Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Phap luat viet nam duoi trieu nguyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.43 KB, 24 trang )

Triều Nguyễn tồn tại trong một thời kỳ lịch sử đầy
biến động và triều đại này đã phải gánh chịu trách nhiệm
khi để đất nước rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp
cuối thế kỷ XIX. Vấn đề đánh giá triều Nguyễn dần được
nghiên cứu kỹ càng hơn với thái độ khách quan, biện
chứng để từ đó nhìn rõ và bảo vệ những giá trị văn hóa
mà triều đại này để lại.
Lịch sử thành văn của gần trọn một thiên niên kỷ
sắp qua, giới sử học chúng ta đã quan tâm nhiều và chủ
yếu đến một lịch sử giữ nước và mới bắt đầu quan tâm
đến một lịch sử dựng nước, trong đó có lịch sử trị nước
(quản lý đất nước) gắn liền với vai trò và đóng góp của
các triều đại phong kiến ở Việt Nam. Có thể cũng vì thế và
qua cái lăng kính ấy, triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối
cùng của Việt Nam kéo dài gần một thế kỷ có chủ quyền
(1802 - 1884) và hơn 60 năm sau chỉ còn là cái bóng của
chế độ thuộc địa (1884 - 1945) chỉ còn được nhìn thấy trong
sắc mầu ảm đạm của một chế độ chính trị suy đồi. Điều
này cũng làm cho những dấu tích vật chất (mà thực chất
là một phần di sản văn hóa dân tộc) gắn liền với triều
đại này đã bị hủy hoại hay để mai một khá lâu.
Nhưng chính sự nghiệp xây dựng đất nước và đặc biệt
là tư duy của công cuộc đổi mới đã đòi hỏi và kích thích
một cái nhìn thực hơn về quá khứ gần gũi là triều Nguyễn.
Thực ra, đó là sự nhìn nhận lại toàn bộ thế kỷ kề cận với
thế kỷ chúng ta đang sống. Và người ta càng nhận thấy
rằng cái thế kỷ XIX ấy giống như cái bản lề, cái cầu nối
giữa xã hội truyền thống và hiện đại trong những điều kiện
đầy thử thách ác liệt của sự áp đặt chế độ thực dân đến
từ bên ngoài.
Một vài ông vua cuối triều Nguyễn phải gánh chịu


trách nhiệm để đất nước rơi vào ách thống trị của thực
dân Pháp cuối thế kỷ XIX. Mầm mống của nó có từ việc
Nguyễn Ánh, nhằm giành được quyền lực trong việc chống
chọi với nhà Tây Sơn đã không ngần ngại gửi con trai laø

1


Hoàng tử Cảnh cho giám mục Pigneau de Béhaine sang Pháp
để ký Hiệp ước Versailles 1787. Từ sau Hiệp ước Patenotre
(1884), triều Nguyễn chỉ còn là một triều đại bù nhìn gắn
với chế độ thuộc địa của Pháp cho đến ngày Cách mạng
Tháng Tám quét đi tất cả... Dần vượt qua cái định kiến về
triều đại ấy, trong vòng hơn một thập kỷ gần đây, giới sử
học đã bước đầu nhìn nhận lại một số lónh vực bắt đầu
bằng những câu hỏi và những nghiên cứu có tính chất
khách quan, khoa học. Trong nội dung của bài viết, xin đề cập
đến vấn đề nhà nước và pháp luật Việt Nam thời nhà
nguyễn từ 1802-1884, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát về
tổ chức nhà nước cũng như những chính sách của triều
nguyễn và tác động của nó đến xã hội.
I.TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC :
1.Chính Quyền Trung Ương :
Nguyễn Ánh lấy lại được Gia Định năm Mậu Thân (1788)
tuy đã xưng vương mà chưa đặt niên hiệu riêng, vẫn dùng
niên hiệu vua Lê. Tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802) đánh bại
tây sơn, Nguyễn Vương Phúc Ánh cho lập đàn tế cáo trời
đất, thiết triều tại Phú Xuân, đặt niên hiệu Gia Long năm
thứ nhất. Lê Quang Định được cử làm Chánh sứ sang nhà
Thanh xin phong vương và đổi tên nước là Nam Việt. Nhà

Thanh cho rằng tên nước Nam Việt sẽ lẫn với nước của
Triệu Đà (gồm cả Đông Việt, Tây Việt) nên đổi là Việt
Nam. Thế là năm Giáp Tý (1804) Án sát Quảng Tây Tề Bồ
Sâm được vua Thanh phái sang phong vương cho Gia Long và
nước ta có tên là Việt Nam. Năm Bính Dần (1806), Gia Long
chính thức làm lễ xưng đế ở điện Thái Hoà và từ đây qui
định hàng tháng cứ ngày rằm và mồng một thì thiết đại
triều; các ngày 5, 10, 20 và 25 thì thiết tiểu triều.
Là vua sáng nghiệp của triều Nguyễn, Gia Long phải
quyết định rất nhiều việc đặt nền móng cho vương triều có
một địa bàn thống trị rộng lớn từ Bắc chí Nam. Để tránh
lộng quyền, nhà vua đặt ra “Tứ bất”, ngay từ đầu nhà vua
bãi bỏ chức vụ Tể tướng. Ở trong cung cũng vậy, nhà vua
2


không lập ngôi Hoàng hậu, chỉ có Hoàng phi và các cung
tần. Ở triều đình chỉ đặt ra 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình,
Công do các Thượng thư đứng đầu và Tả hữu tham tri, Tả
hữu thị lang giúp việc.


Bộ Lại: Phụ trách hệ thống quan lại và chiếu chỉ



Bộ Hộ: phụ trách tài chính, thuế




Bộ Lễ: thi cử, tế lễ...



Bộ Binh: việc quân đội



Bộ Hình: Phụ trách việc tư pháp



Bộ Công: việc xây dựng, cầu đường, đóng tàu.

