Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Sáng kiên kinh ngghiem mot so bien phap ren ky nang văn miêu tả cho học sinh lớp 4 thông qua quan sát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 36 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. LỜI GIỚI THIỆU
1. Trong xu thế phát triển của thời đại, địi hỏi giáo dục phải có
những đổi mới căn bản và tồn diện. Trong đó giáo viên là chủ thể của việc phải
đổi mới và đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh là việc làm đầu tiên. Là một
giáo viên giảng dạy nhiều năm, tơi thấy: Đối tượng học sinh Tiểu học cịn nhỏ
vẫn cần sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên rất nhiều, chưa quen với
phương pháp tự học mới, đặc biệt là phương pháp chủ động sáng tạo trong khi
viết bài tập làm văn. Các em quen với những bài văn mẫu đã được học thuộc
lòng. Mặt khác văn học là một bộ mơn khoa học có nhiều điều hay song lại là
một môn học mà nhiều học sinh ngại học, ngại viết. Ngoài việc phải cung cấp
nội dung bài dạy theo hướng dẫn của sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo viên
còn phải quan tâm đến việc rèn kĩ năng viết văn cho học sinh. Đặc biệt là các em
học sinh lớp 4 – 5. Việc rèn kỹ năng quan sát, tưởng tượng trong làm văn miêu
tả rất thiết thực. Rèn kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng, cảnh vật cho học sinh
tiểu học để giúp các em có thể viết được các bài văn miêu tả hay. Vì vậy cần rèn
luyện cho các em quan sát thật tỉ mỉ, phát hiện ra những đặc điểm nổi bật của sự
vật, của cảnh. Có quan sát tinh tế và tỉ mỉ thì mới có những so sánh và liên
tưởng độc đáo và có giá trị được. Đặc biệt việc rèn kỹ năng quan sát có cái nhìn
thực tế về thế giới xung quanh, xoá đi mặc cảm ngại học văn của một số học
sinh. Từ đó xây dựng và phát triển tình u với mơn văn học trong nhà trường
cho học sinh, giúp các em có được tình u với những cảnh vật bình thường
như: cánh đồng, dịng sơng, mái trường …rộng hơn là tình yêu quê hương đất
nước trong tâm hồn các em học sinh. Lý do trên đây khiến tôi mạnh dạn đưa ra
sáng kiến Giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả thông qua rèn luyện kĩ năng
quan sát.
II. TÊN SÁNG KIẾN
Giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả thông qua rèn luyện kĩ năng quan sát.
1




III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:
- Họ và tên:
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Tường.
- Số điện thoại:
- E-mail:
IV. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- Rèn luyện cho học sinh Tiểu học kĩ năng quan sát trong phân môn Tập
làm văn để giúp cho học sinh có cái nhìn thực tế về thế giới xung quanh và làm
tốt bài văn miêu tả.
- Rèn luyện cho học sinh Tiểu học biết cách quan sát bao gồm: Mục đích
quan sát, đối tượng quan sát, trình tự quan sát và phương pháp quan sát, cách sử
dụng từ ngữ gợi tả để ghi chép lại những chi tiết mà học sinh quan sát được.
Đồng thời rèn cho học sinh thói quen thường xuyên quan sát từ những chi tiết
nhỏ nhất trong cuộc sống xung quanh.
V. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU.
12/10/2018
VI. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN.
1. Nội dung sáng kiến
1.1. Cơ sở lí luận.
a/ Khái niệm văn miêu tả:
Văn miêu tả là một thể loại văn trong chương trình Tập làm văn của học
sinh tiểu học được học từ lớp 4. Văn miêu tả là vẽ lại bằng lời văn những đặc
điểm của con người, sự vật, thiên nhiên, để mọi người có thể hình dung những
đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,... làm cho
những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả,
năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.
b/ Đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả:
- Văn miêu tả có tính thẩm mĩ, thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong

cách quan sát, cách cảm nhận của người viết.
- Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật.
- Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu
âm thanh.
- Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận
xét, liên tưởng, ví von, so sánh.... để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của
sự vật.
c/ Vai trò của quan sát.
2


Quan sát là cách nhìn nhận, đánh giá, nhận xét sự vật, hiện tượng một
cách chi tiết và có phân tích. Quan sát giúp chúng ta nhìn nhận, đánh giá có mục
đích, chú ý rõ ràng. Nếu khơng sử dụng óc quan sát, chúng ta chỉ nhìn thấy mọi
thứ xung quanh mình hàng ngày một cách ngẫu nhiên.
Nói quan sát là một kỹ năng bởi nó khơng chỉ phụ thuộc vào thị giác, tính
cách con người mà cịn có thể rèn luyện để phát triển. Và việc rèn luyện kỹ năng
này sẽ rất có ích cho cơng việc cũng như trong cuộc sống cho mỗi người. Quan
sát giúp các nhà khoa học nhận ra sự khác lạ của sự vật, khám phá q trình tiến
hóa của vũ trụ hay tìm thấy các nguyên lý mới. Trong đời sống hàng ngày, việc
quan sát có mục đích giúp bạn thu thập thơng tin và đưa ra nhận định, đánh giá
thơng tin đó. Biết cách quan sát là một điều rất tốt nên học tập, là con đường để
mọi người nhìn nhận sự vật, phát hiện ra vấn đề, nâng cao năng lực bản thân, là
nền tảng để hoạt động trí não. Đặc biệt đối với học sinh, quan sát là phương thức
học hỏi quan trọng của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với vốn kinh nghiệm và hiểu biết còn
hạn chế, trẻ chưa thể xây dựng phương pháp tự quan sát có hiệu quả, mà cần
được người lớn hướng dẫn để có thể chủ động đối mặt với các vấn đề, giải quyết
chúng độc lập.
1.2. Cơ sở tâm lí và ngơn ngữ của học sinh tiểu học.
          Học sinh tiểu học rất tò mò, thích tìm hiểu, thích khám phá thế giới xung

quanh. Khả năng tư duy cụ thể nhiều hơn khả năng khái quát hóa Các em dễ
xúc động, rất nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và bắt đầu biết mơ
ước có trí tưởng tượng phong phú, thích ghi lại các vấn đề mà mình đã quan sát
được.Song vốn ngơn ngữ chưa phong phú, sắp xếp ý chưa có hệ thống và diễn
đạt còn thiếu mạch lạc.
Khi dạy văn miêu tả, việc dạy cho học sinh quan sát đối tượng miêu tả là
một công việc thuộc về nguyên tắc. Dựa trên sự quan sát học sinh thu nhận được
các nhận xét, ấn tượng, cảm xúc của mình rồi sau đó mới bắt đầu làm bài. Khi
quan sát học sinh sử dụng vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc của mình
giúp cho việc quan sát hiệu quả hơn. Từ đó hiểu biết và kĩ năng về văn miêu tả
được hình thành một cách tự giác chủ yếu qua hoạt động thực hành.
1.3. Cơ sở thực tiễn của nhà trường.
a/ Đặc điểm chung về tình hình của nhà trường.
Trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Tường là một ngôi trường có bề dày
thành tích về dạy tốt, học tốt. Từ nhiều năm, nhà trường có đội ngũ giáo viên
cốt cán, có nhiều đồng chí được cơng nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, giáo viên
dạy giỏi. Hiện nay, trường vẫn là một trung tâm bồi dưỡng giáo viên của
huyện. Nhà trường có đầy đủ giáo viên dạy các mơn văn hóa và các mơn tự
chọn. Các giáo viên trong trường đều có tinh thần học hỏi đồng nghiệp nâng
cao chuyên môn nghiệp vụ. Cơ sở vật chất của nhà trường đã và đang được tiếp
tục trang bị đầy đủ hơn để phục vụ cho việc dạy và học.
3


b/ Những thuận lợi, khó khăn.
* Thuận lợi.
- Trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Tường có đội ngũ giáo viên có trình độ
chun mơn, có kinh nghiệm trong giảng dạy, các thầy cô giáo trẻ tâm huyết với
nghề đang tự bồi dưỡng để kế cận thế hệ đi trước tiếp tục công tác bồi dưỡng
học sinh .

