Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận chiến lược thâm nhập thị trường Nhật bản của Oleco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.48 KB, 21 trang )

Nhóm 17
Phần 1. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM XUẤT KHẨU
1.1. Giới thiệu về doanh nghiệp
• Công ty: Công ty Cổ phần Xây dựng, Dịch vụ và Hợp tác lao động- Viết tắt là OLECO.
• Thời gian thành lập: Được chuyển từ DNNN loại 1 theo quyết định 4474/ QD- TCCB- BNN
ngày 9/12/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
• Mặc dù là công ty Cổ phần nhưng có tới 63% vốn của công ty là của Nhà Nước.
Công ty Cổ phần Xây dựng, Dịch vụ và Hợp tác lao động ( OLECO) xuất thân từ
Doanh nghiệp nhà nước hạng 1, từ năm 2007, được chuyển đổi sang Công ty Cổ phần.
Công ty hoạt động trên 2 lĩnh vực chính: Xây dựng công trình vàXuất khẩu lao động
(XKLĐ).
Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, Công ty OLECO đã có bề dày trên 20 năm kinh
nghiệm; kể từ thập niên 80 Công ty đã đưa hàng chục ngàn lao động và chuyên gia sang làm
việc tại Irắc, Kuwait, Libăng. Đến nay, Công ty đã mở rộng xuất khẩu lao động sang nhiều
nước khác như Hàn Quốc, Cộng hoà Séc, Slovakia, Ả rập xe út, Đài Loan, Tiểu vương quốc
Ả rập thống nhất, Isarel, Malaysia,…
Qua nhiều năm phát triển cùng với sự đi lên của đất nước, Công ty OLECO đã xây
dựng được một thương hiệu có uy tín trên tất cả các lĩnh vực hoạt động trong đó có lĩnh vực
xuất khẩu lao động. Ngày 19/9/2010 OLECO đã vinh dự được nhà nước trao giải “ Thương
hiệu nổi tiếng 2010”.
1.2. Giới thiệu về sản phẩm xuất khẩu
• Sản phẩm dự kiến xuất khẩu:
Lao động phổ thông Việt Nam có nhu cầu làm việc tại Nhật.
Xuất khẩu lao động không còn là một khái niệm xa lạ đối với người dân nước ta. Xuất
khẩu lao động bây giờ đang là xu hướng, được nhà nước ủng hộ và có chính sách phát triển.
Người lao động của công ty OLECO đào tạo tương đối đạt tiêu chuẩn, đáp ứng được nhu
cầu của nước tiếp nhận lao động nên đây cũng là một lợi thế. Vì vậy , công ty đã và đang
đặt ra nhiều mục tiêu, chiến lược cho xuất khẩu lao động trong thời gian tới.
So với lao động trong khu vực và trên Thế Giới, người lao động Việt Nam nhìn chung
có những phẩm chất vượt trội: thông minh, cần cù, chịu khó, khả năng nắm bắt các kĩ năng
lao động. Ngoài ra, họ còn có khả năng sử dụng các công cụ hiện đại tương đối nhanh trong


một số ngành đòi hỏi sự khéo léo, độ chính xác cao như cơ khí, dệt may,điện tử, chế biến
thủy sản,…
Page 1
Nhóm 17
Theo thống kê, mỗi năm có tới hơn 7000 lao động trong nước có nhu cầu xuất khẩu
sang Nhật. Đa số là những người trong độ tuổi 18 đến 35, đã tốt nghiệp PTTH, chưa qua
đào tạo nghề, mong muốn được hưởng mức lương và điều kiện làm việc cao tại nước bạn.
• Thị trường lao động đã và đang xuất khẩu: Hàn Quốc, Đài Loan, Irael, Kuwait, Sec…
• Thị trường dự kiến thâm nhập và mở rộng: Nhật Bản
Nhật Bản có khoảng cách địa lý không xa, khí hậu ôn hòa, phong tục tập quán gần
gũi, có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Hiện nay, Nhật được đánh giá là một trong
những thị trường nhập khẩu lao động lớn trên Thế Giới. Nhu cầu tăng cao đáng kể về lao
động phổ thông hay còn được gọi lao động được đào tạo theo Chương trình tu nghiệp sinh
kể từ sau thảm họa kép hồi tháng 3/2011 đang trở thành một cơ hội đối với tất cả các doanh
nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam và các nước có nguồn nhân lực tương tự.
Phần 2: GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
2.1. Vài nét về đất nước Nhật Bản:
• Đất nước mặt trời mọc là một quốc đảo hình vòng cung, nằm xoải theo sườn phía đông của
châu Á, gồm 4 đảo chính: Honshu, Hokkaido, Kyushin, Shikoku và nhiều đảo nhỏ chạy dọc
theo bờ biển phía Đông Bắc Á. Nhật Bản có diện tích 377.835 km2 và dân số khoảng 128
triệu người (số liệu năm 2004). Dân cư Nhật Bản tập trung ở các thành phố lớn
như: Tokyo, Yokohama, Nagoya, Osaka, Kobe và Kyoto.
• Nhật Bản là nước ôn đới, có 4 mùa rõ rệt; thường xuyên phải đối mặt với thiên tai. Dân tộc
Nhật chiếm đa số, ngoài ra còn có hai dân tộc thiểu số là Ainu và Buraumin. Ngôn ngữ được
sử dụng là tiếng Nhật. Nhật Bản có rất nhiều tôn giáo, nhưng hầu hết người Nhật không
theo tôn giáo nào.
2.2. Quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản:
• Ngày 21 tháng 9 năm 1973, Việt Nam có quan hệ ngoại giao chính thức với Nhật Bản.
• Từ năm 2003, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản phát triển với tốc độ cao, bình
quân tăng trên 19%/năm. Hiện nay, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.

