Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Đánh giá thích nghi đất đai cây cà phê trên địa bàn huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645 KB, 46 trang )

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Phân loại đất huyện Di Linh...............................................................10
Bảng 2.1. Yêu cầu sử dụng đất đối với cây cà phê.............................................15
Bảng 3.1. Thống kê diện tích các loại đất huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng........16
Bảng 4.1. Các loại đất trên địa bàn huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng....................19
Bảng 4.2. Phân cấp độ dốc trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng............21
Bảng 4.3. Phân cấp tầng dày trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.........23
Bảng 4.4. Khả năng tưới huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng...................................25
Bảng 4.5. Thống kê và mô tả các đơn vị đất đai tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm
Đồng....................................................................................................................28
Bảng 5.1. Kết quả đánh giá mức độ thích nghi của cây cà phê tại địa bàn huyện
Di Linh, tỉnh Lâm Đồng......................................................................................31
Bảng 5.2. Diện tích vùng thích nghi cây cà phê trên địa bàn huyện Di Linh......32
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng..........................................8
Hình 4.5. Hình ảnh thu nhỏ Bản đồ các đơn vị đất đai tỷ lệ 1:50.000 ở huyện Di
Linh, tỉnh Lâm Đồng...........................................................................................29
Hình 5.1. Hình ảnh thu nhỏ Bản đồ thích nghi đất đai tỷ lệ 1:50.000 ở huyện Di
Linh, tỉnh Lâm Đồng...........................................................................................33


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH ẢNH..........................................................................................................i
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đồ án..................................................................4
2.1. Đối tượng nghiên cứu của đồ án...............................................................................4
2.2. Phạm vi nghiên cứu của đồ án...................................................................................4
3. Ý nghĩa của đồ án..............................................................................................................5
3.1. Ý nghĩa lý thuyết.........................................................................................................5


3.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................................5
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................................6
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.....................................................................................6
1.1. Khái niệm về đánh giá đất đai..................................................................................6
1.2. Lịch sư nghiên cứu về đánh giá thích nghi đất đai.................................................6
1.3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................9
1.4. Quy trình, nguyên tắc và phương pháp đánh giá đất đai......................................9
1.5. Nhận xét chung về công tác đánh giá đất đai..........................................................11
1.6. Ý nghĩa công tác đánh giá đất đai..........................................................................12
1.7. Quan điểm lựa chọn đề tài đánh giá đất đai..........................................................12
2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu..............................................................................12
2.1. Lịch sử và sự phát triển của cây cà phê...................................................................12
2.2. Đặc điểm của cây cà phê...........................................................................................14
3. Cơ sở lý thuyết, pháp lý, thực tiễn được sử dụng........................................................14
3.1. Cơ sở lý thuyết...........................................................................................................14
3.2. Cơ sở pháp lý.............................................................................................................15
3.3. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................................15
4. Hoạt động nghiên cứu.....................................................................................................15
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................15
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ.......................................................17
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN DI LINH
TỈNH LÂM ĐỒNG.............................................................................................................17
1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................................17
1.1.1. Vị trí địa lý..............................................................................................................17


1.1.2. Địa hình – Địa mạo................................................................................................18
1.1.3. Khí hậu...................................................................................................................18
1.1.4. Các tài nguyên thiên nhiên....................................................................................18
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.........................................................................................19

1.2.1. Điều kiện xã hội.....................................................................................................19
1.2.2. Tình hình sản xuất nơng nghiệp, thủy sản...........................................................20
1.2.3. Tỉnh hình sản xuất cơng nghiệp...........................................................................21
1.2.4. Cơ sở hạ tầng.........................................................................................................21
CHƯƠNG 2. YÊU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT...........24
2.1. Khái niệm..................................................................................................................24
2.2. Mục đích...................................................................................................................24
2.3. u cầu và giới hạn xác định yêu cầu sử dụng đất cho loại hình sử dụng đất –
LUT..................................................................................................................................25
2.4. Yêu cầu sử dụng đất đối với cây cà phê.................................................................25
CHƯƠNG 3 : ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN DI LINH, TỈNH
LÂM ĐỒNG........................................................................................................................26
3.1. Thống kê diện tích các loại đất trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng....26
3.2. Đặc điểm các nhóm đất chính.................................................................................26
3.2.1. Nhóm đất phù sa (Fluvisols).................................................................................26
3.2.2. Nhóm đất glây (Gleysols).......................................................................................27
3.2.3. Nhóm đất mới biến đổi (Cambisols)......................................................................27
3.2.4. Nhóm đất đen (Luvisols)........................................................................................27
3.2.5. Nhóm đất đỏ bazan (Ferralsols)............................................................................27
3.2.6. Nhóm đất xám (Acrisols).......................................................................................27
CHƯƠNG 4 : XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI...............................................28
4.1. Nguyên tắc lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.28
4.2. Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai......................................................28
4.3. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai................................................................29
4.3.1. Kết quả xây dựng bản đồ đơn tính........................................................................29
4.3.2. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai................................................................33
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI.......................................................38
5.1. Trình bày kết quả phân hạng thích nghi...............................................................38
5.2. Kết quả tổng hợp mức độ thích nghi của cây cà phê trên địa bàn huyện Di
Linh, tỉnh Lâm Đồng......................................................................................................41

PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................................43