Bên cạnh lục bộ Đô Sát viện có nhiệm vụ khuyên vua,
kiểm tra, thẩm sát, kê hạch các quan để đừng sa vào những
hành đông sai phép nước.
Sau này vua Minh Mạng đặt thêm hai cơ quan quan trọng là
Nội các và Cơ mật viện để giúp vua trong các việc trọng
yếu như bổ nhiệm quan lại, phân chức, chu toàn bảo ấn,
văn bảo. Vua còn đặt ra Tôn nhân phủ trông coi mọi việc
trong giới tôn thất và định lại quan chế.
Ngoài ra còn có Bưu chính ty lo săn sóc hệ thống trạm
dịch, Tào chính ty lo việc giao thông đường sông, Hỏa pháo ty
chuyên sản xuất vũ khí có chất nổ, Thái y viện lo việc y tế
cho vua là hoàng gia, Khâm thiên giám xem thiên văn, làm
lịch, Quốc tử giám lo việc học hành và các khoa thi.
2. Chính quyền địa phương :
Vua Gia Long chia nước ra làm 23 trấn, 4 dinh, dưới trấn
là phủ, huyện, châu, tổng, xã. Bắc thành có 11 trấn, Gia

Định thành có 5 trấn, miền Trung có 7 trấn còn Kinh kỳ thì
thống quản 4 dinh. Bắc Thành và Gia Định thành có Tổng
trấn và Hiệp, Phó Tổng trấn đứng đầu. Tổng trấn có toàn
quyền giải quyết mọi việc thay vua.
Nhưng khi vua Minh Mạng lên thay, có chủ trương tập
quyền bên bãi bỏ chức tổng trấn,đổi trấn thành tỉnh và
đặt ra các chức vụ để điều hành các tỉnh ấy. Tổng đốc
phụ trách việc quân sự và dân sự trong hạt, Tuần phủ phụ
trách việc chính trị, giáo dục và phong tục, Bố chính sứ phụ

3


trách việc thuế, án sát sứ coi việc hình và trạm dịch, Lãnh
binh coi việc binh lính.
Nhìn chung, hệ thống chính quyền nhà Nguyễn là một
hệ thống quân chủ tập trung, nhất là dưới thời vua Minh
Mạng. Nhà vua trực tiếp giải quyết mọi việc, mọi tờ sớ đưa
lên đều được vay duyệt và phê vào quyết định của mình.
II.HỆ THỐNG PHÁP LUẬT :
Vua Gia Long sai các quan dựa vào bộ luật Hồng Đức
cùng bộ luật của nhà Thanh để soạn lại một bộ luật mới
cho Việt Nam. Quan đại thần Nguyễn Văn Thành được giao
nhiệm vụ làm tổng tài việc biên soạn. Công việc được bắt
đầu vào năm 1811 và đến năm 1815 là hoàn thành, cả
thảy 22 quyển gồm 398 điều. Bộ luật này có tên là
"Hoàng triều luật lệ" và vẫn thường được gọi là bộ luật
Gia Long.
So với luật Hồng Đức thì luật Gia Long khắt khe hơn,
phạm vi trừng trị bị mở rộng cho đến với cả bà con thân

thuật của phạm nhân. Đối tượng áp dụng cũng trở nên cụ
thể và rõ ràng, các hình phạt dã man như lăng trì (xẻo thịt
cho chết dần), trảm khiêu (chém bêu đầu), phanh thây...
được duy trì.
1.Đối với quan lại triều đình:
1.1 .Các biện pháp chống tham nhũng :
Ví dụ cụ thể của công tác này là việc xử tội Đặng
Trần Thường - 1 đại công thần triều Gia Long, làm đến chức
Binh bộ Thượng thư. Tháng 10.1816 bị phát giác và tố cáo
lúc làm quan ở Bắc Thành có giấu thuế đầm, ao và thuế
đinh điền, lấy của công bỏ túi riêng. Thường liền bị giam
vào ngục và bị xử tội giảo ( treo cổ ), gia tài bị tịch biên
sung công
Tháng 3.1817 ở trấn Sơn Nam Hạ, có viên xã trưởng thu
thuế ruộng của dân bỏ túi riêng, không nộp lên trên.
Việc bại lộ, Gia Long bảo bộ hộ rằng: " Xã trưởng bị trượng
100, lại cứ mỗi năm bắt xã trưởng và chủ ruộng phải nộp
3 quan tiền để thưởng cho người cáo giaùc"

4


Năm 1820 Minh Mạng lên ngôi. Bấy giờ quan trấn thủ
Phiên An là Đào Quang Lý bị cáo giác tham nhũng. Minh
Mạng truyền đem ra xử tử và tịch biên tài sản trả lại cho
dân, đồng thời truyền báo cho các quan biết mà kinh sợ. Hay
như vụ Chánh án ở Nam Định là Phạm Thanh và thư ký là
Bùi Khắc Kham bị tố cáo tham nhũng, sau khi truy xét, thấy
vụ việc nghiêm trọng, Minh Mạng cho truyền giải đến chợ
chém ngang lưng và tịch biên gia sản phát cho dân

Bên cạnh việc sử phạt nghiêm khắc, triều Nguyễn còn
để ra nhiều biện pháp để chống tham nhũng, đặc biệt là
khen thưởng và dùng người. Về khen thưởng: Năm 1837,
Nguyễn Đăng Huân, trước có làm tri phủ Điện Bàn nổi
tiếng thanh liêm được nhân dân quý mến. Minh Mạng truyền
rằng: " Trước đã có tri phủ Anh Sơn là Nguyễn Hữu Hoàng,
nay lại có Nguyễn Đăng Huân, so với người xưa thật chẳng
kém gì. Thưởng 200 quan tiền để nuôi vợ con. Huân lại còn
mẹ,

thưởng

thêm

100

quan

nữa"

Về dùng người: Trương Đăng Quế, 1 danh thần, tước đến
Quận công, hàm đến Thái sư. Năm 1863, ông có tâu với
vua Tự Đức: "Muốn cho quan được thanh liêm, không gì bằng
bớt người làm việc mà thêm lương. Nhưng việc có bớt đi thì
người mới có thể bớt được, mà muốn cho việc bớt đi thì
quan phải cần người giỏi, quan được người giỏi thì tưởng như
đường lối trị nước đã được đến quá nửa vậy"
Hệ thống pháp luật chặt chẽ, nhất quán, các biện
pháp xử lý nghiêm minh, kịp thời quy định xử phạt về các
tôi tham nhũng

Nhà nước có các điều luật rất nghiêm khắc như điều
392 Bộ Hoàng Việt luật lệ quy định: "Người nào dùng các
thủ đoạn biển thủ, lấy trộm tiền lương, vật tư ở kho, cũng
như mạo phá vật liệu đem về nhà. Nếu tang vật lên đến 40
lượng thì bị chém"
Người phụ trách việc xây dựng, trong quy định nhà nước
không được lợi dụng quyền để mượn vật tư, tiền công dù
rất nhỏ, nếu bị phát giác sẽ bị quy tội nặng. Thự Hữu thị