- Học sinh đều được học 2 buổi/ ngày nên kiến thức được củng cố kĩ hơn.
Mặt khác, kiểu bài văn miêu tả các em cũng được làm quen từ lớp 2-3, lên lớp 45, các em lại được tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm văn từ dễ đến khó ( Rèn kĩ năng
viết đoạn, liên kết đoạn…) phù hợp với nhận thức của học sinh Tiểu học.
- Chương trình Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4-5 có ưu điểm được biên
soạn theo các quan điểm dạy giao tiếp, quan điểm tích hợp các mơn học, quan
điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, chính vì vậy kĩ năng sử dụng
ngơn ngữ nói và viết của học sinh có phần tiến bộ hơn. Trong chương trình Tiểu
học mới, các bài văn đều gắn với từng chủ điểm của đơn vị kiến thức đã học. Vì
vậy quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề tìm ý quan sát, viết đoạn văn là
những cơ hội giúp học sinh mở rộng hiểu biết trong cuộc sống. Việc phân tích
bài, lập dàn ý, chia đoạn văn miêu tả… góp phần phát triển khả năng phân tích,
phân loại học sinh. Tư duy hình tượng của học sinh cũng được rèn luyện nhờ
vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi miêu tả. Đây cũng chính là những
điều kiện thuận lợi để giáo viên dạy học.
* Khó khăn.
- Về phía giáo viên.
+ Trong thực tế của trường tiểu học hiện nay, ở một số tiết học giáo viên
cịn nói nhiều, giáo viên chưa khơi gợi huy động vốn hiểu biết, cách sử dụng từ
ngữ mà bắt học sinh học nhiều, yêu cầu học sinh nhớ nhiều để bắt chước rồi “
làm Văn”.
+ Giáo viên dạy văn miêu tả thường có những cách thức dạy phổ biến như
sau: hình thành các hiểu biết về lý thuyết thể văn, các kĩ năng làm bài qua việc
cung cấp các bài văn mẫu và phân tích các bài văn mẫu.
+ Để đối phó với việc học sinh làm bài kém, để đảm bảo “chất lượng” khi
kiểm tra, thi cử, nhiều giáo viên cho học sinh thuộc một bài văn mẫu để khi các
em gặp một đề bài tương tự cứ thế mà chép ra. Vì vậy dẫn đến cả thầy và trò
nhiều khi bị lệ thuộc quá vào “văn mẫu” khơng thốt khỏi “mẫu”.
+ Thực tế ở trường Tiểu học, vẫn cịn khơng ít giáo viên chưa nhận thức
hết được tầm quan trọng của việc quan sát nên chất lượng giờ tập làm văn cịn
hạn chế. Có giáo viên chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn các em hoàn thành những

nội dung yêu cầu của bài tập dựa vào gợi ý trong sách giáo khoa và sách giáo
4


viên. Một số chưa thực sự quan tâm, phát huy hết năng lực của học sinh cũng
như chú ý giúp cho các em rèn dũa câu văn, ý văn.
- Về học sinh:
+ Bài viết văn miêu tả thường mang tính kể lể, chung chung, không làm nổi
bật đặc điểm riêng biệt nào của đối tượng miêu tả. Bài văn ấy có thể viết cho đối
tượng miêu tả cùng loại nào cũng được. Bài văn như thế khơng có cảm xúc, hời
hợt, mờ nhạt. Nguyên nhân là do các em không được quan sát, không biết huy
động những hiểu biết, kinh nghiệm sống của mình hoặc khơng biết cách quan sát
nên khơng có những nhận xét cụ thể về đối tượng miêu tả.
+ Học sinh thường mượn ý tứ của người khác, thường là của một bài văn
mẫu khi viết văn. Các em thường học thuộc một đoạn văn, bài văn mẫu. Khi viết
bài các em biến thành bài làm của mình khơng đọc kĩ đề bài xem quy định như thế
nào. Với cách làm như thế các em không nắm được đối tượng cần miêu tả, không
quan sát đối tượng và khơng có cảm xúc gì về chúng. Vì thế bài văn của các em
hầu hết giống nhau. Phần lớn các em chỉ dừng lại ở mức độ trả lời, liệt kê các chi
tiết, các bộ phận của sự vật, của cảnh theo gợi ý của thầy cô một cách máy móc,
khn mẫu. Mặt khác với đa số học sinh Tiểu học vốn từ ngữ của các em còn rất
nghèo nàn, việc diễn đạt câu văn, ý văn còn nhiều hạn chế. Nhất là khi làm các
bài văn miêu tả, các em liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật một cách đơn
giản dẫn đến câu văn rất khơ khan. Thậm chí có em khi miêu tả một sự vật
không biết bắt đầu từ đâu, không biết phải tả những gì, tả như thế nào,…
+ Kiến thức sách vở cũng như kiến thức thực tế của học sinh còn rất nhiều
lỗ hổng. Nhiều học sinh chưa từng được đến công viên, vườn bách thú hay
những danh lam thắng cảnh khác… Nhiều học sinh chưa hề được nhìn thấy con
gà đang gáy, con trâu đang cày ruộng, hoặc được ngắm nhìn những đêm trăng
sáng, hoặc quan sát cánh đồng lúa khi thì xanh mướt, lúc thì vàng óng, trĩu

bông… Một học sinh lớp 4 đã tả con trâu như sau: “Nhà em có ni một con
trâu. Nó đáng u lắm. Hàng ngày mẹ em xích nó ở gốc cây lộc vừng góc hiên.
Trên cổ nó có đeo một chiếc vòng sắt màu đen thật xinh xắn” . Rõ ràng, đây là
con trâu cảnh bằng sứ hoặc đồ chơi chứ không phải con trâu thật. Hay khi tả về
cánh đồng lúa , một học sinh lớp 5 đã viết: “ Buổi sáng cánh đồng như một tấm
thảm khổng lồ. Bây giờ lúa đang thì con gái, cây lúa vươn cao xanh rì lá sắc
nhọn như là lưỡi mác. Trơng xa sóng lúa nhấp nhơ uốn lượn, những cây lúa oằn
xuống vì những bơng lúa chín vàng trĩu hạt”. Tả đồng lúa đang thì con gái thì
khơng thể có bơng lúa chín vàng trĩu hạt được. Qua đó có thể thấy, khi làm bài,
nhiều học sinh không hề nắm được đặc điểm đối tượng mình đang tả và đã viết
không chân thực. Do vậy bài văn khó có thể truyền cảm cho người đọc.
+ Mặt khác việc học tập ở trên lớp của học sinh cịn thiếu tập trung và
khơng có phương pháp học nên cũng có những hạn chế nhất định. Nhiều học
sinh khi đọc đề bài không xác định được đề bài yêu cầu viết gì và viết như thế
nào, viết cái gì trước, cái gì sau,… Hơn nữa trên thị trường sách giáo dục hiện
5


nay có rất nhiều sách tham khảo, văn mẫu hay trên mạng Internet học sinh cũng
dễ dàng tìm được các bài văn mẫu nên đã tạo điều kiện cho học sinh chép văn
mẫu. Chính vì vậy mà các em khơng biết đến đối tượng là gì, khơng cần quan
sát và cũng khơng có cảm xúc, tình cảm gì về chúng. Tuy nhiên, các bài “văn
mẫu” khơng có lỗi mà là việc tham khảo, sử dụng các bài văn mẫu đó như thế
nào cho hiệu quả. Nếu giáo viên và cha mẹ học sinh biết tận dụng các bài văn
tham khảo đó sẽ là những tư liệu tốt để học sinh có kiến thức về thế giới tự
nhiên và xã hội, học được cách viết văn (bố cục, viết câu, sử dụng từ ngữ,...), bồi
dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu con người, tình yêu tiếng Việt.
+ Ngoài ra có thể kể đến các nguyên nhân khác, như sự hấp dẫn của các
trò chơi hiện đại. Ngoài giờ học, các em thường bị thu hút vào các trò chơi
games hoặc các trang web hấp dẫn khác trên internet, truyện tranh mà quên đi

