Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Khoa hoc trai dat potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.13 KB, 16 trang )

Bảo tàng Địa chất được thành lập năm 1914. Kể từ khi thành lập đến nay đã hơn 85 năm, Bảo tàng Địa
chất có nhiệm vụ giới thiệu các hoạt động địa chất ở Việt Nam thông qua việc trưng bày mẫu vật, mô
hình, biểu bảng…vvv đồng thời giới thiệu các thành quả của khoa học địa chất với công chúng nhằm
giúp họ hiểu được mối quan hệ hữu cơ giữa con người và trái đất trong phạm vi có thể có được.
Nội dung trưng bày hiện nay của Bảo Tàng Địa chất gồm ba chủ đề, với 12 đề tài như sau:
1/ Chủ đề 1: Lịch sử địa chất Việt Nam và hành tinh của chúng ta, gồm 5 đề tài:
1. Trái đất và hệ Mặt Trời
2. Tiến hóa địa chất của Việt Nam
3. Tiềm năng khoáng sản Việt Nam
4. Các quá trình địa chất chủ yếu
5. Địa chất Việt Nam và địa chất quốc tế
2/ Chủ đề 2: Địa chất và khoáng sản Việt Nam. Gồm 4 đề tài:
6. Cấu trúc địa chất lãnh thổ Việt Nam
7. Khoáng sản Việt Nam
8. Địa chất và khoáng sản biển Đông và thềm lục địa Việt Nam
9. Bản đồ địa chất
3/ Chủ đề 3: Các sưu tập chuyên đề. Gồm 3 đề tài:
10. Cổ sinh vật (hóa thạch)
11. Khoáng vật và Đá
12. Các xuất bản phẩm địa chất
TRÁI ĐẤT VÀ HỆ MẶT TRỜI
Trái Đất của chúng ta nằm trong hệ mặt trời thuộc một thiên hà có tên là Ngân Hà, Hệ Mặt Trời của
chúng ta nằm ở phía ngoài rìa của thiên hà, tức là chúng ta ở rất xa tâm thiên hà của mình. So về kích
thước, Trái Đất của chúng ta chỉ là một hạt bụi trong dải Ngân Hà, và dải Ngân Hà của chúng ta thì chỉ
là một hạt bụi so với nhiều thiên hà và siêu thiên hà khác.
TIẾN HÓA ĐỊA CHẤT Ở VIỆT NAM
Đại Arkei (Thái cổ)
Trong lịch sử Trái đất, Arkei là đại cổ nhất, có mặt cách ngày nay 4500 triệu năm và kéo dài trong
khoảng thời gian 1900 triệu năm (4500-2600 triệu năm trước).
Ở Việt Nam, các thành tạo Arkei chỉ mới được phát hiện ở phần trung tâm địa khối Kon Tum, là các đá
biến chất sâu lộ ra ở khu vực Kan Nack, dày tới 3000m, được các nhà địa chất xếp vào loạt Kan Nack.


Đại Proterozoi (Nguyên sinh)
Tiếp theo đại Arkei, đại Proterozoi bắt đầu cách ngày nay 2600 triệu năm và có thời gian kéo dài là 2030
triệu năm (2600-570 triệu năm trước).
Ở Việt Nam, các thành tạo Proterozoi thường có mặt ở một số nơi thuộc các đới nâng Sông Hồng, Phan
Si Păng, Sông Chảy, Sông Mã, Phu Hoạt, Kon Tum, gồm:
- Các đá kết tinh Paleoproterozoi mang tên loạt Sông Hồng (ở Đông Bắc Bộ), loạt Xuân Đài (ở Tây Bắc
Bộ) và loạt Ngọc Linh (ở địa khối Kon Tum).
- Các đá biến chất Mesoproterozoi được xếp vào loạt Khâm Đức có mặt ở phía nam của Bắc Trung Bộ.
- Các đá biến chất Neoproterozoi thường có mặt trong những mặt cắt chuyển tiếp lên Cambri hạ chứa vi
hoá thạch thực vật (microphyton), thuộc các hệ tầng Sông Chảy (ở Bắc Bắc Bộ), Sa Pa, Nậm Cô (ở Tây
Bắc Bộ), Bù Khạng (ở Bắc Trung Bộ) và Chư Sê (ở địa khối Kon Tum).
Hoá thạch tuổi Cambri
Đại Paleozoi (Cổ sinh)
Đại Paleozoi bắt đầu cách ngày nay 570 triệu năm, kéo dài suốt 325
triệu năm (570 đến 208 triệu năm trước). Đại Cổ sinh chia làm 6
kỷ:
Các thành tạo Cambri trung- Ordovic hạ phân bố rộng rãi và có sự
khác nhau ở các khu vực. Ở phía bắc Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ chủ yếu là trầm tích carbonat xen lục nguyên tướng biển
nông, biển ven bờ, chứa các hoá thạch Bọ ba thuỳ (Trilobita), Tay
cuộn (Brachiopoda). Ở Bắc và Đông Bắc Bộ chủ yếu là trầm tích
lục nguyên, đôi khi có thấu kính đá vôi, chứa Bọ ba thuỳ
(Trilobita).
Các thành tạo Ordovic và Silur ở Việt Nam phát triển chủ yếu ở phần Bắc lãnh thổ. Chúng thường có
quan hệ chặt chẽ với nhau trong các mặt cắt liên tục.
Biển Silur
Các thành tạo Devon phân bố khá rộng rãi ở Bắc và Tây Bắc Bộ, có mặt ở Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
và lẻ tẻ ở Nam Bộ.
Các thành tạo Carbon và Permi phân bố khá rộng rãi ở Việt Nam, lộ ra chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung
Bộ, một phần ở rìa Tây và Tây Nam địa khối Kon Tum và Tây Nam Nam Bộ, Carbon và Permi được