5


lang Bộ Công Lê Bá Tý lợi dụng chức tước mượn riêng tiền
công bị phát hiện, vua Minh Mạng đã ra lệnh cách chức, đeo
gông nặng một tháng trên công trường để lính và thợ biết.
Sau khi hết hạn phạt đánh một trăm trượng, bắt làm lính Tả
hộ.
Những trường hợp các quan cậy thế hoặc dùng các sức
ép để buộc người khác cho mình mượn hàng hoá, vật tư,
tiền công thì tùy theo tang vật để xử phạt: Nếu nhẹ thì mỗi
thứ hàng hoá phạt 100 trượng, bị lưu 3000 dặm, thu hồi hết
tang vật, nếu nặng thì tử hình.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp tuy tang vật ít nhưng do tính
chất và hành vi nghiêm trọng thì cũng có thể tăng các tình
tiết để xử nặng như vụ quan Trần Công Trung, thủ kho ở
Kinh Thành năm Minh Mạng thứ 7 (1826) có hành động sách
nhiễu, đòi hối lộ bị người khác tố cáo, qua thanh tra đã
làm rõ, vua Minh Mạng đã huấn dụ: "Dẫu rằng tang vật
chẳng qua 10 lạng mà thôi, nhưng pháp luật cốt để tru diệt
lòng dân, bằng nay tha một mạng nó, thời những kẻ coi

thường pháp luật sau này, giết sao xuể được, sai chém đầu
ở chợ phía Đông"
Khi xây đắp thành lũy, đê điều, nếu chủ mưu làm vượt
dự toán, người duyệt kế hoạch mà dung túng với người làm
dự toán, che giấu cho nhau để khi công trình chi tiêu ít mà khai
khống lên nhiều nhằm lấy các khoản tiền, vật hạng thì
phải xử nặng, nếu số lượng vật tư, tiền bạc lớn thì bị chém
đầu. Đối với việc lợi dụng thiên tai, địch hoạ để chiếm đoạt
vật tư, nếu quan phụ trách xây dựng, các giám lâm chủ thủ
"Thường ngày có những móc lấy, lừa dối mượn hàng hoá,
tự ý xuất nhập, nhân cơ hội nước lửa, giặc trộm này mà
làm văn bản phao là mất trộm... và trừ bớt thay văn đơn,
sổ sách, thân báo lên dối gạt quan với ý đồ khỏi tội gốc.
Tất cả đều xử nặng như tội thủ tự ăn trộm. Đồng liêu
biết mà không tố cáo thì mắc tội như phạm nhân"
Hoàng Việt luật lệ cũng quy định: "Những người khi nhận
được đút lót thì tính theo tang vật mà xử tội, tội chưa phát

6


giác mà biết tự thú thì miễn buộc tội, tất cả các tang vật
phải nộp lại cho nhà nước"
Ở từng trường hợp cụ thể, người giữ tài sản nhà nước
phải có trách nhiệm giữ gìn của cải được giao. Năm Gia Long
thứ 5 (1806) nhà vua quy định các chủ kho phải chịu trách
nhiệm đề xuất các biện pháp quản lý bảo vệ. Nếu người
coi kho và người bảo vệ biết được hành vi và thủ đoạn
người lấy trộm và tố cáo thì được miễn tội. Nếu người bên
ngoài phát hiện quả tang hành vi thì được thưởng gấp 10 lần

số tang vật. Nếu chủ kho và lính bắt được quả tang thì
thưởng gấp 5 lần.
Bộ luật trên đây cũng quy định: Những người phạm tội
lúc trẻ, sau khi già về hưu mới phát hiện ra vụ việc, thì vẫn
phải chịu trách nhiệm với hình thức luận tội như lúc trẻ,
lúc đương chức. Nếu tuổi già và bệnh yếu thì có thể chiếu
cố thay bằng trưng thu các loại tài sản nộp thế.
Về tội hối lộ, người hối lộ và người nhận hối lộ, cả
hai đều thuộc nhóm tội nặng cần nghiêm trị, người nhận
hối lộ, khi xử phạt phải nặng hơn đi hối lộ.
Việc xét xử công minh và kịp thời
- Đối với quan lại:
Khi xảy ra các trường hợp sai phạm, nhà nước luôn tôn
trọng nguyên tắc ai có tội, dù quan nhỏ hay quan lớn đều bị
xử lý. Ai phát hiện ra việc tham nhũng thì được thưởng, ai né
tránh, người cầm cân nảy mực nếu làm sai lệch trong xử
án thì bị xử nặng. Nhà nước bảo vệ người tố cáo đúng,
người có quyền lực nếu có hành vi trù dập người tố cáo
thì tội nặng hơn, nếu người đang có tội mà phát giác thì
được giảm hoặc miễn tội.
Vua Minh Mạng, đã có dụ cho Bộ Hình: Hình luật là để
trừng phạt tội ác, không thể lơ là hay bỏ qua được.Dung tha
người có tội không khác gì nối giáo cho giặc và làm hại
lương dân.
Ở Kinh đô Huế, có những vụ án lớn, vua đã tập trung
các cơ quan pháp luật cùng các Nha, Bộ thực hiện nghiêm

7



túc và đã cho bắt giam đúng người, đúng tội như vụ làm
hao hụt vật tư và lương thực các kho năm MinhMạng thư s11
(1830), số người bị bắt cả chủ thủ và biền binh đã có con
số lên đến hơn 300 người.
Với những nguyên tắc trên mà nhiều vụ tham nhũng ở
Kinh đô Huế đã bị phát giác, như trường hợp Thư lại Bộ
Công Trần Hữu Tòng phụ trách công tác xây dựng và tòng
phạm Nguyễn Bút đã cố kết giả mạo giấy tờ để lấy tiền,
lương thực, vật tư, sự việc bị phát hiện, cả hai vị này đã bị
đem ra đầu chợ Đông để chém. Riêng hai vị quan đứng đầu
Bộ là Thượng thư Bộ Công Nguyễn Đức Huyền, Tham tri Trần
Văn Tính bị liên đới trách nhiệm, nhưng do có công truy tìm
và bắt được thủ phạm nên bị khiển trách được miễn xử tội
và cho tự răn sửa.
- Đối với thủ kho:
Năm Minh Mạng thứ 4 (1823), Thư lại Lý Hữu Diễm thông
đồng với Nguyễn Văn Nghóa mạo các thủ tục, biển thủ của
cải ở Nội Vụ Phủ, mặc dù Bộ Hình xử ghép vào tội khổ
sai, nhưng vua Minh Mạng đã ra dụ: Dưới thời Gia Long đã có
Thư lại Nguyễn Đăng Lạc ở Phủ Nội Vụ bị chém là bài học
thấy vậy không sợ mà còn coi thường, nên nâng mức xử
chém, sau đó vua sai Hồ Hữu Thẩm tập trung các quan ra chợ
Đông để xem Lý Hữu Diễm bị chém, riêng các quan Bộ Hình
bị vua khiển trách do xử không nghiêm
Vào năm Minh Mạng thứ 12 (1831) Hoàng Hữu Nhẫn, vị
quan nhập lưu thư lại ở Vũ Khố có sự gian dối trong việc tự
thay đổi dụng cụ cân đong nhằm rút vật tư kiếm lợi. Vua tập
trung mọi người để tận mắt thấy Hoàng Hữu Nhẫn bị thắt
cổ chết và cánh tay bị chặt được treo trước cửa Vũ Khố để
răn mọi người không nên làm điều bậy bạ. Các vị quan như

