Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

GIÁO DỤC “TÍNH NGƯỜI” QUA BÀI THƠ “DẠ BÁN” CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.95 KB, 12 trang )

GIÁO DỤC “TÍNH NGƯỜI” QUA BÀI THƠ “DẠ BÁN”
CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

EDUCATION “THE HUMANITY” THROUGH THE POEM “DA SELL”
OF HO CHI MINH IN THE CURRENT CONTEXT
Ths. Vương Xuân Hiệp
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Email:
Số điện thoại: 0934243466
Tóm tắt:
Giáo dục tính người có vai trị quan trọng trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
Thông qua bài thơ “Dạ bán” (Nửa đêm) của Hồ Chí Minh chúng ta thấy được quan
điểm biện chứng về “tính người”, cùng với những đúc kết, chiêm nghiệm về con người
và nhận thức về triết lý giáo dục tính người. Bên cạnh vai trị quan trọng,“phần
nhiều” của giáo dục thì Hồ Chí Minh đã để ngỏ “phần ít” để làm nên con người hoàn
thiện. Việc nhận thức đúng các yếu tố tác động hình thành tính người, sẽ giúp giáo dục
Việt Nam giai đoạn hiện nay có được chiến lược và phương pháp phát triển giáo dục
đúng đắn và toàn diện hơn.
Từ khóa: Bài thơ Dạ bán; Bài thơ Nửa đêm; Giáo dục tính người; Hồ Chí
Minh.
Abstract: Humanity education plays an important role in Vietnamese education
today. Through the poem "Da semi" (Midnight) by Ho Chi Minh, we can see the
dialectical view of "humanity", along with conclusions, contemplations about people
and awareness of the philosophy of education about humanity. In addition to the
important role, "much" of education, Ho Chi Minh left open the "little part" to make a
perfect person. The correct awareness of the factors affecting the formation of
humanity will help Vietnam's education at the present stage have a more correct and
comprehensive education development strategy and method.
Keywords: Poem Da semi; Midnight Poem; Humanity education; Ho Chi
Minh.


1


1. Đặt vấn đề
Trong các chiến lược, chính sách phát triển của đất nước Việt Nam trước kia
cũng như hiện nay, giáo dục luôn luôn được coi là “quốc sách hàng đầu”. Giáo dục trở
thành thước đo sự phát triển của một dân tộc, cũng là nền tảng vững chắc cho sự tiến
bộ của xã hội. Việt Nam từ công cuộc đổi mới đất nước năm 1986 đến nay đã minh
chứng cho thấy sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân ta với sự nghiệp “trồng người”.
Tất nhiên, trong truyền thống của dân tộc Việt, giáo dục cũng luôn luôn được xã hội
quan tâm và tôn trọng, bởi giáo dục chính là biểu hiện của sự hưng thịnh. Đầu thế kỷ
XX và đặc biệt là ngay sau ngày Cách mạng Tháng tám thành cơng, Hồ Chí Minh –
Anh hùng giải phóng của dân tộc, danh nhân văn hóa của nhân loại – đã rất đề cao vai
trò của giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu trong các chính sách của xã hội.
Cũng chính vì vậy mà việc “diệt giặc dốt” trở thành môt trong 3 nhiệm vụ cấp thiết ấy.
Hồ Chí Minh cho rằng, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, nên để chống được kẻ thù
xâm lược, bảo vệ được nền độc lập dân tộc ấy thì vấn đề “xóa nạn mù chữ” đã được
Người rất coi trọng.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về “tính người” trong bài thơ “Dạ bán”
(Nửa đêm).
Sinh năm 1890 trong một gia đình của một nhà Nho “cấp tiến” ở Nghệ Tĩnh
(nay là Nghệ An), Nguyễn Tất Thành đã sớm hấp thụ những giá trị tích cực, tiến
bộ về mối quan hệ giữa con người với con người. Có thể thấy đối với Nho giáo,
giáo dục luôn là công cụ để phát triển và hồn thiện vai trị, vị trí của Nho giáo
trong xã hội thời Phong Kiến. Lớn lên trong điều kiện nước mất, nhà tan và sự
khủng hoảng của con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Nguyễn Tất Thành đã
được hấp thụ bao giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời lại
chứng kiến cảnh cơ cực của người dân mình trước sự đơ hộ của thực dân Pháp,
nên bản tính, nhân cách của Người đã được giáo dục và rèn luyện một cách hoàn

hảo. Trong quá trình bơn ba tìm đường cứu nước và giải phóng dân tộc, Nguyễn
Ái Quốc đã khơng ngừng chịu khó học hỏi, sáng tạo hồn thiện nhân cách và ý trí,
tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Người hiểu rõ mình,
thấy rõ người trong mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội.

