHÍA CẠNH PHI TÀI CHÍNH CỦA
DỰ ÁN.

BẮC NINH, tháng 10 năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

MỤC LỤC


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM..............................................................................i
MỤC LỤC..........................................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................................iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ....................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................................iii
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài....................................................................................................1

2.


Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2

3.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu..........................................................................2

4.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................................2

NỘI DUNG.........................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU –
NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO)....................................................................3
1.1. Tổng quan về Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn.......3
1.1.1.

Giới thiệu về Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gịn
......................................................................................................................3

1.1.2.

Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi...........................................................4

1.1.3.

Ngành nghề kinh doanh chính và danh mực sản phẩm................................4

1.1.4.

Địa bàn kinh doanh......................................................................................7


1.2. Phân tích SWOT....................................................................................................8
1.2.1.

Điểm mạnh...................................................................................................8

1.2.2.

Điểm yếu......................................................................................................8

1.2.3.

Cơ hội...........................................................................................................9

1.2.4.

Thách thức..................................................................................................10


1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của SABECO......................................................10
CHƯƠNG 2: DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NHÀ MÁY BIA SÀI
GỊN – QUẢNG NGÃI CỦA TỔNG CƠNG TY BIA RƯỢU – NƯỚC – GIẢI
KHÁT SÀI GÒN..............................................................................................................14
2.1. Giới thiệu dự án mở rộng sản xuất kinh doanh nhà máy bia Sài Gịn – Quảng
Ngãi ..............................................................................................................................14
2.2. Tình hình hoạt động trong năm 2021 của nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi. .15
2.2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021........................................15
2.2.2. Tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án...............................................16
2.2.3. Báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội của công ty..................16
2.2.3.1.


Quản lý nguồn nguyên vật liệu......................................................................16

2.2.3.2.

Tiêu thụ năng lượng......................................................................................16

2.2.3.3.

Tiêu thụ nước.................................................................................................17

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KHÍA CẠNH PHI TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN DỰ ÁN
MỞ RỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NHÀ MÁY BIA SÀI GỊN – QUẢNG
NGÃI CỦA TỔNG CƠNG TY BIA RƯỢU – NƯỚC – GIẢI KHÁT SÀI GÒN......18
3.1. Các rủi ro của dự án.............................................................................................18
3.2. Hạn chế các rủi ro.................................................................................................19
3.3. Tổ chức và quản trị nhân sự.................................................................................21
3.4. Kỹ thuật chuỗi cung ứng......................................................................................23
KẾT LUẬN.......................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................25

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1. Logo SABECO
Hình 1.2. Dịng sản phẩm của bia SABECO
Hình 1.3. Dịng sản phẩm nước giải khát SABECO
Hình 1.4. Địng sản phầm Cồn và Rượu của SABECO
Hình 1.5. Hệ thống nhà máy của SABECO
Hình 2.1. Nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Doanh thu thuần năm 2021
Biểu đồ 1.2. Lợi nhuận sau thuế năm 2021

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Doanh thu theo sản phẩm của SABECO giai đoạn 2018 – 2020
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2021


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia tiêu thụ bia đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ 25 thế giới về
tỷ lệ tiêu thụ bia rượu theo báo cáo của Hiệp hội bia rượu nước giải khát Việt Nam
(VBA). Bộ Y tế từng thông báo, mức độ tiêu thụ bia rượu của người Việt Nam trong 10
năm trở lại đây đã từng gấp 2 lần. Dự báo đến năm 2025, sẽ tăng lên đến 7 lít/người/năm.
Hiện nay ngành bia với tốc độ tăng trưởng 8 – 10%/năm, bên cạnh đó thu nhập của người
dân được cải thiện cùng với tỷ lệ dân số trẻ, thói quen sử dụng nhiều sản phẩm bia sẽ là
những nhân tố chính giúp cho ngành bia tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Năm 2020 là một năm thật sự khó khăn đối với ngành bia, lĩnh vực này chịu tác
động kép từ luật phòng chống tác hại của rượu bia (có hiệu lực từ 1/1/2020) và dịch bệnh
Covid – 19 bùng phát. Ngành bia là một ngành rất nhạy cảm với đại dịch, khi giãn cách
xã hội trên toàn quốc, các cơ sở dịch vụ đồ uống – được xếp vào nhóm “dịch vụ khơng
thiết yếu” phải đóng cửa trong thời gian dài hơn các ngành kinh doanh khác.
Việt Nam đã xử lý rất tốt các đợt bùng phát Covid – 19 nhưng xu hướng khách
ghé thăm nhà hàng, quán cà phê, trung tâm mua sắm, công viên giải trí vẫn cịn yếu và
việc thiếu vắng du khách nước ngoài nên ngành bia cần nhiều thời gian hơn để hồi phục
về mức trước Covid. Bên cạnh đó người dân cũng chấp hành rất tốt việc uống rượu bia
khi tham gia giao thơng để đảm bảo an tồn, nên tác động của Nghị định 100 của Chính
phủ đến ngành bia rượu cũng khơng cịn q mạnh mẽ.
Bất chấp những khó khăn đến từ dịch bệnh và Nghị định 100 của Chính phủ,

