Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Khoa hoc trai dat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.4 KB, 2 trang )

khoa học trái đất lớp 6

TRÁI ĐẤT

I. HỌC THUYẾT VỀ SỰ HÌNH THÀNH TRÁI ĐẤT
Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của Trái Đất, liên quan chặt chẽ với sự hình thành
Hệ Mặt Trời.
Vào thế kỉ XVIII, hai nhà khoa học Căng (Đức) và La-plat (Pháp), lần đầu tiên trong lịch sử đã
đưa vào Thiên văn học một quan niệm mới về sự hình thành Hệ Mặt Trời, trong đó có Trái Đất.
Theo các ơng, Hệ Mặt Trời được hình thành khơng phải do sức mạnh của Thượng đế mà do
những quy luật của bản thân Vũ Trụ. Giả thuyết Căng – La-plat đã giải thích được cấu trúc cơ
bản của Hệ Mặt Trời, phù hợp với trình độ nhận thức khoa học của thế kỉ XVIII, nhưng cũng bộc
lộ một số sai lầm cơ bản, không phù hợp với những quy luật Vật lí.
Với sự phát triển của khoa học, dần dần con người ngày càng có cách nhìn đúng đắn, chính xác
hơn về nguồn gốc Trái Đất.
Vào những năm giữa thế kỉ XX, Ơt-tơ Xmit (nhà khoa học Nga) và những người kế tục ông đã
đề ra một giả thuyết mới. Theo giả thuyết này, những hành tinh trong Hệ Mặt Trời được hình
thành từ một đám mây bụi và khí lạnh. Mặt Trời sau khi hình thành, di chuyển trong Dải Ngân
Hà, đi qua đám mây bụi và khí. Do sức hấp dẫn của Vũ Trụ, khí và bụi chuyển động quanh Mặt
Trời theo những quỹ đạo hình elip. Trong quá trình chuyển động, đám mây bụi và khí đó dần
dần ngưng tụ thành các hành tinh .
Đa số các nhà khoa học đã chấp nhận quan điểm của Ơt-tơ Xmit. Tuy nhiên, họ cũng thấy cần
phải nghiên cứu thêm một số vấn đề về quan hệ giữa sự hình thành của các hành tinh với
nguồn gốc của Mặt Trời và các thiên thể khác trong Vũ Trụ…
Ngày nay, với những tiến bộ và phát triển trong lĩnh vực Vật lí, Thiên văn… người ta ngày càng
có thêm những căn cứ khoa học để bổ sung nhiều vấn đề mới, giải thích về nguồn gốc Trái Đất,
các thiên thể trong Hệ Mặt Trời và trong Vũ Trụ mà các giả thuyết trước đây chưa giải quyết
được.
II. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT
Nghiên cứu sự thay đổi của sóng địa chấn lan truyền trong lịng Trái Đất, người ta đã biết được
Trái Đất có cấu trúc gồm nhiều lớp.


1. Lớp vỏ Trái Đất
Vỏ Trái Đất cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn, độ dày dao động từ 5 km (ở đại
dương) đến 70 km (ở lục địa). Vỏ Trái Đất chỉ chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% về
trọng lượng của Trái Đất nhưng có vai trị rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con
người.
Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo, độ dày… vỏ Trái Đất lại chia thành hai kiểu
chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau.
Trên cùng là tầng đá trầm tích do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành. Tầng này khơng
liên tục và có nơi mỏng nơi dày.
Tầng granit gồm các loại đá nhẹ tạo nên như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như
đá granit… được hình thành do vật chất nóng chảy ở dưới sâu của vỏ Trái Đất đông đặc lại. Lớp
vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng granit.
Tầng badan gồm các loại đá nặng hơn như đá badan và các loại đá có tính chất tương tự như
đá badan… được hình thành do vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất rồi đông đặc lại. Lớp
vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan.
2. Lớp Manti
Dưới vỏ Trái Đất cho tới độ sâu 2.900 km là lớp Manti (còn được gọi là bao Manti). Lớp này gồm
hai tầng chính. Càng vào sâu, nhiệt độ và áp suất càng lớn nên trạng thái vật chất của bao
Manti có sự thay đổi, quánh dẻo ở tầng trên và rắn ở tầng dưới.
Vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti (đến độ sâu khoảng 100 km) vật chất ở trạng thái
cứng, người ta thường gộp vào và gọi chung là thạch quyển. Thạch quyển di chuyển trên một
lớp mềm, quánh dẻo - quyển mềm của bao Manti, như các mảng nổi trên mặt nước.
Quyển mềm của bao Manti có ý nghĩa lớn đối với vỏ Trái Đất. Đây là nơi tích tụ và tiêu hao