Năm 2010 đã đánh dấu sự phục hồi rõ rệt của thương mại song phương hai nước với mức
kim ngạch đạt hơn 16 tỷ USD, tăng gần 22% so với năm 2009. Tính đến hết tháng 9/2011,
kim ngạch thương mại hai nước đạt xấp xỉ 15 tỷ USD.
Page 2
Nhóm 17
• Nhật Bản dành ưu đãi GSP cho một số mặt hàng của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang
nước này. Việt Nam cũng cam kết loại bỏ thuế quan đối với 82% giá trị thương mại hai
chiều Việt – Nhật trong 16 năm.
• Trong những năm qua, kể từ khi nối lại việc cung cấp ODA, Nhật Bản luôn là 1 trong
những quốc gia cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam. Tháng 12/2010, Nhật Bản đã cam
kết mức viện trợ tài khóa 2010 cho Việt Nam là 1,76 tỷ USD, tập trung vào cơ sở hạ tầng,
đối phó với biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, Nhật Bản
vẫn khẳng định tiếp tục thực hiện các cam kết ODA dành cho Việt Nam. Bên cạnh đó, hợp
tác giữa hai nước trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, du lịch cũng đạt được nhiều kết
quả quan trọng.
2.3. Thị trường Nhật Bản
2.3.1. Khái quát thị trường lao động nước ngoài tại Nhật Bản.
Do nguồn lao động đáp ứng trong nước quá hạn chế, mỗi năm thị trường này cần
nhập khẩu hàng chục ngàn lao động nước ngoài nhằm bổ sung nguồn nhân lực cho hầu hết
tất cả các ngành.
• Chính sách của Nhật Bản hạn chế tiếp nhận lao động nước ngoài có trình độ thấp hoặc
không có tay nghề vào làm việc. Đối với lao động nước ngoài có tay nghề, lao động kỹ
thuật cao, Chính phủ Nhật Bản khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho họ vào làm việc
ở Nhật Bản. Theo thống kê, các lao động này hầu hết đến từ Brazil, Mỹ, Philipine…
• Đối với những lao động phổ thông (chưa có tay nghề hoặc tay nghề thấp) nước ngoài vẫn có
thể vào Nhật Bản làm việc theo chương trình tu nghiệp. Lao động nước ngoài tu nghiệp,
làm việc tại Nhật Bản chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí, dệt may, chế biến lương thực, xây
dựng, chế biến hải sản, nông nghiệp và ngư nghiệp. Mục tiêu chính của chương trình này là
nhằm chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các
nước đang phát triển.

2.3.2. Thị trường mục tiêu: Xuất lao động phổ thông hay Chương trình tu nghiệp sinh sang Nhật.
Nghiên cứu các yếu tố môi trường chung và môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới
các chiến lược sản phẩm
a. Môi trường kinh tế:
Nhật Bản là nên kinh tế lớn thứ ba toàn cầu, là thành viên G8, G4 và APEC.Nhật Bản
có công nghệ tiên tiến nhất trên Thế Giới, sản phẩm chính là thép, kim loại màu, thiết bị
Page 3
Nhóm 17
điện, thiết bị xây dựng, khai khoáng, ô tô, xe máy, điện tử, thiết bị viễn thông, máy công cụ,
hệ thống sản xuất tự động, đầu máy, đường ray xe lửa, tàu biển, hoá chất, dệt và chế biến
thực phẩm. Mặc dù có trình độ công nghệ cao nhưng đối với một số ngành công nghiệp như
may công nghiệp, chế biến thực phẩm, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí, xây dựng, lực lượng
lao động lại đóng vai trò quan trọng. Thêm vào đó, yêu cầu phát triển nhanh chóng về cả
quy mô và chất lượng nền kinh tế khiến cho Nhật Bản ngày càng cần nhiều lao động nước
ngoài.
Đặc biệt, sau vụ thiên tai kép động đất-sóng thần xảy ra vào tháng 3/2011, Nhật Bản
càng cần hơn nữa lực lượng lao động phổ thông để góp phần phục hồi, tái thiết nền kinh tế.
Kể từ tháng 4/2011, đơn đặt hàng lao động Việt Nam tăng nhanh chóng về số lượng.
Trước ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm chocác thị trường vốn thu hút
nhiều lao động Việt Nam như Malaysia, Trung Đông gặp khó khăn thì những tín hiệu khả
quan từ thị trường Nhật đã mở ra những cơ hội mới trong công tác XKLĐ của Việt Nam.
b. Môi trường chính trị:
Thực tế, chủ trương của Chính phủ Nhật Bản là hạn chế tiếp nhận người nước ngoài
vào làm việc tại Nhật Bản, nhưng trong bối cảnh mới này, hàng năm, Nhật Bản phải tiếp
nhận khoảng 60.000 lao động nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính phủ Nhật
Bản cũng đang tích cực tái cơ cấu lại nền kinh tế theo xu hướng tăng nhanh hàm lượng chất
xám của những người tham gia lao động, giảm dần lao động giản đơn và cơ bắp.
Gần đây, Nhật Bản thực hiện chính sách đa dạng hóa các nguồn cung ứng lao động
nhằm giảm thiểu rủi ro và lệ thuộc.
c. Môi trường văn hóa – xã hội

Hiện nay, Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số do tỷ lệ người
cao tuổi ngày càng tăng trong khi tỷ lệ sinh ngày càng giảm. Điều này dẫn đến số lượng
người tham gia lao động của Nhật Bản cũng trong chiều hướng giảm xuống, đặc biệt là
lượng lao động trong các xưởng sản xuất, nhà máy cơ khí, điện tử, dệt may.
Người Nhật mong muốn nhất ở người lao động không phải là trình độ học vấn hay
ngoại hình, mà chính là trình độ tiếng Nhật và kiến thức về văn hóa, cách ứng xử. Lao động
Page 4
Nhóm 17
nước ngoài tại Nhật được đối xử tương đối tốt, hưởng mức lương hấp dẫn, điều kiện làm
việc và ăn ở, quan hệ chủ thợ được đánh giá cao so với các thị trường khác.
Giữa Việt nam và Nhật Bản có nhiều nét tương đồng trong văn hóa và cách sống
cũng như phong tục, tập quán, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản gần đây có nhiều thuận lợi.
d. Môi trường pháp lý:
• Cuối thế kỷ 19, Nhật Bản đã quan tâm tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
của riêng mình, các đạo luật về kinh tế được ban hành kèmtheo thông tư, nghị định, hướng
dẫn rõ ràng. Hai đạo luật cơ bản điều chỉnh vấn đề nhập cư và cư trú của người nước ngoài
là Luật Kiểm soát nhập cư và người tị nạn năm 1951 và Luật Đăng ký người nước ngoài
năm 1952. Bên cạnh đó còn có Đạo luật làm việc và Luật tiêu chuẩn lao động đảm bảo cho
sự công bằng và tính pháp lý của người lao động nước ngoài. Ngoài ra, sự chặt chẽ trong
công tác quản lý, hệ thống hành chính hoạt động hiệu quả, ít xảy ra tiêu cực là những thuận
lợi của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản.
• Công ty Nhật Bản tiếp nhận tu nghiệp sinh thông qua chương trình hợp tác của cơ quan
chính phủ, các tổ chức được Chính phủ cho phép. Thông thường các công ty này phải có ít
nhất từ 20 lao động trở lên mới được nhận tu nghiệp sinh nước ngoài. Hình thức tiếp nhận:
- Chương trình tu nghiệp do công ty thực hiện trực tiếp: các công ty nói chung nhận tu
nghiệp sinh là người làm việc ở ngân hàng trung ương, tổ chức quốc tế; công ty “mẹ” nhận
tu nghiệp sinh là người làm trong công ty liên doanh, công ty “con” ở nước ngoài.
- Chương trình tu nghiệp do công ty thực hiện qua trung gian: là các công ty hội viên của
phòng thương mại và công nghiệp, hiệp hội các xí nghiệp nhỏ, hợp tác xã.
- Chương trình tu nghiệp được thực hiện với sự giới thiệu của Cơ quan Hợp tác tu nghiệp