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là sản vật mà tự nhiên ban tặng cho
con người. Vì lẽ đó, mà sự tồn tại và phát triển của lồi người ln gắn liền với
đất đai. Chính vì vậy, trước tầm quan trọng không thể thay thế được của đất đai
thì việc đánh giá đất đai hết sức cần thiết.
- Các yếu tố về đất đai, cây trồng trong nông nghiệp dần dần bị biến đổi
theo các chiều hướng khác nhau. Vấn đề đặt ra là đòi hỏi cần phải biết được khả
năng thích nghi của các loại cây trồng trên đất đai để đảm bảo phát triển một nền
nông nghiệp bền vững và lâu dài ?
- Tại địa bàn tỉnh Lâm đồng hiện có gần 18.500 ha cây ăn trái. Trong đó,
có gần 13.200 ha đang kỳ kinh doanh. Những loại cây ăn trái được bà con trồng
nhiều hơn cả là sầu riêng (8.520 ha), mắc ca (trên 4.008 ha), bơ (trên 6.300 ha),
còn lại là những diện tích cam đường canh, qt đường, mít, xồi... Đặc biệt tại
những khu vực chuyên canh cây cà phê, đã tăng cường trồng xen nhiều loại cây
ăn trái trong vườn, để vừa che bóng và chắn gió cho cây cà phê, vừa tăng thêm
thu nhập. Vì vậy, việc đánh giá khả năng thích hợp đất đai đối với các loại cây
ăn quả nói chung, và cụ thể là cây cà phê nói riêng chính là căn cứ khoa học
quan trọng, góp phần cho việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nơng
nghiệp một cách hợp lý và có hiệu quả, đặc biệt là trong quy hoạch đất nông
nghiệp huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
- Qua đồ án môn học “Đánh giá khả năng thích hợp đất đai đối với cây cà
phê tại địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng” sinh viên biết áp dụng lý thuyết
đã được học vào thực hiện một dự án Đánh giá đất đai gồm: Lựa chọn loại hình
sử dụng đất để thực hiện dự án Đánh giá đất đai, nắm được yêu cầu của các loại

hình sử dụng đất; Xây dựng bản đồ chuyên đề thể hiện thông tin của các tiêu chí
đánh giá đất đai; Biết sử dụng phần mềm chồng ghép các bản đồ chuyên đề để
xây dựng bản đồ đơn vị đất đai; xác định mức độ thích nghi của đất đai đối với
các loại hình sử dụng đất được lựa chọn, đề xuất phương án sử dụng đất trên
từng đơn vị bản đồ đất đai và xây dựng bản đồ đề xuất sử dụng đất.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đồ án
2.1. Đối tượng nghiên cứu của đồ án
- Khả năng thích nghi của cây cà phê đối với chất lượng đất đai ở huyện
Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
2.2. Phạm vi nghiên cứu của đồ án
- Phạm vi khơng gian: địa bàn hành chính huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

5


3. Ý nghĩa của đồ án
3.1. Ý nghĩa lý thuyết
- Đánh giá mức độ thích hợp đất đai cho cây cà phê làm cơ sở khoa học
đề xuất giải pháp phát triển bền vững ở huyện Di Linh, huyện Lâm Đồng.
- Vận dụng tài liệu đánh giá đất đai của FAO để ứng dụng vào điều kiện
Việt Nam nhằm phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu cây
trồng ở cấp cơ sở.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đối với sinh viên:
Nâng cao hiểu biết, nhận thức về quan điểm đánh giá đất theo FAO.
Hiểu và vận dụng được các phương pháp, kỹ thuật mới trong các
bước đánh giá đất, kết quả đánh giá đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông,
lâm nghiệp.
Đối với địa phương:
Hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc quản lý, lập quy hoạch

sản xuất nông nghiệp và phát triển cây hồ tiêu theo hướng hợp lý.
Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn trợ giúp cho các nhà quản lý
địa phương trong việc hoạch định không gian phát triển cây cà phê theo hướng
bền vững và bảo vệ môi trường.

6


PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1. Khái niệm về đánh giá đất đai
- Đánh giá đất là quá trình xem xét khả năng thích hợp của đất đai với
những loại hình sử dụng đất khác nhau. Nhằm cung cấp những thơng tin về sự
thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng đất làm căn cứ cho việc đưa ra những
quyết định về việc sử dụng đất một cách hợp lý. Thực chất công tác đánh giá đất
đai là quá trình đối chiếu giữa chất lượng đất đai với các yêu cầu sử dụng đất.
Một số định nghĩa về đánh giá đất đai như sau:
- Theo FAO đề xuất năm 1976 như sau: “Đánh giá đất đai là quá trình so
sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính
chất đất đai mà loại sử dụng đất yêu cầu có. Đánh giá đất đai là xem xét khả
năng thích ứng của đất đai với những loại hình sử dụng đất khác nhau”.
- Theo Stewart (1968) như sau: “Đánh giá đất đai là đánh giá khả năng
thích nghi của đất đai cho việc sử dụng đất đai của con người của nông, lâm
nghiệp, thiết kế thủy lợi, quy hoạch sản xuất”.
1.2. Lịch sư nghiên cứu về đánh giá thích nghi đất đai
1.2.1. Trên thế giới
Giữa thế kỷ XX, sau sự ra đời của học thuyết phân loại đất phát sinh,
hàng loạt các nhà Bác học như K.Glinka, A.A Zacharov, K.Gedroiv và rất nhiều
người khác đã nâng cao và chi tiết hóa các nội dung của học thuyết này.
Năm 1970 nhiều quốc gia ở Châu Âu đã cố gắng tìm cách phát triển các

hệ thống đánh giá đất đai riêng cho quốc gia họ, các nhà khoa học đã quan tâm
đặc biệt đến phương pháp đánh giá đất đai và xem như một trong những chuyên
ngành nghiên cứu quan trọng.
1.2.1.1.Đánh giá thích nghi đất đai ở Mỹ
Ở Mỹ sử dụng phổ biến hai phương pháp phân hạng thích nghi đất đai:
Phương pháp tổng hợp: Phân chia lãnh thổ tự nhiên và đánh giá qua năng
suất cây trồng 10 năm.
Phương pháp yếu tố: Đánh giá đất đai dựa trên cơ sở thống kê các yếu tố
tự nhiên của đất như độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ thẩm thấu, chất lẫn
vào, lượng độc tố, muối, địa hình, mức độ xói mịn và khí hậu. Phương pháp này
khơng chỉ dựa trên năng suất mà cịn thống kê các chi phí và thu nhập.
1.2.1.2.Đánh giá thích nghi đất đai ở Anh