2


Trong rất nhiều những tác phẩm văn hóa nghệ thuật, những bài viết, bài nói
của Nguyễn Ái Quốc chúng ta đều thấy được một nhân cách lớn và một tư tưởng
giáo dục lỗi lạc. “Nhật ký trong tù” đã trở thành một tập thơ bất hủ, thể hiện nhiều
giá trị tư tưởng vĩ đại, mà trong đó giá trị về “Giáo dục” là một trong những đỉnh
cao của văn hóa nhân loại. Trong “Nhật ký trong tù”, phần lớn các bài thơ của Hồ
Chí Minh đều có tính giáo dục cao, đều mang tính định hướng tư tưởng rất lớn.
Những “triết lý” về giáo dục được Hồ Chí Minh nhận thức và đưa ra một cách
khoa học, có giá trị thực tiễn lớn. Vì thế, khi nhận thức và đánh giá về “tính
người”, Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thấy một cái nhìn rất sâu sắc, tồn diện,
mang tính biện chứng trong các mối quan hệ phát triển của đời sống con người.
Trong số các bài thơ trong “Nhật ký trong tù”, bài thơ “Dạ bán” (hay Nửa đêm) đã
khẳng định cho thấy tầm nhìn và tư duy khái qt hóa của Hồ Chí Minh khi nhận
thức về “tính người”.
Phiên âm chữ Hán:
Dạ bán
Thụy thì đơ tượng thuần lương hán,
Tỉnh hậu tài phân thiện, ác nhân;
Thiện, ác nguyên lai vơ định tính,
Đa do giáo dục đích ngun nhân.
Nghĩa:
Lúc ngủ, mọi người đều có vẻ thuần hậu,
Tỉnh dậy, mới phân biệt rõ người thiện kẻ ác;

Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu,
Phần lớn đều do giáo dục mới nên.
Dịch thơ:
Nửa đêm
Ngủ thì ai cũng như lương thiện,
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền;
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên.
(Nam Trân dịch)[5, tr.383]

3


Bài thơ “Dạ bán” (Nửa đêm) đã bộc lộ rõ nhất quan điểm biện chứng về “tính người”,
cùng với những đúc kết, chiêm nghiệm về con người và nhận thức về giáo dục tính người
rất triết lý. Tuy chỉ là cảm nhận lúc nửa đêm, song “Dạ bán” lại đi sâu vào phân tích, đánh
giá về sự hình thành tính cách của con người từ khi con người sinh ra. Hồ Chí Minh khơng
chỉ cho chúng ta thấy nguồn gốc của “tính người”, mà sâu xa sau đó là sự nhận thức sâu sắc
về vai trò của giáo dục và tự giáo dục, tự ý thức trong quá trình hình thành “tính người”.
Trong các trường phái Triết học cũng như trong các khoa học khác khi nghiên cứu về
con người và bản tính con người, họ đã đưa ra rất nhiều những quan điểm khác nhau về
nguồn gốc của tính người, bản chất con người, bản tính con người hay nhân cách, phẩm
chất…của con người. Trong phạm vi mối quan hệ này chúng ta có thể thấy quan niệm về
“bản tính con người”, “bản chất con người” hay “tính người” đều được giải nghĩa như nhau.
Về “tính người” hay “bản chất con người”, “bản tính con người”, thì khơng chỉ
Hồ Chí Minh mà ngay cả các nhà triết học, các nhà khoa học khác nghiên cứu về con
người hay các tôn giáo, họ cũng luôn luôn đặt ra các câu hỏi để làm rõ vấn đề ấy như:
Tính người có sẵn khi con người sinh ra hay không? Nếu như khơng có sẵn thì nó từ
đâu mà ra? Tính người có thay đổi hay bất biến? … Đối với Triết học Mác – Lênin thì
cho rằng tính người hay bản chất con người là do các quan hệ xã hội tạo nên. Khi bàn

