Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Đề bài trình bày những quan điểm cơ bản của đảng cộng sản việt nam vê văn hóa, liên hệ trong đời sống văn hóa tại địa phương anhchị hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.71 KB, 17 trang )

Đề bài: Trình bày những quan điểm cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam vê
văn hóa, liên hệ trong đời sống văn hóa tại địa phương anh/chị hiện nay?

Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển, vì văn hóa do con người sáng tạo ra
và chi phối mọi hoạt động của con người, cung cấp cho con người năng lượng
tinh thần, làm sảng khoái tinh thần, cải thiện hoạt động sản xuất của con người.

Trong mấy chục năm qua, một số nước cho rằng tăng trưởng kinh tế theo
cơ chế kinh tế thị trường, sử dụng khoa học công nghệ cao là điều kiện cần để
phát triển. Sau một thời gian thực hiện, kết quả cho thấy các quốc gia này đã đạt
được một số mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, nhưng lại gặp phải những mâu
thuẫn trầm trọng trong xã hội, tình trạng suy thối về đạo đức, văn hóa ngày càng
gia tăng. Sau đó, kinh tế phát triển chậm lại, bất ổn xã hội gia tăng, các kế hoạch
phát triển kinh tế cuối cùng phá sản, đất nước rơi vào suy thối, khơng phát triển
được. Đây là quan niệm về phát triển nhanh bằng cách hy sinh các giá trị xã hội
và văn hóa để đổi lấy sự phát triển – và trên thực tế, quan niệm này đã bị phá sản.

Vì vậy, một số quốc gia đã lựa chọn mơ hình như vậy: tăng trưởng kinh tế,
đồng thời phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ mơi trường sinh thái. Mơ hình này


tuy tăng trưởng kinh tế không nhanh nhưng bền vững, xã hội ổn định. Đây là tư
tưởng cho rằng phát triển kinh tế và phát triển văn hóa được liên kết, chia sẻ bởi
các nhà khoa học cũng như các chính trị gia. Từ đó, đưa ra giả thuyết: Phát triển
là một q trình tiến hóa tồn cầu nội sinh và tự định hướng đặc trưng cho mỗi xã
hội. Vì vậy, giữa phát triển và văn hóa có sự tương đồng về ý nghĩa và khả năng
chuyển hóa lẫn nhau. Văn hóa bao trùm mọi mặt hoạt động xã hội.
Vậy văn hóa là gì? Hiện nay vẫn cịn nhiều định nghĩa về văn hóa, bởi văn
hóa là sản phẩm do lao động của con người sáng tạo ra, mà hoạt động lao động
của con người rất đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Có rất nhiều
khái niệm khác nhau về văn hóa, trong đó khơng thể khơng nhắc đến khái niệm


văn hóa của UNESCO, khái niệm văn hóa của chủ tịch Hồ Chí Minh và khái
niệm văn hóa của GS.TS Trần Ngọc Thêm.


- UNESCO cho rằng: Trong ý nghĩa rộng nhất, “Văn hóa hơm nay có thể
coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm
quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội.
Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền
cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những
tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân.
Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân
bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn
hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một
phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản
thân, tìm tịi khơng biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những
cơng trình vượt trội lên bản thân”.
- Về chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ
sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Định nghĩa của Hồ Chí
Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ hơn. Suy cho cùng, mọi
hoạt động của con người trước hết đều “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích


của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời gian
được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những
chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ
đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi
cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của tồn nhân loại.

- Khái niệm văn hóa của GS.TS Trần Ngọc Thêm: Trên cơ sở phân tích các
định nghĩa văn hóa, Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa
như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn trong
sự tương tác giữa con người với mơi trường tự nhiên và xã hội của mình”.
Định nghĩa này đã nêu bật 4 đặc trưng quan trọng của văn hóa: tính hệ


thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh. Chúng tôi cho rằng, trong
vô vàn cách hiểu, cách định nghĩa về văn hóa, ta có thể tạm quy về hai loại
Văn hóa hiện theo nghĩa rộng như lối sống, lối suy nghĩ, lối ứng xử… Văn
hóa hiện theo nghĩa hẹp như văn học, văn nghệ, học vấn, và tuỳ theo từng
trường hợp cụ thể mà có những định nghĩa khác nhau. Ví dụ xét từ khía
cạnh tự nhiên thì văn hóa là “cái tự nhiên được biến đổi bởi con người”
hay “tất cả những gì khơng phải là thiên nhiên đều là văn hóa”.

Trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Đảng ta khẳng định: Văn hóa
Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc
Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước…, là kết quả giao
lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để khơng ngừng hồn
thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt
Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. Đại hội Đại biểu toàn quốc (Đại
hội) lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Phát triển kinh tế là
nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Ðảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển văn hóa nền tảng tinh thần của xã hội”. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đưa ra 5 quan
điểm chỉ đạo, xác định gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ,
“trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt;


phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng
yếu, thường xuyên”.


 Như vậy, có thể thấy, văn hóa được xem và đặt ngang hàng với các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh. Điều này thể hiện
quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa và là
sự tiếp nối, kế thừa những quan điểm, chủ trương, đường lối về văn
hóa của Đảng.

Sớm quan tâm đến xây dựng văn hó́a

Ngay từ năm 1943, tức 2 năm trước khi giành được độc lập, Đảng Cộng sản
Đông Dương đã quan tâm đến vấn đề văn hóa. Để chống lại chính sách văn hóa
phản động của phát xít Pháp - Nhật và tay sai, Đảng ta đưa ra bản Đề cương văn


hóa Việt Nam. Đề cương văn hóa Việt Nam do Tổng bí thư Trường Chinh soạn
thảo và được thơng qua trong Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương họp ở Võng
La (Đông Anh, Phúc Yên).

Trong bản đề cương này, Đảng Cộng sản Đơng Dương xác định phạm vi văn
hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật và nghệ thuật. Đảng Cộng sản Đơng Dương
chính thức thơng qua Đề cương hóa Việt Nam bày tỏ thái độ của mình đối với
vấn đề văn hóa và khẳng định mặt trận văn hóa là một trong 3 mặt trận: kinh tế,
chính trị, văn hóa. Những người cộng sản Việt Nam khơng chỉ làm cách mạng
chính trị mà cịn phải làm cách mạng văn hóa…
Đề cương văn hóa khẳng định: “Phải hồn thành cách mạng văn hóa mới hồn
thành được cuộc cải tạo xã hội”. Đề cương cũng chỉ ra rằng, cách mạng văn hóa
có thể hồn thành khi nào cách mạng chính trị thành cơng (cách mạng văn hóa
phải đi sau cách mạng chính trị). Sau khi Đảng cơng bố bản đề cương này, Hội
Văn hóa Cứu quốc ra đời. Như vậy, Đề cương văn hóa Việt Nam là văn kiện
chính thức đầu tiên của Đảng về cơng tác văn hóa, văn nghệ. Điều này khẳng

định Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm quan tâm đến cơng tác văn hóa, văn nghệ.


Đườ̀ng lố́i văn hó́a, văn nghệ̣ phục vụ kháng chiến và thố́ng nhất Tổ

quố́c

Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Sáng 3-9,
trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu
lên 6 nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ mới, trong đó có 2 nhiệm vụ cấp bách
liên quan đến văn hóa, đó là diệt giặc dốt và mở lại một chiến dịch giáo dục nhân
dân. Người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một
chiến dịch để chống nạn mù chữ”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, chế độ thực dân đã hủ hóa dân tộc Việt Nam
bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ơ và những thói xấu khác. Vì
vậy, một nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân: “Chúng ta có nhiệm vụ
cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc


chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc
xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”.
Ngày 3-4-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 44 thành lập Ban Trung
ương vận động Đời sống mới với nhiều nhân vật, nhà văn hóa uy tín như: Trần
Huy Liệu, Dương Đức Hiền, Vũ Đình Hịe, Nguyễn Tấn Gi Trọng… Tháng 31947, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn gay go, quyết
liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tài liệu Đời sống mới để giải thích những vấn
đề, chủ trương cũng như các biện pháp xây dựng một đời sống mới về văn hóa.
Tháng 7-1948, tại Hội nghị văn hóa tồn quốc lần thứ 2, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã gửi thư cho hội nghị, trong thư có đoạn: “Trong sự nghiệp kháng chiến
kiến quốc vĩ đại của dân tộc ta, văn hóa gánh một phần rất quan trọng… Chúng ta
cần phải xây dựng một nền văn hóa kháng chiến kiến quốc của toàn dân”. Người