ngành bia vẫn có những cạnh tranh gay gắt, các thương hiệu bia vẫn tích cực tung ra một
số sản phẩm mới. Heineken ra mắt Heineken 0.0 tại thị trường Việt Nam, là một loại bia
không cồn như một phản ứng nhanh đối với Nghị định 100. Các công ty bia đã đẩy mạnh
sự hiện diện ở tất cả các phân khúc: SABECO xuất hiện ở phân khúc cận cao cấp với bia
Saigon Chill (vào tháng 10/2020) và bia Lạc Việt (phân khúc tiết kiệm, vào tháng 6),

1


trong khi bia Đại Việt được Heineken giới thiệu vào tháng 4 để cạnh tranh ở phân khúc
giá rẻ hơn.
Dường như cuộc chiến giành thị phần của các công ty sản xuất bia chưa bao giờ
hết nóng bỏng, cùng với việc ngành bia đã có sự phục hồi. Nhóm chúng em đã lựa chọn
đề tài: “Dự án mở rộng sản xuất Nhà máy Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi của công ty Cổ
Phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gịn và đánh giá khía cạnh phi tài chính của
dự án”. Vì đây là một trong những nhà máy trọng điểm và hiện đại bậc nhất của
SABECO, để nâng công suất nhà máy, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường và nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng, tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu chung về Tổng Cơng ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn,
cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh Bia – Rượu – Nước giải khát. Phân tích mơ hình
như chu kỳ sống, SWOT, dự báo doanh thu,... đánh giá dự án mở rộng sản xuất Nhà máy
Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi và từ đó đánh giá khía cạnh phi tài chính của dự án.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Tổng Công ty Cổ Phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn
từ năm 2020 – 2022
Đối tượng nghiên cứu: Dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh Nhà máy Bia
Sài Gòn – Quảng Ngãi của Tổng Công ty Cổ Phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn.
4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu nhập thông tin, dữ liệu: sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các nguồn dữ
liệu khác nhau từ các báo cáo tài chính của Tổng Cơng ty Cổ Phần Bia – Rượu – Nước
giải khát Sài Gịn, tổng Cơng ty Cổ Phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội và các tạp
chí liên quan đến lĩnh vực sản xuất Bia rượu nước giải khát.

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU –
NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO)
1.1.

Tổng quan về Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn.

1.1.1. Giới thiệu về Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gịn
Năm 1977, sau ngày giải phóng miền Nam, nhà máy sản xuất bia Sài Gịn được
cơng ty Rượu miền Nam tiếp quản, chính thức trở thành Cơng ty Bia Sài Gịn từ năm
1993. Sau đó, trở thành Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn từ năm 2003,
trên cơ sở tiếp nhận thêm các thành viên gồm Cơng ty Rượu Bình Tây, Cơng ty Nước
giải khát Chương Dương, Nhà máy Thủy tinh Phú Thọ và Công ty Thương mại dịch vụ
Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gịn.
Trải qua 146 năm hình thành và phát triển, với bao khó khăn và thách thức, dù trên
thị trường đã xuất hiện rất nhiều thương hiệu bia nổi tiếng trên thế giới, nhưng bia Sài
Gòn và Bia 333 vẫn đang là thương hiệu Việt dẫn đầu thị trường bia Việt Nam và đang
trên đường chinh phục các thị trường khó tính trên thế giới như Đức, Mỹ, Nhật, Hà
Lan,...
Tên công ty: Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn
Tên viết tắt: SABECO
Vốn điều lệ 6,412,811,860,000 đồng