về bản chất con người, C.Mác đã cho rằng: “Bản chất con người không phải là một cái
trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con
người là tổng hòa những quan hệ xã hội” [1, tr.511]. Vậy nên khi những quan hệ xã
hội đó thay đổi thì tính người cũng sẽ có sự thay đổi nhất định. Đối với dân gian Việt
Nam thì cho rằng: “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính”, điều này cho thấy tính người
được quy về một đối tượng nào đó tạo nên. “Trời” ở đây cũng có thể là thần linh, cũng
có thể là yếu tố tự nhiên, nên nguồn gốc hình thành hay tính biến chuyển của tính
người cũng có nhiều suy hướng khác nhau. Cịn đối với các tơn giáo thì đa số phần đều
cho rằng tính người là cái có sẵn, và do đấng tối cao tạo nên cho mỗi con người.
Đối với Hồ Chí Minh quan niệm về tính người được nhìn nhận một cách khoa
học, thống nhất biện chứng giữa yếu tố khách quan và chủ quan qua bài thơ “Dạ bán”.

4


Hồ Chí Minh cho rằng:
Phiên âm chữ Hán:
“Thụy thì đơ tượng thuần lương hán,
Tỉnh hậu tài phân thiện, ác nhân;”
Nghĩa:
“Lúc ngủ, mọi người đều có vẻ thuần hậu,
Tỉnh dậy, mới phân biệt rõ người thiện kẻ ác;”
Dịch thơ:
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện,
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền;”
Khi con người ngủ thì mọi hoạt động của con người đều dừng lại (ngoại trừ chỉ
có hệ tuần hồn trong cơ thể sống của con người hoạt động) và thực tế đó cho thấy nếu
như con người khơng bộc lộ hành vi của mình thì khơng ai có thể đưa ra phán đốn về
tâm tính của con người là “thiện” hay “ác”, “tốt” hay “xấu”, “hiền” hay “dữ”…được.
Những tâm tính này chỉ có thể bộc lộ qua giao tiếp để phán đoán. Sự đúc kết, chiêm

nghiệm về con người mà Hồ Chí Minh đưa ra đã chứng tỏ rõ kinh nghiệm của Người
rất sâu sắc. Lúc ngủ, mọi hoạt động bên ngoài của con người đều biểu hiện thuần hậu,
hiền lành. Bởi ngay chính ánh mắt – “cửa sổ của tâm hồn” – cũng “đóng” lại thì những
người xung quanh khơng thể thấy được bản tính gì. Chữ “Tỉnh” trong câu thơ thứ hai
không phải chỉ là hiểu theo nghĩa tỉnh giấc ngủ, mà bản chất của vấn đề là tỉnh về “tính
người”, là con người bắt đầu có những hoạt động hành vi và sẽ bộc lộ tâm tính của
người đó.
Qua hai câu đầu của bài thơ, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cho thấy các phạm trù trong
“tính người” như: “lương thiện”; “dữ”; “hiền” hay các ẩn ý sau từ “Ngủ” và “Tỉnh”
đều cho chúng ta thấy đằng sau sự dân dã là một nhãn quan khoa học và biện chứng.
Khi con người ngủ là khi con người ở trạng thái vô thức, nhưng khi tỉnh mọi hành vi
đều được thực hiện thơng qua hoạt động có chủ đích của con người. Như vậy, chỉ
thơng qua hành động thì con người mới có thể bộc bạch hết được tâm tính của mình,
đồng thời cũng thơng qua hoạt động đó, tâm tính của con người mới thay đổi và phát
triển hoàn thiện. Hai câu thơ này như một sự khẳng định tính duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và tính người. Con người không thể tách khỏi

5


hoạt động sống của con người, cũng thông qua hoạt động ấy, con người sẽ tự tạo ra
nhân cách, tính người cho mình. Đây cũng chính là quan điểm về vai trò của lao động
và các hoạt động xã hội của con người đã sản sinh ra con người mà chủ nghĩa Mác –
Lênin đã đưa ra.
Hai câu thơ cuối bài cho chúng ta thấy:
Phiên âm chữ Hán:
Thiện, ác nguyên lai vơ định tính,
Đa do giáo dục đích ngun nhân.
Nghĩa:
Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu,