cũng nêu nhiệm vụ cụ thể của văn hóa là “chẳng những để cổ động tinh thần và
lực lượng kháng chiến kiến quốc của dân mà cũng phải nêu rõ những thành tích
kháng chiến kiến quốc vĩ đại của ta cho thế giới. Các nhà văn hóa ta phải có
những tác phẩm xứng đáng, chẳng những để biểu dương sự nghiệp kháng chiến
kiến quốc bây giờ mà còn để lưu truyền cái lịch sử oanh liệt kháng chiến kiến
quốc cho hậu thế”.


Đại hội lần thứ III của Đảng (năm 1960) xác định chủ trương tiến hành cuộc
cách mạng tư tưởng và văn hóa đồng thời với cuộc cách mạng về quan hệ sản
xuất và cách mạng về khoa học, kỹ thuật, là chủ trương xây dựng và phát triển
nền văn hóa mới, con người mới. Các Đại hội IV và Đại hội V của Đảng tiếp tục
kế thừa, thực hiện đường lối phát triển văn hóa mà Đại hội III của Đảng đã đề ra.
Nhiệm vụ quan trọng của văn hóa trong giai đoạn này được xác định là tiến hành
cải cách giáo dục trong cả nước, phát triển khoa học, văn hóa nghệ thuật, giáo
dục....

Đườ̀ng lố́i văn hó́a trong đổi mới đất nước

Đại hội VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới tồn diện đất nước, trong đó có
văn hóa. Ngày 28-11-1978, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TW
về đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hóa,


phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một
bước mới. Đây có thể xem là nghị quyết chuyên đề đầu tiên về văn hóa trong giai
đoạn đất nước đổi mới. Nghị quyết khẳng định: “Văn hóa là nhu cầu thiết yếu
trong đời sống tinh thần của xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của một đất
nước, một thời đại, là lĩnh vực sản xuất tinh thần tạo ra những giá trị văn hóa…”.
Nghị quyết cũng khẳng định tự do sáng tác là điều kiện tiên quyết để có các tác

phẩm giá trị đích thực: “Tự do sáng tác là điều kiện sống cịn để tạo nên giá trị
đích thực trong văn hóa, văn nghệ, để phát triển tài năng”. Đây là lần đầu tiên sau
khi đất nước thống nhất, vấn đề tự do sáng tác đã được Đảng đề cập.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm
1991 (được Đại hội VII thông qua) lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hóa
Việt Nam có đặc trưng: tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thay cho quan niệm nền
văn hóa Việt Nam có nội dung xã hội chủ nghĩa, có tính chất dân tộc, có tính
đảng và tính nhân dân được nêu ra trước đây. Cương lĩnh chủ trương xây dựng
nền văn hóa mới, tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng. Cương
lĩnh khẳng định: “Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất
cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng
một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với


trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Chống tư tưởng,
văn hóa phản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những
giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội”.

Đại hội VII, VIII, IX, X, XI và nhiều nghị quyết Trung ương đã xác định văn
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của phát triển. Đây có thể xem là một nhận thức mới, một tầm nhìn mới của
Đảng về văn hóa phù hợp với quy luật chung phổ quát của thế giới. Hội nghị lần
thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) ngày 14-1-1993 đã ban hành
Nghị quyết về một số nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ những năm trước mắt với
khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”. Đặc biệt, Nghị quyết
Trung ương 5 khóa VIII (tháng 7-1998) đã nêu ra 5 quan điểm cơ bản chỉ đạo quá


trình phát triển văn hóa trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và