rằng thế giới thiên nhiên xung quanh các em thực sự hấp dẫn khác. Trẻ em ngày
nay đang bị lãng quên một thế giới thơ mộng ở xung quanh. Đó là thế giới của
ruộng đồng, cây cỏ, côn trùng, của mưa, của gió... Đây là thế giới có khả năng
làm phong phú tâm hồn tuổi thơ và rèn luyện óc quan sát, nhận xét. 
c/ Đối tượng nghiên cứu và áp dụng sáng kiến:
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 4 của
trường Tiểu học Tiểu học Thị trấn Vĩnh Tường. Hai lớp có cùng sĩ số. Lớp 4A2
là lớp thực nghiệm và lớp 4A4 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực
hiện qua các giờ Tập làm văn và các buổi phụ đạo tăng buổi.
Qua điều tra đầu năm trên 35 em học sinh lớp 4A2 kết quả như sau:
- Số học sinh rất thích học mơn Tiếng Việt: Khơng có em nào.
- Số học sinh thích học mơn Tiếng Việt chiếm 8 em = 22,8 %. (tập trung
vào những em chăm chỉ)
- Số học sinh ngại học môn Tiếng Việt, chất lượng bài viết chưa cao
chiếm 77,2% ( những em này thể hiện sự học thiên lệch về mơn tốn và lực học
trung bình, yếu kém ở các môn).
Thực tế cho thấy kết quả viết văn của học sinh trong nhiều năm gần đây đã
có sự tiến bộ. Song sự tiến bộ ấy chỉ tập trung ở một số em học sinh giỏi, được
luyện nhiều và chất lượng bài viết của các em nói chung còn bộc lộ nhiều hạn chế.
* Nguyên nhân
+ Các em chưa hiểu rõ đặc điểm của văn tả cảnh, chưa phân biệt được sự
khác biệt giữa văn tả cảnh và các kiểu bài văn khác vì thế việc quan sát của các
em bị xem nhẹ.
+ Khả năng hiểu biết về thực tế cuộc sống còn hạn chế dẫn đến việc quan
sát sự vật để miêu tả của các em và sự lựa chọn chi tiết để quan sát và miêu tả
cịn cứng nhắc, mang nặng tính liệt kê, kể lể, thiếu tinh tế.
6


+ Học sinh chưa có được kĩ năng quan sát thực tế cảnh vật, khả năng quan

sát của học sinh khơng được thường xun rèn luyện, q trình quan sát cịn hời
hợt thiếu định hướng, thiếu tinh tế chính vì vậy học sinh chưa tìm ra được đặc
điểm nổi bật của cảnh để tả. Khả năng liên tưởng của học sinh còn hạn hẹp.
+ Chưa biết cách quan sát như thế nào cho hiệu quả: quan sát bằng những
giác quan nào? Quan sát sự vật từ đâu đến đâu, chi tiết nào nổi bật? Quan sát
vào những thời điểm nào? dẫn đến thiếu ý tưởng để triển khai bài viết. Bên cạnh
đó, vốn từ miêu tả cịn nghèo nàn, hạn hẹp nên khơng lựa chọn được từ ngữ có
hình ảnh thích hợp để ghi lại những gì đã quan sát.
+ Học sinh chưa tạo được thói quen quan sát và chính phụ huynh và giáo
viên cũng là người chưa tạo được cho các em hứng thú để quan sát
+ Ít có tài liệu hướng dẫn học sinh cách quan sát, cụ thể trong SGK lớp 45 theo chương trình cải cách cũng khơng có nhiều bài hướng dẫn quan sát cụ thể
mà chỉ được lồng ghép một chút qua các bài dạy lí thuyết khiến cả giáo viên và
học sinh còn nhiều lúng túng.
+ Việc ra đề văn miêu tả cũng khơng xem xét đến việc có thích hợp với
học sinh hay khơng. Việc ra đề cịn lệ thuộc vào sách giáo khoa cho dù đề bài có
có nói đến đối tượng miêu tả khơng có ở địa phương hoặc khơng phù hợp với
học sinh Tiểu học. Vì vậy đã tạo cho học sinh thói quen bắt chước, lười suy
nghĩ.
1.4. Các biện pháp thực hiện.
1.4. 1. Biện pháp chung khi hướng dẫn học sinh làm bài văn miêu tả.
a/ Hướng dẫn học sinh nắm chắc đề bài:
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề bài xác định yêu cầu của đề
bài, thể loại văn đề bài yêu cầu. Đây là thao tác rất quan trọng của mỗi học sinh
trong khi làm văn nhất là văn miêu tả. Việc nắm được đề bài các em sẽ biết được
đây thuộc kiểu bài gì, đối tượng là ai, phương thức và cách thức làm bài như thế
nào? Từ đó học sinh sẽ lựa chọn những cách viết bài hay, phù hợp để bài viết
mình tốt nhất.
Ví dụ: Miêu tả cây xà cừ : Học sinh biết được đây thuộc kiểu văn miêu tả, đối
tượng là cây bàng, dạng bài là miêu tả cây cối, trình tự làm sẽ theo các bước của
dạng bài là miêu tả cây cối.

b/ Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý chi tiết và cụ thể cho bài viết:
Hướng dẫn học sinh lập dàn ý cụ thể, chi tiết, giúp cho học sinh tránh bỏ
sót ý, viết lan man, khơng đúng chủ đề. Vì vậy đây là thao tác quan trọng của
mỗi học sinh trong quá trình viết bài. Khi lập dàn ý chi tiết, cụ thể giáo viên
hướng dẫn học sinh cần:

7


- Chọn cho mình những chi tiết hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc, nổi bật của sự
vật mà mình đã quan sát được, liệt kê ra bài nháp của mình, lựa chọn các chi tiết
hình ảnh đắt giá để đưa vào bài viết làm bài viết thêm sinh động rõ nét hơn.
- Sắp xếp các ý: Hướng dẫn học sinh sắp xếp các chi tiết, hình ảnh đó một
cách hợp lí, logic, phù hợp nhất, từ đó tạo nên bố cục hồn chỉnh cho bài viết.
Ví dụ: Tả về cây phượng.
+ Tả bao quát: Trông như thế nào, tới gần dáng vẻ ra làm sao?
+ Tả bộ phận: Gốc, rễ, thân, cành, lá, hoa, quả…
+ Lợi ích của cây phượng đem lại cho chúng ta là gì?
c/ Đảm bảo yêu cầu thực hành khi viết văn miêu tả.
+ Việc hình thành kiến thức và kĩ năng cho học sinh phải được thơng qua
hoạt động thực hành. Vì vậy sự hình thành kĩ năng viết một bài văn miêu tả cho
học sinh phải lấy thực hành làm hoạt động chính của tiết học. Bao gồm: Kĩ năng
phân tích đề, quan sát, lập dàn ý, dựng đoạn, dùng từ, đặt câu,… Trên cơ sở giáo
viên hướng dẫn học sinh tiến hành các hoạt động học tập từ đó rút ra lí thuyết
văn miêu tả, hình thành kĩ năng miêu tả.
+ Để làm tốt các biện pháp và yêu cầu trên tôi đã thực hiện các công việc
sau: Muốn cho học sinh nắm được đối tượng miêu tả trong tiết học quan sát, tìm
ý cần cho học sinh quan sát trực tiếp đối tượng. Tôi không tiến hành giữa bốn
bức tường mà tiến hành giữa thiên nhiên. Nhà giáo dục Xô Viết Xu – khôm – lin
– xki đã cho rằng: Việc học sinh tiếp xúc với thiên nhiên, việc dạy các em miêu

tả cảnh vật nhìn thấy, nghe thấy … là con đường hiệu quả nhất để giáo dục các
em và phát triển ngơn ngữ. Ơng phê phán cách tổ chức học tập tách học sinh với
thế giới xung quanh. Đồng thời trong q trình tổ chức quan sát tơi cho học sinh
tự do lựa chọn vị trí quan sát, các em có thể trao đổi nhỏ với nhau.

