Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp việt nam trong bối cảnh kinh tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.93 KB, 8 trang )

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ HIỆN NAY
Đỗ Xuân Hạ
Cục trưởng - Cục Công nghiệp địa phương
Thứ nhất, như chúng ta đã biết hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) hiện
nay là một xu thế khách quan. Trong hơn một thập kỷ qua xu thế toàn cầu hóa nền
kinh tế thế giới có sự gia tặng mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển của khoa học –
kỹ thuật – công nghệ (KH – KT – CN) và sự gia tăng hàng loạt vấn đề toàn cầu
như môi trường, dân số,… Sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hóa kinh tế đặt ra
những yêu cầu khách quan đòi hỏi các quốc gia phải có chiến lược, hội nhập phù
hợp vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Trong bối cảnh hiện nay, không thể phát
triển nếu như không mở cửa hội nhập. Thương mại thế giới đã tăng lên nhanh
chóng, quá trình này thể hiện không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà cả trong các
lĩnh vực sản xuất, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hóa, xã hội khác.
Hơn lúc nào hết, cơ hội và thách thức trong quá trình HNKTQT không chỉ là
sự quan tâm của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức mà còn đối với mỗi cá nhân chúng ta.
Đây là vấn đề rộng lớn, phức tạp và có nhiều biến động, có cả những nhận thức và
quan điểm khác nhau, thậm chí đối laapjnhau.
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, hội nhập, đang xây dựng và phát
triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc đẩy mạnh tham
gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực là một xu thế, là một vấn đề cực
kỳ quan trọng trong công cuộc đổi mới vây dựng và phát triển đất nước. Hòa trong
bối cảnh đó cùng với phương châm “Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ” và “là
bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và
phát triển”, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 nước và hầu hết các
tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, Việt Nam đã và đang từng bước vững chắc
hội nhập sâu rộng và nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, tham gia hội nhập
chũng ta sẽ đón nhận được những cơ hội, thuận lợi cho phát triển, song kinh tế Việt
Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam, sẽ phải đối mặt với các thách thức,
khó khăn lớn.
Như chúng ta đã biết và đều hiểu về hội nhập kinh tế như sau:


 Hội nhập là một quá trình tất yếu, một xu thế bao trùm mà trọng tâm là mở cửa
kinh tế, tạo điều kiện kết hợp tốt nhất nguồn lực trong nước và quốc tế, mở rộng
1
không gian để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp nhất có thể có trong quan hệ
kinh tế quốc tế, nhất là tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Như vậy
hội nhập vừa là đòi hỏi khách quan, vừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế
mỗi bước.
 Hội nhập thực chất là tham gia cạnh tranh trên quốc tế và ngày trong thị trường nội
địa. Để hội nhập có hiệu quả, phải ra sức tăng cường nội lực, cải cách và điều
chỉnh cơ chế, chính sách, luật lệ, tập quán kinh doanh, cơ cấu kinh tế trong nước để
phù hợp với “luật chơi chung” của quốc tế. Điều này, không có nghĩa là các nước
bị áp đặt phải cải cách, mở cửa hội nhập, mà thực ra cải cảnh, hội nhập là vì sự
phát triển của chính mình. Chính sách hội nhập phải vừa gắn chặt với chiến lược
phát triển của đất nước, đồng thời cải cánh kinh tế, hành chính phải gắn chặt với
yêu cầu của quá trình hội nhập. Cải cách trong nước và hội nhập là “con đường hai
chiều”. Cải cách bên trong quyết định tốc độ và hiệu quả hội nhập, đồng thời hội
nhập sẽ hỗ trợ , thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, qua đó nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế.
 Hội nhập không phải để được hưởng ưu đãi, nhân nhượng đặc biệt. Hội nhập là mở
rộng các cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường, có môi trường pháp lý và kinh
doanh ổn định dựa trên quy chế, luật lệ của các thể chế hội nhập, không bị phân
biệt đối xử, không bị các động cơ chính trị, hay những lý do khác cản trở việc giao
lưu hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Từ ổn định về thị trường, các nước sẽ có điều kiện
thuận lợi để xây dựng kế hoạch đầu tư, sản xuất, kinh doanh ổn định, giải quyết
việc làm phát triển kinh tế dựa trên quy chế, luật lệ của các thể chế hội nhập, không
bị phân biệt đối xử, không bị các động cơ chính trị, hay những lý do khác cản trợ
việc giao lưu hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Ngoài ra, các nước có thể sử dụng
những luật lệ, quy định cơ chế giải quyết tranh chấp của các thể chế hội nhập để
bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
Thứ hai, HNKTQT tạo ra thời cơ và thách thức, sơ bộ như sau:

a) Những cơ hội
 Tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh,thúc đẩy tham gia vào phân công lao động
quốc tế, tranh thủ được lợi ích của việc phân bổ nguồn tài lực hợp lý trên bình diện
quốc tế, từ đó phát huy cao độ nhân tố sản xuất hữu dụng của từng quốc gia.
 Tự do hóa luân chuyển hàng hóa, dịch vụ và vốn với việc hạ thấp hàng rào thuế
quan, đơn giản hóa thủ tục, cắt giảm kiểm soát hành chính, góp phần giảm chi phí
sản xuất, đầu tư, tăng sản lượng, giảm thất nghiệp và tăng thêm lợi ích cho người
tiêu dùng.
- Tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới, tăng vòng quay vốn và điều kiện đa dạng hoá các
loại hình đầu tư, nhờ đó vừa nâng cao hiệu quả, vừa hạn chế rủi ro đầu tư.
2
- Thúc đẩy quá trình chuyển giao KH – KT – CN, vốn, kỹ năng quản lý, qua đó mở
rộng địa bàn đầu tư cho các nước phát triển, đồng thời giúp các nước tiếp nhận đầu
tư có thêm nhiều cơ hội phát triển.
b) Những thách thức
- Sự bất ổn của thị trường tài chính quốc tế, sự khác biệt cơ bản giữa đầu tư trực tiếp
và đầu tư tài chính. Một mặt, các nhà đầu tư trực tiếp đã bỏ tiền đầu tư xây dựng
nhà xưởng, thì không dễ gì một sớm, một chiều có thể rút lại vốn đầu tư, trong khi
đó các nhà đầu tư tài chính có lợi thế linh hoạt hơn, nhờ tính chuyển nhượng cao
của chứng khoán. Mặt khác, nguồn tài chính được phân bố không đồng đều, tập
trung vào một số trung tâm tài chính lớn của các nước công nghiệp phát triển hàng
đầu thế giới. Quá trình hội nhập những thách thức và cơ hội luôn làm cho dòng vốn
chảy mạnh hơn, dễ dàng hơn và tất nhiên rủi ro sẽ lớn hơn.
- Nguy cơ tụt hậu của một số quốc gia, trong khi một số quốc gia đã tranh thủ được
lợi ích của hội nhập mậu dịch quốc tế và thị trường tài chính quốc tế, phát huy
được lợi thế so sánh, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng, mở rộng thương mại, thu hẹp
dần khoảng cách với các quốc gia phát triển, thì một số nước khác lại không có khả
năng hội nhập vào quá trình phát triển thương mại, thu hút vốn đầu tư và kết cục
tất yếu là sẽ bị đẩy lùi xa hơn nữa về phía sau.
- Chính sách tài chính – tiền tệ của các nước yếu bị phụ thuộc nhiều vào chính sách