quốc tế Nhật Bản (gọi tắt là JITCO).
Theo Luật xuất nhập cảnh mới, (có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2010), để tăng số lượng lao
động Việt Nam đăng kí, Nhật yêu cầu các doanh nghiệp trong nước không được thu tiền đặt
cọc của người lao động sang làm việc tại Nhật. Như vậy, người lao động chỉ mất chi phí làm
hộ chiếu, lệ phí visa, khám sức khỏe, cộng thêm chi phí đào tạo ngoại ngữ và nghề.
e. Môi trường cạnh tranh.
Page 5
Nhóm 17
TNS Việt Nam phải cạnh tranh với TNS đến từ tổng số 14 nước đang có TNS làm
việc tại Nhật Bản. Tính đến năm 2009, Việt Nam là nước có số lượng đông thứ 2 sau Trung
Quốc xuất khẩu TNS sang Nhật Bản, tiếp đến là Thái Lan. Tuy nhiên, con số chênh lệch
giữa Việt Nam và Trung Quốc là khá lớn, hàng năm Việt Nam đưa khoảng 2000 TNS sang
Nhật, con số này quá ít ỏi so với 46000 TNS Trung Quốc được xuất khẩu sang Nhật Bản
hằng năm. Điều đáng quan tâm hơn nữa, TNS Trung Quốc đã xâm nhập vào thị trường Nhật
Bản từ lâu nên có thể nói họ đã tạo được chỗ đứng trên thị trường và đã trở nên quen thuộc
đối với các nhà tuyển dụng Nhật Bản. Bên cạnh đó, TNS Trung Quốc cũng rất “được lòng”
các doanh nghiệp Nhật Bản do có tay nghề, học vấn, có tính kỷ luật và tác phong công
nghiệp cao nên tỉ lệ bỏ trốn về nước trước thời hạn hợp đồng là khá thấp, trong khi đó, theo
số liệu thống kê từ năm 1999 đến năm 2003 số lượng TNS Việt Nam tại Nhật Bản bỏ trốn
chiếm tỷ lệ khá cao so với một số nước khác, khoảng 25.3%. Ngoài ra, còn có sự cạnh tranh
của lao động đến từ Philipines, Malaysia, Indonesia,…
Tiếp cận sâu thị trường:
Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường chọn hình thức đưa lao động đi tu
nghiệp thông qua các trung gian là Nghiệp Đoàn dưới sự giám sát của JITCO do đặc thù về
qui mô và nguồn lực tổ chức thực hiện chưa cao.
Theo tìm hiểu, Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản đánh giá
KantoInformation Industry Cooperative Society là một trong những nghiệp đoàn tiếp nhận
tu nghiệp sinh (TNS) nước ngoài lớn nhất của Nhật Bản. Kanto thành lập từ năm 1990 và
hiện có 180 công ty thành viên. Trong 10 năm đầu, nhận TNS Trung Quốc và giúp khoảng
2.000 lao động nước này vào Nhật Bản. Nhưng vì phát sinh nhiều vấn đề nên từ năm 2000,

đã chuyển hướng sang Việt Nam. Đến nay, nghiệp đoàn này đã hợp tác với các doanh
nghiệp phái cử đưa được khoảng 2.500 TNS Việt Nam sang Nhật Bản, trong đó khoảng 800
TNS đang tu nghiệp theo hợp đồng. Dự kiến sắp tới, mỗi năm chúng tôi nhận khoảng 250
TNS Việt Nam.
Bên cạnh đó các nghiệp đoàn được đánh giá là tiềm năng như Hanamaki, IMM
JAPAN,…
Phần 3: PHÂN TÍCH SWOT
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
- Kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực xuất
khẩu lao động cũng như uy tín của Công ty đã
- Mặc dù đã từng xuất khẩu lao động qua
nhiều nước nhưng đối với thị trường
Page 6
Nhóm 17
được khẳng định qua sự đánh giá và tổng kết
của Cục Quản lý lao động với nước ngoài, Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội các tỉnh trong
nước.
- Lợi thế của người đi tiên phong trong lĩnh vực
xuất khẩu lao động tại Việt Nam + mối quan hệ
tốt với các tổ chức đánh giá lao động trên Thế
Giới (ILO, HRW, Bộ lao động UAE ) .
- Nguồn vốn lớn vì xuất thân từ doanh nghiệp
nhà nước hạng 1. Tỷ lệ vốn dành cho xuất khẩu
lao động cao vì đây là một trong những lĩnh vực
hoạt động chủ đạo của Oleco.
- Công ty tạo được hình ảnh tốt trong mắt người
lao động Việt Nam qua các lần xuất khẩu lao
động trước  lực lượng lao động đăng ký tại
công ty không ngừng tăng lên.