thành tạo ứng với 3 chu kỳ trầm tích: Devon - Carbon sớm, Carbon sớm - Permi giữa và Permi muộn.
Thằn lằn có cánh cùng với chim cổ cuổi Jura
Đại Mesozoi (Trung sinh)
Đại Mesozoi (Trung sinh) bắt đầu cách ngày nay 245 triệu năm và kéo dài 179 triệu năm (245 - 60 triệu
năm), gồm 3 kỷ :
- Trias dài 37 triệu năm (245 - 208 triệu năm trước).
- Jura - 64 triệu năm (208 - 144 triệu năm trước).
- Creta - 78 triệu năm (144 - 60 triệu năm trước).
Lịch sử phát triển vỏ Trái đất ở Việt Nam trong Mesozoi trải qua hai giai đoạn lớn: Trias trước Nori và
Nori-Jura-Creta.
Trước Nori, Trias được đặc trưng chủ yếu bởi các trầm tích biển có xen các trầm tích nguồn núi lửa.
Cuối giai đoạn chế độ biển tiến ở một số khu vực đã bị chế độ lục địa thay thế.
Trias (Nori)-Jura-Creta được đặc trưng chủ yếu là các thành tạo lục địa chứa than và lục địa màu đỏ (ở
miền Bắc) hoặc lục địa có xen các thành tạo biển trong Jura (ở miền Nam).
Người tiền sử ở Nam Phi
Đại Kainozoi (Tân sinh)
Đại Kainozoi bắt đầu từ 66 triệu năm trước đây và kéo dài cho đến nay. Đại Tân sinh gồm 3 kỷ :
- Paleogen dài 42 triệu năm (66 - 24 triệu năm trước).
- Neogen - 22 triệu năm ( 24 – 2 triệu năm trước).
- Đệ tứ bắt đầu từ mốc thời gian 2 triệu năm trước đây và kéo dài đến tận ngày nay.
Ở Việt Nam các thành tạo Kainozoi rất đa dạng.
Động vật có vú Pleixtocen

Paleogen ít lộ trên mặt. Diện lộ trầm tích Paleogen hiện mới được biết ở Tây Bắc Bộ (thành tạo nguồn
núi lửa hệ tầng Pu Tra) và cực Tây Bắc Bộ (trầm tích lục địa hệ tầng Nậm Bay).
Neogen - Đệ tứ có mặt ở các khu vực ven biển và thềm lục địa,
gồm các trầm tích nguồn gốc khác nhau chứa vết in lá, bào tử phấn hoa, Trùng lỗ (Foraminifera) và các
lớp đá bazan.
Các thành tạo Đệ tứ ở Việt Nam phân bố ở các đồng bằng ven biển, vùng núi và hải đảo.
Ở miền núi, Đệ tứ thường gồm các thành tạo tướng sông, sông lũ, bazan, thuộc các giai đoạn Pleistocen

và Holocen. Bên cạnh đó là các thành tạo nón phóng vật cổ, các trầm tích hang động chứa Động vật có
xương sống (Vertebrata) và các hiện vật khảo cổ.
CÁC QUÁ TRÌNH ĐỊA CHẤT CHỦ YẾU
Thể hiện các cấu tạo chính của vỏ trái đất và các quá trình địa chất chủ yêú đang diễn ra trên trái đất.