7


Đánh giá đất dựa hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên. Phương pháp này
không chú ý đến sự tham gia của con người mà chỉ chủ yếu dựa vào độ phì tự
nhiên và được chia làm 3 nhóm:
Yếu tố con người khơng thể thay thế được: Khí hậu, vị trí, địa hình, độ
dày tầng đất, thành phần cơ giới.
Yếu tố mà con người có thể cải tạo nhưng cần phải đầu tư cao: tưới tiêu,
thau chua rửa mặn...
Yếu tố mà con người có thể cải tạo được bằng các biện pháp canh tác
thơng thường: điều hịa dinh dưỡng trong đất, cải thiện độ chua...
Đánh giá đất căn cứ hoàn toàn vào năng suất thực tế. Kết quả đánh giá
dựa trên số liệu thống kê năng suất cây trồng thực tế qua nhiều năm. Việc đánh
giá này gặp nhiều khó khăn và khơng khách quan vì năng suất cây trồng phụ
thuộc vào loại cây trồng được chọn và khả năng của người sử dụng. Trên cơ sở
phương pháp đánh giá đất đai thứ nhất, đất đai ở Anh được chia làm 5 nhóm:

+ Nhóm 1: gồm các loại đất thuận lợi nhiều mặt để sản xuất nông nghiệp,
trồng được nhiều loại cây và cho năng suất cao.
+ Nhóm 2: đất có một số yếu tố hạn chế nhưng ảnh hưởng không lớn, có
khả năng thích hợp với nhiều loại cây trồng trừ các loại cây ăn quả.
+ Nhóm 3: đất có chất lượng trung bình, thích hợp cho đồng cỏ và một số
ít cây lương thực, tầng đất mỏng, địa hình mấp mơ, khí hậu lạnh
+ Nhóm 4: nghèo dinh dưỡng canh tác khó khăn, chỉ thích hợp với các
cây trồng khơng cần đầu tư cao.
+ Nhóm 5: đất đồng cỏ chăn ni, khơng trồng được cây lương thực.
1.2.1.3.Đánh giá thích nghi đất đai ở các nước khác
Bên cạnh đó nhiều phương pháp đánh giá đất đai của nhiều nước khác
như: Liên Xô, Canada, Balan,... đa số dựa trên yếu tố thổ nhưỡng để phân cấp
đất đai cho mục tiêu sử dụng đất.
1.2.1.4.Đánh giá đất đai theo phương pháp FAO
Do nhiều nước đã phát triển hệ thống đánh giá đất đai cho riêng mình.
Điều này làm cho việc trao đổi kết quả đánh giá đất trên thế giới gặp nhiều khó
khăn. Cuối cùng các nhà nghiên cứu thấy rằng cần phải có phương pháp đánh
giá đất đai chung cho tồn cầu nhằm giúp cho việc tổng hợp các kết quả đánh
giá đất đai một cách thống nhất. Công tác chuẩn bị được thực hiện bởi hai ủy
ban: Hà Lan và FAO, kết quả là FAO (1972) ra đời. Trên cơ sở FAO (1972)
được đem ra thảo luận tại hội thảo quốc tế Wagenien (Hà Lan) vào tháng
10/1973. Bảng tóm tắt của các cuộc thảo luận và kiến nghị đã được soạn thảo, in
ấn lại bởi Brinkman và Smyth FAO, 1973.
8


Giai đoạn tiếp theo là 01/1975 hội nghị chuyên đề đánh giá đất đai tổ
chức tại Rome (Italy), tại hội nghị những ý kiến đóng góp cho hội thảo 1973
được đưa ra thảo luận. Các chuyên gia hàng đầu về đánh giá đất đai FAO và
nhiều quốc gia khác đã cùng nhau biên soạn lại tồn bộ nội dung có liên quan

phương pháp đánh giá đất đai. Kết quả cuối cùng là tài liệu “A frame for and
evaluation” FAO được công bố vào năm 1976 và được chỉnh sửa bổ sung vào
năm 1983. Tiếp theo tài liệu này, hàng loạt các tài liệu đánh giá đất đai cho các
đối tượng cụ thể được ban hành như:
Đánh giá đất đai cho nông nghiệp nhờ mưa (Land evaluation for
argiculute,1983); cho nông nghiệp có tưới (Land evaluation for argiculute,
1985); đồng cỏ quảng canh (Land evaluation for extensive gazing, 1989); cho sự
phát triển (Land evaluation for development, 1990); đánh giá đất đai và phân
tích hệ thống canh tác phục vụ quy hoạch sử dụng đất (Land evaluation and
farming system analysis for land – use planning, 1992) và hướng dẫn đánh giá
đất đai phục vụ cho quản lý bền vững (An international Frameword for
evaluating sustainable management, 1993). Đến năm 1997, FAO một lần nữa
khẳng định vai trị đánh giá thích nghi đất đai bền vững trong quản lý đất đai
(Land evaluation towards a revised framework, 2007).
Hiện nay, công tác đánh giá đất đai đã trở thành một khâu trọng yếu trong
các hoạt động đánh giá tài nguyên hay quy hoạch sử dụng đất (theo FAO,
Guidelines for Land Use Planning, 1994). Song song với sự phát triển công
nghệ, công tác đánh giá đất đai được sự hỗ trợ mạnh mẽ của kỹ thuật máy tính
và hệ thống thông tin địa lý (GIS), trở thành công cụ cần thiết cho việc thẩm
định và ước lượng tiềm năng sản xuất của đất đai cho mục tiêu phát triển bền
vững.
1.2.2. Nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai ở Việt Nam
Thời kỳ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX ở nước ta đã có những cuộc điều
tra nghiên cứu đất. Những thành tựu đó có sự đóng góp của nhiều nhà khoa học
Việt Nam như: Phạm Gia Tu, Hồ Đắc Vị... của các nhà khoa học nước ngoài
như: Lâm Văn Vãng (Trung Quốc), E.M Castagnol, Y.Henry (Pháp)...
Thời kỳ 1956-1975 đây là thời kỳ phát triển đầy gian khổ nhưng khoa học
đất lại được phát triển mạnh mẽ nhất là lĩnh vực nghiên cứu phân loại và xây
dựng bản đồ.
Ở miền Bắc năm 1959 sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam theo phân

loại phát sinh ra đời (V.M.Friland, Vũ Ngọc Tun, Tơn Thất Thiên, Đỗ
Anh,...). Tiếp đó là giai đoạn nghiên cứu hoàn chỉnh hệ thống phân loại và xây
dựng bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn cho các tỉnh, các huyện và những nghiên
cứu khác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Bản đồ đất toàn quốc tỷ lệ
1/1.000.000 cũng được xây dựng.
9