- Có trường đào tạo văn hóa, ngoại ngữ cũng
như chuyên môn cho người lao độngcơ sở
phát triển mở rộng chuẩn hóa lao động theo yêu
cầu của Nhật.
- Đại diện Cơ quan hợp tác đào tạo quốc tế Nhật
Bản và các doanh nghiệp Nhật Bản đều đánh giá
cao phẩm chất thông minh, cần cù, sẵn sàng làm
thêm giờ, làm thêm vào ngày nghỉ theo yêu cầu
của chủ sử dụng của người lao động Việt Nam,
Nhật Bản thì còn mới lạ thiếu kinh
nghiệm.
- Bản thân doanh nghiệp cũng đã đầu tư
xây dựng cơ sở giáo dục chuẩn hóa lao
động theo mô hình chất lượng cao nhưng
tính chuyên nghiệp của bộ máy, các
phòng ban làm thị trường Nhật còn
nhiều thiếu sót.
CƠ HỘI THÁCH THỨC
- Xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Nhật được
Đảng, chính phủ, các bộ ngành và địa phương
hết sức quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi.
- Quan hệ kinh tế, chính trị Việt - Nhật có nhiều
bước phát triển mới và ngày càng khởi sắc trên
nhiều lĩnh vực.
- Nhu cầu nhập khẩu lao động tại Nhật tăng cao
sau thảm họa vào tháng 3 vừa qua, đặc biệt số
lượng đơn đặt hàng yêu cầu nhân lực dành cho
lao động Việt Nam tăng mạnh.
- Trong nước, nhu cầu xuất khẩu lao động sang
Nhật khá nhiều vì mức lương và điều kiện làm

việc tại Nhật cao so với các nước khác.
- Yêu cầu đối với Người lao động từ phía Nhật có
những điều chỉnh thuận lợi (không nhất thiết
phải có tay nghề cao, mở rộng độ tuổi tuyển
dụng, nhận trách nhiệm đào tạo chuyên môn và
trả lương cho tu nghiệp sinh, thời gian huấn
Thị trường Nhật vốn rất kén chọn trong
việc lựa chọn lao động và thẩm định
doanh nghiệp, số lượng lao động tiếp
nhận mỗi năm.
- Khó khăn trong việc quản lý tu nghiệp
sinh (theo quy định mới tại luật xuất
nhập cảnh của Nhật Bản (1/7/2010), lao
động Việt Nam sang Nhật Bản không
phải đóng tiền bảo lãnh hợp đồng 
giảm ràng buộc lao động  phát sinh
tình trạng lao động bỏ trốn  phía Nhật
sẽ giảm nhu cầu tiếp nhận lao động nước
ta giống Hàn Quốc.
- Tỷ lệ tu nghiệp sinh Việt Nam vi phạm
hợp đồng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong
số các quốc gia tham gia chương trình
này tại Nhật Bản nhiều năm qua do ý
thức kém và bị các đối tượng xấu dụ dỗ,
Page 7
Nhóm 17
luyện lao động 1 năm xuống còn từ 1-2 tháng,
không yêu cầu nộp tiền đặt cọc cho Doanh
nghiệp XKLĐ) nhu cầu XKLĐ sang Nhật
càng tăng.

- Là một trong số khoảng 1/3 (trong trong tổng
số 80 doanh nghiệp tham gia cung ứng lao động
cho thị trường Nhật Bản) có đầu tư cơ sở đào tạo
cho lao động trước khi đi Nhật tương đối tốt.
lợi dụng  tác động không tốt tới hình
ảnh và vị trí của lao động xuất khẩu.
- Nhiều lao động còn e ngại không đáp
ứng được nhu cầu cao của Nhật và thiếu
sự kiên nhẫn.
- Đây là thị trường mới, khó khăn trong
khi tiến hành thực hiện.
Phần 4: SƠ BỘ CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
4.1. Chiến lược sản phẩm
4.1.1. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm
- Lao động Việt Nam có lợi thế là lao động trẻ, dồi dào, giá rẻ, tuy nhiên lao động giá rẻ đồng
nghĩa với trình độ tay nghề thấp và lợi thế cạnh tranh này đang dần mất đi. Chất lượng lao
động Việt Nam hiện nằm trong nhóm 10% thấp nhất của khu vực”. Đó là thông tin được đề
cập trong lễ công bố báo cáo “Thiếu hụt lao động kỹ năng ở Việt Nam” do Viện Khoa học
lao động và xã hội (Bộ LĐTBXH VN) phối hợp với Tập đoàn Manpower tổ chức ngày
8.11.2011.
- Tuy nhiên yêu cầu lần này từ phía Nhật Bản không đòi hỏi TNS có tay nghề cao nên để
nâng cao tính cạnh tranh của TNS Việt Nam, công ty đưa ra mục tiêu giáo dục ngôn ngữ và
văn hóa cho cho TNS là mục tiêu hàng đầu. Với lực lượng lao động trẻ, giao tiếp bằng tiếng
Nhật chuẩn, am hiểu văn hóa nước Nhật với nhiều phẩm chất tốt được người Nhật đánh giá
cao qua sự chia sẻ khó khăn trong đợt thiên tai vừa qua thì TNS được đào tạo từ công ty
hoàn toàn có lợi thế cạnh tranh với TNS các nước khác.
4.1.2. Điều kiện chuẩn hóa: bảng chuẩn hóa theo yêu cầu từ Jitco
Điều kiện tuyển chọn Tu nghiệp sinh
Tuổi Nam : 20-30 - Nữ: 20-27
Chiều cao tối thiểu Nam:1.60m - Nữ: 1.53m

Cân nặng tối thiểu Nam: 53kg - Nữ:43kg
Sức khỏe
Đạt yêu cầu khám sức khỏe tại Bệnh viện do phía Nhật Bản chỉ
định.
Trình độ học vấn Tốt nghiệp THPT
Ngoại ngữ Không yêu cầu
Chuyên môn Có 02 năm kinh nghiệm làm việc hoặc tốt nghiệp trường dạy
Page 8
Nhóm 17
nghề sau đây từ sơ cấp trở lên:
- Cơ khí (hàn, tiện, phay, bào)
- Điện tử (sửa chữa, lắp ráp
- Cơ – Điện tử
- May Công nghiệp
Hộ khẩu Từ Huế trở vào Nam
4.1.3. Đặc thù về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo của Nhật Bản ảnh hưởng tới chương
trình đào tạo của công ty
a) Văn hóa
Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về văn hóa.Người Nhật rất chú trọng gìn giữ
bản sắc văn hóa dân tộc, tôn trọng tính tập thể và tính chăm chỉ. Các đặc điểm chính về văn
hóa cũng như về phong tục, tập quán Nhật Bản sẽ được giảng dạy trong chương trình giáo
dục định hướng nhằm giúp TNS hòa đồng với cuộc sống ở Nhật Bản và hạn chế các mâu
thuẫn phát sinh trong quá trình sinh sống và làm việc.
b) Ngôn ngữ
Công ty sẽ đào tạo tiếng Nhật tùy theo trình độ tiếng Nhật ban đầu của TNS, vì người
Nhật khá khắt khe trong việc phát âm nên công ty phải đảm bảo đội ngũ giáo viên phải đào
tạo kỹ càng cho TNS.
c) Tôn giáo
Ở Nhật Bản có rất nhiều tôn giáo: Thần giáo, Cơ đốc giáo, Kitô giáo Phật giáo, trong
đó Phật giáo chiếmchủ yếu( khoảng 85%), nhưng hầu hết người Nhật không theo tôn giáo