Dương Trọng Túc, Lê Viết Triêm, Phạm Văn Tố, Trần Mậu
Tuấn, Nguyễn Khiêm Thống và Lê Văn Thuật do thiếu trách
nhiệm, đều bị cùm và phạt 100 gậy
Năm Minh Mạng thứ 15 (1834), vua đến Mộc thương để xem
kho gỗ phục vụ xây dựng các công trình ở kinh đô Huế, sau

8


đó đã hỏi Bộ Hộ, được Bộ tâu rằng: Năm ngoái, theo Bộ
Công tư báo thì gỗ hơn 7.900 cây, trị giá hơn 19.000 quan, khi
hỏi Bộ Công thì đã dùng hết 3.700 cây, trong khi đó vào
năm này, không có công trình gì xây dựng lớn. Sau khi xem
xét vua truyền, chỉ bởi Bộ Công không chịu để ý, mặc cho
đốc công và thợ thuyền tuỳ ý pha phí dựa vào việc công
mà chấm mút, xẻo xén. Thấy nghi ngờ, vua lệnh các cơ
quan thanh tra xem xét khối lượng vật tư tại công trình và ở
kho. Kết quả, quan Hồ Văn Hạ thông đồng, nâng khống khối
lượng vật tư công trình để lấy gỗ nhà nước, đã bị chém
ngay. Quan Trần Văn Hiệu do không làm tốt chức trách,
thiếu kiểm tra bị cách chức, các tuần tra khoa đạo đều bị
xử phạt
Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) quy định, các thủ kho tuyệt
đối không được đem bất cứ thứ gì của nhà nước về nhà. Vì
vậy, Lang trung kho Mộc Thương là Nguyễn Văn Chính bị người
cạnh nhà tố cáo có đem thứ gỗ cấm về nhà sử dụng. Sau
khi điều tra, thấy có sự việc đã nghị cử giáng làm Bát
phẩm thư lại
- Đối với các quan thanh tra, kiểm tra, khoa đạo:
Những viên quan này khi đi thực thi công việc nếu có sự

xem xét xử lý không công bằng hoặc có nhận các tang
vật, dù nhỏ cũng phải xử nghiêm. Điển hình như vụ Trịnh
Nho là người trong khoa đạo, nhận của đút lót chỉ 2 hốt bạc
bị phát giác vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), vua truyền:
"Nhân việc công, dương thanh thế để chế áp người, chực
làm cái kẻ vơ đầy túi tham, trong bụng đầy những đen tối
như thế, rất là đáng ghét, vì vậy, tội của Trịnh Nho đổi làm
giảo giam hậu"
- Đối với người thân thuộc:
Trong xử phạt, để mọi người tin vào sự công minh của
pháp luật, nhà vua đã ra dụ xác định tài sản là công sức
đóng góp của dân, nên ai làm sai đều bắt phải bồi hoàn,
ai vi phạm quy chế đều bị trừng trị. Tất cả vụ vi phạm dù
trong lónh vực nào cũng phải xử công bằng, sách Đại Nam

9


thực lục có ghi thái độ của vua Minh Mạng "Trẫm làm việc,
chỉ giữ công bằng, quyết không có nghị thân, nghị quý (vì
chỗ họ hàng nhà vua hay chỗ chức tước quý trọng được
miễn tội hoặc giảm tội), phàm các em và con cháu, nên
chớ coi khinh lấy thân để thử pháp luật, gương sáng chẳng
xa, ai nấy phải kính cẩn đó"
Việc xử lý dưới triều Nguyễn luôn nghiêm minh, xử
đúng người đúng tội, cho dù người đó là những người trong
họ hàng, dòng tộc của mình. Điển hình như vụ Tự tế phó sứ
Phạm Diệu (tức Tôn Thất Diệu) và Thủ hộ Trương Biểu (tức
Tôn Thất Biểu) do tráo đổi đồ tự khí ở Thế Miếu đều buộc
phải cải theo họ mẹ và bị giảo quyết

Nguyên tắc xử lý nghiêm là nhằm duy trì việc trừng trị
quan lại và cả những người thân thích lợi dụng lúc nhà nước
đang bận rộn nhiều công trường, hoặc những lúc khó khăn
muốn "đục nước béo cò", vơ vét của cải. Sách Minh Mệnh
chính yếu đã ghi dụ vua: "Thánh nhân xưa đặt ra pháp luật
là muốn dùng hình phạt để mong mọi người khỏi mắc hình
phạt, khép tội chết để ngăn mọi người không mắc tội
chết. Đó chính là giết một người để vạn người sợ"
Những biện pháp phòng chống tham nhũng trên đây đã
được vận dụng và triển khai thống nhất trong suốt quá trình
triều Nguyễn tồn tại.
Tuy nhiên, các hệ thống quy chế này do lợi ích giai cấp,
lợi ích dòng họ chi phối nên mới chỉ hướng tới phục vụ sự
thống trị của nhà nước phong kiến, mà chưa mang tính toàn
diện phục vụ lợi xã hội.
1.2 Chính Sách Hồi Tị :
Theo từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh: “Hồi tỵ là
tránh đi. Ví như một người bổ đi làm quan đứng đầu ở một
địa phương nếu có một người bà con đã là thuộc liêu ở
đó thì người ấy phải tránh đi chỗ khác, thế gọi là hồi tỵ”.
Chính sách hồi tỵ - tránh bố trí, sử dụng người đứng đầu
một địa phương hoặc một tổ chức nhà nước là người có
mối quan hệ ruột thịt với những người đang ở nơi đó, cơ