Trụ sở chính: Tầng 5, Tịa nhà Vincom Center, 72 Lê Thánh Tơn, Phường Bến
Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Hình 1.1. Logo SABECO

3


1.1.2. Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi
Tầm nhìn 2025: Phát triển SABECO thành Tập đồn cơng nghiệp dồ uống hàng
đầu của Việt Nam, có vị thế trong khu vực và quốc tế.
Sứ mệnh:
Góp phần phát triển ngành Đồ uống Việt Nam ngang tầm thế giới.
Đề cao văn hóa ẩm thực của người Việt Nam
Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc cung cấp các sản phẩm đồ uống
chất lượng cao, an toàn và bổ dưỡng.
Mang lại lợi ích thiết thực cho cổ đơng, khách hàng, đối tác, người lao động và xã
hội.
Thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu đồ uống theo chuẩn mực an toàn vệ sinh thực phẩm
quốc tế “An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường”.
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước trên cơ sở minh bạch trong kinh
doanh.
Giá trị cốt lõi:
Thương hiệu truyền thống
Trách nhiệm xã hội
Cải tiến khơng ngừng
Gắn bó
Hợp tác cùng phát triển
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh chính và danh mực sản phẩm

4



Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất và bn bán Bia, rượu và Nước giải khát.
Bia là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 85% tổng doanh thu trong năm 2018, 2019,
2020. Lĩnh vực rượu, cồn và nước giải khát chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Bảng 1.1. Doanh thu theo sản phẩm của SABECO giai đoạn 2018 – 2020
ĐVT: triệu đồng
Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Doanh thu bán bia

30,790,775

32,713,860

24,825,683

Doanh thu bán nguyên vật liệu

4,816,209

4,991,064

2,960,706

Doanh thu bán nước giải khát


286,041

250,920

171,263

Doanh thu bán cồn và rượu

53,053

55,725

71,736

Doanh thu khác

96,941

122,220

106,279

Tổng doanh thu

36,043,018

38,133,790

28,135,623


(Nguồn: Báo cáo tài chính SABECO, năm 2021)
Nhóm sản phẩm mang lại doanh thu nhiều nhất cho SABECO chính là dịng sản
phẩm bia, với các loại bia chai và bia lon như Bia Saigon Lager, Bia Saigon Special, Bia
333,... mới đây nhất là Bia Saigon Chill ra mắt vào cuối năm 2020. Dòng sản phẩm bia cả
SABECO được người tiêu dùng đánh giá rất cao hương vị thơm ngon, chất lượng sản
phẩm ổn định và giá cả hợp lý. Bên cạnh đó dịng sản phẩm bia của SABECO cũng
không gây nhức đầu và háo nước sau khi sử dụng nên mang lại cảm giác sảng khối,
phấn khởi cho người tiêu dùng.
Hình 1.2. Dịng sản phẩm của bia SABECO

5


Nhóm sản phẩm nước giải khát của SABECO bao gồm nước giải khát có gas và
nước giải khát khơng có gas, chủ yếu là các sản phẩm của Công ty cổ phần Nước Giải
Khát Chương Dương. Nổi bật nhất trong nhóm sản phẩm nước giải khát có gas bao gồm
vẫn là Sá Xị Chương Dương, Soda Chương Dương. Dòng sản phẩm nước giải khát khơng
có gas gồm các sản phẩm có vị nha đam như Nước Yến Nha Đam Nam Phương và Nước
Nha đam Chương Dương và nước uống đóng chai Chương Dương.
Hình 1.3. Dịng sản phẩm nước giải khát SABECO

(Nguồn: Báo cáo thường niên SABECO, năm 2021)
Hình 1.4. Địng sản phầm Cồn và Rượu của SABECO