+ Bài văn miêu tả có tính chân thực vì vậy địi hỏi phải có các chi tiết sát
thực: Tả đúng bản chất của đối tượng miêu tả, thể hiện những nét đẹp đẽ, đúng
8


đắn tư tưởng tình cảm của học sinh khi bộc lộ thái độ của các em với đối tượng
miêu tả.
Ví dụ: Trong bài “ Quan sát, miêu tả cây cối”.

Học sinh lớp 4A2 quan sát cây cối.
Đầu tiên tôi cho các em xem tranh nếu phải miêu tả cây các em chưa gặp
bao giờ và không biết, hướng dẫn các đặc điểm từng bộ phận của cây mà với
vốn sống của một giáo viên tôi cung cấp cho các em, hoặc có thể cho các em
quan sát trực tiếp. Thơng qua các hoạt động thực hành như vậy, tôi đã giúp các
em luyện tập cách quan sát nhìn nhận phân tích cuộc sống xung quanh, góp phần
hình thành nhân cách của người học sinh.
+ Phải nắm vững yêu cầu nội dung từng tiết dạy trong quá trình dạy học
một thể loại miêu tả : phải quan sát – sắp xếp ý – lập dàn bài
+ Bảo đảm yêu cầu xác thực trực tiếp khi học và làm bài miêu tả, coi việc
tổ chức quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả là một nguyên tắc khi dạy học văn
miêu tả. Chỉ trên cơ sở có sự thu nhận trực tiếp, các nhận xét ấn tượng, cảm xúc
chính của mình thì các em mới bắt tay vào làm bài. Tôi thấy đây là điều quan
trọng nhất khi dạy – học văn miêu tả. Vì vậy bảo đảm giúp các em chuẩn bị
quan sát tốt trước khi làm bài. Đồng thời chú ý rèn luyện cho các em có được kĩ
năng quan sát cần thiết. Tuy vậy có một điều cần lưu ý, trong khi hướng dẫn các

em tập quan sát phải khéo léo khêu gợi để các em hoạt động vốn sống, khả năng
tưởng tượng và cảm xúc giúp cho việc quan sát được tốt hơn
+ Nếu yêu cầu quan sát trực tiếp, vậy có thể dùng bài mẫu khi dạy văn
miêu tả không? Tôi vẫn sử dụng các bài văn mẫu khi dạy học văn miêu tả. Điều
đáng quan tâm nhất là dùng bài văn mẫu vào lúc nào và như thế nào? Có người
thắc mắc rằng: làm như vậy có hạn chế sức sáng tạo, trí tưởng tượng của các em
khơng ? Có vi phạm ngun tắc điển hình hóa hay khơng ? Theo tơi nhận thấy
rằng vốn sống, vốn hiểu biết của các em chưa nhiều, các em đang trong q
trình tìm hiểu thế giới xung quanh. Khơng quan sát trực tiếp các em lấy tư liệu
9


đâu để miêu tả ? Các em dựa vào đâu để tưởng tượng sáng tạo. Trong bài viết
của các em cần có sự hư cấu, nhân hóa và so sánh để xây dựng được cách điển
hình.
+ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị làm bài văn miêu tả, với các đối tượng
miêu tả các em đã quen biết hoặc quen thuộc tức là tiếp xúc trong q khứ. Nếu
nay khơng có điều kiện trực tiếp để quan sát thì cần khơi gợi để các em nhớ lại
những ấn tượng, cảm xúc, những nhận xét các em đã quan sát được trước đây
( xem tranh ảnh……..) cũng là một biện pháp quan sát. Cịn đối với các đối
tượng mới lạ ít tiếp xúc thì việc quan sát trực tiếp là khơng thể bỏ qua. Để giúp
các em quan sát được tốt cần có nhiều biện pháp cụ thể: khơi gợi hứng thú với
vật, con vật ,cảnh quan…….
+ Hướng dẫn các em quan sát theo hệ thống câu hỏi thích hợp, rèn luyện
thành nếp việc ghi chép các nhận xét, ấn tượng, cảm xúc….. của bản thân.
Tuy nhiên, qua nhiều năm giảng dạy, có rất nhiều học sinh khơng hề chú ý
đến bài học này, mà chỉ đơn thuần là dùng mắt để quan sát, chứ không hề truyền
tải những thông tin mà nhãn quan thu thập được về đại não để phân tích và chắt
lọc tin tức. Kết quả khi quan sát sự vật, các bạn đều không thể nắm bắt được ý
nghĩa thật sự mà bản thân sự vật, hiện tượng mang trong mình. Hãy lấy một ví

dụ vơ cùng đơn giản, để học sinh viết một bài văn tả cây bóng mát. Nếu như học
sinh đó khơng có khả năng quan sát, hoặc khả năng quan sát của em đó khơng
đủ tốt, thì bài văn chắc sẽ chỉ vỏn vẹn có vài câu: “Trên sân trường em có một
cây bàng rất là đẹp. Thân cây cao to, cành lá tỏa xum xuê. Mùa hè, lá bàng xòe
ra xanh mướt…” Còn những em có khả năng quan sát thì sẽ khác, vẫn cùng là
một cây bàng đó, nhưng mọi chi tiết diễn tả lại một cách rõ ràng sinh động hơn,
“Cây bàng trường tơi, tuổi cịn trẻ lắm, thân vươn thẳng, xịe ba tán lá trịn xoe
như những chiếc ơ trơng thật ngộ nghĩnh. Tán bàng được đan dệt bởi những
tầng lá xanh, to rộng và dày lại với nhau. Trên tán cây thỉnh thoảng điểm xuyết
vài nhành hoa bàng màu trắng li ti giản dị, khiêm nhường giữa những tán lá
xanh….” Có thể thấy rằng, giỏi về sử dụng đơi mắt quan sát là chiếc chìa khóa
bằng vàng để làm tốt bài văn miêu tả.
1.4.2. Giải pháp cụ thể rèn cho học sinh kĩ năng quan sát tốt.
a/ Quan sát:
Trong văn miêu tả, quan sát rất quan trọng. Việc quan sát và vị trí quan
sát tốt, góc quan sát phù hợp: xa hay gần, trong hay ngoài, ban ngày hay ban
đêm, mùa xuân hay mùa hạ, … sẽ giúp ta nắm được “cái thần” của đối tượng,
cảm nhận đối tượng một cách rõ ràng, cụ thể và tinh tế hơn.  Muốn quan sát tốt
cần có sự tập trung và gắn óc phân tích, so sánh sự vật vào đó. Chẳng hạn khi
nhìn một người, hãy thử thầm đưa ra những nhận xét như: người ấy có màu tóc
gì? Cao hay thấp? trang phục thế nào so với những người xung quanh? Người
đó có những đặc điểm gì nổi bật?...Hay khi ngắm nhìn một cánh đồng hoa,
10


ngoài việc thưởng thức vẻ đẹp hãy tập thêm việc phân loại có bao nhiêu loại
hoa, Mỗi lồi hoa có nét riêng gì? Chúng có gì đẹp trong thời điểm đó. Khơng
chỉ nhìn một chi tiết mà bao qt hơn các chi tiết liên quan kết hợp thành sự vật,
sự việc không bỏ qua chi tiết nào của bức tranh.
Để rèn học sinh kĩ năng này, trước hết giáo viên cần hướng dẫn và chỉ ra