10


quan đó - là một chính sách quản lý quan lại quan trọng của
một số triều đại phong kiến nước ta. Mục tiêu của chính
sách hồi tỵ là giảm thiểu những tác động tiêu cực như bệnh

cục bộ địa phương, bệnh gia đình chủ nghóa, tệ kéo bè, kéo
cánh... trong lựa chọn, sử dụng quan lại.
Trong lịch sử nước ta, Lê Thánh Tông (1442-1498) là vị
vua đầu tiên ban hành, hiện thực hoá chính sách hồi tỵ trong
một nỗ lực đổi mới thể chế chính trị và quan chế của nước
ta. Ông không chỉ là nhân tài về mặt trí tuệ mà còn là
một vị vua rất có bản lónh và quyết đoán nên mới có khả
năng thực hiện hồi tỵ với các quan. Quốc sử ghi lại quá trình
xây dựng chính sách này của Lê Thánh Tông như sau:
“Ngày 22 (tháng 5, năm 1486), cấm quan lại nhận chức
ở ngoài lấy đàn bà con gái trong bộ hạt của mình”(1).
- “Tháng 9 (1488), xuống chiếu rằng: Từ nay, các quan
phủ, huyện, châu xét đặt xã trưởng, hễ là anh em ruột, anh
em con chú con bác và bác cháu, cậu cháu với nhau thì cho
một người làm xã trưởng, không được cho cả hai cùng làm
để trừ mối tệ bè phái hùa nhau”(2).
“Tháng 8, ngày mồng 2 (1495), có lệnh cho châu huyện
chọn đặt xã trưởng. Nếu là con cô cậu, đôi con dì với nhau
và thông gia cùng gả bán cho nhau đều không được cùng
làm xã trưởng trong một xã”(3).
“Ngày 28 (tháng 4, năm 1497), định lệnh đổi đi nơi khác.
Như các viên quản quân, quản dân ở Nghệ An, nếu người
nào có quê quán ở ngay phủ, huyện mình cai trị, có nhà ở
nha môn mình làm việc, thì bộ Lại điều động đi nơi khác,
chọn người khác bổ thay”. Lệnh này sau đó được áp dụng
trong phạm vi cả nước”(4).
Như vậy, Lê Thánh Tông bắt đầu đưa ra quy định đầu
tiên của chính sách hồi tỵ khi ông có kinh nghiệm làm vua 26
năm và tiếp tục bổ sung thêm quy định mới trong 11 năm
sau đó. Điều này chứng tỏ chính sách tránh đi được sáng tạo

từ thực tiễn của Việt Nam với rất nhiều tâm huyết của
một người lãnh đạo quốc gia sáng suoát.

11


Đối tượng thực hiện hồi tỵ thời Lê sơ là các vị quan
đứng đầu bộ máy chính quyền dân sự và quân sự địa
phương, tương đương với ba cấp hành chính của nước ta hiện
nay, song quan trọng nhất là cấp cơ sở vì các quan xã bị ràng
buộc bởi nhiều mối quan hệ gia đình, gia tộc, không thể giữ
được sự công tâm, khách quan trong công việc.
Chính sách hồi tỵ không được thể chế hoá thành luật
nên bị mai một dần. Vả lại trong xã hội phong kiến, luật
pháp đều là do vua ban xuống nên hiệu lực của nó phụ
thuộc vào cá nhân người cai trị thiên hạ; các vị vua kế
nghiệp Lê Thánh Tông không ai có thể sánh với ông về
tài, đức nên không thể hoàn thiện thể chế, quan chế và
phát huy văn hoá của triều trước. Về sau, những cuộc
chiến tranh liên miên giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn đã
làm cho nền chính trị suy đồi, nạn mua quan, bán tước đã
thành phổ biến, chính sách hồi tỵ bị quên lãng.
Khi triều Nguyễn trị vì, Minh Mạng là ông vua đầu tiên
cảm thấy nhức nhối trước thực trạng “các chức thông
phán, kịch liệt phần nhiều là người địa phương. Do đó, vì tình
riêng làng nước, khó lòng khỏi sự tư túi sinh ra nhiều tệ
hại” nên đã cho ban hành luật Hồi tỵ vào năm 1831 và có
bổ sung thêm năm 1836(5). Kế thừa tư tưởng của Lê Thánh
Tông, Luật Hồi tỵ của triều Nguyễn đã mở rộng phạm vi,
đối tượng áp dụng và bổ sung những quy định mới. Đó là:

- Quan lại không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà tại nơi
cai quản;
- Quan lại không được lấy người cùng quê làm người
giúp việc;
- Người có quan hệ thầy trò, bạn bè không được làm
việc tại cùng một công sở;
- Các lại dịch nha môn, các bộ ở kinh đô và các tỉnh
là con, anh em ruột, anh em con chú, con bác với nhau thì phải
tách ra, đổi bổ đi nơi khaùc;

12


- Các quan lại không được làm quan ở nơi trú quán (nơi
ở một thời gian lâu), ở quê vợ, quê mẹ mình, thậm chí cả
nơi học tập lúc nhỏ hoặc lúc trẻ tuổi;
- Các lại mục, thông lại cũng không được làm việc ở
phủ huyện là quê hương mình;
- Các lại mục, thông lại các nha thuộc các phủ huyện
là người cùng làng cũng phải chuyển bổ đi nơi khác;
- Các quan viên từ Tham biện trở lên ở các trấn, tỉnh
về kinh đô chầu được dự đình nghị, song khi trong các cuộc
họp có bàn việc liên quan đến địa phương mà mình nhậm trị
thì không được vào dự.
Luật Hồi tỵ cũng được áp dụng trong các kỳ thi: Nếu
các khảo quan (coi thi, chấm thi) có người thân thích dự thi ở
trường mình thì phải báo lên cấp trên để tránh đi. Nếu cố
tình không khai báo sẽ bị trọng tội vì cố ý làm trái.
- Các quan thanh tra, xét xử thấy trong vụ án, vụ điều
tra có người thân quen của mình (bà con nội, ngoại, bạn