Phần lớn đều do giáo dục mới nên.
Dịch thơ:
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên.
Vậy nên, hiền hay dữ, thiện hay ác theo Hồ Chí Minh khơng phải là cái có sẵn,
khơng phải là cái cố hữu. Một đứa trẻ được sinh ra, tâm hồn chúng được ví như tờ giấy
trắng, khơng có bất cứ gì về biểu hiện của các phẩm chất. Hồ Chí Minh đã khẳng định
rất khoa học khi xem xét bản tính con người không giống với một số số quan điểm của
tôn giáo hay một số các nhà triết học duy tâm cho rằng bản tính con người, hay tính
người là có sẵn. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin thì, con người là một thực thể sinh học xã hội, song mặt sinh học không phải là cái quyết định trong con người, mà nó là cơ
sở, nền tảng để tạo nên con người. Mặt sinh học, mặt bẩm sinh di truyền học đóng vai
trị quan trọng trong việc hình thành những phẩm chất tâm lý và xã hội nhất định của
con người. Các yếu tố này sẽ tạo nên một tố chất đủ khả năng để con người có thể
nhận thức và hình thành nhân cách. Nếu con người đó khơng đủ khỏe mạnh về sức lực,
khơng có một cơ thể sống hồn thiện và phát triển bình thường thì con người đó cũng
khơng thể phát triển tư duy sáng tạo một cách bình thường được. Mặt sinh học chỉ là
cơ sở, là chất liệu để hình thành con người, để xây dựng những phẩm chất, những khả
năng xã hội của con người.

6


Từ những nhận định khách quan và khoa học, Hồ Chí Minh cho rằng tính người
khơng phải là sẵn có, không phải do đấng siêu nhiên nào ban tặng cho mỗi con người.
Tính người theo Hồ Chí Minh: “Phần nhiều do giáo dục mà nên”, nghĩa là do giáo dục
mà có được. Thơng qua giáo dục mà cụ thể ở đây là ba môi trường giáo dục: giáo dục
ở gia đình, giáo dục ở nhà trường và giáo dục ngồi xã hội. Giáo dục đóng vai trị rất
quan trọng đối với q trình hình thành tính người. Ngay khi một cá nhân được sinh
ra, trong vịng tay ni dưỡng của cha, me, con người ấy đã được dạy dỗ và uốn nắn
từng lời ăn, tiếng nói, từng bước đi, đứng, ứng xử. Cũng từ gia đình, mà mỗi cá nhân

ấy được truyền thụ những kiến thức, những thói quen, tập tính của những người thân
trong gia đình. Vai trị của giáo dục trong gia đình trở thành nhân tố căn bản để cá
nhân đó có thể tiếp cận với những kiến thức, tri thức mà xã hội hay trường lớp sẽ đem
lại cho họ. Giáo dục trong gia đình tuy không rõ ràng về phương pháp hay nội dung
giáo dục, song nó lại được rèn giũa một cách thường xuyên, liên tục, chịu sự chi phối
trực tiếp đến quá trình hình thành tính người ngay sau khi đứa trẻ ra đời. Những thói
quen, tập tính của các thành viên trong gia đình sẽ tạo nên nền tảng vững trắc để con
người đó đối chiếu với cuộc sống sau này, trở thành kim chỉ nam định hướng cho quá
trình phát triển của chính họ. Mơi trường giáo dục ở nhà trường là một môi trường
giáo dục nâng cao và chuyên sâu cho mỗi con người. Tại môi trường giáo dục này, con
người được tiếp cận và nhận thức những kiến thức, tri thức từ thầy, cô, trường, lớp,
sách, vở và bạn bè một cách khoa học với các cấp độ nhận thức khác nhau phù hợp
từng độ tuổi, tâm sinh lý mỗi người. Khác với môi trường giáo dục tại gia đình thì
trường học khơng chỉ đem lại cho con người những tri thức mà cịn cho họ có được
những phương pháp, kỹ năng để nhận biết và xử lý, sàng lọc kiến thức để có thể nên
hay khơng nên tiếp thu, nhận thức và vận dụng. Vai trò quan trọng của môi trường
giáo dục nhà trường là đem lại cho con người một thế giới tri thức toàn diện cả về đời
sống vật chất và đời sống tinh thần. Trường học sẽ tạo nên tính định hướng về tính
người theo chuẩn xã hội mà xã hội đó hướng đến cho con người. Nội dung giáo dục và
phương pháp giáo dục của mỗi nền giáo dục sẽ là thước đo cho sự phát triển của mỗi
cá nhân trong xã hội. Với môi trường giáo dục là xã hội, đây là một mơi trường phức
tạp, ln có hai mặt để con người tự lựa chọn cho cuộc sống của mình cả cái tốt cũng
như cái xấu, cái hay hay dở, hiền hay dữ, thiện hay ác… Khác với môi trường giáo dục