6


(Nguồn: Báo cáo thường niên SABECO, năm 2021)
Nhằm góp phần đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng và đa dạng

hóa danh mục sản phẩm, SABECO rất chú trọng vào các hoạt động nghiên cứu và phát
triển các sản phẩm mới cho ngành hàng hóa, rượu, nước giải khát và nâng cấp nhãn hiệu
bao bì cũng như chất lượng sản phẩm hiện có, bên cạnh đó cũng sẽ đánh giá được tiềm
năng của một số loại bia để định hướng phát triển thương mại và xây dựng thư viện công
thức Bia.
1.1.4. Địa bàn kinh doanh
SABECO hiện nay có 26 nhà máy đặt tại các tỉnh thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh
Long, Bình Dương, Sóc Trăng, Quảng Ngãi,... với tổng công suất sản xuất hàng năm
khoảng 2,2 tỷ lít.
Với hệ thống phân phối trải dài khắp 63 tỉnh thành với hơn 100,000 điểm bán
trong nước và ngoài nước. Sản phẩm từ nhà máy sẽ được mua bán và điều phối đến kho
hệ thống các công ty cổ phần thương mại Bia Sài Gòn khu vực. Sản phẩm SABECO cũng
đã được xuất khẩu dến 38 quốc gia trên thế giới.
Năm 2015, đạt 42% thị phần cả nước và hiện đang đứng ở ví trí số 1 trong ngành
sản xuất bia Việt Nam.
Hình 1.5. Hệ thống nhà máy của SABECO

7


(Nguồn: Báo cáo thường niên SABECO, năm 2021)
1.2.

Phân tích SWOT

1.2.1. Điểm mạnh
Thị phần lớn: Hiện tại, SABECO là thương hiệu bia chiếm thị phần lớn nhất trong
ngành, với gần 40% (2019).
Thương hiệu lâu đời: Thành lập vào năm 1875, tính đến nay SABECO đã có hơn
145 năm hình thành và phát triển. Có thể nói rằng, SABECO là một trong những thương

hiệu quốc gia lâu đời nhất, cũng như là thương hiệu tiên phong trong ngành bia rượu –
nước giải khát Việt Nam. Chính lẽ đó, SABECO đã thành cơng chiếm trọn niềm tin của
người tiêu dùng bằng việc khẳng định sự vượt trội của một thương hiệu truyền thống
trường tồn qua thời gian.
Tiêu chuẩn chất lượng cao: Để giữ vững vị thế là thương hiệu bia số 1 trong suốt
hơn 145 năm qua, SABECO đã không ngừng cải tiến sản phẩm, nguyên liệu đầu vào.
Luôn sẵn sàng học hỏi, sáng tạo, và đổi mới để đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu
ngày càng cao và liên tục thay đổi của thị trường. 
Ngoài nâng cao chất lượng sản phẩm, thương hiệu đồng thời đảm bảo mức giá
bình ổn giúp cơng ty hạn chế được tình trạng tồn kho, và sản phẩm cũng đến tay người
tiêu dùng ngay sau khi xuất xưởng. Điều này rất quan trọng, đặc biệt là với ngành F&B
khi mà chất lượng sản phẩm sẽ ngày càng đi xuống nếu để tồn đọng hàng trong kho.
Công nghệ hiện đại: Hiện nay, SABECO là hãng bia ứng dụng các công nghệ tối
tân nhất, trải qua các kiểm định khắt khe với quy trình sản xuất gồm 12 bước, mang tới
cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng nhất. 
Sự phát triển gắn với trách nhiệm xã hội cũng là truyền thống của SABECO. Với
việc áp dụng khoa học công nghệ, SABECO mong muốn cùng chia sẻ và gánh vác những
trách nhiệm trong công cuộc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường bằng những
hành động thiết thực nhất.
8


1.2.2. Điểm yếu
Giá nguyên liệu đầu vào cao: Để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào với chất
lượng cao nhất, SABECO đã tích cực tìm kiếm các nhà cung cấp từ nước ngoài như malt
(hạt đại mạch), hoa houblon, enzyme được nhập khẩu từ các nước trong khu vực châu
Âu, châu Úc và Mỹ. Điều này khiến chi phí cho nguyên liệu đầu vào khá cao, từ đó làm
giảm lợi nhuận của thương hiệu này.
Nhiều nhà máy sản xuất kinh doanh có tốc độ phát triển chưa đồng đều: bia phát
triển nhanh, còn rượu, nước giải khát phát triển chậm, ngành cơ khí vận hành chưa hiệu