Ở miền Nam, năm 1959 cũng đã tiến hành nghiên cứu phân loại đất và sơ
đồ đất miền Nam theo phân loại của Soil Taxonomy do F.R.Moorman chủ trì ra
đời năm 1960. Bên cạnh đó, các nghiên cứu phân loại bản đồ lớn cũng đã được
tiến hành ở một số vùng để khai thác sử dụng.
Thời kỳ sau năm 1975 đến nay: Sau khi nước nhà thống nhất, công tác
điều tra phân loại xây dựng bản đồ tập trung phục vụ quy hoạch phát triển chung
và khai thác vùng đất mới. Năm 1976, bản đồ đất Việt Nam thực hiện do ban
biên tập bản đồ đất Việt Nam. Năm 1978, hệ thống tồn bộ phía Nam ở cấp
huyện (tỷ lệ 1/25.000), cấp tỉnh (1/100.000) và cấp vùng (1/250.000) được viện
quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thực hiện từ năm 1976-1978. Năm 1996 Hội
khoa học đất Việt Nam đã biên soạn tài liệu Phân loại đất Việt Nam theo
phương pháp định lượng FAO.
Qua nghiên cứu cho thấy, công tác đánh giá đất đai ở Việt Nam không thể
dừng lại ở mức độ phân hạng chất lượng tự nhiên của đất mà phải chỉ ra được các
loại hình sử dụng đất thích nghi cho từng hệ thống sử dụng đất khác nhau với nhiều
đối tượng cây trồng nông, lâm nghiệp khác nhau. Vì vậy các nhà khoa học đất cùng
với các nhà quy hoạch, quản lý đất đai trong toàn quốc đã nhanh chóng vận dụng
tài liệu đánh giá đất đai của FAO, những kinh nghiệm của các chuyên gia đánh giá
đất quốc tế để ứng dụng vào điều kiện Việt Nam, hàng loạt các dự án nghiên cứu
được tiến hành từ cấp vùng sinh thái đến tỉnh, huyện và tổng hợp thành cấp quốc
gia, mang lại nhiều kết quả khả quan trong đánh giá đất đai, góp phần hồn thiện
hơn các tư liệu, thơng tin về đất đai có giá trị phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất

và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở cấp cơ sở.

1.3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc xây dựng hệ thống đánh giá đất đai FAO là:
- Xác định và xây dựng nguyên lý, quan điểm và quy trình đánh giá đất
đai cho sử dụng đất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; hay cho
lâm nghiệp, bảo tồn thiên nhiên.
- Có khả năng áp dụng được cho tồn cầu cũng như xuống đến cấp địa
phương của cả các quốc gia đã phát triển và đang phát triển.
- Cho được một cái nhìn tổng qt về những đặc tính tự nhiên của đất đai,
những chiều hướng về kinh tế xã hội, và sự thay đổi môi trường, cũng như các
biện pháp kỷ thuật đang áp dụng của đất đai và sử dụng đất đai. Từ đó cung cấp
những thơng tin cần thiết cho qui hoạch sử dụng đất đai.
- Hệ thống này được sử dụng như là nền tảng để đánh giá các hệ thống
đánh giá đất đai hiện có thông qua sự so sánh và kết quả.

10


1.4. Quy trình, nguyên tắc và phương pháp đánh giá đất đai
1.4.1. Quy trình đánh giá đất đai
Bước 1: Thu thập thông tin, đánh giá điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế
xã hội của huyện Di Linh. Chọn các đặc tính đất đai để phân cấp thích nghi như
loại đất, độ dốc, tầng dày đất và khả năng tưới.
Bước 2: Chồng lớp các bản đồ đơn tính về đặc tính của đất đai, xây dựng
bản đồ đơn vị đất đai và mô tả các đơn vị bản đồ đất đai. Mỗi đơn vị bản đồ đất
đai sẽ có những đặc tính đất đai riêng và khác so với những đơn vị bản đồ đất
đai lân cận.
Bước 3: Chuyển đổi những đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai
thành các chất lượng đất đai mà những chất lượng đất đai này có ảnh hưởng trực

tiếp đến loại hình sử dụng đất - cao su.
Bước 4: Xác định yêu cầu về đất đai cho loại hình sử dụng đất đã chọn –
cao su.
Bước 5: Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của cây cao su diễn tả
dưới dạng phân cấp yếu tố với các chất lượng trong mỗi đơn vị bản đồ đất đai
được diễn tả dưới dạng yếu tố chẩn đốn. Sau đó tổng hợp khả năng thích nghi
của chất lượng đất đai đối với cây cao su bằng phương pháp điều kiện giới hạn
(hạn chế).
Kết quả cho được sự phân hạng khả năng thích nghi đất đai của mỗi đơn
vị bản đồ đất đai với loại hình sử dụng đất đai.
Bước 6: Từ kết quả phân hạng khả năng thích nghi của mỗi đơn vị bản đồ
đất đai ta lập bản đồ thích nghi đất đai.
Bước 7: Sau khi đánh giá thích nghi đất đai của địa bàn nghiên cứu với
loại hình sử dụng đất đã chọn, ta tổng hợp và đưa ra kết luận, kiến nghị, định
hướng sử dụng đất một cách hiệu quả, tiết kiệm và hợp lý.
1.4.2. Nguyên tắc đánh giá đất đai
- Đánh giá đất đai mang tính địa phương, tức là ở các vùng có điều kiện tự
nhiên kinh tế- xã hội khác nhau thì yếu tố dùng cho đánh giá đất đai cũng khác
nha. Vì vậy khơng thể áp dụng các chỉ tiêu đánh giá đất đai từ vùng này cho
vùng khác mà khơng có cùng điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội.
- Khả năng thích hợp được đánh giá và phân cấp cho LUT cụ thể;
- Cần có sự so sánh giữa chi phí đầu tư và giá trị sản phẩm đầu ra ở các
loại đất đai khác nhau;
- Phải có sự kết hợp đa ngành trong đánh giá đất đai;
hội;