các ví dụ cụ thể cho học sinh học tập. Ví dụ:
+ Có thể thấy, qua quan sát của Tô Hoài mà chú gà chọi hiện lên với
những nét khác thường. Từ đôi chân cứng lẳn như hai thanh sắt phủ đầy những
vẩy lớn sắp vàng đến bộ mặt tím lịm, lùi xùi những mào, những tai và những
mấy cái ria mép. Nổi bật lên trên tất cả là màu của da: đỏ gay, đỏ gắt, đỏ tía, đỏ
bóng. Rõ ràng đây là một chú gà không giống bất cứ một chú gà nào khác. Tô
Hoài đã tìm được những nét chính, nét riêng biệt của chú gà chọi.
+ Quan sát đối tượng không chỉ bằng thị giác như các em vẫn nghĩ, mà
phải biết huy động mọi giác quan: thính giác (nghe), khứu giác (ngửi), xúc giác
(sờ, nắm), vị giác (nếm). Những đoạn văn hay và hấp dẫn là những thành công
của tác giả trong việc dùng nhiều giác quan để quan sát. Cũng tả về gà nhưng
nhà văn Võ Quảng lại đi vào tả cụ thể ba con gà. Mỗi con một dáng vẻ, một đặc
điểm sinh động về tính cách. Trình tự miêu tả đi từ tiếng gáy (thính giác), đến
màu sắc, hình dáng và hoạt động (thị giác), để từ đó làm nổi bật lên tính cách
của từng con (nội tâm): Con gà của anh Bốn Linh: tiếng gáy dõng dạc, dáng đi
oai vệ, kiêu hãnh, cái vẻ phớt lờ, thách thức; Còn con gà của ông Bảy Hoá lại
có: bộ mã khá đẹp, lông trắng, mỏ búp chuối, mào có hai cánh như hai vỏ trai
úp . Đặc điểm ngoại hình ấy tạo nên ưu thế “láo khoét”, thích “tán tỉnh” này.
Cuối cùng là con gà của bà Kiến, một chú gà trống tơ, không đẹp, không
khoẻ: Lông đen, chân chì, bộ giò cao, cổ ngắn. Tính nết bộc lộ rất rõ trong tư
thế: Nó xoè cánh, nghển cổ, chuẩn bị chu đáo, nhưng rốt cuộc chỉ rặn được ba
tiếng éc, e, e cụt ngủn.
Tuy nhiên, tuỳ từng kiểu bài ta có những cách quan sát khác nhau. Đối
với kiểu bài tả đồ vật ta có thể quan sát theo trình tự: mắt nhìn, tay sờ, tai nghe,
mũi ngửi,… nhưng đối với bài văn tả cây cối cần phải quan sát theo một trình
tự: từ xa đến gần, từ bao quát đến bộ phận, quan sát nét khác biệt của cây đó
với cây khác. Đối với bài văn tả loài vật ta quan sát: ngoại hình rồi mới đến
những thói quen sinh hoạt và những hoạt động của con vật. Còn đối với bài
văn tả cảnh, ta quan sát theo trình tự: thời gian, theo đặc điểm nổi bật của cảnh
và theo từng góc độ của cảnh. Với bài văn tả người, lại cần phải quan sát kĩ

về: ngoại hình (tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,
…);về tính tình và hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người
khác, việc làm…).
Sự vật trong tự nhiên, mỗi sự vật có một đặc điểm riêng, chỉ khi nào ta
nắm được đặc điểm riêng đó của sự vật thì khi viết ra mới có hình ảnh như thật.
Thế nhưng, chỉ làm nổi bật đặc điểm bên ngoài thôi chưa đủ, cần nêu được cái
đặc sắc ẩn chứa bên trong sự vật đó để nói lên những suy tư, những tình cảm
không chỉ của người viết gửi gắm vào đó mà còn là của sự vật đó. Muốn làm
được điều này, dứt khoát phải có sự quan sát tinh tế và phải có được những phát
11


hiện rất riêng về đối tượng và rung cảm với nó.
*Để hướng dẫn HS quan sát, tôi giao cho các nhóm HS tìm hiểu một số
đối tượng như: Cánh đồng lúa q hương, dịng sơng q em, một danh lam
thắng cảnh,... cùng sưu tầm các tư liệu khác nhau như hình ảnh, tranh vẽ, bài
viết, các đoạn phim,...
- Sau khi HS trình bày các kết quả của mình, giáo viên có thể bổ sung một
số tư liệu trình chiếu trên Power Point rồi nêu vấn đề để các em nhận thấy có thể
quan sát đối tượng miêu tả trong nhiều hồn cảnh như trên đường đi học; qua trị
chơi; đi tham quan, du lịch, dã ngoại, về quê; trên truyền hình, sách báo, các tác
phẩm văn học nghệ thuật; qua lời kể của người khác...
- Muốn như vậy, học sinh phải tập quan sát thực sự, quan sát nhiều lần và
bằng các giác quan khác nhau, bằng tâm hồn và cảm xúc của các em, bằng tình
u thiên nhiên, lồi vật...
- Khi quan sát, phải chú ý đến bố cục, đường nét, màu sắc, hình ảnh của
cảnh và đặt ra những câu hỏi để tự lí giải và quan trọng là phải tìm được chi tiết
trọng tâm, nét nổi bật, nét riêng của từng sự vật cụ thể; không nên quan sát và
chọn chi tiết miêu tả một cách tràn lan mang tính liệt kê.
- Nếu là một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử thì cần làm nổi bật

giá trị về lịch sử, văn hóa.... Điều đó giúp các em có thể vận dụng tích hợp với
kiến thức của các môn học như Mĩ thuật, Lịch sử, Địa lí,...
- Tất cả những điều học sinh quan sát ghi nhận được cần chép lại vào một
cuốn sổ tay. Khơng cần chép dài dịng, mà chỉ điểm qua những nét chính, ngắn
gọn.
- Sẽ rất thành cơng nếu khi quan sát các em có những phát hiện bất ngờ
thú vị. Những phát hiện này sẽ là điều kiện giúp cho bài làm của các em thêm
sáng tạo, độc đáo.
b/ Hướng dẫn kĩ năng quan sát:
* Xác định mục đích quan sát.
+ Trong thế giới mn màu có hàng loạt đối tượng khác nhau. Người biết
quan sát sẽ khơng nhìn vào tất cả những đối tượng đó mà phân nhóm chúng vào
những chủ đề theo sự quan tâm (mục đích) của mình, đồng thời biết gạt bỏ
những chi tiết, đối tượng khơng liên quan. Như vậy, nếu vạch ra mục đích quan
sát càng rõ ràng, các em càng tập trung chú ý; sự quan sát càng tỉ mỉ, tinh tế,
hiệu quả quan sát càng cao. Một đứa trẻ biết quan sát sẽ thu thập được các chi
tiết cơ bản, cần thiết nhất của sự vật, hiện tượng và ghi nhớ sự tồn tại, trật tự,
nhất là các mối liên hệ bề ngồi giữa các chi tiết đó thì em đó sẽ biết tái hiện lại
sự vật, sự việc đó một cách sinh động. Do đó, trước khi đi đến địa điểm cần
quan sát, giáo viên định hướng giúp học sinh xác định rõ mục đích quan sát là
đạt được những điều gì, thậm chí u cầu học sinh quan sát tỉ mỉ, chi tiết một
con vật cụ thể rồi mô tả lại cho mọi người nghe, như thế các em sẽ hứng thú
khám phá và thu hoạch những điều bổ ích.
* Xác định đúng trọng tâm của đề và đối tượng quan sát.
12


+ Đầu tiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách xác định đúng yêu
cầu của đề bài, xác định các đối tượng miêu tả để hướng dẫn cách quan sát, để
xây dựng hướng làm bài.