thân…) đều phải khai báo và hồi tỵ ngay.
Luật Hồi tỵ sau đó còn được vua Thiệu Trị quy định
thêm: Cấm quan đầu tỉnh lấy vợ trong trị hạt vì sợ gia đình vợ
nhũng nhiễu; cấm các quan tậu ruộng vườn, nhà cửa trong
trị hạt vì sợ quan hiếp dân để được mua rẻ; cấm tư giao với
đàn bà con gái trong trị hạt; cấm các quan lại đã về hưu
quay lại cửa công để cầu cạnh…
Tuy nhiên, có một số cơ quan và ngành không áp dụng
Luật Hồi tỵ. Ví dụ, Ty Chiêm hậu là cơ quan chuyên trách về
lịch, Thái Y viện là cơ quan chăm sóc sức khỏe nhà vua, Ty
Hiệu lễ sinh chuyên coi về lễ nghi là những cơ quan cần
người có trình độ chuyên môn cha truyền con nối.
Nhìn chung, hồi tỵ là chính sách và sắc luật quan trọng
của chế độ quản lý quan lại một số triều đại phong kiến
nhằm ngăn chặn, hạn chế nạn tham nhũng, quan liêu, cát
cứ, chạy theo lợi ích cục bộ đã được lịch sử đánh giá là
thành công và có giá trị lâu dài. Ưu điểm cơ bản của
nguyên tắc hồi tỵ là phòng tránh, hạn chế được mặt tiêu

13


cực trong văn hóa ứng xử của những người nắm công
quyền. Luật Hồi tỵ tạo cơ sở pháp lý để phát huy tính công
tâm, khách quan trong việc phụng sự lợi ích nhà nước của
đội ngũ quan lại.
Tuy nhiên, mặt hạn chế của nguyên tắc hồi tỵ là
không phát huy được sự hiểu biết về địa bàn của quan lại
ngay khi được bổ nhiệm. Nó làm cho công việc quản lý đội
ngũ quan lại của nhà nước nặng nề hơn, phức tạp hơn.

2.Đối Với Nhân Dân:
Trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tài liệu phong phú,
bằng phương pháp của sử học và luật học, nắm vững
những quan điểm biện chứng và quy luật của sự tiếp biến
văn hóa, Tiến só Huỳnh Công Bá trong “Hôn nhân và gia
đình trong pháp luật triều Nguyễn” chỉ rõ: pháp luật
về hôn nhân và gia đình dưới triều Nguyễn mặc dù có
tham khảo pháp luật của nhà Thanh (Trung Quốc) nhưng đã
thể hiện tinh thần dân tộc, tự chủ và có những giá trị tốt
đẹp, đặc biệt là sự khoan dung đối với phụ nữ. Ông khẳng
định: “Không thể nói là người phụ nữ đã "bị chà đạp” dưới
nền pháp luật của triều Nguyễn. Có thể nói pháp luật
triều Nguyễn thể hiện sâu sắc đặc trưng của văn hóa Việt
Nam là sự tôn trọng phụ nữ, đề cao “nguyên lý Mẹ”, khác
với xã hội gia trưởng phụ quyền của Trung Quốc”.
Bằng phép so sánh với pháp luật triều Lê (Luật Hồng
Đức), pháp luật Trung Quốc, pháp luật phương Tây, Tiến só
Huỳnh Công Bá đã "phát lộ" những điểm ưu việt của Luật
Gia Long và cho rằng: "Trong một số vấn đề nó đã giải
quyết một cách gọn ghẽ nhiều điều mà pháp lý Tây
phương đã tốn hao không biết bao nhiêu là công sức và
giấy mực nhưng cũng chưa thể giải quyết được một cách
thỏa đáng”.
Pháp luật xây dựng nhằm mục đích phát triển đất
nước, phát triển xã hội, bày trừ những thói hư tật xấu, vua
Gia Long đã ban lệnh nghiêm cấm đánh bạc, quy định hình
phạt nghiêm khắc và cụ thể như: thu gia tài của chủ chứa

14



sung công quỹ, tịch thu toàn bộ số tiền tại sòng. Mỗi con
bạc ngoài hình phạt đánh 100 roi hay đi phu dịch 3 năm... còn
phải nộp phạt 10 quan tiền.
Theo luật do Gia Long ban bố, các khoản tiền thu về trong
và sau vụ đánh bạc được dùng làm phần thưởng cho những
người có công tố giác tội phạm.
Còn năm 1828, dưới triều vua Minh Mạng, Đỗ Bá Thố đầu mục một trại lính - phạm tội đánh bạc. Vua chỉ dụ: "Mưu
làm việc riêng, coi thường phép nước, không gì hơn thế. Nếu
chỉ phạt trượng và cách dịch thì chưa đáng tội". Vì lẽ đó,
mà Đỗ Bá Thố bị gông
Vào năm 1842, vua Thiệu Trị ngự giá ra Bắc. Những
người được thay mặt vua coi giữ việc triều chính là hoàng tử
Hoàng Bảo và các đại thần Tôn Thất Bạch, Tạ Quang Cư, Hà
Duy Phiên và Lê Văn Phú. Trong triều có người lính Phạm
Công Đạt, một đêm được sai đi tuần đã tự tiện bỏ nhiệm
vụ, lẻn về trại ở bên trái hoàng thành mở sòng bạc. Bị
phát hiện, Đạt nghênh ngang chống trả người thi hành công
vụ. Khi vua trở về kinh đô, biết được sự việc liền lập tức
xuống chiếu dụ nghiêm trị hành vi coi thường pháp luật của
Phạm Công Đạt, với hình phạt nặng hơn mức bình thường. Đó
là đánh 80 côn đỏ, đóng gông, giải tới nhà lao lónh án
"giảo giam hậu" (tức là treo cổ nhưng chờ lệnh xử sau).
Những người liên quan vụ việc bị giáng 2-4 cấp, trong đó
quan ngự sử Nguyễn Tuấn Phong và thụ thống chế Lê Văn
Thảo do "có chức sắc mà không nghiêm trị" nên bị giáng 1
cấp. Viên đội suất đi tuần đêm xảy ra đánh bạc, có công
phát hiện tội phạm được hưởng 5 đồng Phi Long bằng bạc.
3.Các Vấn Đề Tư Tưởng Văn Hóa:
Ngoài luật, các sắc chỉ, khẩu dụ cũng được xem là

những yếu tố thi hành, tác động và điều chỉnh từng mặt
cụ thể của xã hội phù hợp với từng điều kiện thực tế.
3.1 Nho giáo:
Cũng giống như các triều đại phong kiến khác, các vua
Nguyễn lấy Nho giáo làm khuôn vàng thước ngọc cho việc