- Đánh giá đất đai phải xem xét tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã
11



- Đánh giá khả năng thích hợp đất đai phải dựa trên cơ sở bền vững;
- Đánh giá bao hàm cả việc so sánh hai hoặc nhiều LUT khác nhau.
1.4.3. Phương pháp thực hiện quy trình đánh giá đất đai
- Trong đánh giá đất đai, cả hai khâu điều tra tự nhiên và kinh tế - xã hội
đều quan trọng như nhau. Có hai phương pháp thực hiện quy trình đánh giá đất
đai khác nhau được phân biệt bởi mối liên quan đến sự nối tiếp thời gian khi
thực hiện nghiên cứu về tự nhiên hay về kinh tế - xã hội.
1.4.3.1. Phương pháp hai bước
- Gồm có đánh giá đất tự nhiên (bước một) và tiếp theo là phân tích kinh
tế - xã hội (bước hai). Phương pháp này tiến triển theo các hoạt động tuần tự rõ
ràng, vì vậy có thể linh động thời gian cho các hoạt động và huy động được cán
bộ tham gia.
1.4.3.2. Phương pháp song song
- Gồm các bước đánh giá đất tự nhiên cùng đồng thời với phân tích kinh
tế - xã hội. Ưu điểm là nhóm cán bộ đa ngành cùng làm việc gồm cả các nhà
khoa học tự nhiên và kinh tế - xã hội. Phương pháp này được đề nghị để đánh
giá đất đai chi tiết và bán chi tiết.
- Trong thực tế sự khác nhau giữa hai phương pháp khơng thật rõ nét. Với
phương pháp hai bước, thuộc tính quan trọng là kinh tế - xã hội cần cho suốt cả
bước một khi lựa chọn các loại hình sử dụng đất trong quá trình đánh giá đất đai.
Tuy nhiên có thể kết hợp hai phương pháp trên trong quá trình đánh giá đất đai,
ví dụ như phương pháp hai bước sử dụng cho cấp điều tra thăm dò rồi tiếp đến là
phương pháp song song sử dụng điều tra chi tiết và bán chi tiết.
1.5. Nhận xét chung về công tác đánh giá đất đai
Hầu như khắp các nước trên thế giới đều tiến hành đánh giá phân hạng đất
đai. Quá trình điều tra đánh giá tài nguyên đất đai đều dựa trên nền tảng căn bản
là sức sản xuất của đất thể hiện bằng các chỉ tiêu tự nhiên như:
Về mặt thổ nhưỡng gồm: Thành phần cơ giới, độ chua, tính chất hố học,
độ phì nhiêu, độ dày tầng đất, chất lẫn vào (kết von, sỏi sạn,…), hiện tượng
gley,…

Về điều kiện tự nhiên khác như địa hình, khí hậu, chế độ nước,… Các
đánh giá đất đều dựa trên mức độ thích hợp hay yếu tố hạn chế của từng loại đất
để phân hạng.
Trong đánh giá đất đai có sự khác nhau trong việc đánh giá vai trò của các
chỉ tiêu kinh tế như năng suất cây trồng, hiệu quả kinh tế, đầu tư và thu nhập.
Các nước Xã hội Chủ nghĩa cũ (kinh tế bao cấp) coi trọng các chỉ tiêu tự
nhiên trong công tác đánh giá đất đai của mình và coi nhẹ hoặc có khi khơng
quan tâm đến năng suất cây trồng, hiệu quả kinh tế và nếu có chỉ là yếu tố thứ
12


yếu. Ngược lại các nước Tư bản Chủ nghĩa (kinh tế thị trường), ngoài việc đề
cao sức sản xuất của đất còn rất coi trọng các yếu tố như năng suất cây trồng
nhiều năm, mức độ đầu tư, tổng thu nhập, lãi thuần và hiệu quả đồng vốn. Trong
nền kinh tế thị trường giá trị đất đai được phản ánh rõ nét qua giá trị sử dụng và
cuối cùng là hiệu quả kinh tế. Sẽ là sai lầm rất lớn nếu đánh giá đất đai chỉ dựa
vào các yếu tố điều kiện tự nhiên mà coi nhẹ các chỉ tiêu kinh tế.
Một tồn tại chung là việc đánh giá đất đai ở nhiều nước là đánh giá đất đai
chỉ đánh giá cho một loại cây trồng hay một nhóm cây. Việc này làm hạn chế
việc đề xuất các biện pháp hợp lý của các nhà quy hoạch và các nhà quản lý.
1.6. Ý nghĩa công tác đánh giá đất đai
Đánh giá đất đai cho phép phát hiện các tiềm năng đất đai và thiên nhiên
chưa được sử dụng hết hoặc sử dụng chưa hợp lý, để đưa vào sản xuất hoặc để
nâng cao sản lượng cây trồng, vật nuôi và nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong quá
trình đánh giá đất đai sẽ phát hiện ra các loại đất mới, đủ phẩm chất sẽ đưa vào
sản xuất nông lâm nghiệp có định hướng; chọn ra cho vùng nghiên cứu một hệ
thống sử dụng đất hợp lý bảo đảm cho việc sử dụng đất đai một cách bền vững
và đạt được mục tiêu sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
Ngồi ra, đánh giá đất đai cịn có ý nghĩa quan trọng là nghiên cứu các
biện pháp tăng cường độ phì nhiêu theo từng loại ruộng đất, đồng thời phát hiện

những nguyên nhân làm cho năng suất cây trồng thấp kém, dự kiến các phương
án khắc phục và xây dựng các biện pháp kỹ thuật sử dụng đất cho từng vùng đất,
phù hợp với chất lượng đất đai. Và đánh giá đất đai là cơ sở khoa học quan trọng
nhất cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả.
1.7. Quan điểm lựa chọn đề tài đánh giá đất đai
Sử dụng đất nông nghiệp dựa trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội, tận dụng được tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái
và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và
cần thiết để đảm bảo cho khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai.
Do đó đất nơng nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”.
Sử dụng đất có hiệu quả luôn là mong muốn cho sự tồn tại và tương lai
phát triển của con người, chính vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng
đất thích hợp đã được các nhà nghiên cứu đất và các tổ chức quốc tế rất quan
tâm và khơng ngừng hồn thiện theo sự phát triển của khoa học.
Từ những quan điểm đó, có thể thấy được tầm quan trọng của cơng tác
đánh giá đất đai trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Do đó cần phải làm tốt
cơng tác này để đám bảo cho công tác quy hoạch cũng như sử dụng đất đai
một cách hợp lý, hiệu quả đạt được mục tiêu sử theo chính sách đất đai của
nước ta: “sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả”.