quả. Nhiều nhà máy sản xuất có quy mơ nhỏ, quy hoạch phát triển hạn chế, đầu tư mang
tính chắp vá, chi phí sản xuất cao, khó khăn trong quản lý chất lượng sản phẩm.
Mạng lưới phân phối vẫn chủ yếu thông qua hệ thống bán sỉ, qua nhiều cấp phân
phối mới tới khách hàng tiêu dùng làm tăng giá sản phẩm.
Đào tạo cán bộ chưa theo kịp yêu cầu của hoạt động kinh doanh.
Khó khăn ban đầu khi mới chuyển sang hình thức công ty cổ phần.
1.2.3. Cơ hội
Thị trường tiềm năng: Việt Nam là quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á và đứng thứ 3
Châu Á về tiêu thụ bia. Năm 2019 tổng sản lượng sản xuất bia đạt hơn 5 tỷ lít (tăng
22.9% so với cùng kỳ năm 2018); tiêu thụ đạt hơn 4 tỷ lít (tăng 29.1% so với cùng kỳ
năm trước). Có thể nói rằng Việt Nam là một thị trường cực kỳ tiềm năng cho ngành bia,
nếu biết nắm bắt tốt thì đây sẽ là cơ hội rất lớn cho SABECO.
Tiềm năng về thị trường xuất khẩu: Theo Brandsvietnam, các nước ASEAN hay
Trung Quốc đều là thị trường xuất khẩu mạnh của Việt Nam với mức tiêu dùng đồ uống
tăng mạnh. Giai đoạn 2010 – 2019, sản lượng bia xuất khẩu tăng hơn năm trước, đạt hơn
46 triệu lít, trị giá 45,87 triệu USD. Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu –
Việt Nam (EVFTA) vừa được ký kết cũng hứa hẹn nhiều cơ hội.

9


Thuế tiêu thụ đặc biệt đã được điều chỉnh tạo điều kiện cho bia lon và bia chai của
SABECO cạnh tranh tốt hơn.
Khả năng thu hút vốn đầu tư trên quy mô rộng và khối lượng lớn thông qua thị
trường chứng khốn.
1.2.4. Thách thức
Luật Phịng chống tác hại của rượu bia: Theo nghị định số 100/2019/NĐ-CP của
Chính phủ, từ 01/01/2020, người tham gia giao thông sau khi uống rượu bia có thể bị
phạt tiền từ 30-40 triệu đồng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành bia Việt
Nam, khi mà cổ phiếu các doanh nghiệp này ngay lập tức sụt giảm 13%.

Cạnh tranh gay gắt: Sự gia nhập của nhiều thương hiệu trong và ngồi nước có ảnh
hưởng tiêu cực và đe dọa trực tiếp tới SABECO khi mà hãng bia này trong những năm
gần đây luôn để mất thị phần vào tay đối thủ. Cách đây 10 năm, Heineken chỉ chiếm
19,7% thị phần bia Việt Nam trong khi đó đối với SABECO, con số này là 45,5%.
Tuy nhiên những năm gần đây, Heineken ngày càng gia tăng thị phần giúp hãng
bia này rút ngắn khoảng cách với Sabeco xuống cịn 6.1% (2019). Vì vậy, SABECO cần
phải đưa ra các chiến lược đúng đắn để giữ vững vị trí số 1 của mình.
Đánh thuế cao: Đồ uống có cồn tại Việt Nam phải chịu 3 loại thuế: thuế nhập khẩu
(từ 5-80% tùy loại FTA), thuế giá trị gia tăng (10%) và thuế tiêu thụ đặc biệt (tăng mạnh
từ mức 50% lên 65% năm 2018). Đây sẽ là thách thức khơng nhỏ cho tồn ngành bia nói
chung, và vấn đề đặt ra cho SABECO là làm thế nào để giữ mức giá cạnh tranh nhất so
với đối thủ của mình.
1.3.