nào, do đó vấn đề đào tạo nhận thức về tôn giáo cho TNS không quá phức tạp.
4.1.4. Tiến trình chuẩn hóa
a) Tuyển chọn lao động
- Tư vấn, sơ tuyển, hướng dẫn làm hồ sơ vào đúng 1h30 chiều thứ 4 và thứ 6 hàng tuần tại
hội trường của công ty. Hồ sơ hoàn tất nộp tại văn phòng thị trường Nhật Bản vào sáng thứ
4 và thứ 6 hàng tuần.
- Khám sức khỏe tổng quát vào lúc 8h tại Bệnh viện Bưu điện II (M12, Trường Sơn, Cư Xá
Bắc Hải, quận 10). Trong 7-10 ngày bệnh viện sẽ trả hồ sơ sức khỏe cho công ty, nếu đạt
quá trình khám sức khỏe, công ty sẽ báo cho TNS.
Page 9
Nhóm 17
- Những người đạt yêu cầu về hồ sơ và khám sức khỏe thì hồ sơ sẽ được dịch sang tiếng Nhật
và chờ phỏng vấn.
- Khi có yêu cầu tuyển dụng từ Nghiệp đoàn Nhật Bản, công ty sẽ gọi điện thông báo tập
trung TNS, thông báo ngày phỏng vấn, làm bản cam kết.
b) Quá trình đào tạo sau khi vượt qua vòng phỏng vấn:
Thời gian đào tạo: 4-6 tháng.
Trước khi bắt đầu quá trình đào tạo: xây dựng động lực học tập ngay từ đầu cho
TNS, tâm lý phổ biến của người lao động là muốn học ngắn và được xuất cảnh nhanh, vì
vậy ngay từ đầu cần có những bài giảng tư vấn để xây dựng động lực cho TNS. Khi họ tự
giác và say sưa học tập, rèn luyện có mục tiêu thì kết quả sẽ tốt.
• Đào tạo tiếng Nhật:
- Đào tạo từ cấp độ căn bản.
- Đào tạo theo trình độ nếu đã biết tiếng Nhật.
Quá trình đào tạo tiếng Nhật từ 2 tới 3 tháng, nếu kết quả học yếu sẽ bị loại.
• Giáo dục định hướng: Giáo dục về văn hóa: cách ứng xử, giao tiếp,…trong đời sống cũng
như trong môi trường làm việc. Quá trình đào tạo trong vòng 2 tháng.
• Trong quá trình học, TNS được làm quen với máy móc ở Trường kỹ thuật nghiệp vụ của
công ty: mỗi tuần cho TNS xuống xưởng làm quen, tiếp xúc với các máy móc cơ bản.
Đào tạo tiếng Nhật và giáo dục định hướng là hai nội dung cốt lõi của chương trình.

Vì TNS sẽ được đào tạo nâng cao tay nghề ở Nhật nên hai nội dung này được công ty chú
trọng đặc biệt để TNS có trình độ ngoại ngữ cũng như văn hóa tốt khi qua môi trường làm
việc ở Nhật. Chú trọng yêu cầu trình độ đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy có kinh nghiệm
ít nhất một năm và bằng JLPT ở trình độ N4. Trong quá trình đào tạo tiếng cũng như giáo
dục định hướng luôn luôn có bài kiểm tra sau mỗi bài học nhằm đánh giá khả năng tiếp thu
và trình độ của TNS.
Những người không trúng tuyển sẽ được đưa vào dự tuyển những Nghiệp đoàn tiếp
theo.
4.1.5. Công tác quản lý tu nghiệp sinh
Page 10
Nhóm 17
Để góp phần giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn, nâng cao uy tín của lao động Việt Nam cần
đưa ra sự ràng buộc từ phía gia đình có lao động đi Nhật Bản. Một lao động xuất cảnh, gia đình
sẽ tự nguyện viết đơn cam kết với chính quyền địa phương không cho con em họ bỏ trốn. Trước
khi lao động xuất cảnh, UBND xã sẽ thu giữ một số giấy giấy tờ, hồ sơ của người thân trong gia
đình.Nếu lao động hết hợp đồng về nước đúng thời hạn, xã sẽ trả lại giấy tờ cho gia đình.
Ngược lại, nếu lao động bỏ trốn, những người thân trong gia đình sẽ phải chịu phạt thay cho
con em họ.
Ngoài ra văn phòng của công ty ở Nhật Bản còn giúp hỗ trợ, giải quyết các mâu thuẫn
cho TNS.
4.2. Chiến lược phân phối
Nhật Bản là một đảo quốc nằm ở phía Đông của châu Á, xung quanh toàn là biển,
không tiếp giáp với quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào trên đất liền, nên con đường ngắn nhất
và thuận tiện nhất để đưa người lao động sang Nhật là bằng đường hàng không.
Giá vé (theo Vietnam Airlines) $650 (1$ gần bằng 21.100 VND)
Thời gian bay 6 giờ
Quá cảnh Có quá cảnh
Giá vé máy bay đã được tính kèm vào phí mà người lao động nộp khi đăng kí.
Trong thời gian đào tạo, lao động đã ở trong kí túc xá của công ty. Sau khi được đào
tạo xong và đủ tiêu chuẩn, lao động Việt Nam sẽ được đưa ra sân bay Tân Sơn Nhất để bay