của các nước mạnh.
- Mối đe doạ chính là xu hướng hình thành thế độc quyền, tập trung quyền lực vào
một số tập đoàn đầu sỏ quốc tế. Xu hường sát nhập đang diễn ra mạnh mẽ chưa
từng có trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới cận đại. Vậy, thế đâu là điểm dừng
của xu thế sát nhập này? Bởi lẽ, nếu xu thế sát nhập tiếp tục gia tăng chắc chắn sẽ
có tác động xấu đến “thị trường cạnh tranh hoàn hảo”, nhân tố đã góp phần thúc
đẩy quá trình phát triển kinh tế trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.
- Làm tan vỡ các hàng rào bảo hộ của các quốc gia. Do vậy, các nước không chỉ chịu
tác động tích cực của quá trình này, mà còn phải chịu cả những chấn động của hệ
thống kinh tế toàn cầu trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính, nguyên nhiên liệu. Các
nước càng yếu kém, thì chính sách kinh tế vĩ mô càng không đủ thông thoáng,
không phù hợp với các định chế quốc tế, tệ tham nhũng và quan liêu càng nặng với
hệ thống ngân hàng – tài chính lạc hậu, thì càng chịu tác động nặng nề hơn.
- Không chỉ có các lực lượng kinh tế tiến bộ tham gia vào quá trình này, mà còn có
sự tham gia của các thế lực phản động, bọn maphia, các tổ chức khủng bố,... Mạng
lưới hoạt động của maphia hiện đang lan khắp toàn cầu, các đường dây buôn lậu
ma tuý đã len lỏi đến cả các trường học. Các thế lực phản động cũng không bỏ lỡ
thời cơ xâm nhập vào nước ta, phá hoại nước ta, do đó, chính sách đúng đắn của
3
chúng ta là phải ngăn chặn, chống lại mọi hành vi, mọi hoạt động phá hoại. Nhưng,
cũng không thể vì thế mà chúng ta đóng cửa đất nước, hay hạn chế sự hội nhập của
nước ta vào quá trình hội nhập toàn cầu hoá.
- Ngoài những thách thức và cơ hội nói trên, còn nảy sinh những mặt tiêu cực khác
nữa như: Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước giàu và nghèo có thể
tăng lên, sự xung đột giữa các nền văn hoá khác nhau có thể xảy ra, các nước lớn
có thể bị phân rã,... Song những tác động tiêu cực này có thể tới mức độ nào?, lớn
nhỏ ra sao?, điều đó lại tuỳ thuộc vào chính sách hội nhập quốc tế của chính các
quốc gia. Một chính sách hội nhập quốc tế đúng đắn và thích hợp, theo lộ trình và
bước đi phù hợp,..., thì tác hại của những mặt tiêu cực này sẽ bị hạn chế và ngược
lại.

Thứ ba, doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình HNKTQT hiện nay:
- Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu trong xu thế toàn cầu; tiến trình hội nhập
kinh tế ở nước ta có những thuận lợi, song phải đương đầu với rất nhiều thách thức
nghiệt ngã. Là động lực và là trung tâm của quá trình này, khai thác lợi thế, biến
các cam kết quốc tế thành chương trình hành động của đơn vị, doanh nghiệp, phát
huy nội lực kết hợp chặt chẽ với sản xuất và kinh doanh, không ngừng đổi mới kỹ
thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh, có lẽ đây
là cách làm cần thiết, thiết thực nhất để khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị
trường thế giới, trong hội nhập kinh tế toàn cầu, và đây là một số vấn đề của doanh
nghiệp Việt Nam đã được đề cập, cần quán triệt thực hiện.
a) Xu thế đối với doanh nghiệp Việt Nam
 Phân tích tác động của bối cảnh quốc tế đến quá trình hội nhập ở Việt Nam, Uỷ ban
Quốc gia về hội nhập quốc tế đã chỉ ra những áp lực cơ bản trên các mặt cạnh
tranh, tự do hoá, mở cửa và những nguy cơ chuyển hướng thương mại bất lợi, áp
lực cạnh tranh đối với nền kinh tế nước ta đang gia tăng mạnh, đặc biệt là từ phía
Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN và cạnh tranh khu vực có thể dẫn tới nguy
cơ giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Cùng với áp lực cạnh tranh, xu thế quốc
tế hoá và khu vực hoá cũng tạo ra nhiều sức ép buộc nước ta phải tự do hoá, mở
cửa hội nhập kinh tế; nếu không bắt kịp nhịp đi, Việt Nam sẽ tụt hậu và chịu những
nước đi sau.
 Từ những nguyên tắc hội nhập quốc tế được chỉ ra trong Nghị quyết các Đại hộ
Đảng, thời gian qua, nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 nước; mở rộng
quan hệ thương mại với 150 nước và vùng lãnh thổ; thu hút FDI ở 70 nước và
vùng lãnh thổ; tranh thủ được viện trợ phát triển của 45 nước và tổ chức quốc tế.
Tháng 12/1994 Việt Nam đã nộp đơn gia nhập WTO; tháng 7/1995 trở thành thành
4
viên chính thức của tổ chức ASEAN, tham gia Khu vực Thương mại tự do ASEAN
từ 01/01/1996; tháng 3/1996 tham gia Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM) và từ
tháng 11/1998 đã trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác châu Á –
Thái Bình Dương (APEC).