Kết quả hoạt động kinh doanh của SABECO
Năm 2021 tiếp tục là một năm cực kỳ thách thức đối với SABECO nói riêng và

ngành bia Việt Nam nói chung do những tác động bất lợi từ làn sóng thứ 3 và thứ 4 của
đại dịch Covid – 19 cùng với các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt được áp dụng
tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Sản lượng tiêu thụ cả hai kênh tiêu thụ mang
về tại chỗ đều sụt giảm đáng kể do các nhà hàng ăn uống bị đóng cửa trong khi việc vận
10


chuyển các mặt hàng không thiết yếu, bao gồm các sản phẩm bia thì bị cấm theo chỉ thị
16.
Tình hình bán hàng của SABECO đã tăng trưởng tốt trước khi bắt đầu suy giảm kể
từ tháng 5/2021 do sự bùng phát mạnh mẽ của dịch bệnh Covid – 19 và những quy định
nghiêm ngặt về giãn cách xã hội. Tuy nhiên, SABECO đã nỗ lực giảm thiểu những tổn
thất từ việc suy giảm doanh thu và giành được thị phần bất chấp mọi thách thức, nhờ vào:

(1) Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, đặc biệt những nơi chịu ít tác động của
dịch bệnh như là miền Bắc và khu vực nông thôn.
(2) Phát triển các kênh thương mại hiện đại và thương mại điện tử.
(3) Triển khai các chương trình tiếp thị và khuyến mại hiệu quả
(4) Xu hướng chuyển dịch sang các phân khúc thấp hơn của người tiêu dùng đã củng
cố thêm thế mạnh của SABECO trong phân khúc phổ thông.
Biểu đồ 1.1. Doanh thu thuần năm 2021
Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2021)
Doanh thu thuần đạt 26.374 tỷ đồng, giảm 5,7% so với cùng kỳ do sản lượng tiêu
thụ giảm mặc dù đã được bù đắp việc tăng giá bán đối với hầu hết các sản phẩm.
11


Lợi nhuận gộp đạt 7.609 tỷ đồng, giảm 10,5% so với cùng kỳ chủ yếu do doanh
thu giảm và chi phí nguyên vật liệu tăng cũng như tác động của việc trích lập dự lịng bao
bì và chi phí cố định phải gánh cho việc doanh số giảm trong giai đoạn phong tỏa.
Chi phí hoạt động: chi phí quản lý doanh nghiệp là 598 tỷ đồng, giảm 14,9% so
với cùng kỳ chủ yếu là do việc tăng chi phí quảng cáo và tiếp thị để phục vụ cho các hoạt
động tài trợ bóng đá và hàng loạt các chương trình khuyến mại dành cho người tiêu dùng
cũng như chi phí cho nhân nhân viên bán hàng / tiếp thị cao hơn để đầu tư phát triển điểm
bán.
Biểu đồ 1.2. Lợi nhuận sau thuế năm 2021
(Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2021)
Lợi nhuận sau thuế đạt 3.929 tỷ đồng, giảm 20,4% so với cùng kỳ do lợi nhuận
gộp và giảm chi phí quảng cáo và tiếp thị tăng.
Theo ban lãnh đạo SABECO, cuối năm 2021 và đầu năm 2022, điểm sáng phục

hồi kinh tế xã hội nói chung và ngành sản xuất kinh doanh bia nói riêng là triển khai kích
cầu hoạt động du lịch, nhà hàng. Dù vậy, ngành sản xuất bia vẫn gặp những thách thức do
giá nguyên liệu đầu vào tăng, khan hiếm hàng hóa và cước phí vận tải tăng cao. Song
12


song đó, thị trường bia cũng tiếp tục đối mặt với những quy định khắt khe hơn trong các
hoạt động liên quan. Xu hướng chuyển dịch sang các phân khúc thấp hơn của người tiêu
dùng do thu nhập bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 kéo dài có thể ảnh hưởng đến
doanh thu công ty trong năm 2022. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt tiếp tục diễn ra
giữa các công ty sản xuất nhằm giành thị phần cao hơn. Dù vậy, SABECO vẫn đề xuất
các chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng cao trong năm nay để trình Đại hội cổ đông thông
qua. Cụ thể, SABECO đưa ra kế hoạch doanh thu thuần cả năm 2022 đạt 34.791 tỉ đồng,
tăng 32% so với thực hiện năm 2021 và lợi nhuận sau thuế đạt 4.581 tỉ đồng, tăng 17% so
với thực hiện của năm 2021. Để đạt được những mục tiêu đó, SABECO sẽ tập trung
nguồn lực xây dựng thương hiệu và các hoạt động phát triển thị trường phù hợp với xu
hướng tiêu dùng; Giữ vững thị trường trong nước và vươn tầm thị trường quốc tế. Đồng
thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và
cho ra đời các dòng sản phẩm mới hay tập trung cải cách để tăng hiệu quả đầu tư, giảm
chi phí hoạt động, nhằm tăng năng suất.