Mô hình kiến tạo mảng
1. Mô hình kiến tạo mảng:
Thuyết kiến tạo mảng là một học thuyết theo cơ chế động. Theo đó thạch quyển của Trái đất được phân
ra 1 số mảng mà ranh giới giữa chúng là các đới tách giãn đại dương, nơi có hoạt động kiến tạo, động
đất, núi lửa mạnh nhất. Dọc theo ranh giới này xuất hiện các đứt gãy toác, đứt gãy chờm, hoặc những
dịch chuyển ngang.
Mô hình trầm tích tổng quát
2. Mô hình trầm tích tổng quát:
Mô hình này thể hiện các quá trình trầm tích tại các bộ phận khác nhau của vỏ Trái đất: Lục địa, sườn
lục địa, thềm lục địa, biển thẳm.
Chu trình tạo đá
3. Các pano minh hoạ chu kỳ biển tiến, biển lùi, các mảng chính của trái đất, cơ chế phong hoá tạo tầng
thổ nhưỡng, chu kỳ các đá trong tự nhiên.
4. Các mẫu vật liên quan đến các quá trình vũ trụ, biến chất và phong hoá: meteorit, kaolin, pegmatit.
CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ LÃNH THỔ VIỆT NAM
Mẫu vật trưng bày đã được nhiều nhà địa chất trong và ngoài nước sưu tập, đó là các mẫu của người
Pháp năm 1927 (Patte E ), mẫu của các nhà địa chất Liên Xô (Dovjikov A.E., Izokh E.P. và nnk, năm
1965) và mẫu vật do các nhà địa chất Việt Nam thu thập trong đo vẽ bản đồ địa chất ở nhiều tỷ lệ khác
nhau cũng như trong các công trình nghiên cứu địa chất.
Danh sách các bộ sưu tập mẫu đá bản đồ địa chất
Các mẫu vật trưng bày được lựa chọn từ hơn 10.000 mẫu thuộc 76 sưu tập khác nhau đại diện cho 157
phân vị địa chất. Việc trưng bày mẫu địa chất theo các loạt tờ bản đồ địa chất 1/200.000 là:
+ Đông Bắc Bộ: Phân bố phía bắc đứt gãy Sông Hồng, trưng bày 238 mẫu đại diện cho 32 phân vị địa
chất (trong đó có 25 phân vị địa tầng và 7 phân vị magma xâm nhập).
+Tây Bắc Bộ: Nằm giữa các đứt gãy Sông Hồng và Sông Mã, trưng bày 216 mẫu đại diện cho 44

phân vị địa chất (trong đó có 32 phân vị địa tầng và 12 phân vị magma xâm nhập)
+ Bắc Trung Bộ: Kéo dài từ đứt gãy Sông Mã đến đứt gãy Tam Kỳ-Hiệp Đức, trưng bày 154 mẫu, đại
diện cho 29 phân vị địa chất (trong đó có 22 phân vị địa tầng và 7 phân vị magma xâm nhập).
+ Tây Nguyên: Thuộc địa khối Kon Tum, phía Bắc là đứt gãy Tam Kỳ-Hiệp Đức, phía Nam là đứt gãy
Sông Ba, trưng bày 123 mẫu, đại diện cho các mặt cắt địa chất chuẩn của 20 phân vị địa chất (trong đó
có 9 phân vị địa tầng và 11 phân vị magma xâm nhập).
+ Nam Trung Bộ: Phía nam đứt gãy Sông Ba, trưng bày 81 mẫu, đại diện cho 15 phân vị địa chất
(trong đó có 10 phân vị địa tầng và 5 phân vị magma xâm nhập).
+ Nam Bộ: Trưng bày 59 mẫu đại diện cho 16 phân vị địa chất (trong đó có 15 phân vị địa tầng và 1
phân vị magma xâm nhập).
KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
1.Khoáng sản kim loại:

Lõi khoan sắt
- Quặng sắt và hợp kim sắt.
Quặng sắt có các kiểu nguồn gốc khác nhau đã được phát hiện ở nhiều nơi như Hà Tĩnh, Thái Nguyên,
Yên Bái, Cao Bằng. Đáng chú ý là quặng sắt ở đồng bằng ven biển Thạch Khê (Hà Tĩnh) có trữ lượng
tới 550 triệu tấn.
Mangan: Các mỏ và điểm quặng phần lớn phân bố ở Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, một số ít có ở
các nơi khác như Lạng Sơn, Pia Oắc, Quảng Bình.