nguồn năng lượng bên trong, sinh ra các hoạt động kiến tạo làm thay đổi cấu trúc bề mặt Trái
Đất như hình thành những dạng địa hình khác nhau, các hiện tượng động đất, núi lửa…
3. Nhân Trái Đất
Nhân Trái Đất là lớp trong cùng, dày khoảng 3470 km. Ở đây, nhiệt độ và áp suất lớn hơn so

với các lớp khác. Từ 2900 km đến 5100 km là nhân ngoài, nhiệt độ vào khoảng 5000oC, áp
suất từ 1,3 triệu đến 3,1 triệu atm, vật chất tồn tại trong trạng thái lỏng. Từ 5100 km đến 6370
km là nhân trong, áp suất từ 3 triệu đến 3,5 triệu atm, vật chất ở trạng thái rắn. Thành phần
vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là những kim loại nặng như niken (Ni), sắt (Fe) nên nhân
Trái Đất còn được gọi là nhân Nife.
III - THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
Thuyết kiến tạo mảng hiện nay được xây dựng trên cơ sở tiếp nối “Thuyết trôi lục địa” trước
đây của nhà địa - vật lí người Đức A. Vê-ghê-ne (1880 – 1930). Theo “Thuyết trơi lục địa”, Trái
Đất đã có lúc là một đại lục duy nhất; về sau, vị gãy vỡ và tách ra thành nhiều phần lục địa,
quần đảo… rồi di chuyển trôi dạt thành những bộ phận riêng biệt. A. Vê-ghê-ne xây dựng giả
thuyết của ông dựa trên những quan sát về sự ăn khớp của bờ đông các lục địa Bắc Mĩ, Nam Mĩ
với bờ tây của lục địa Á – Âu, lục địa Phi… về các mặt hình thái, địa chất và di tích hố thạch,
nhưng chưa có đầy đủ những kết quả nghiên cứu mới để bổ sung giả thiết của A. Vê-ghê-ne và
xây dựng nên “Thuyết kiến tạo mảng”.
Theo thuyết kiến tạo mảng, nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa… là do
hoạt động chuyển dịch một số mảng kiến tạo lớn của vỏ Trái Đất.
Thuyết kiến tạo mảng cho rằng vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị gãy vỡ, tách ra
thành những mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo. Thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng
kiến tạo nằm kề nhau. Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo của bao Manti và di
chuyển một cách chậm chạp.
Đa số các nhà khoa học cho rằng, thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn và một số mảng
nhỏ. Mỗi mảng kiến tạo này thường gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có
mảng chỉ có phần đại dương như mảng Thái Bình Dương.
Trong khi di chuyển, các mảng kiến tạo có thể xơ vào nhau hoặc tách xa nhau…
Khi hai mảng lục địa chuyển dịch xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng (ven bờ các mảng) đá
sẽ bị nén ép, dồn lại và nhơ lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa… Ví dụ:
Dãy núi Hi-ma-lay-a được hình thành do mảng Ấn Độ - Ơ-xtrây-li-a xơ vào mảng Âu – Á.
Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách dãn, macma sẽ trào lên, tạo ra các dãy núi
ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa… như trường hợp sống núi ngầm giữa Đại
Tây Dương…

Nhìn chung, vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn, thường có các hoạt
động kiến tạo xảy ra, kèm theo nó là các hiện tượng như động đất, núi lửa…



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×