* Ví dụ: Đề bài văn tả cảnh lớp 5: “Em hãy miêu tả quê hương em vào
một buổi bình minh”. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh phân tích đề để thấy
được: Đây là một đề bài dạng tả cảnh tổng hợp. Giáo viên chỉ rõ cho học sinh
thấy việc xác định cảnh tổng hợp thường nhờ những từ ngữ như: “ một miền
quê, quê hương em, cảnh vùng quê, hoặc cảnh nơi em ở,…”. Và chỉ rõ cho học
sinh biết cảnh tổng hợp là như thế nào? Đó là cảnh gồm nhiều cảnh nhỏ, cảnh lẻ.
Những cảnh nhỏ của quê hương của q hương hay miền q thường là cánh
đồng, dịng sơng, con đường làng, cây đa, giếng nước, sân đình, khu vườn nhà,
… Sau đó giúp học sinh hình dung cụ thể về cảnh miêu tả ở thời gian nào ( mùa
nào), ở khơng gian nào ( cảnh đó như thế nào)? … Việc xác định được đúng đối
tượng như ở ví dụ trên sẽ giúp các em rất nhiều trong việc định hình được đối
tượng miêu tả để quan sát được chi tiết hơn.
Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối
tượng miêu tả nhưng để có bài văn miêu tả hay học sinh phải làm nổi bật được
đặc điểm tiêu biểu của đối tượng. Trong thực tế có những em khi làm bài thấy gì
tả nấy, theo kiểu liệt kê, khiến bài viết của các em có những hình ảnh, sự việc
vừa ngây ngô vừa thô cứng. Để giúp học sinh lựa chọn đựoc những đặc điểm
tiêu biểu tôi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu đối tượng bằng nhiều bước như sau:
Bước 1: Tái hiện lại đối tượng miêu tả một cách khái quát.
Bước 2: Chia cảnh tổng hợp thành những cảnh nhỏ.
Bước 3: Tìm những đặc điểm của từng cảnh nhỏ.
Bước 4: Chọn lựa mỗi cảnh cần miêu tả những đặc điểm nổi bật, tiêu nhất.
Các bước trên giúp các em biết quan sát từ khái quát đến cụ thể một đối
tượng cần miêu tả để lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng. Lựa
chọn được đặc điểm tiêu biểu học sinh còn cần quan sát kĩ từng ðặc ðiểm tiêu
biểu ðể hình dung tưởng tượng.
* Một vài ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Cảnh khu vườn vào buổi sáng mùa thu thì có những đặc điểm gì
nổi bật? Đầu tiên giáo viên cho học sinh xác định chủ đề của cảnh sẽ dựng là
một cảnh khu vườn tươi tốt, đầy hoa thơm trái ngọt, rất thanh bình, dân dã mà

mang được vẻ trù phú của chốn quê hương yêu dấu, đặc biệt cảnh phải mang
được dáng dấp của thời gian, không gian mà đề quy định ( có đặc trưng của
mùa thu). Sau đó giáo viên hướng cho học sinh tái hiện từng hình ảnh của khu
vườn theo trí tưởng tượng nhưng phải sát với hiện thực .
Ví dụ 2:
13


Cảnh khu vườn buổi sớm mùa thu giống như một bức tranh nhiều màu sắc
và ngào ngạt hương hoa; hình ảnh, hàng cau cao vút với những đọt lá non như
những cánh tay dài rộng hớn hở vươn lên đón ánh nắng mai, hay bụi hoa nhài
trước sân nhà lặng lẽ tỏa hương ẩn mình vào những giọt sương. Hoa lá cũng
mang dáng dấp mùa thu: vườn hoa cúc đang đua sắc vàng cùng bướm ong,
khóm thu hải đường với những chùm hoa nho nhỏ đáng yêu; hình ảnh vườn rau
tươi tốt cũng mang rất đặc trưng mùa thu: đám cải đang lên ngồng trổ hoa vàng
rực, những ngọn mồng tơi đang quăn mình leo lên bờ dậu và những chùm quả
tím lịm như lắng mình vào thu; hay hình ảnh hàng cây ăn quả với những hương
vị của thu: Trái bưởi căng tròn vàng tươi sắc nắng, buồng chuối tiêu chín vàng
lốm đốm, những trái na trịn xoe mở mắt nhìn thu, cây hồng trái chín như những
chấm son trên nền trời thu trong vắt...
- Với cách làm như trên tơi đã cho học sinh luyện tập tìm đặc điểm cho
nhiều cảnh khác nhau với những thời gian, không gian đa dạng. Các em được
luyện tập dưới hình thức: “thi nhau tìm đặc điểm” của sự vật, cảnh vật, giáo viên
hệ thống và giúp các em chọn lựa những đặc điểm tiêu biểu nhất trong mỗi cảnh.
Như thế sẽ tạo được hứng thú của học sinh với cảnh sẽ tả.
* Biết chọn lựa, chắt lọc hình ảnh quan sát miêu tả. 
Mơn Tập làm văn ở Tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kỹ năng
nghe, nói, viết. Nhưng học sinh cịn lúng túng khơng biết lắng nghe gì? Nói gì?
Viết gì? Vì vậy, dạy học cho học sinh biết quan sát tìm ý để hình thành thói
quen chuẩn bị bài tốt là một yêu cầu quan trọng khi làm văn. Muốn quan sát tốt,

học sinh cần nắm được cách quan sát và những yêu cầu quan sát để làm văn.
Cùng một đối tượng (Ví dụ cùng một con búp bê nhưng mỗi cá nhân lại có sự
cảm nhận riêng (có em thích màu sắc bên ngồi, có em thích dáng vẻ ngộ
nghĩnh, có em lại thích tiếng chiếc áo váy …). Giáo viên  phải tôn trọng ý kiến
của các em, không phê phán vội vàng, chủ quan, phải giúp học sinh tự tin trong
học tập. Tuy nhiên, để miêu tả một đối tượng nào đó, giáo viên cần giúp các em
biết quan sát đối tượng theo từng góc nhìn, từng thời điểm, biết cảm nhận và
chọn “điểm nhấn” của đối tượng tạo ra nét riêng biệt trong bài văn của mình. Do
vậy, để đảm bảo tính chân thực của bài miêu tả cần phải được bắt nguồn từ quan
sát trực tiếp đối tượng miêu tả, kết hợp với kinh nghiệm sống, trí tưởng tượng
của học sinh, phải thể hiện được tình cảm, cảm xúc thực của các em trước đối
tượng miêu tả. Tính chân thực địi hỏi phải có chi tiết thực, tả đúng bản chất của
đối tượng miêu tả, thể hiện được những nét đẹp đẽ, đúng đắn trong tư tưởng,
tình cảm của người học sinh khi bộc lộ thái độ của  các em với đối tượng miêu
tả.
- Có những cảnh vật, con người, sự việc diễn ra xung quanh các em tưởng
chừng như rất quen thuộc, nhưng khi miêu tả, nếu các em không chú ý quan sát
thì chúng sẽ khơng làm nổi bật được nhưng đặc điểm của đối tượng miêu tả.
Quan sát giỏi phải tìm ra nét chính, thấy được tính riêng, tìm được những ngóc
14


ngách của sự vật cần miêu tả. Nhiều khi không cần phải dàn đủ hết chi tiết mà
chỉ cần ghi lại những điểm chính mà mình cảm nhất: có thể là một câu nói lột tả
tính nết, một dáng người, tiếng động, nét mặt…mà mình đã chú ý quan sát được.
Để thực hiện những yêu cầu trên, tôi thường hướng cho học sinh thực
hiện thật tốt từng bước:
+ Xác định cụ thể và chọn một đối tượng cần quan sát (đó là vật gì? hoặc
con gì? hay cái gì?)
+ Trước tiên là quan sát bao quát đối tượng và cảm nhận (nó đẹp, dễ

thương, hoặc oai phong, hay dữ tợn,..), rồi quan sát từng bộ phận của đối tượng
theo một trình tự nhất định (từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, hoặc đầu, mình
rối đến chi, …) Quan sát thật kĩ những bộ phận của sự vật mà em thích thú, ấn
tượng. Khi quan sát sự vật, các em cũng có thể trao đổi theo nhóm với nhau để
tìm ra những đặc điểm nổi bật của đối tượng một cách tốt nhất.
* Quan sát thường xuyên mọi lúc, mọi nơi.
Tạo cho học sinh có thói quen quan sát thường xuyên mọi lúc, mọi nơi,
quan sát bằng nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi…) coi đó là
một thói quen cần thiết của một người học văn. Chẳng hạn trên đường đi học,
em có thể quan sát hai bên đường và thấy Những hạt sương mai đọng trên lá cỏ
đẹp long lanh như những hạt ngọc hay Những mạng sương trên cỏ ánh lên như
được dệt bằng bạch kim. Em cũng có thể cảm thấy Sự mơm man của những cơn
gió heo may trở về cuốn theo những chiếc lá vàng rơi trên lề phố hay Tiếng lá
xào xạc dưới chân nghe như thu đã về. Quan sát nhiều, quan sát kĩ chẳng những
giúp các em viết được những câu văn miêu tả hay, chính xác mà còn giúp các
em cảm nhận được vẻ đẹp thế giới thiên nhiên, cuộc sống một cách tinh tế sâu
sắc.
* Định hướng cho học sinh cách quan sát và quan sát đúng phương pháp.