 Nghiên cứu quá trình hội nhập quốc tế, các nhà khoa học và các nhà quản lý đã chỉ
ra 4 nguyên tắc cơ bản phải tôn trọng là: Không phân biệt đối xử giữa các quốc gia
và các doanh nghiệp; chính sách phải công khai, rõ ràng tạo sân chơi
 Bình đẳng giữa các đối tác tham gia; thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chấp
nhận cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
 Từ những nguyên tắc nêu trên, khi hàng rào thuế quan không còn giữa các quốc
gia, thì khái niệm sản xuất thay thế nhập khẩu, hay hướng về xuất khẩu không còn
nguyên nghĩa. Việc phát triển sản xuất thực sự phải dựa vào lợi thế so sánh và quy
mô kinh tế. Ở đây, lợi thế là yếu tố động đòi hỏi phải có cách nhìn xa hơn, còn quy
mô kinh tế thì lại bị chi phối bởi tốc độ phát triển. Trong tiến trình HNKTQT ở
Việt Nam, các nhà quản lý cho rằng thời cơ của các doanh nghiệp Việt Nam có
nhiều, nhưng khó khăn, thách thức lại là không nhỏ.
b) Thời cơ đối với doanh nghiệp Việt Nam
 Theo nguyên tắc không phân biệt đối xử, khi là thành viên WTO, hàng hóa và dịch
vụ nước ta sẽ được đối xử bình đẳng trên thị trường thế giới, có cơ hội tăng cường
vị thế và bảo vệ quyền lợi của chính mình, Việt Nam sẽ tránh được những áp lực
đơn phương bất bình đẳng, hoặc những ngoại lệ về xã hội, lao động và môi trường,
… không thuộc phạm vi thương mại, điều này có thể tạo vị thế trên trường quốc tế.
 Trong khuôn khổ thị trường, những thuận lợi tự do hóa thương mại không chỉ giới
hạn ở hàng hóa, mà đã mở rộng sang các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ,
… Sự thống nhất giảm thuế trung bình đối với hàng nông sản, hàng công nghiệp và
dệt may sau Vòng đàm phán Uruguay, đã đưa kim ngạch thương mại thế giới hàng
năm tăng khoảng 200 tỷ USD. Gia nhập WTO, doanh nghiệp hưởng từ thành quả
đàm phán ra phạm vi toàn cầu. Cơ hội này có thể kéo theo những ảnh hưởng tích
cực, để mở rộng sản xuất và tạo thêm nhiều việc làm.
 Nhờ nguyên tắc bình đẳng và những quy định chính sách, thể chế thương mại có
thể dự báo, các nhà tài chính an tâm hơn trong các quyết định đầu tư. Điều này
giúp doanh nghiệp thu hút được thêm nguồn FDI vào phát triển nhiều lĩnh vực.
 Cùng với đầu tư nước ngoài, hội nhập cũng là cơ hội tiếp cận với những thành quả
cách mạng KH-KT-CN thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, cơ hội này giúp doanh

nghiệp không chỉ là tiếp nhận công nghệ, mà còn học hỏi được nhiều kinh nghiệm
quản lý hiện đại; đẩy nhanh quá trình tiếp thu thành tựu KH-KT-CN quản lý, và
nhất là đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh năng động.
5

×