13


CHƯƠNG 2: DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NHÀ MÁY BIA SÀI
GỊN – QUẢNG NGÃI CỦA TỔNG CƠNG TY BIA RƯỢU – NƯỚC – GIẢI
KHÁT SÀI GÒN
2.1.

Giới thiệu dự án mở rộng sản xuất kinh doanh nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi

Dự án mở rộng, nâng cơng suất Nhà máy Bia Sài Gịn – Quảng Ngãi lên 250 triệu

lít/năm đã được SABECO cơng bố từ năm 2019, với tổng vốn đầu tư 650 tỷ đồng nhằm
tối ưu hóa tính đồng bộ và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Tại Nhà máy Bia Sài Gòn
- Quảng Ngãi, năm 2010 khởi động nhà máy chỉ với 1 dây chuyền chiết chai cơng suất
100 triệu lít/ năm. Năm 2014, nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi đầu tư thêm 1 dây
chuyền lon. Năm 2020, tiếp tục đầu tư thêm 650 tỉ đồng vào Dự án mở rộng nâng cơng
suất Nhà máy Bia Sài Gịn - Quảng Ngãi giai đoạn 2018-2021. Bên cạnh việc đầu tư
thêm dây chuyền sản xuất hiện đại, tốc độ cao, đầu tư 17 bể chứa mới, dây chuyền lọc
mới, hệ thống nhân giống nấm men và hệ thống xử lý nước thẩm thấu ngược (RO), nâng
công suất lên 250 triệu lit/ năm. Con số này lớn gấp 2,5 lần so với năm 2010.
Nhà máy bia Sài Gịn – Quảng Ngãi do Cơng ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Quảng
Ngãi vận hành, với cơng suất hiện tại hơn 100 triệu lít/năm. Đây là một trong những nhà
máy trọng điểm và hiện đại bậc nhất của Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải
khát Sài Gòn tại miền Trung. Sau gần 10 năm đi vào hoạt động, Công ty Bia Sài Gịn –
Quảng Ngãi là một trong những đơn vị đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh, giải quyết việc
làm cho hơn 500 lao động của tỉnh.
Giai đoạn kế tiếp, Sabeco tiến hành dự án nâng cơng suất nhà máy nhằm đảm bảo
tính đồng bộ và tối ưu hóa hiệu quả trong vận hành sản xuất. Theo đó, dự án tập trung
nâng cấp hạ tầng cơ sở, đầu tư thêm hệ thống thiết bị phục vụ cho sản xuất và các cơng
trình phụ trợ khác như nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn nước loại A, sử dụng
năng lượng sạch để giảm thiểu năng lượng sử dụng.

14


Hình 2.1. Nhà máy bia Sài Gịn – Quảng Ngãi

2.2.


Tình hình hoạt động trong năm 2021 của nhà máy bia Sài Gịn – Quảng Ngãi
2.2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2021
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Thực hiện
2020

Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau
thuế
-

1,090.61
107.64

% Tăng trưởng % Tăng trưởng
TH 2021/
TH 2021/
Kế hoạch Thực hiện
2021
2021
TH 2020
KH 2020
(+)Tăng;(-) Giảm (+)Tăng; (-)Giảm
1,532.34
1,192.11
(+) 9.31%
(-) 22.20%
151.66


158.37

(+) 47.13%

(+) 4.43%

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thực hiện 2021 tăng so với kế hoạch:
 Tiết giảm chi phí lao động; chi phí hành chính khác.
 Tiết kiệm chi phí năng lượng về điện, hơi bão hòa, nước và nguyên nhiên vật
liệu trong quá trình sản xuất
 Các khoản thu nhập về tài chính thực tế vượt cao so với kế hoạch.
2.2.2. Tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án
15



×