13


2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
2.1. Lịch sử và sự phát triển của cây cà phê
Tên tiếng anh/Tên khoa học: Coffee
Họ Thiến thảo: Rubiaceae
Danh pháp khoa học:
+ Cà phê chè: Coffea arabica (cà phê chè có 2 loại: cà phê moka và cà phê
catimor)

+ Cà phê vối:  Coffea canephora hoặc Coffea robusta
+ Cà phê mít: Coffea liberica, đồng nghĩa Coffea excelsa
Nguồn gốc cây cà phê
Cà phê (gốc từ café trong tiếng Pháp) là một loại thức uống màu đen có
chứa chất caffein và được sử dụng rộng rãi. Được sản xuất từ những hạt cà phê
được rang lên, từ cây cà phê.
Cà phê được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ thứ 9, khi nó được khám phá
ra từ vùng cao nguyên Ethiopia. Từ đó, nó lan ra Ai Cập và Yemen, và tới thế kỉ
thứ 15 thì đến Armenia, Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và phía bắc Châu Phi. Từ thế giới
Hồi giáo, cà phê đến Ý, sau đó là phần cịn lại của Châu Âu, Indonesia và Mĩ.
Ngày nay, cà phê là một trong những thức uống thơng dụng tồn cầu.
Cà phê được người Pháp đưa vào trồng ở Việt Nam chính thức từ năm
1857, từ đảo Martinique và vùng Guyane thuộc Pháp ở châu Mỹ Latin vì có khí
hậu và thổ nhưỡng nhiệt đới tương tự Việt Nam. Đầu tiên, loại Arabica được thử
ở phía Bắc rồi ở miền Trung (Quảng Trị, Bố Trạch,…), sau khi thu hoạch được
chế biến dưới thương hiệu cà phê Arabica du Tonkin (cà phê Arabica Bắc Kỳ)
và nhập khẩu về Pháp. Sở dĩ loại Arabica được thử nghiệm trước vì có giá trị
hơn, ngun gốc ở Ethiopia, thích hợp với vùng cao nguyên và vùng núi cao từ
800 – 2.000 m, và có nhiệt độ từ 15 - 30 độ C.
Sơ lược về các loại cà phê trồng ở Việt Nam:
Cây cà phê là cây công nghiệp lâu năm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
nông dân các tỉnh thành Tây nguyên. Cây cà phê có 3 loại chính là cà phê chè,
cà phê vối và cà phê mít. Mỗi loại đều cần có điều kiện sinh thái khác nhau để
có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
+ Cà phê chè ( Coffae Arabica- Cà phê Arabica) là lồi có giá trị kinh tế
nhất trong số các loài cây cà phê. Cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê
toàn thế giới. Cà phê Arabica cịn được gọi là Brazilian Milds nếu nó đến
từ Brasil, gọi là Colombian Milds nếu đến từ Colombia, và gọi là Other
Mildsnếu đến từ các nước khác.
+ Cà phê vối (Coffea Canephora- Cà phê Robusta) là cây quan trọng thứ

hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ
14


loại cà phê này. Nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới là Việt Nam. Các
nước
xuất
khẩu
quan
trọng
khác
gồm Brasil, Indonesia, Ấn
Độ, Malaysia, Uganda, Côte d'Ivoire. Ở Brasil cà phê vối được gọi với tên
là Conilon.
+ Cà phê mít (Coffea Excelsa) là cây chịu hạn tốt, sức chống chịu sâu
bệnh cao (được ưu chuộng trong việc ghép gốc cho cà phê khác), ít cần nước
tưới nên thường trồng quảng canh. Tuy nhiên do năng suất kém, có vị chua nên
khơng được ưa chuộng và phát triển diện tích. Hạt cà phê mít thường được trộn
vào với cà phê vối, cà phê chè khi rang xay để tạo hương vị (Cà phê mít thường
hợp với gu của ngườichâu Âu).
+ Loại cà phê đắt nhất và hiếm nhất thế giới tên là Kopi Luwak (hay “cà
phê chồn”) của Indonesia và Việt Nam. Đây không phải là một giống cà phê mà
một cách chế biến cà phê bằng cách dùng bộ tiêu hóa của lồi cầy. Giá mỗi cân
cà phê loại này khoảng 20 triệu VND (1300 USD) và hàng năm chỉ có trên 200
kg được bán trên thị trường thế giới.
2.2. Đặc điểm của cây cà phê

Thân cây, lá, rễ cà phê: Nếu để cây phát triển tự nhiên thì cà phê
chè có thể cao đến 6m, cà phê vối 8-10m, cà phê mít 15m. Tuy nhiên trong điều
kiện trồng tập trung, người ta thường hãm ngọn ở chiều cao 2-4m. Lá cà phê

hình oval thon dài, mặt trên xanh bóng màu đậm, mặt dưới nhạt màu hơn, cuống
lá ngắn. Cách gọi cà chè, cà vối, cà mít cũng từ hình dáng lá mà ra. Rễ cà phê
thuộc dạng rễ cọc, đâm sâu vào đất 1 – 2m, bên cạnh đó cịn có hệ thống rễ phụ
tỏa ra xung quanh, nằm sát mặt đất để hút chất dinh dưỡng.