7


gia đình và mơi trường giáo dục nhà trường, thì môi trường giáo dục của xã hội, con
người phải tự học tập và nâng cao nhận thức của mình để có được những tri thức tích
cực và tiến bộ. Chính vì vậy mà trong mơi trường xã hội này con người phải luôn tự

nhận thức và sàng lọc tri thức để hướng mình đến với những giá trị mà xã hội thừa
nhận.
Đối với Hồ Chí Minh “giáo dục” là rất quan trọng của q trình hình thành “tính
người”, nhưng đó lại khơng phải là hồn tồn do giáo dục, mà chỉ là “phần nhiều do
giáo dục mà nên”. Đây chính là nhãn quan khoa học và biện chứng của Hồ Chí Minh
khi nhìn nhận sự thống nhất trong q trình tác động của nhân tố khách quan và nhân
tố chủ quan đến việc hình thành tính người. Với câu kết của bài thơ “Dạ bán” này, Hồ
Chí Minh đã nêu bật được vai trò quan trọng của giáo dục đối với q trình hình thành
tính người. Giáo dục là khơng thể thiếu đối với quá trình hình thành nhân cách của mỗi
cá nhân. Giáo dục sẽ thúc đẩy và phát huy những yếu tố bẩm sinh, di truyền. Thông
qua quá trình giáo dục mà các cá nhân có thể tự rèn luyện và tự giáo dục mình để
hướng tới sự hoàn thiện và phát triển. “Giáo dục” là yếu tố khách quan, là “phần
nhiều” tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành tính người, vậy yếu tố chủ quan,
“phần ít” ở đây nó là gì. Bằng phương pháp xác định vừa mang tính định tính, vừa
mạng tính định lượng, Hồ Chí Minh đã coi trọng giáo dục, nhưng khơng coi đó là yếu
tố vạn năng, là tất cả, mà chỉ cho đó là “phần nhiều”. Giáo dục được Hồ Chí Minh coi
là một chiến lược vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài. Học tập khơng phải
chỉ là học ở trường, lớp, mà còn học ở mọi người trong mọi điều kiện và hồn cảnh.
Chính vì vậy mà Hồ Chí Minh chỉ nói về “phần nhiều” mà khơng nói về “phần ít”.
“Phần nhiều do giáo dục mà nên” là một câu kết, nhưng lại mở ra cho người đọc
bài thơ này một hướng mở là bên cạnh “phần nhiều” đó là phần ít, là cái “tơi”, là phần
chủ quan của mỗi người. Dân gian Việt Nam có câu: “gần mực thì đen, gần đèn thì
rạng”, thế nhưng trên thực tế, có những cá nhân lại gần mực thì khơng đen, hay gần
đèn mà khơng rạng. Điều này cho thấy, Hồ Chí Minh đã thấm nhuần những giá trị
truyền thống của dân tộc, tư tưởng của Người đã bắt nguồn sâu xa từ những hiện thực
của dân gian Việt Nam. Tuy “phần ít” ở đây Hồ Chí Minh khơng đưa ra, nhưng chúng
ta đều có thể thấy được nó chính là yếu tố chủ quan của mỗi cá nhân, hay chính là q
trình tự nhận thức của mỗi con người. Thơng qua q trình con người được giáo dục,