- Quan sát tỉ mỉ, chi tiết đối tượng miêu tả bằng nhiều giác quan.
Thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát. Giáo viên cần hướng dẫn cho
các em sử dụng các giác quan khác để quan sát như thính giác, khứu giác, xúc
giác, vị giác và cả cảm giác.
 

Quan sát bằng mắt để nhận ra màu sắc, hình khối, sự vật

  

Quan sát bằng tai để nghe âm thanh, nhịp điệu, gợi cảm xúc.


 

Quan sát bằng mũi để những cảm nhận mùi vị tác động đến tình cảm

 

Quan sát bằng vị giác và xúc giác, quan sát bằng cảm nhận.

  Nhờ cách quan sát này mà các em ghi nhận được nhiều ý, bài văn đa dạng
phong phú.
15


Ví dụ : Khi tả cánh đồng lúa chín, giáo viên có thể hỏi: Khi nhắm mắt
lại, hít một hơi dài, em sẽ cảm thấy gì? ( mùi thơm thơm của lúa chín quyện
trong gió). Lắng tai nghe, em thấy gì? ( Tiếng hót văng vẳng của bầy chim
sơn ca trong buổi xế chiều, tiếng gió nhẹ đưa xào xạc trong khơng gian và
tiếng người nói cười rộn rã…); Đứng trước cánh đồng lúa chín vàng, em cảm
thấy như thế nào?( như thấy mình đứng trước một biển vàng với những đợt
sóng lúa lao xao...)
Quan sát chính là dùng các giác quan để nhận biết sự vật, để tìm cho ra
những cái mới, cái riêng nổi bật của từng sự vật. Nếu như là tả cảnh công viên
mùa xuân mà đều là: trăm hoa khoe sắc, hương thơm ngào ngạt, bướm bay rập
rờn, lũ ong vo ve bay tới bay lui, cịn tả về biển thì: lớp lớp sóng xơ, những con
sóng bạc đầu sủi bọt như vậy thì là công thức và nhàm chán, không để lại ấn
tượng sâu sắc cho người đọc. Chúng ta hãy xem: nhìn bầu trời đầy sao, Huy- gơ
thấy nó giống như một cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ qn lại các
liềm con là vầng trăng non, vẫn vầng trăng ấy người khác nhìn lại thấy nó giống
như quả chuối chín vàng, như hạt cau phơi, lúc lại tựa như con thuyền không

mui... Rõ ràng chỉ là một sự vật nhưng mỗi người lại cho ra những hình ảnh rất
mới, rất cụ thể, rất đúng và hay.
Ví dụ: Quan sát cây bút chì của em khơng phải chỉ màu sắc bên ngồi của
bút chì mà cịn cần nhận ra các đặc điểm khác mà chỉ riêng bút chì của em mới
có như những nét hoa văn trang trí trên cây bút đó có gì nổi bật có gì khác biệt
với những chiếc bút của các bạn khác ?
+ Quan sát tỉ mỉ nhiều lượt:
 
Muốn tìm ý cho bài văn, học sinh phải quan sát kỹ, quan sát nhiều lần
cảnh đó. Tránh quan sát qua loa như ta nhìn lướt qua hay liếc nhìn nó thì sẽ
khơng tìm ra những ý hay cho bài văn.
Học sinh cần xác định rõ vị trí, thời điểm, thời gian, trình tự quan sát.
+ Lựa chọn trình tự quan sát.
Học sinh có thể lựa chọn các trình tự quan sát khác nhau.
 
Trình tự khơng gian: Thường quan sát toàn bộ phận đến qua sát chi tiết từng
bộ phận, quan sát từ trái qua phải, từ trên xuống dưới hay từ ngồi vào trong....
Trình tự thời gian: Quan sát sự thay đổi của cây cối hay cảnh vật theo mùa,
theo năm tháng, theo từng thời kì phát triển của sự vật…, quan sát từ sáng đến
tối; từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc...
Trình tự tâm lý: thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc quan sát
trước. Trình tự khơng gian:
Nhưng dù quan sát theo trình tự nào cũng cần tập trung vào bộ phận chủ yếu
và trọng tâm. Trong cùng một loại đối tượng, mỗi đối tượng cụ thể cũng có đặc
16


điểm riêng. Khi quan sát cần chú ý phát hiện những đặc điểm riêng phân biệt đối
tượng được tả với những đối tượng khác cùng loại.
+ Tạo môi trường cho học sinh được quan sát

Tuỳ theo đề bài, giáo viên tổ chức cho các em quan sát đối tượng ngay tại
địa điểm có cảnh vật cần tả. Nếu khơng thể tổ chức quan sát được thì giáo viên
hướng dẫn học sinh quan sát cảnh vật trước khi tới lớp và ghi chép lại những điều
ghi nhận được. Học sinh phải tự làm việc, tự quan sát, tự ghi chép là chính.
Ví dụ 1: Quan sát bầu trời
Bước 1: Học sinh quan sát bầu trời.
Bước 2 : Giáo viên tổ chức cho học sinh ra sân trường để các em quan sát
bầu trời theo các câu hỏi gợi ý sau :
- Nhìn lên bầu trời em thấy nó thế nào? Rộng hay hẹp? các em có thấy
những khoảng trời xanh và mặt trời không ?
- Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây ?
- Những đám mây có màu gì ?
gì?

- Chúng đứng im hay chuyển động? Hãy hình dung xem chúng giống cái

- Em có thấy ánh nắng vàng chiếu xuống hoặc những giọt mưa rơi
không? Chúng đẹp như thế nào? Hãy nói về chúng bằng những từ ngữ của riêng
mình.
Bước 3 :Sau khi quan sát, học sinh nhận xét bầu trời tại thời điểm quan
sát và biết mô tả bầu trời bằng vốn từ của mình với nhiều cách khác nhau
- Bầu trời buổi sáng xanh, cao và trong quá!
- Bầu trời như vừa được tắm gội sạch sẽ sau cơn mưa dông đêm qua .
- Sau cơn mưa dơng tối qua, mây trốn đi đâu hết, chỉ có nền trời trong
xanh và ông mặt trời lơ lửng trên cao đang tươi cười tỏa nắng.
ngủ dài

- Trên sân trời xanh ngắt, ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc

Ví dụ 2: Quan sát hồ nước

Bước 1: Học sinh quan sát hồ nước.
Bước 2 : Giáo viên cần gợi ý cho học sinh dựa theo hệ thống câu hỏi:
- Hồ nước nằm ở đâu? Nó rộng hay hẹp?
- Em quan sát hồ nước vào thời gian nào?
- Từ trên cao nhìn xuống, em thấy hồ nước giống như cái gì?
- Mặt hồ ra làm sao?
17