qua Nhật Bản. Tùy thuộc vào nơi đến mà sẽ có quá cảnh tại Hàn Quốc hoặc không.
Chỉ có một kênh phân phối là đưa lao động đến với các nghiệp đoàn, và nghiệp đoàn
sẽ đưa họ đến trực tiếp với từng doanh nghiệp.
Chúng tôi sẽ xuất lao động sang bốn thành phố cần nhiều lao động ở Nhật Bản, đó là
Tokyo, Nagoya, Ishakawa, Osaka. Lao động sẽ đi cùng với người quản lí của công ty, người
này sẽ chịu trách nhiệm kí kết giao nhận với nghiệp đoàn. Ngoài ra, qua khảo sát công ty
nhận thấy vị trí Osaka và Nagoya là thuận tiện nhất nên công ty trước mắt sẽ mở văn phòng
đại diện ở đây. Quản lí của các văn phòng đại diện này sẽ liên hệ với các nghiệp đoàn và sẽ
đi cùng với nghiệp đoàn đến sân bay tại các thành phố này để làm thủ tục giao nhận. Sau
Page 11
Nhóm 17
khi hoàn tất thủ tục, những người này sẽ cùng với nghiệp đoàn trực tiếp đưa lao động đến
các công ty nhỏ lẻ cụ thể.
Hai văn phòng đại diện ở Osaka và Nagoya sẽ chịu trách nhiệm giữ quan hệ với các
công ty cụ thể , với nghiệp đoàn và tổ chức JITCO để cập nhật thông tin cũng như các yêu
cầu mới và các vấn đề phát sinh để thông báo lại cho công ty cũng như giữ mối phân phối.
4.3. Chiến lược xúc tiến
4.3.1. M ục tiêu chiến lược
Khách hàng trong công tác xuất khẩu của ta chủ yếu là các trung gian nghiệp đoàn
- các nhà tuyển dụng, những người sẽ cân nhắc việc kí kết hợp đồng với công ty và tuyển
chọn lao động đạt yêu cầu.
3 mục tiêu chính:
• Thông tin thông báo
• Tạo lợi thế cạnh tranh.
• Thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng.
Có thể cụ thể hóa 3 mục tiêu này như sau:
 Cung cấp thông tin về công ty Oleco và người lao động Việt Nam cho các
đối tác nước ngoài.
 Tạo cái nhìn thiện cảm và tin tưởng về người lao động Việt Nam.
 Đánh dấu điểm mạnh riêng ưu thế hơn so với đối thủ.

 Thể hiện kỹ năng ở ngành nghề nhắm đến.
4.3.2. Các yếu tố môi trường kinh doanh ở Nhật Bản
• Văn hóa kinh doanh
- Người Nhật thường rất chú trọng đến chữ tín cũng như phong cách làm việc của đối tác.
Đặc biệt, họ coi trọng ấn tượng trong buổi gặp mặt đầu tiên hay trong đợt giao dịch đầu tiên.
Vì thế, khi mới đặt mối quan hệ với các nghiệp đoàn của Nhật, cần tạo niềm tin bằng cách
giữ đúng lời hứa, có kế hoạch đào tạo, xúc tiến… rõ ràng.
- Trong văn hóa kinh doanh, người Nhật rất trọng lễ nghĩa và hình thức.
• Phương tiện truyền thông
- Theo tìm hiểu, tỉ lệ biết chữ của Nhật gần bằng 100%. Nhu cầu đọc báo tại Nhật cũng khá
cao, trung bình khoảng 2,43 người/tờ. Vì thế, quảng cáo thông qua báo chí và sách giới
thiệu, thư tiếp thị là hiệu quả nhất.
4.3.3. Các chiến lược cụ thể.
a) Quảng cáo
• Nhận diện thương hiệu
Page 12
Nhóm 17
• Logo:
• Thông điệp quảng cáo
Khách hàng tiềm năng của công ty là các nghiệp đoàn Nhật. Người Nhật vốn rất
trọng chữ tín và các mối quan hệ làm ăn lâu dài. Chính vì thế, công ty sẽ đưa thông điệp:
“Uy tín, chất lượng, chi phí thấp” vào các phương tiện quảng cáo nhằm tạo ấn tượng nơi các
đối tác
• Bộ nhận diện thương hiệu:
- Bảng hiệu tại các văn phòng đại diện của công ty tại Nhật Bản.
- Danh thiếp cá nhân, danh thiếp công ty, danh thiếp văn phòng đại diện; đồng phục cho nhân
viên, tu nghiệp sinh của công ty; banner quản cáo, poster, leafter, printad, backdrop, quầy
khu vực tiếp tân, thư mời, vật dụng khuyến mãi, quà lưu niệm, tên miền email chung cho
các nhân viên trong công ty.
b) Quan hệ công chúng

• Báo chí:
Lựa chọn các báo – Các tờ báo chuyên về kinh tế, công nghiệp như: Fuji Sankei
Business, Nihon Kogyo Simbun. Nội dung:
- Giới thiệu về hình ảnh tu nghiệp sinh Việt Nam
- Chuyên đề về trình độ, tay nghề của lao động trong nước trong quá trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước.
- Bản tin về đất nước đang phát triển.
- Chuyên đề về người lao động ham học hỏi.
• Hoàn thiện Website công ty: olecovn.com.vn
Trang chính của website đăng đầy đủ các thông tin như thành tựu, hình ảnh về công
ty cũng như ban lãnh đạo của công ty góp phần tạo nên niềm tin nơi đối tác.
Mở chuyên mục Thị trường Nhật Bản trong phần Xuất khẩu lao động.
• Sách giới thiệu, thư tiếp thị:
Gửi sách giới thiệu cũng như thư tiếp thị đến các nghiệp đoàn nhằm giới thiệu một
cách trực tiếp mà ít tốn chi phí nhất. Sách giới thiệu, thư tiếp thị cần ghi rõ các điểm mạnh
của công ty, cũng như địa chỉ liên lạc rõ ràng nhằm tạo lòng tin cũng như quảng bá hình ảnh
công ty.
Page 13
Nhóm 17
• Tổ chức hội thảo:
Từ trước tới nay chưa có một cuộc hội thảo nào về lao động ở Nhật được diễn ra.
Công ty cùng các công ty xuất khẩu lao động khác có thể mở một cuộc hội thảo về lao động
Việt Nam ở Nhật. Công ty giới thiệu các thành tựu, cũng như qui trình đào tạo của công ty.
Chương trình kết mời các tu nghiệp sinh lành nghề do công ty đào tạo đến hội thảo nhằm
tăng sức thuyết phục.
Đây cũng là cơ hội để công ty khoanh vùng khách hàng tiềm năng để có chiến lược
thu hút đặc biệt như chiết khấu cao hơn so với các nghiệp đoàn khác.
• Hoạt động cộng đồng
Hiện nay Nhật đang đối mặt với các khó khăn sau thiên tai. Công ty sẽ:
1. Cử các tình nguyện viên sang Nhật giúp nước bạn tái thiết đất nước.