Mẫu quặng Mangan
Titan: Hầu hết các mỏ, điểm quặng và sa khoáng titan phân bố ở Bắc Thái và Tuyên Quang, ven biển
Bắc Bộ và Trung Bộ.
Mẫu quặng Cromit Cổ Định- Thanh Hoá
Crom: Ngoài 2 mỏ sa khoáng Bãi Áng, Cổ Định có quy mô lớn, còn có 2 điểm quặng gốc Núi Nưa,
Làng Mun.
Nickel: Có ở Sơn La.Wolfram, molybden, cobalt và một số loại quặng kim loại đen khác đã được phát
hiện, thăm dò và khai thác ở nhiều nơi.
- Quặng kim loại cơ bản.

Quặng chì kẽm: Đã phát hiện nhiều vùng quặng nhỏ đến trung bình như Chợ Điền, Sìn Hồ, Tú Lệ, Bó
Xinh, Lô Gâm, Lang Hít, Ngân Sơn, Đồng Mỏ, Quan Sơn, Phu Lôi, Mỹ Đức.
Quặng đồng Sinh Quyền- Lào Cai
Quặng đồng: Các vùng quặng đồng chính Phan Si Pan, Sông Đà, Núi Chúa-Khao Quế, Tri Năng, Tam
Kỳ, Tây Ninh. Mỏ đồng Sinh Quyền được phát hiện từ cuối thập kỷ 50 và đã được thăm dò đánh giá trữ
lượng đồng cùng kim loại đi kèm như vàng, bạc, đất hiếm
Quặng antimon ở Việt Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ có quy mô trữ lượng trung bình.
Quặng thiếc ở Tam Đảo, Quỳ Hợp, Lâm Đồng đã được phát hiện, trong đó nhiều nơi đã được đưa vào
khai thác.
Mẫu quặng Antimonit Hoà Phú - Tuyên Quang
- Kim loại nhẹ
Mẫu quặng Bauxit TápNá-Cao Bằng
Quặng nhôm: bauxit trong trầm tích Permi ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lỗ Sơn, Quỳ Châu, Quỳ
Hợp đã được thăm dò từ trước và trong những năm 60. Hàng loạt vùng quặng bauxit-laterit từ đá bazan
Neogen ở Bản Tấu (Điện Biên), Đak Nông, Sông Bé, Bù Na, Bảo Lộc, Măng Đen, Vân Hoà, Bắc Quảng
Ngãi đã được phát hiện. Riêng bauxit laterit từ đá bazan ở Tây Nguyên đã được thăm dò đạt trữ lượng
lớn.
Các sưu tập trưng bầy:
+ Bauxit Táp Ná- Cao Bằng
+ Bauxit và các dạng sản phẩm Bảo Lộc- Lâm Đồng
- Quặng kim loại quý.
Mẫu quặng Cromit Cổ Định- Thanh Hoá
Vàng đã được điều tra phát hiện ở nhiều vùng trên lãnh thổ. Có hai nhóm loại hình mỏ:
Nhóm các mỏ vàng thực thụ: gồm 40 mỏ, điểm quặng gốc và sa khoáng đã được điều tra đánh giá, trong
đó một vài mỏ đã được đưa vào khai thác.
Nickel: Có ở Sơn La.
Wolfram, molybden, cobalt và một số loại quặng kim loại đen khác đã được phát hiện, thăm dò và khai
thác ở nhiều nơi.
Nhóm các mỏ chứa vàng cộng sinh: gồm các mỏ thiếc chứa vàng (kiểu Núi Pháo, Nà Đeng, Pia Oắc và
Đa Thiện, Đà Lạt).Ngoài ra còn có kiểu khoáng hoá vàng-bismut, vàng-molybden.