8



được nhận thức những cái hay, cái dở, cái gì là tốt, cái gì là xấu, hay thế nào là thiện
và thế nào là ác, thì chính bản thân cá nhân đó sẽ có được cho mình những lựa chọn
đúng đắn. Tất nhiên, nếu cá nhân ấy bỏ qua cái “tơi” và qn đi vai trị của giáo dục,
thì cái bản năng sinh tồn hoặc yếu tố tự nhiên sẽ thay thế và sa vào cái xấu, cái dở,
hoặc cái ác sẽ lấn át. Vì vậy, để có q trình tự ý thức, tự nhận thức đúng đắn và có
hành vi chuẩn mực, thì ngồi vai trị của giáo dục, của yếu tố khách quan tác động tích
cực, mỗi con người cần phải tự nhận thức rõ vai trò của yếu tố chủ quan, ln tự điều
chỉnh mình để hướng tới hành vi tiến bộ và văn minh, phù hợp với xu thế phát triển.
2.2. Giáo dục “tính người” trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam.
Trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, yếu tố khách quan tác động đến tính người
là rất lớn. Khoa học cơng nghệ đã mở ra một thế giới tri thức mở cho mọi cá nhân với
đa chiều tiếp cận và nhận thức. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã chứng minh
cho thấy mơi trường giáo dục đã thay đổi nhanh chóng cả về phương pháp giáo dục
cũng như nội dung giáo dục. Công nghệ thông tin đã phá vỡ biên giới văn hóa của mọi
quốc gia, tạo nên rất nhiều cơ hội cho quá trình lĩnh hội tri thức của nhân loại. Nhưng
đằng sau những giá trị tích cực của văn minh nhân loại là những tiêu cực song hành.
Những thói hư, tật xấu, những tệ nạn xã hội, sự tha hóa nhân cách cũng đồng thời đang
len lỏi và phá vỡ dần các giá trị truyền thống của mỗi dân tộc. Cho nên trong q trình
hội nhập, xu thế tồn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia cần phải ln phát huy tinh thần
tự chủ, tự lực tự cường, hội nhập nhưng khơng thể để hịa tan. Đồng thời mỗi cá nhân
trong quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại cũng cần phải ln đặt mình trước các
tiêu chí giá trị truyền thống tích cực để tự điều chỉnh chính mình. Việc nhận thức đúng
vai trị của tự giáo dục hay tự ý thức của mỗi cá nhân sẽ tạo nên những con người mới
có đạo đức cách mạng, tiến bộ và văn minh.
Thực tiễn Việt Nam hiện nay cho thấy, cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4
đang có sự tác động tạo ra sự thay đổi lớn đến đời sống kinh tế, xã hội. Đây cũng
chính là thách thức của giáo dục Việt Nam trong sự nghiệp “trồng người” theo yêu cầu
của xu thế hội nhập, toàn cầu hóa. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho nền công

nghiệp mới này, nhiều cơ sở giáo dục ở Việt Nam cũng đang chuyển mình, đổi mới
một cách tồn diện để chuyển sang nền giáo dục 4.0 một cách phù hợp nhất. Giáo dục
4.0 là một mơ hình giáo dục thông minh, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường, nhà

9


khoa học và nhà doanh nghiệp trong quá trình hội nhập để tạo năng suất lao động và
hiệu quả kinh tế cao trong sự phát triển của xã hội tri thức. Để hòa nhập vào nền kinh
tế số, Việt Nam chúng ta cần phải luôn đổi mới nhận thức, cải cách hệ thống giáo dục,
chuẩn hóa đào tạo để tạo ra những cơng dân tồn cầu. Việc thay đổi tư duy quá trình
dạy và học trở thành yêu cầu cấp thiết đối với mọi cơ sở giáo dục. Đổi mới tư duy giáo
dục và đào tạo chính là đổi mới nội dung, phương pháp và mục tiêu giáo dục để hướng
tới một nền giáo dục mở. Trong sự chuyển biến ấy của giáo dục và đào tạo Việt Nam
phải thấy rõ được vai trò của việc dạy và học trong quá trình tổ chức giáo dục. Với quá
trình dạy học, chúng ta cần phải chuyển từ qua trình dạy học thụ động truyền thụ kiến
thức là chủ yếu sang quá trình truyền thụ kiến thức và phát huy phẩm chất, năng lực
sáng tạo của người học một cách chủ động. Chú trọng phát huy nhân tố tiềm năng cá
nhân trên cơ sở kiến thức làm nền tảng, coi kiến thức chỉ là nhân tố để phát huy năng
lực chứ không phải kiến thức là duy nhất. Với quá trình học, việc chuyển từ lấy giáo
viên, giảng viên làm trung tâm, chuyển sang lấy học trò làm trung tâm trong quá trình
giáo dục và đào tạo cần phải được nhận thức đúng đắn vai trò của người học trong việc
phát huy năng lực sáng tạo trong vận dụng, phát triển tư duy độc lập tự chủ trong giải
quyết các vấn đề để tạo thích nghi cao với xu thế mới của thời đại. Mọi con người cần
phải nhận thức đúng đắn, thấy rõ tính khoa học trong quan điểm của V.I.Lênin cho
rằng: “Học, học nữa, học mãi” chứ không phải “học lại” đào tạo lại, hay Hồ Chí Minh
cũng cho rằng con người chúng ta phải “học suốt đời”.
Từ thực tiễn đang diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay và
thông qua bài thơ “Dạ bán” của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể đi đến một số kết luận
về giáo dục “tính người” như sau:

Thứ nhất là tính người hay bản chất con người khơng phải là cái gì đó cố hữu,
bất biến, tiền định và cũng không phải do đấng siêu nhiên, thần thánh nào đó ban phát
cho con người mang tính mặc định. Cho nên, tính người hồn tồn có thể thay đổi theo
chiều hướng tích cực, tiến bộ và văn minh khi con người đó được đặt trong nền giáo
dục “sạch” và quá trình tư duy cá nhân “sạch”.
Thứ hai là tính người hay bản chất con người được hình thành và phát triển trên
cở sở thống nhất biện chứng của hai yếu tố khách quan và chủ quan hay giáo dục và tự
giáo dục. Sự thống nhất biện chứng này chính là quá trình đấu tranh và thống nhất của

10


hai mặt đối lập để tính người phát triển và hồn thiện. Bởi trong chính bản thân con
người kể cả phần tự nhiên và phần xã hội, phần thể xác và linh hồn (tâm hồn) hay phần
“con” và phần “người” thì đều là sự thống nhất của mặt đối lập trong một chỉnh thể.
Thứ ba là coi trọng giáo dục coi giáo dục ở gia đình, nhà trường và xã hội là chủ
yếu, song không thể bỏ qua và coi nhẹ phần tự giáo dục, tự ý thức của mỗi cá nhân.
Chính chính yếu tố này sẽ tạo nên sự khác biệt giữa cá nhân này với những cá nhân
khác trong cộng đồng. Làm sao chúng ta phải giáo dục cho mỗi cá nhân thấy được cái
“tôi” trong mối quan hệ với cái “chúng ta” theo xu hướng văn minh, tiến bộ chứ không
phải cái “tôi” đơn lẻ trong xã hội. Vẫn biết rằng, để có được q trình tự ý thức một
cách khoa học và văn minh được thì cần phải có một nền giáo dục khoa học và văn
minh. Giáo dục là nâng cao kiến thức, kỹ năng, nhưng tự giáo dục sẽ phát huy được
năng lực, tiềm năng của cá nhân để hướng tới con người toàn diện, bởi trong mỗi cá
nhân con người đều có những năng lực tiềm ẩn.
3. Kết luận
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra
mạnh mẽ hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang đẩy mạnh chiến lược phát triển
con người toàn diện. Phấn đấu xây dựng con người Việt Nam khơng những có trình độ
chun mơn nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật tiên tiến, mà còn cần phải có đạo đức cách

mạng trong sáng. Để có được những con người vừa có tài, vừa có đức, vừa “hồng” vừa
“chun” thì địi hỏi u cầu cấp thiết là cần phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo cần phải có các giải pháp đồng bộ nhằm đánh giá và phát triển con người một cách
khoa học và hiệu quả. Trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, chúng ta cần phải thấy được vai trị quan trọng của giáo dục “tính người” và q
trình giáo dục “tính người” trong bối cảnh hiện nay là rất quan trọng, quyết định sự
phát triển của đất nước. Phát triển con người tồn diện khơng chỉ dừng lại ở nội dung
giáo dục mà phương pháp giáo dục mới thực sự là cốt lõi của phát triển con người.
Con người Việt Nam trong thời đại mới cần ln chủ động, tích cực, nhận biết và nắm
bắt cơ hội để phát triển. Chính vì thế mà bên cạnh việc nhận thức rõ vai trò quan trọng
của giáo dục ở gia đình, nhà trường và ngồi xã hội thì ý thức tự giác của mỗi con
người sẽ tạo nên những giá trị riêng có để làm nên bản chất, bản tính hay tính người.

11


Tài liệu tham khảo:
[1]. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995). Toàn tập, tập.3. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[2]. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1995). Tâm lý học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[3]. Phạm Quang Huân (2004), Triết lý Hồ Chí Minh về con người và giáo dục con
người trong bài thơ “Nửa đêm”, Tập san Thông tin KH Sư phạm – Trường ĐHSP Hà
Nội, số tháng 10/2004..
[4]. Hà Thúc Minh (2012). Bản tính của con người và văn hóa đạo đức xã hội, Tạp chí
Phát triển nguồn nhân lực, Số 1(27) 2012.
[5]. Hồ Chí Minh (2011): Tồn tập, tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội.
[6]. Viện khoa học xã hội nhân văn quân sự (2006), Chuẩn mực đạo đức con người
Việt Nam hiện nay, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

12




×