2. Trong đợt xuất lao động đầu tiên, sẽ liên kết với nghiệp đoàn tổ chức “tuần
hoạt động nhân đạo” nhằm hỗ trợ khôi phục các công trình công cộng.
Đây là cơ hội để công ty thể hiện trách nhiệm đối với xã hội, tạo ấn tượng tốt trong
lòng người Nhật đồng thời quảng bá hình ảnh của lao động của Oleco đối với các nghiệp
đoàn.
• Tham gia events
- Tham gia các hội chợ việc làm, các triển lãm thương mại do các nghiệp đoàn tổ chức.
- Tài trợ cho các ngày hội giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
• Mở văn phòng đại diện tại Nhật: nhằm tư vấn, giải quyết các thắc mắc của phía nghiệp
đoàn và gia tăng sự hiện diện của công ty trên thị trường lao động tại Nhật.
c) Khuyến mãi hậu mãi
Do nhu cầu của các nghiệp đoàn thường là suốt năm nên cần có chiến lược khuyến
mãi thường xuyên, dài hạn. Đặc điểm của các nghiệp đoàn tại Nhật là muốn có mối quan hệ
làm ăn lâu dài, uy tín nhưng cũng mang lại lợi nhuận cao. Chính vì thế, ngoài tác phong
chuyên nghiệp của công ty cũng như chất lượng đầu ra của tu nghiệp sinh, công ty còn cần
có những chiết khấu, ưu đãi như:
- Đối với trường hợp phải trả chi phí cho nghiệp đoàn để tìm các nhà máy, xí nghiệp có nhu
cầu: đây giống như một loại hình thức đấu thầu, do đó công ty cần có chiến lược đấu thầu
giá hợp lý để nhận được đơn hàng.
Page 14
Nhóm 17
- Đối với trường hợp Nghiệp đoàn trả chi phí cho công ty để tìm nguồn cung lao động cho
các nhà máy, xí nghiệp: công ty sẽ chiết khấu cho các nghiệp đoàn. Chi phí 6000 yên/ tu
nghiệp sinh, công ty sẽ chiết khấu cho nghiệp đoàn trong khoảng 5%- 7% tùy vào số lượng
tuyển dụng.
- Gửi quà và thiệp chúc mừng trong các ngày lễ hay ngày thành lập nghiệp đoàn nhằm tạo ấn
tượng tốt cũng như giữ mối quan hệ bền vững với đối tác.
Bên cạnh đó, cần mở các Mở các văn phòng đại diện của công ty gần các nghiệp
đoàn nhằm tư vấn, giải quyết các thắc mắc của họ, cũng như đáp ứng các yêu cầu của
nghiêp đoàn và gia tăng sự hiện diện của công ty trên thị trường lao động tại Nhật.

4.3.4. Công tác thu hút lao động trong nước:
a) Người lao động trực tiếp đăng kí dự tuyển tại trụ sở công ty:
Người lao động thông qua phương tiện truyền thông, quảng cáo của công ty hoặc qua
giới thiệu của bạn bè, người thân… trực tiếp đến chi nhánh tại tp HCM đăng kí dự tuyển đi
làm việc tại nước ngoài.
• Đăng thông tin tuyển dụng trên các báo ra hàng ngày, radio, website của công ty, phát tờ rơi
v.v…
• Tham gia ngày hội việc làm hoặc sàn giao dịch việc làm được tổ chức tại tp HCM,
• Công ty sẽ cung cấp các thông tin về điều kiện tuyển chọn cho người lao động như: thị
trường Nhật Bản, số lượng cần tuyển, giới tính, độ tuổi, công việc đảm nhận, nơi làm việc,
thời hạn hợp đồng, điều kiện sức khỏe, tay nghề, ngoại ngữ, các khoản chi phí, các quyền và
nghĩa vụ của người lao động…Công ty cũng sẽ hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đăng kí đi làm
việc ở Nhật và làm mọi thủ tục hộ chiếu, visa cho ứng viên.
b) Người lao động trực tiếp đăng kí dự tuyển đại địa phương nơi cư trú:
• Liên kết với Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động các cấp địa phương hoặc trung tâm giới thiệu
việc làm thuộc phòng Lao động, Thương binh – Xã hội, nhờ các tổ chức này đăng thông tin
trên website của họ. Cũng nhờ các tổ chức này liên kết với các cơ sở dạy nghề, các trường
nghề tại các địa phương đó để tuyển chọn được dễ dàng hơn. Đề nghị Ban chỉ đạo XKLĐ
phổ biến các nội dung như: số lượng cần tuyển, giới tính, độ tuổi, công việc, nơi làm việc,
thời hạn hợp đồng, điều kiện sức khỏe, tay nghề, ngoại ngữ, các khoản chi phí, các quyền và
nghĩa vụ của người lao động của từng thị trường mình đăng kí dự tuyển.
Page 15
Nhóm 17
Đặc điểm yêu cầu của thị trường Nhật Bản là chỉ tuyển lao động từ Huế trở vào
Nam, nên công ty sẽ chỉ chú trọng tạo mối quan hệ và giữ liên lạc với các cơ quan, tổ chức
này ở các tỉnh từ Huế trở vào.
4.4. Chiến lược giá
Mức giá ở đây chính là lương của tu nghiệp sinh mà công ty sẽ đề nghị với nghiệp
đoàn.Vì vậy, mức lương phải đáp ứng được nhu cầu của tu nghiệp sinh cũng như phù hợp
với các nghiệp đoàn.