15


cai trị và giáo dục. Điều này đảm bảo sự thống trị vững
chắc về mặt tư tưởng và nhà nước. Tư tưởng chính thống
được hàm chứa trong Ngũ kinh: Dịch, Lễ, Thi, Thư, Xuân Thu
và sau đó là Tứ thư: Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học và Trung
dung
Tư tưởng Khổng giám còn được vua Minh Mạng đem áp
dụng cho dân gian qua "mười điều huấn dụ". Trong đó đề cao
những nguyên tắc của Nho giáo như tam cương ngũ thường
cùng khuyên dân chúng sống tiết kiệm, giữ gìn phong tục,
làm điều lành... Huấn dụ này được chuyển đến các làng
xã địa phương để từ đấy truyền bá trong dân chúng.
Vua Gia Long cho lập văn miếu tại các trấn để thờ
Khổng Tử, lập Quốc Tử giám ở Kinh đô để dạy cho các con
quan và só tử. Nhà vua cho mở các khoa thi để chọn người
tài ra làm quan. Tất cả mọi thần dân đều được tham dự các
cuộc thi. Khoa thi hương đầu tiên được tổ chức ở Bắc Thành
vào năm 1807. Đến đời Minh Mạnh thì khoa thi hội được tổ
chức, cứ ba năm một lần. Chương trình học nặng nề tư tưởng
Nho giáo, văn chương thơ phú được đề cao mà những vấn đề
thực tế ích quốc lợi dân thì không được đề cập.
3.2 Phật giáo:

Các vua của triều Nguyễn tôn trọng đạo Phật. Năm
1815, vua Gia Long cho tu bổ lại chùa Thiên Mụ. Năm 1826 vua
Minh Mạng cho dựng lại chùa Thành Duyên. Chùa này ở cửa
biển Tư Hiền (Thừa Thiên), được lập nên dưới thời chúa
Nguyễn Phúc Chu và bị phá hủy trong thời kỳ chiến tranh.
Năm 1830, vua Minh Mạng triệu tập các cao tăng về kinh đô
để kiểm tra đạo học. Nhà vua cùng bộ Lễ chọn được 53 vị
chân tu rồi cấp cho họ giới đao và độ điệp. Năm 1844, vua
Thiệu Trị, theo di chúc của vua Minh Mạng cho dựng một ngôi
tháp cao bảy tầng ở chùa Thiên Mụ, đặt tên là Từ Nhân
Tháp (sau này đổi thành Phước Duyên Bảo Tháp). Cũng
trong năm ấy ngôi chùa Diệu Đế nổi tiếng ở Huế được
dựng lên. Vua Tự Đức cũng quan tâm đến đạo Phật. Các
chùa công như chùa Thiên Mụ, Giác Hoàng đều có cao tăng

16


trụ trì, được gọi là tăng cương. Vị này có lương bổng của
triều đình và có nhiệm vụ dạy cho tăng chúng việc tu học.
Nhà vua còn ban ruộng đất cho các chùa lớn để cày cấy
tăng gia.
Ngoài ra, các vua triều Nguyễn cũng chú ý tu bổ lại các
lăng tẩm đền đài xưa như đền Hùng Vương ở Vónh Phú, đền
thờ An Dương Vương ở Cổ Loa, Lăng và miếu thờ vua Đinh
Tiên Hoàng ở Ninh Bình...
3.3. Đạo thiên chúa:
Chúng ta có thể thấy, chính sách bế quan tỏa cảng, cấm
đạo giết đạo là chính sách được áp dụng xuyên suốt trong
quá trình cai trị của các vua nhà Nguyễn, trừ Nguyễn nh ít

nhiều có mối quan hệ và ân tình với pháp và các nước
phương tây, còn lại hầu như đều cấm đoán rất gắt gao.
Các sử gia Âu Châu thường tặng vua Minh Mạng danh xưng:
"Néron của Việt Nam", vì Hoàng đế Néron hồi xưa khét tiếng
tàn bạo hung dữ trong những cuộc lùng bắt đạo Công Giáo
tại thủ đô Roma và trong đế quốc La Mã. Thực ra trong tổng
số 117 cha xứ, một nửa (58 vị) đã bị hành quyết trong vòng
20 năm nhà vua Minh Mạng cầm quyền, đặc biệt vào hai
năm 1838-1839. Vua Minh Mạng cấm một cách khoa học:
- Một mặt cho lệnh tập trung về Huế tất cả các số Linh
mục Thừa sai ngoại quốc. Bề ngoài nói khéo là nhà vua cần
đến các vị để dịch sách ngoại ngữ ra tiếng Việt, nhưng thực
ra là để cầm chân các nhà truyền đạo, không cho họ hoạt
động và liên lạc với giáo đoàn. Trong khi đó chờ có cơ hội
có tàu ngoại quốc cập bến là đẩy số Thừa sai này về
nước, đồng thời không cho vị Thừa sai mới nào được phép
nhập cảnh Việt Nam. Một mặt khác tiêu diệt các cơ sở,
các tổ chức Công Giáo địa phương, nhất là căng màn lưới
kiểm soát gắt gao để lùng bắt các đạo trưởng người bản
xứ.
Nhà vua đã ký 7 Sắc lệnh nghiêm cấm vào những năm
1825, 1826, 1830, 1833, 1834, 1836 và 1838. Biết trong giáo lý
đạo Công Giáo có "10 điều răn" và nhiều lễ cử hành trong

17


năm, ngày 15/07/1834, vua cho công bố một đạo luật trong
đó gồm 10 khoản, lấy từ triết học Khổng Tử đem áp dụng
vào xã hội Việt Nam để dạy đạo làm người. Nội dung: về