Các sưu tập trưng bầy:
+ Vàng Bồng Miêu, Quảng Nam
+ Vàng Nà Pái, Lạng Sơn
+ Vàng Sông Hinh, Phú Yên
2. Khoáng sản không kim loại:
Mẫu quặng photphorit Lạng Sơn
Quặng photphorit: kiểu apatit trầm tích biến chất có ở Lào Cai, trữ lượng thăm dò khoảng 900 triệu tấn
và dự báo đến 2,5 tỷ tấn.
Quặng barit: Đã phát hiện được khoảng 40 điểm quặng và mỏ, trong đó 2 mỏ đã được thăm dò là Làng
Cao (Bắc Giang) và Ao Sen (Tân Trào -Tuyên Quang), 7 mỏ khác đã được tìm kiếm đánh giá: Nậm Xe,
Đông Pao (Lai Châu), Lục Ba (Thái Nguyên), Sơn Thành (Nghệ An), Tân Yên (Bắc Ninh), Thượng Ấm
(Tuyên Quang).
Đá vôi xi măng, dolomit có trữ lượng lớn. Sét gốm, sét kaolin, pyrophylit, diatomit, bentonit, cát
silic,v.v
Các sưu tập trưng bầy:
+ Asbest Suối Cẩn, Hoà Bình
+ Quarzit Tấn Mài,Quảng Ninh
+ Cát ven biển
+ Apatit Cam Đường, Lào Cai
+ Đá ốp lát miền Bắc Việt Nam
+ Đá ốp lát miền Nam Việt Nam
+ Khoáng sản vùng Tấn Mài - Quảng Ninh
+ Graphit Lào Cai
Mẫu quặng Barit, đất hiếm
3. Khoáng sản nhiên liệu:
Mẫu than mỡ Thái Nguyên
Than anthracit chất lượng tốt, phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh, một phần ở Nông Sơn (Quảng Nam) và
một vài nơi khác.
Than mỡ có ở Sông Đà, Bắc Thái, Nghệ An.
Than nâu tập trung chủ yếu ở Na Dương, vùng trũng Hà Nội và nhiều nơi khác.

Than bùn chủ yếu có ở đồng bằng Nam Bộ, ngoài ra còn có rải rác ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.
Đá dầu có ở Đồng Ho (Quảng Ninh).
Dầu khí có ở các bồn Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Vũng Mây, Malaxia-Thổ
Chu và các nhóm bồn Trường Sa, Hoàng Sa.
Các mỏ dầu khí đã phát hiện (trừ mỏ Bạch Hổ) là mỏ nhỏ đến trung bình, có nhiều tầng chứa (cát kết
tuổi Oligocen và Miocen, đá vôi Miocen, đá móng nứt nẻ trước Đệ tam). Các mỏ đang khai thác là:
Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng và Bunga-Kekwa.
Các sưu tập trưng bầy:
+ Các loại than Việt Nam
+ Than Cẩm Phả
+ Dầu khí
+ Dầu khí trũng Cửu Long
+ Dầu khí đồng bằng Bắc Bộ
Mẫu dầu ở Việt Nam
4.Quặng phóng xạ, đất hiếm :
Mẫu đất hiếm Nậm Xe
Quặng phóng xạ, đất hiếm: Đã xác định được trữ lượng đất hiếm ở các khu vực Nậm Xe, Đông Pao,
Mường Hum, Yên Phú. Các đất hiếm liên quan với đá xâm nhập kiềm ở Lai Châu, Yên Bái có trữ lượng
lớn.
5. Đá quý và đá nửa quý:

Mẫu quặng Rubi Lục Yên, Yên Bái
Các mỏ, điểm quặng và điểm khoáng hoá đá quý và đá nửa quý chủ yếu ở Lục Yên (Yên Bái), Quỳ
Châu (Nghệ An) và rải rác ở các nơi khác trên miền Bắc (Xuân Lê, Cò Phương, Ba Bể) và miền Nam
(Tiên Cô, Đá Bàn).
Đá quý: ruby, saphir (riêng kim cương, emerot, jadeit mới chỉ có tiền đề và dấu hiệu sơ bộ).
Đá nửa quý: spinel, aquamarin (beryl), topaz, turmalin, zircon, peridot, opal-calcedon, đá dạng jadeit,
amethyst, thạch anh tinh thể.
Thạch anh hồng, dematoit, disten, staurolit, agat, jasper, amazonit, epidot, pirophylit, gỗ hoá thạch,
fluorit, tectit.