Các yếu tố tác động đến việc định giá: yếu tố kinh tế, cơ sở tính lương của Nhật, nhu
cầu của thị trường Nhật, yếu tố cạnh tranh,…
Do nhu cầu lao động, cũng như các tính chất công việc, yêu cầu đối với người lao
động ở mỗi nước, khu vực là khác nhau mà công ty sẽ sử dụng chiến lược giá phân biệt.
Dựa vào nhu cầu đối với lao động Việt Nam ở Nhật ngày càng tăng (ít nhất 20000
lao động nước ngoài mỗi năm). Ngoài ra, tu nghiệp sinh Việt Nam đã trải qua quá trình đào
tạo kĩ về Nhật ngữ, trình độ tay nghề. Vì thế, lương của tu nghiệp sinh sẽ không quá
thấp.Tuy nhiên, thị trường lao động ở Nhật cạnh tranh khá gay gắt (ít nhất 14 quốc gia xuất
khẩu lao động sang Nhật mỗi năm). So với mức lương của tu nghiệp sinh Trung Quốc là
3000$/ tháng, công ty sẽ chọn mức giá thấp hơn mức lương này nhằm cạnh tranh với Trung
Quốc và thâm nhập thị trường.
Từ hai nhận xét trên, mức lương mà chúng ta đề xuất sẽ ở mức 1.200$- 2000$/tháng
tùy vào ngành nghề, đây là mức lương phù hợp với trình độ cũng như nhu cầu của tu nghiệp
sinh và hợp lý nghiệp đoàn.Tuy nhiên, nếu bên Nhật không đồng ý, công ty sẽ thương lượng
để đưa ra mức giá phù hợp với cả hai bên.
Phần 5: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Ngày Công việc Nội dung chi tiết Bộ phận
Thời
gian
20/11/2011 Nghiên cứu
thị trường lần
1
Khảo sát thị trường thông qua các
phương tiện truyền thông về:
-Nhu cầu thị trường Nhật (liên hệ
làm việc với Jitco qua email và thư
để tìm hiểu yêu cầu số lượng, chuẩn
hóa lao động nước ngoài tại Nhật).
- Pháp lý và văn hóa
Phòng Marketing 3 tháng

Page 16
Nhóm 17
- Đối thủ cạnh tranh
=>nhận định và xây dựng các chiến
lược ban đầu.
Ban Quản lí và Điều
hành Dự án
20/02/2012 Công tác
tuyển dụng
lao động
trong nước.
- Đăng thông tin tuyển dụng trên
báo, truyền hình, phát tờ rơi và đặc
biệt là Radio.
- Triển khai liên hệ với Ban chỉ đạo
xuất khẩu lao động các cấp địa
phương hoặc trung tâm giới thiệu
việc làm thuộc phòng Lao động,
Thương binh – Xã hội thuộc các địa
phương phù hợp về nhu cầu tuyển
dụng của công ty.
- Tổ chức phòng tuyển dụng “Thị
trường Nhật Bản” ngay tại chi
nhánh văn phòng chính phía Nam.
Phòng Hành chính –
Tổ chức
Phòng Đối ngoại
6 tháng
20/02/2012 Công tác
truyền thông

- Đăng thông tin về đất nước, hình
ảnh tu nghiệp sinh Việt Nam tại
Nhật.
Phòng Marketing
6
tháng
20/8/2012 Nghiên cứu
thị trường lần
2 – thăm dò
thị trường
- Xem xét nhu cầu cụ thể từ thị
trường Nghiệp đoàn Nhật.
- Liên lạc với Đại sứ quán, Văn
phòng quản lý lao động Việt Nam
tai Nhật Bản.
- Kết hợp vận động hành lang gửi
thư tiếp thị, sách giới thiệu về
thông tin về chất lượng lao động
do công ty đào tạo, giới thiệu hình
ảnh công ty cho các nghiệp đoàn.
- Đi thăm, làm việc với một số
nghiệp đoàn mục tiêu tại Nhật =>
lựa chọn một vài nghiệp đoàn phù
hợp.
Phòng Marketing
Phòng Marketing
Phòng Đối ngoại
Phòng Đối ngoại
3 tháng
20/9/2012 Đàm phán

trực tiếp
- Gởi thư và email đề nghị tới
nghiệp đoàn đã chọn.
- Cử đại diện Đàm phán và thương
lượng trực tiếp với Nghiệp đoàn
(về phí môi giới, các phí tổn liên
quan, mức lương, điều kiện làm
việc, ăn ở cho người lao động)
Phòng Đối ngoại
Ban Quản lí và Điều
hành Dự án
1 tháng
20/11/2011 Sự kiện - Tham gia hội chợ việc làm
(tại Tp Hồ Chí Minh) Phòng Marketing Mỗi
năm
một lần
Page 17
Nhóm 17
20/10/2012 Công tác
đào tạo
- Tổ chức hoàn chỉnh giáo án đào
tạo (về văn hóa, ngoại ngữ,…)
- Tổ chức lớp giảng dạy, giáo dục
định hướng, kết hợp nâng cao tay
nghề của tu nghiệp sinh.
Trường Đào tạo
Nghiệp vụ
4-6
tháng
20/04/2013

Kiểm tra
tuyển lọc
Tổ chức kiểm tra tiêu chuẩn tu
nghiệp sinh dưới sự giám sát của
Jitco tại cơ sở đào tạo.
Trường Đào tạo
Nghiệp vụ
Ban Quản lí và Điều
hành Dự án
20/04/2013 Làm thủ tục
xuất cảnh
- Thông báo danh sách người lao
động đáp ứng được yêu cầu và
tiến hành làm thủ tục xuất ngoại
cho người lao động.
Phòng Hành chính
– Tổ chức
1 tháng
20/05/2013 Thông tin –
thông báo
- Đăng thông tin lên các phương
tiện truyền thông về lần xuất lao
động đầu tiên của công ty (kênh
báo chí và Internet tại Nhật và
trong nước).
Phòng Đối ngoại
1 tháng
20/06/2013 Xuất khẩu - Tiến hành xuất cảnh. Hộ tống lao
động qua Nhật và tiến hành giao
lao động.

Phòng Đối ngoại 2 ngày
Trong năm
2014
Sự kiện Kết hợp với các công ty, nghiệp
đoàn tổ chức hội thảo “Ngày hội tu
nghiệp sinh Việt Nam” tại Nhật.
Phòng Hành chính –
Tổ chức
Phòng Marketing
Mỗi
năm
một lần
Công tác
hậu mãi
Triển khai các công tác khuyến mãi
hậu mãi Ban Hạch toán

Tư liệu tham khảo:
Page 18
Nhóm 17
1) www.oleco.com
2) www.nhatban.net
3) www.vneconomy.vn
4) www.suleco.com
5) www.thitruongnhatban.net
6) www.vietbao.com
7) www.dolab.gov.vn
8) www.molisa.gov.vn
9) www.thesaigontimes.vn
10) www.tcdn.gov.vn

11) www.ttldnnvietnam.gov.vn
Page 19

×