Hoa cà phê: Hoa cà phê có màu trắng, 5 cánh, thường nở thành
chùm. Nếu để tự nhiên hoa sẽ nở rải rác quanh năm, trong trồng trọt người ta
thường tiến hành tưới vào đầu mùa khơ để kích thích hoa ra đồng loạt. Hoa nở
kéo dài 3-4 ngày, thời gian thụ phấn chỉ vài giờ đồng hồ. Khi hoa nở có mùi
thơm rất dễ chịu. Nếu có dịp du lịch Tây Nguyên vào mùa tưới cà phê, bạn sẽ dễ
dàng bắt gặp hình ảnh những trang trại cà phê đồng loạt nở hoa trắng xóa, tỏa
hương thơm ngào ngạt

Quả cả phê: Sau khi thụ phấn quả sẽ phát triển trong 7 đến 9 tháng
và có hình bầu dục, bề ngồi giống như quả anh đào. Trong thời gian chín, màu
sắc của quả thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Thông thường một
quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt
cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng
ra bên ngồi có hình vịng cung. Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng
mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn
bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình trịn hoặc dài, lúc cịn tươi có màu xám
vàng, xám xanh hoặc xanh. Thỉnh thoảng cũng gặp nhưng quả chỉ có một hạt
(do chỉ có một nhân hoặc do hai hạt bị dính lại thành một).
15


3. Cơ sở lý thuyết, pháp lý, thực tiễn được sử dụng
3.1. Cơ sở lý thuyết
- Giáo trình Đánh giá đất đai và Thiết kế quy hoạch sử dụng đất của
Trường Đại học Tài nguyên và Môi Trường do ThS. Lê Minh Chiến biên soạn.

- Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ mức độ thích
nghi bằng phần mềm Mapinfo.
- Phương pháp đánh giá phân hạng thích nghi theo FAO, kết hợp giữa LQ
và LUR theo điều kiện hạn chế.
- Quy trình đánh giá đất đai được áp dụng theo đề cương của FAO -1976
có chỉnh sửa năm 1983 và được chỉ dẫn trong các tài liệu hướng dẫn đánh giá
đất đai.
3.2. Cơ sở pháp lý
Luật đất đai năm 2013 - Quốc hội nước Cộng hồ XHCN Việt Nam
khố XIII thơng qua ngày 29/11/2013 (Điều 32. Hoạt động điều tra, đánh giá đất
đai; Điều 33. Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai);
TCVN 8409:2010 do Viện Quy Hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị,
Bộ Khoa học và Cơng nghệ cơng bố. Quy định quy trình đánh giá đất sản xuất
nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về việc điều tra, đánh giá đất đai;
Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT ngày 15/12/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai.
3.3. Cơ sở thực tiễn
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
- Điều kiện hạ tầng kĩ thuật, yêu cầu sử dụng đất trồng cây hồ tiêu trên địa
bàn huyện Di Linh.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015;
- Tình hình quy hoạch, trồng và phát triển cây cà phê ở thời điểm hiện tại;
4. Hoạt động nghiên cứu
Ở giới hạn đồ án này, việc đánh giá thích nghi đất đai cụ thể là xây dựng
bản đồ mức độ thích nghi đất đai cho cây cà phê ở khu vực huyện Di Linh, tỉnh
Lâm Đồng, bằng cách chồng xếp các bản đồ đơn tính về: loại đất (Soil), độ dốc
(Slop), tầng dày (Deep), khả năng tưới (Irrigational). Tiến hành thành lập bản đồ

đơn vị đất đai (LUM) bằng phần mềm Mapinfo, từ đó dựa vào yêu cầu sử dụng
đất của loại hình sử dụng đất (cây cà phê) tiến hành so sánh đối chiếu đánh giá
các mức độ thích nghi của từng đơn vị đất đai: S1- thích nghi cao, S2- thích nghi
16


trung bình, S3- thích nghi kém và N- khơng thích nghi. Từ kết quả mức độ thích
nghi của từng đơn vị đất đai, thành lập bản đồ mức độ thích nghi và thống kê
diện tích thích nghi của cây cà phê ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: trên cơ sở kế thừa phương pháp đánh giá thích nghi
theo FAO (1976), kết hợp ứng dụng Mapinfo để xây dựng bản đồ thích nghi đất
đai, định hương phát triển diện tích cây trồng.
- Phương pháp kế thừa: lấy tiêu chuẩn đánh giá đất đai của FAO làm nền
tảng để chọn lọc khung đánh giá đất đai cho nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp và xử lí thơng tin: phương pháp này được vận
dụng để phân tích, tổng hợp, đánh giá và xử lí số liệu, các tài liệu thu thập được
để đánh giá tiềm năng phát triển của cây cà phê trên địa bàn huyện Di Linh.

17


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA
HUYỆN DI LINH TỈNH LÂM ĐỒNG.
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
- Huyện Di Linh là huyện miền núi nằm về phía Đơng Nam của tỉnh Lâm
Đồng. Trong ranh giới hành chính của Huyện được chia thành 18 xã, thị trấn
(Thị trấn Di Linh, xã Tam Bố, Gia Hiệp, Đinh Lạc, Tân Nghĩa, Tân Châu, Tân

Thượng, Đinh Trang Thượng, Bảo Thuận, Gung Ré, Sơn Điền, Gia Bắc, Liên
Đầm, Đinh Trang Hoà, Hoà Ninh, Hoà Nam, Hoà Bắc, Hoà Trung).
- Ranh giới hành chính:
+ Bắc Giáp huyện Lâm Hà và tỉnh Đăk Nơng
+ Nam giáp tỉnh Bình Thuận.
+ Đơng giáp huyện Đức Trọng và huyện Lâm Hà.
+ Tây giáp huyện Bảo Lâm.
- Di Linh nằm ở trung tâm hai trục giao thơng quốc lộ 20 từ thành phố Hồ
Chí Minh đi Đà Lạt và quốc lộ 28 từ Phan Thiết đi Buôn Mê Thuột. Cách Thành
Phố Đà Lạt 80 km về phía Nam. Do đó Di Linh có vị trí thuận lợi trong việc
giao lưu kinh tế với các huyện thị trong tỉnh và các vùng kinh tế Tây Nguyên,
Duyên Hải, Nam bộ và vùng trọng điểm phía Nam.