- Nước hồ thế nào? Em có thấy những con sóng nhỏ trên hồ khơng? Nó
thế nào?
- Em thấy bóng những cây gì in trên mặt hồ? Chúng làm cho mặt nước
trở nên thế nào?
- Quan sát xung quanh hồ em cịn thấy gì? Em nghe được những âm thanh gì?
- Em thấy hồ nước đẹp nhất vào lúc nào? khi đó có gì nổi bật?
- Em cảm nhận được điều gì khi quan sát hồ nước?
Khi quan sát, giáo viên cần tạo hứng thú, kích thích tính tị mị, thích
khám phá của học sinh. Cần kích thích lịng mong muốn hiểu biết, bồi dưỡng
hứng thú quan sát cho học sinh, giúp học sinh thấy được ý nghĩa, lợi ích của việc
quan sát. Biện pháp kích thích khéo nhất chính là đặt câu hỏi. Việc đặt câu hỏi
vừa gợi mở, vừa củng cố lại những kinh nghiệm trẻ từng lĩnh hội, giúp học sinh
thấy việc quan sát, tìm hiểu thế giới thật thú vị, có ý nghĩa thiết thực và là cách
học tập chủ động, không áp lực.
c/ Hướng dẫn học sinh ghi chép lại các nhận xét do quan sát mang lại:
Để việc quan sát đạt hiệu quả cao, đòi hỏi học sinh phải biết cách ghi chép
lại những gì quan sát được. Việc ghi chép lại kết quả quan sát sẽ giúp cho học
sinh lựa chọn được những chi tiết, những hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu của sự vật,
cảnh vật, qua việc ghi chép giúp làm giàu thêm cho trí nhớ của học sinh. Vậy
cần phải xây dựng cho học sinh thói quen ghi chép khi quan sát, cách ghi chép
khi quan sát. Phải ghi được những đặc điểm cơ bản: hình dạng, màu sắc, hoạt

động,... của đối tượng, cần tìm tịi và ghi chép được những điều mà người khác
khơng nhìn thấy để bài viết của mình có nét riêng, cái mới, cái độc đáo.
Quan sát và biết ghi chép lại những gì đã quan sát một cách có chọn lựa,
đó là một yếu tố rất quan trọng trong học tập phân môn Tập làm văn. Học sinh
quan sát và ghi chép lại một cách tỉ mỉ, chi tiết đối tượng miêu tả rồi trình
bày kết quả quan sát trước lớp.
Cùng với việc giới thiệu một số hình ảnh cụ thể cho học sinh quan sát,
giáo viên có thể gợi ý cho mỗi học sinh tự chọn chi tiết cụ thể của đối tượng cần
miêu tả, rồi tìm những từ ngữ, ý văn, câu văn, hình ảnh so sánh, nhân hóa mà
mình cảm thấy phù hợp, hay có thể sử dụng để miêu tả chi tiết đó của đối tượng
rồi ghi chép lại. Giáo viên hướng cho các em ghi lại những điều quan sát
được bằng cách đặt các câu hỏi, để học sinh trả lời bằng nhiều chi tiết cụ thể
và sử dụng ngôn ngữ chính xác giàu hình ảnh khác nhau.
Ví dụ: Khi cho học sinh quan sát mặt hồ, tôi đã chỉ cho học sinh thấy
được những con sóng nhỏ lăn tăn, thấy bóng hàng cây in trên mặt nước và
lắng nghe âm thanh của tiếng sóng… Rồi cho từng học sinh nói lên những
cảm nhận riêng của mình và thu được những hình ảnh mà các em quan sát
được:
18


Hồ Vực Xanh – Vĩnh Tường.
- Mặt hồ phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ soi bóng mây trời
và cả hàng liễu rủ lả lơi xung quanh hồ.
- Mặt hồ long lanh, nó chia thành mn ngàn con sóng nhỏ vuốt ve lũ
trẻ đang bơi lội ngụp lặn trong làn nước trong veo.
- Mặt hồ buồn thiu, nó trầm tư trong buổi hồng hơn với những con
sóng nhỏ lăn tăn, ngại ngần khơng muốn trở mình vì sợ lạnh.
- Mặt hồ long lanh như dát bạc khi ánh hoàng hơi chiếu rọi.
- Mặt hồ buồn bã có lẽ nó đang nhớ những tia nắng chói chang của

buổi trưa làm nó lấp lống.
-Mặt hồ phẳng lặng như một tấm gương để cho hàng liễu thướt tha
ngả bóng soi mình.
- Tiếng sóng ì oạp, mơn man vỗ nhẹ vào bờ kè đá.
- Tiếng sóng lao xao như tiếng đàn vỗ vào bờ.
Để viết được bài văn miêu tả, ta không chỉ viết ra những gì mình quan
sát thấy mà cịn phải đưa ra những gì mà mình cảm nhận được bằng trái tim
và tâm hồn mình như thế bài văn sẽ giàu cảm xúc hơn và không bị xáo rỗng.
d/ Rèn kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh khi quan sát.
Việc học sinh biết quan sát, tìm được đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả là
một bước quan trọng song chưa phải như vậy là học sinh đã tả được cảnh. Miêu
tả là phải dựng được cảnh một cách sống động, chân thực, nghệ thuật. Đây là
điều mà giáo viên cần phải quan tâm, tránh để cho các em quan sát được nhưng
chỉ biết liệt kê sơ sài, diễn đạt lủng củng, hoặc chọn những hình ảnh so sánh đối
chiếu không phù hợp… như vậy để làm bài văn của học sinh có sức hấp dẫn
chúng tơi nghĩ rằng khơng có cách nào khác ngồi việc trau dồi kĩ năng liên
tưởng, tưởng tượng cho mỗi học sinh. Để làm được điều này giáo viên cần tạo
19


cho học sinh sự yêu thích sáng tạo qua việc cung cấp và phân tích một số tư liệu
được giáo viên chọn lọc kỹ càng trích trong các tác phẩm của các nhà văn thông
qua các giờ học tập đọc mà các tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật
nhờ sự liên tưởng, tưởng tượng để tạo ra những đoạn văn hay giàu hình ảnh và
cảm xúc.
Ví dụ: Đoạn trích miêu tả Hoa sầu đâu sau đây:
“Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm
hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé lấm tấm mấy
chấm đen, nở từng chùm, đung đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Cứ đến
tháng ba, nhớ đến sầu đâu là tôi lại cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mùi

thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng cịn có
khi hơn cả mùi thơm hoa mộc…” (Vũ Bằng – TV4 tập 2). Giáo viên cùng phân
tích và tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật mà tác giả Vũ Bằng đã sử dụng để
dựng lên hình ảnh về hoa sầu đâu. Bằng sự quan sát tỉ mỉ, tác giả đã liên tưởng
những bông hoa sầu đâu “nở như cười” cùng với phép so sánh tác giả đã vẽ ra
trước mắt người đọc hình ảnh từng chùm hoa sầu đâu “ đung đưa như đưa
võng”. Với sự tưởng tượng của mình tác giả cảm nhận được “ mùi thơm mát
mẻ, dịu dàng” của hoa sầu đâu “mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng
còn có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc”, với những từ ngữ dùng để miêu tả
giàu hình ảnh mà tác giả sử dụng là những tính từ, từ láy như “ thoang
thoảng, mát mẻ, dịu dàng” Nhờ sự quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú
mà tác giả đã giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của hoa sầu đâu dẫu có khi
chưa nhìn thấy hoa thực tế.
Từ việc phân tích những ví dụ như trên để cho học sinh thấy rằng: vẽ
nên một bức tranh sinh động bằng ngôn ngữ là yêu cầu cao đối với văn miêu
tả. Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa cịn có
hệ thống các từ ngữ dùng để tả cảnh là các tính từ, từ láy. Bởi đây là lớp từ có
giá trị gợi tả cao. Với mỗi một đoạn văn miêu tả như thế, tơi phân tích những
hình ảnh ngơn từ nghệ thuật sáng giá sao cho tạo được hứng khởi ở học sinh,
kích thích các em thích tìm và viết những lời văn hay. Có lẽ, rèn kỹ năng diễn
đạt là một phương pháp địi hỏi kỳ cơng nhất, nó cần phải mất một q trình có
nhiều bước. Sau khi tạo hứng thú cho học sinh qua cách tiếp xúc với các tư liệu
chọn lọc, tôi mới cho các em luyện tập diễn đạt bằng hình thức giáo viên đưa ra
một loạt hình ảnh , yêu cầu học sinh dùng lời văn kết hợp biện pháp nghệ thuật
so sánh, nhân hoá, sử dụng những từ láy gợi hình, gợi âm để tập diễn đạt .
Ví dụ :

20




×