Các sưu tập trưng bầy:
+ Thạch anh tinh thể
+ Đá trang sức và mỹ nghệ Đồng Nai
+ Đá ngọc vùng Đồng Lầy- Hà Tĩnh
+ Đá trang sức vùng Cao Bằng
+ Thạch anh tinh thể
+ Đá quý Việt Nam
+ Đá màu đới An Phú
+ Đá màu đới Sông Lô và kế cận
+ Đá màu Tây Nghệ An
+ Nephrit và jadeit vùng Cò Phương, Sơn La
+ Đá quý vùng Lục Yên
+ Đá quý Đak Tôn, Đak Nông
+ Đá quý đới Sông Mã
BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT VIỆT NAM
Bản đồ được trưng bày là những ấn phẩm tiêu biểu cho các chuyên ngành nghiên cứu về địa chất-
khoáng sản trên lãnh thổ Việt Nam do các nhà địa chất Việt Nam và nước ngoài thành lập trong nhiều
công trình đo vẽ lập bản đồ địa chất Việt Nam và Đông Dương.
Trưng bầy Bản đồ địa chất
Phân bố mỏ quặng Phân bố mỏ đá quý
CỔ SINH VẬT
Các sưu tập hoá thạch thu thập được trong các thời kỳ khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam và một số vùng
kế cận.
1.Sưu tập của các nhà địa chất Pháp như Dussault, Deprat, Mansuy, Zeiller, Lantenois, Jacob thu thập
được tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Vân Nam (Trung Quốc) gồm:
- Các đoạn đầu của xương đùi khủng long được tìm thấy trong trầm tích tuổi Creta thượng ở Mường
Pha Lan – Hạ Lào.

Hoá thạch cá
Hoá thạch bọ ba thuỳ

- Hoá thạch cá
- Tay cuộn (Brachiopoda) và Chân bụng (Gastropoda).
- Hai mảnh tuổi PZ3 tìm thấy ở Lào và tuổi Permi ở Campuchia, ở Vân Nam (Trung Quốc).
- Trùng lỗ (Foraminifera) có cấu tạo đơn giản tuổi Permi tìm thấy ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Vân
Nam (Trung Quốc).
- Hoá thạch thực vật ở bể than Hòn Gai (Quảng Ninh)
- Bọ ba thuỳ (Trilobita) tuổi Cambri ở Đồng Văn (Hà Giang), Đông Sơn (Thanh Hoá) và nhiều nơi khác.
Hoá thạch cúc đá tuổi Jura sớm
2. Các sưu tập hoá thạch thu thập được trong thời gian đo vẽ bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỉ lệ
1:500.000 (1960-1965), gồm:
- San hô (Coralla)
- Tay cuộn (Brachiopoda)
- Thân mềm (Mollusca)
- Thực vật
- Trùng lỗ (Foraminifera).
Những hoá thạch này đã được các nhà cổ sinh Liên Xô và Việt Nam cùng cộng tác nghiên cứu .
3.Các sưu tập hoá thạch thu thập được trong những năm 1980-1985. Các nhà cổ sinh vật Việt Nam đã
sưu tầm, nghiên cứu khá hoàn chỉnh và đầy đủ về cổ sinh vật trên toàn lãnh thổ Việt Nam gồm:
- Bản ảnh trùng lỗ
- Sưu tập ngành thân mềm : Chân rìu (Pelecypoda) và Chân đầu (Cephalopoda)
- Sưu tập Cúc đá (Ammonoidea)
Hàm răng Tê giác ở Sơn La

- Sưu tập Tay cuộn (Brachiopoda)
- Sưu tập Bọ Ba thuỳ (Trilobita), Bút đá (Graptolithina) và Huệ biển (Crinoidea)
- Conodonta và Bào tử phấn hoa
- Thực vật bể than Hòn Gai
- Thực vật Neogen
- Cá Devon
Các mẫu hoá thạch động thực vật hiếm quý như:

- San hô quần cư tìm thấy ở Mỹ Đức, Quảng Bình (C1) .
- Hoá thạch Cúc đá (Ammonoidea) lần đầu tìm thấy và xác lập loài mới ở Việt Nam. Đây là mẫu có kích
thước lớn nhất tìm thấy trong trầm tích Jura hạ ở Buôn Ma Thuột (Đak Lak).
- Thân cây của thực vật thân đốt tìm thấy ở Điện Biên, Lai Châu .
- Bộ mẫu cá Devon (cách ngày nay khoảng 400 triệu năm) khá phong phú với nhiều giống và loài mới.
- Bộ mẫu Bọ Ba thuỳ (Trilobita) có tuổi Paleozoi sớm (những sinh vật sống cách ngày nay hơn 500 triệu
năm )
- Hàm răng tê giác tuổi Miocen ở Hang Mon, Sơn La.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×