Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Chuẩn đầu ra chuyên ngành kinh doanh thương mại dịch vụ hệ trung cấp chuyên nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.47 KB, 2 trang )

CHUẨN ĐẦU RA
CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ
HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 53/QĐ-TMDL, ngày 16 tháng 02 năm 2012 của
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội)
1. Tên ngành đào tạo: Kinh doanh Thương mại - Dịch vụ
2. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp
3. Yêu cầu về kiến thức
- Vận dụng kiến thức về những vấn đề kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội… để hình
thành năng lực và đạo đức nghề nghiệp.
- Hiểu được những kiến thức cơ bản của các môn cơ sở ngành như: Luật thương mại,
thống kê doanh nghiệp, kinh tế vi mô,…
- Nhận biết các hoạt động kinh doanh thực tiễn liên quan tới kiến thức kinh tế đã học
như tài chính doanh nghiệp, kế toán, marketing…
- Vận dụng kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh, khoa học hàng hóa để thực hiện các
nhiệm vụ bán hàng, vận chuyển, giao nhận, bảo quản hàng hóa tại doanh nghiệp.
- Thể hiện khả năng phục vụ khách hàng hiệu quả.
4. Yêu cầu về kỹ năng
* Kỹ năng chuyên môn
- Thu thập, phân tích, nghiên cứu thông tin thị trường.
- Thực hiện thành thạo việc ghi chép chứng từ, hóa đơn, sổ sách báo cáo bán hàng.
- Bảo quản, dự trữ hàng hóa theo đúng quy định.
- Kiểm kê, bàn giao ca kíp.
- Bố trí, sắp xếp hàng hóa trong kho, quầy tủ.
- Sử dụng thành thạo các thiết bị thương mại như: Cân, ẩm kế, thiết bị phòng cháy chữa
cháy, máy thu tính tiền…
* Kỹ năng mềm
- Có khả năng làm việc độc lập, theo nhóm và giao tiếp hiệu quả.
- Tiếng Anh:
+ Trình độ A.
+ Sử dựng được các từ ngữ, cấu trúc, mẫu câu tiếng Anh liên quan đến các nghiệp vụ


của chuyên ngành Kinh doanh Thương mại - Dịch vụ.
- Tin học văn phòng trình độ A.
5. Yêu cầu về thái độ
* Thái độ trong thời gian khoá học tại trường
Vận dụng quy chế rèn luyện học sinh - sinh viên/ quy chế 42/2007 của BGD & ĐT ban
hành.
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Chấp hành nội quy, quy chế.
- Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị - văn hoá - xã hội.
- Rèn luyện phẩm chất công dân và quan hệ cộng đồng.
- Tham gia các hoạt động tập thể.
* Thái độ nghề nghiệp
- Có động cơ làm việc trong sáng.
- Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, chuẩn mực trong công tác, gắn bó với ngành.
- Sẵn sàng nhận trách nhiệm và chia sẻ những khó khăn với đồng nghiệp.
20
- Có tinh thần cầu tiến, thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn.
- Chấp hành tốt kỷ luật lao động tại các tổ chức doanh nghiệp.
- Chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trong kinh
doanh.
6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Học sinh tốt nghiệp chuyên ngành Kinh doanh Thương mại – Dịch vụ có thể đảm nhận
các công việc như: Nhân viên bán hàng, nhân viên giao nhận, nhân viên tiếp thị, nhân viên
chăm sóc khách hàng…tại doanh nghiệp thương mại dịch vụ, các siêu thị, và các doanh
nghiệp khác.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sau khi tốt nghiệp học sinh có đủ kiến thức học liên thông lên Cao đẳng hoặc đại học
cùng chuyên ngành hoặc khối ngành kinh tế theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

21

×