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
18


1.1.2. Địa hình – Địa mạo
- Với độ cao trung bình từ 800 -1200m nằm ở phía nam cao ngun Di
Linh, phía đơng nam và phía tây là các sườn dốc đổ xuống Bình Thuận với
nhiều đỉnh núi cao trên 1500m về mặt địa hình trên địa bàn huyện khá đa dạng,
có thể chia thành ba dạng địa hình chính.
- Địa hình núi cao nằm ở phía đơng nam thuộc các xã Bảo Thuận, Sơn
Điền, Gia Bắc độ cao trên 1200m. Độ dốc phổ biến > 200.
- Địa hình bình nguyên đặc trưng là các dãy đồi thấp đỉnh rộng có độ cao
từ 900 -1200m. Độ dốc phổ biến từ 80 - 250.
- Địa hình dốc tụ thung lũng bao gồm các cánh đồng hẹp có độ cao từ 800
– 900m phân bổ ven sông, suối, độ dốc phổ biến < 80.
1.1.3. Khí hậu
- Huyện Di Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa

nhiều, khí hậu ơn hịa quanh năm. Tuy nhiên do diện tích đất rừng giảm nên khí
hậu có xu hướng nóng lên. Trong năm chia làm hai mùa rõ rệt.
Nhiệt độ trung bình năm tương đối thấp 210C, độ ẩm khơng khí 75%. Khí
hậu có nét đặc trưng riêng thích hợp với các loại cây lâu năm như cà phê, chè…
cho phép bố trí cây trồng vật ni có nguồn gốc nhiệt đới, ơn đới, cùng với khí
hậu ơn hồ thời tiết quanh năm mát mẻ thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng.
1.1.4. Các tài nguyên thiên nhiên
1.1.4.1. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt khá phong phú bao gồm hệ thống sông suối phân bổ
khá đều. Trong đó có một số sơng suối lớn như Đa Dâng, Dariam, Darioum,
Katan, Da Kanan... với tổng chiều dài dòng chảy xuyên qua huyện 284km,
chiếm diện tích mặt nước 644,36 ha có khả năng cung cấp nước tưới trong mùa
khô.
- Hiện trạng thuỷ lợi đã xây dựng được 16 hồ, 5 đập thuỷ lợi với diện tích
mặt nước 1456 ha trong đó cơng trình thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi phần diện
tích lịng hồ ngập nước trong địa giới huyện Di Linh là: 1066ha.
- Nhìn chung, sông suối trên địa bàn phân bố khá đều, nhưng ngắn dốc,
nên nước mưa tập trung về nhanh, đặc biệt là những ngày mưa lớn, đã gây ra
tình trạng ngập úng cục bộ ở một số khu vực thấp trủng ven sông suối, nhưng về
mùa khô nhiều sông suối thường cạn kiệt. Tuy nhiên, trên các sông suối này có
nhiều vị trí thuận lợi để xây dựng hồ chứa, đập dâng phục vụ tưới tiêu và thuỷ
điện nhỏ.
1.1.4.2. Tài nguyên đất
- Theo kết quả Thống kê Kiểm kê đất đai của huyện Di Linh năm 2010 thì
tổng diện tích đất tự nhiên là 161.463,84 ha.
19


- Nông – Lâm nghiệp: Di Linh là vùng đất đỏ Bazan màu mỡ thuận lợi
cho việc trồng các loại cây hoa màu và cây công nghiệp dài ngày, đất nơng

nghiệp chiếm diện tích khá lớn trong tổng diện tích tự nhiên của tồn huyện. Di
Linh có thế mạnh về kinh tế lâm sản, có nhiều loại gỗ quý, đặc biệt và phong
phú là thông 2 lá, được chia ra các loại đất như sau:
Bảng 1.1. Phân loại đất huyện Di Linh
(Đơn vị tính: Ha)
STT

Ký hiệu

1
2
3
4
5
6
7
8
9
Tổng:

Py
Fk
Fu
Fu
Fs
Fa
Fa
D

2012)


Diện tích
Ha
Đất phù sa ngịi suối
454,15
Đất nâu đỏ trên đá Basalt
29.886,84
Đất nâu vàng trên đá Basalt
12.266,10
Đất nâu vàng trên đá Andesite 12.549,70
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét 12.438,64
Đất vàng đỏ trên đá Đaxit
18.161,16
Đất đỏ vàng trên đá Granite
63.563,58
Đất dốc tụ
12.438,64
Sông suối
1.972,83
161.463,84
Tên đất

%
0,28
18,51
7,60
7,77
7,70
11,25
39,37

6,30
1,22
100

(Nguồn tài liệu: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Di Linh – Năm

1.1.4.3. Tài nguyên rừng
- Nằm trong hệ sinh thái Rừng Tây Nguyên. Rừng ở đây có nguồn lực
phong phú trong quần thể sinh cảnh đa dạng phần lớn phân bố ở phía Bắc và
phía Nam huyện (Vùng tụ thuỷ và đầu nguồn lưu vực) có vai trị lớn đối với
phịng hộ, cân bằng môi trường sinh thái. Đặc biệt là nơi có 11.702,29 ha rừng
phịng hộ cho hai cơng trình thuỷ điện lớn của phía Nam là Trị An và Hàm
Thuận - Đa Mi. Rừng Di Linh có trữ lượng gỗ lớn, nhiều loại gỗ quý hiếm, động
vật hoang dã phong phú. Ngành lâm nghiệp chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu
kinh tế của huyện.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1. Điều kiện xã hội
a. Dân số- lao động- việc làm
- Tính đến năm 2017 dân số của Di Linh là 166.350 người, với mật độ dân
số là 100 người/km2, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên có
61.659 người, chiếm 37% dân số.
- Tổng số người trong độ tuổi lao động của huyện là: 78.796 người, lao
động nông nghiệp là 48.580 người chiếm 61,7%, lao động phi nông nghiệp là
20



×