đề ra những nhiệm vụ cụ thể về xây dựng văn hóa và con người Việt Nam.
Để ngăn chặn, phịng chống văn hóa phẩm độc hại, Ban Bí thư đã ban hành
Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27-7-2008 về chống sự xâm nhập của các văn hóa
phẩm độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội. Nghị quyết Trung ương 9, khóa IX
(tháng 1-2004), Đảng xác định thêm phát triển văn hóa đồng bộ với phát triển
kinh tế. Hội nghị Trung ương 10, khóa IX (tháng 7-2004) đặt vấn đề bảo đảm sự
gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng, chỉnh đốn Đảng
là then chốt với nhiệm vụ không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của
xã hội. Đây là bước phát triển quan trọng trong nhận thức của Đảng về vị trí của
văn hóa và cơng tác văn hóa trong quan hệ với các mặt công tác khác.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011) nêu lên 8 phương hướng cơ bản, trong đó có việc kế
thừa nội dung từ Cương lĩnh 1991 là “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc”. Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI, Nghị quyết số 33-NQ/TW,
ngày 9-6-2014) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã đề ra 5 quan điểm, 6 nhiệm vụ và 4 giải
pháp quan trọng về xây dựng văn hóa và con người Việt Nam.


Quan điể̉m mới về phát triể̉n văn hó́a con ngườ̀i Việ̣t Nam trong Văn

kiệ̣n Đạ̣i hộ̣i XIII củ̉a Đả̉ng

Đại hội XIII của Đảng đã quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của
cách mạng Việt Nam trong 5 năm (2021-2025); xác định phương hướng, mục tiêu
của đất nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Một trong những điểm
nhấn rất quan trọng của Đại hội XIII của Đảng là xác định các quan điểm, chủ
trương mới, toàn diện và sâu sắc về phát triển văn hóa, con người Việt Nam nhằm
thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước ta cường thịnh, phồn vinh, hạnh phúc:

- Lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam làm nền tảng, sức mạnh nội sinh
bảo đảm sự phát triển bền vững đất nước: “Động lực và nguồn lực phát
triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý


chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đồn kết toàn dân tộc và khát vọng phát
triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
- Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc là động lực cho phát triển đất nước và hội nhập
quốc “Xây dựng con người Việt Nam phát triển tồn diện, gắn kết chặt chẽ,
hài hịa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại”; “Từng bước vươn lên
khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam”. Coi trọng giáo dục tinh
thần yêu nước, tự hào, tự tơn dân tộc, lịng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đồng
thuận xã hội. Bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp, bền vững trong truyền
thống văn hóa dân tộc. Thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức, nhân
cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, ý thức trách nhiệm xã hội cho
các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Gắn giáo dục tri thức, đạo đức,
thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc của con
người Việt Nam. Xây dựng, hoàn thiện các giá trị văn hóa và chuẩn mực
con người Việt Nam thời đại mới phát triển tồn diện về nhân cách, đạo
đức, trí tuệ, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý
thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, năng lực đổi mới
sáng tạo, khả năng làm việc trong môi trường quốc tế...


- Phát huy “sức mạnh mềm” văn hóa Việt Nam: Thuật ngữ “sức mạnh
mềm”, “phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam” lần đầu tiên xuất
hiện trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định, các giá trị di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, bản sắc văn
hóa Việt Nam và sức mạnh con người Việt Nam đã trở thành cội rễ của sức

mạnh mềm văn hóa dân tộc, là sức mạnh nội sinh, là nguồn lực và động lực
to lớn của đất nước trong phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

 Có́ thể̉ thấy, trong quá trình lãnh đạ̣o cách mạ̣ng, cùng với đườ̀ng
lố́i, quan điể̉m về phát triể̉n kinh tế - xã hộ̣i; xây dựng, củ̉ng cố́ quố́c
phòng - an ninh; xây dựng Đả̉ng và hệ̣ thố́ng chính trị̣, Đả̉ng, Nhà
nước Việ̣t Nam và Chủ̉ tị̣ch Hồ Chí Minh ln quan tâm đến cơng
tác xây dựng văn hó́a, con ngườ̀i Việ̣t Nam. Kể̉ từ Đề cương văn hó́a


Việ̣t Nam năm 1943 đến Nghị̣ quyết Trung ương IX khó́a XI là chủ̉
trương, rồi đến Quan điể̉m mới trong Văn kiệ̣n Đạ̣i hộ̣i XIII củ̉a
Đả̉ng, quan điể̉m nhất quán có́ tính kế thừa, bổ sung, phát triể̉n tư
duy lý luận củ̉a Đả̉ng về xây dựng, phát triể̉n nền văn hó́a, con
ngườ̀i Việ̣t Nam.



×