cương vị con người, lương tâm ngay thẳng, tự trọng bản lónh,
nền tảng kinh tế, thuần phong mỹ tục, giáo dục giai cấp,
vấn đề văn hóa, hãm dẹp tình dục, tôn trọng pháp luật và
quãng đại với tha nhân. Đạo luật này được niêm yết trên
khắp mọi nẻo đường, bắt dân chúng phải học tập và tuân
hành. Mong muốn của nhà vua là để cho đầu óc người dân
khỏi bị tiêm nhiễm các thứ giáo lý ngoại bang, riêng với
người Công Giáo là để thay thế cho 10 giới răn đạo Chúa.
Vua Thiệu Trị (1840-1847: 2 Sắc Lệnh:
Sang đời vua Thiệu Trị cấm giết đạo vẫn tiếp tục, nghóa là
vua vẫn để cho thi hành những sắc lệnh đã được công bố
đời vua Minh Mạng, mặc dầu trong một vài địa phương đã có
phần giảm độ gắt gao. Mãi cho tới 1847, sau khi thất bại
trong cuộc tranh chấp với đoàn tầu Pháp tại Cửa Hàn, vua
phản ứng bằng cách đổ hết tội lỗi trên đầu người Công
Giáo, và ngày 3/05/1847 vua ban hành sắc lệnh lùng bắt
các linh mục Thừa Sai ngoại quốc.
Vua Tự Đức (1847-1883): 13 Sắc lệnh:
Nếu tính số Sắc lệnh bắt đạo, dưới thời Tự Ðức lên tới
13 Sắc lệnh ký vào những năm 1848, 1851, 1855, riêng trong
năm 1857: 4 Sắc lệnh; năm 1859: 3 Sắc lệnh; và năm 1860:
4 Sắc lệnh sau cùng. Nhiều lệnh như thế minh chứng ý chí
nhà vua muốn tận diệt đạo Thiên Chúa bằng mọi giá, và
tận diệt suốt trong 30 năm chấp chính.
- Đạo Công Giáo được định nghóa không những như một
"Tả đạo", như một tôn giáo xấu xa "một dịch tễ" (Sắc lệnh:
7/06/1857).
- Do đó lệnh vua là các cơ quan chính quyền phải ráo riết
bài trừ:
- Lệnh cho các xã ủy, cai tổng (Sắc lệnh: Tháng 5 năm

1857): Ai không tuân theo sẽ bị cách chức (Sắc lệnh
7/06/1857).

18


- Lệnh cho Triều đình và các quan địa phương (Sắc lệnh
24/08/1857).
- Phải bắt tất cả các tầng lớp Công Giáo:
- Hết mọi thanh niên trên 15 tuổi phải trình diện thường
xuyên theo thời gian nhất định (Lệnh 17/01/1860). Người Công
Giáo, dù học giỏi, có khả năng, cũng không được bổ
nhiệm giữ chức vụ nào (Sắc lệnh 18/09/1855).
- Đặc biệt giới ngư phủ: vì họ luôn luôn di chuyển và
thường là chỗ ẩn náu cho các đạo trưởng (Sắc lệnh
18/09/1855).
- Đặc biệt giới ngư phủ: vì họ luôn luôn di chuyển và
thường là chỗ ẩn náu cho các đạo trưởng (Sắc lệnh
18/09/1855).
- Những người chứa chấp đạo trưởng sẽ bị phân thây và
buông sông (Sắc lệnh 30/03/1851).
- Giáo dân không chịu đạp lên Thánh Giá sẽ bị khắc hai
chữ "Tả Đạo" trên mặt và đi đầy biệt xứ (Sắc lệnh
18/09/1855). Ai cố chấp xưng đạo: đàn ông sẽ bị cưỡng bách
tòng quân, đàn bà bị tuyển làm nội trợ cho các quan (Sắc
lệnh 7/06/1857).
- Bắt các thành phần trong Hội đồng giáo xứ (Sắc lệnh
tháng 10/1859).
- Binh só Công Giáo không đạp ảnh Thánh Giá sẽ bị giải
ngũ, bị khắc hai chữ Tả Ðạo và bị đầy chung thân (Sắc

lệnh Tháng 12/1859).
- Giới Quan lại Công Giáo: cả những ai đã chối đạo cũng
bị cất chức. Những ai trung kiên sẽ bị trảm quyết (Sắc lệnh
15/12/1859).
- Các Nữ tu: không được cấp giấy thông hành để di
chuyển ngoài địa phương mình đang ở, vì họ là những liên laic
viên đắc lực. Ai không tuân lệnh sẽ bị: tù chung thân, hay
làm nội trợ cho các quan (Sắc lệnh 17/01/1860 và Sắc lệnh
tháng 7/1860).
- Các Linh mục Việt Nam: đạp Thánh Giá hay không đều bị
phân thây để nêu gương; Ngoại quốc: bị trảm quyết, đầu

19


phải treo luôn trong 3 ngày, rồi buông sông hay ném xuống
biển (Sắc lệnh 15/09/1855).
- Các cơ sở Công Giáo (nhà thờ, nhà xứ, tu viện, nhà
trường) bị đốt phá và tiêu hủy (Sắc lệnh 18/09/1855 và
Sắc lệnh 8/12/1857). Nhất là cơ sở tại Vónh Trị: phải bình địa
hóa triệt để (Sắc lệnh 1/12/1857).
- Những khổ hình dã man nhất: Phân sáp (1860): gồm 5
khoản:
- Khoản 1: Hết mọi người theo đạo Thiên Chúa, bất cứ nam
nữ, giầu nghèo, già trẻ đều bị phân tán vào các làng
bên lương.
- Khoản 2: Tất cả các làng bên lương có trách nhiệm canh
gác những tín hữu Công Giáo: cứ năm người lương canh gác
một người Công Giáo.
- Khoản 3: Tất cả các làng Công Giáo sẽ bị phá bình địa

và tiêu hủy. Ruộng đất, vườn cây, nhà cửa sẽ bị chia cho
các làng bên lương lân cận, và các làng bên lương này có
nhiệm vụ phải nộp thuế hằng năm cho Chính Phủ.
- Khoản 4: Phân tán nam giới đi một tỉnh, nữ giới đi một
tỉnh khác, để không còn cơ hội gặp nhau, con cái thì chia cho
những gia đình bên lương nào muốn nhận nuôi.
- Khoản 5: Trước khi phân tán, tất cả giáo dân nam nữ
và trẻ con đều bị khắc trên má trái hai chữ Tả Đạo và
trên má bên phải tên tổng, huyện, nơi bị giam giữ, như thế
không còn cách nào trốn thoát.
Chính sách cấm và giết đạo đã một phần làm cho xã hội
trở nên rối reng và bất ổn.
III.KẾT LUẬN:
Như vậy trong khoảng 80 năm có chủ quyền, triều đình
nhà nguyễn đã xây dựng nên một thiết chế nhà nước
vững chắc và hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh. Khi
chế độ trung ương tập quyền đạt đến đỉnh cao, nhất là dưới
triều Minh Mạng thì đế quyền nhà Nguyễn cũng đạt đến sự
tuyệt đối của quyền lực, trở thành một chính thể quân chủ
chuyên chế có một năng lực thực tiễn mạnh mẽ bao truøm

20



×