Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Đánh giá nhu cầu của cộng đồng và khả năng đáp ứng của trung tâm tư vấn dịch vụ dân số, gia đình và trẻ em cấp tỉnh thành phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.97 MB, 204 trang )

Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em - Bộ quốc phòng
học viện quân y


báo cáo kết quả
đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ




Đánh giá nhu cầu của cộng đồng và khả năng
đáp ứng của Trung tâm T vấn Dịch vụ Dân số,
Gia Đình và Trẻ em cấp tỉnh/thành phố

Chủ nhiệm đề tài: TS Hoàng Văn Lơng
Đồng chủ nhiệm: PGS.TS Phạm Bá Nhất


5689
15/02/2006

Hà Nội - 2005
Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em - Bộ quốc phòng
học viện quân y

báo cáo kết quả
đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ


Đánh giá nhu cầu của cộng đồng và
khả năng đáp ứng của Trung tâm T vấn Dịch vụ Dân


số, Gia Đình và Trẻ em cấp tỉnh/thành phố

Cơ quan quản lý: Uỷ ban DS,GĐ&TE
Cơ quan chủ trì: Học viện Quân y
Chủ nhiệm đề tài: TS Hoàng Văn Lơng
Đồng chủ nhiệm: PGS.TS Phạm Bá Nhất
Th ký đề tài: ThS Nguyễn Văn Ba

Những ngời thực hiện chính
ThS Nguyễn Văn Dự ThS Lê Quốc Tuấn
ThS Phan Đức Toàn ThS Nguyễn Duy Bắc
ThS Lu Trờng Sinh BS. Chu Đức Thành


Hà Nội, 2005
Những chữ viết tắt

BPTT Biện pháp tránh thai
BV&CSTE Bảo vệ và chăm sóc trẻ em
DCTC Dụng cụ tử cung
DS-KHHGĐ Dân số kế hoạch hoá gia đình
DS,GĐ&TE Dân số, gia đình và trẻ em
TTXH Tiếp thị xã hội
KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình
SKSS Sức khoẻ sinh sản
SKSS/KHHGĐ Sức khoẻ sinh sản/ Kế hoạch hoá gia đình
PS-KHHGĐ Phụ sản kế hoạch hoá gia đình
PTTT Phng tin trỏnh thai











Mục lục
Trang
Đặt vấn đề
1
Chng 1. Tổng quan tài liệu
4
1.1. Tỡnh hỡnh thc hin chớnh sỏch DS-KHHG Vit Nam
4
1.2. Mt s khỏi nim v tip cn lý lun v dõn s, gia ỡnh v tr em
8
1.3. S phỏt trin h thng dch v KHHG Vit Nam
12
1.3.1- Kờnh cung ng dch v KHHG lõm sng
12
1.3.2 - Kờnh phõn phi da vo cng ng (CBD)
13
1.3.3 - Kờnh tip th xó hi phng tin trỏnh thai
14
1.4. Tỡnh hỡnh nghiờn cu trong nc v d
ch v dõn s, gia ỡnh v
tr em
15

Chơng 2.
Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu
21
2.1. Địa bàn và phạm vi nghiên cứu 21
2.2. Đối tợng nghiên cứu 21
2.3. Vật liệu nghiên cứu 22
2.4. Phơng pháp nghiên cứu 23
2.5. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 25
2.6. Hạn chế của đề tài và biện pháp khắc phục 25
2.7. Phạm vi, nội dung điều tra 25
2.8. Tổ chức thực hiện và lực lợng tham gia 26
2.9. Thời gian nghiên cứu 27
Chơng 3.
kết quả nghiên cứu và bàn luận
28
3.1. Đặc trng cá nhân của các đối tợng nghiên cứu 28
3.2. Đánh giá nhu cầu cộng đồng về t vấn và dịch vụ dân số, gia đình
và trẻ em
31
3.3. Thực trạng hoạt động và khả năng đáp ứng của Trung tâm
DS,GĐ&TE
38
3.3.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và trang thiết bị tại Trung tâm
38
3.3.2. Thực trạng nhân lực tại các trung tâm
40
3.3.3. Thực trạng hoạt động và khả năng đáp ứng của trung tâm
44
3.4. Những khó khăn và giải pháp khắc phục trong hoạt động của
Trung tâm.

51
3.4.1. Thiếu cơ sở và căn cứ pháp lý
51
3.4.2. Một số chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm còn
cha phù hợp và còn chồng chéo với một số ngành khác, nhất là
ngành y tế
53
3.4.3. Nguồn nhân lực của Trung tâm cha đáp ứng đợc nhu cầu
nhiệm vụ.
56
Kết luận
58
Kiến nghị
60
tài liệu tham khảo
61
Phụ lục
65










Đặt vấn đề
Công tác Dân số Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) và công tác

bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em đã đợc Đảng và chính phủ quan tâm chỉ
đạo và đợc coi là một bộ phận quan trọng của chiến lợc phát triển kinh
tế xã hội nớc ta.
Công tác DS-KHHGĐ sau hơn 12 năm thực hiện Nghị quyết Trung
ơng lần thứ 4 khoá VII về Chính sách Dân số và Kế hoạch hoá gia đình
đã đạt những thành tựu quan trọng trong việc kiềm chế và kiểm soát tốc
độ tăng dân số quá nhanh ở nớc ta. Tổ chức bộ máy làm công tác DS-
KHHGĐ từng bớc kiện toàn từ trung ơng đến địa phơng để thực hiện
chức năng quản lý nhà nớc và phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể nhân
dân, tổ chức xã hội thực hiện chơng trình DS-KHHGĐ. Ngày 22/3/2005,
Bộ Chính trị đã có nghị quyết số 47 NQ/TW về việc Tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện chính sách DS-KHHGĐ nhằm tăng cờng sự chỉ đạo của Đảng
và Nhà nớc đối với công tác DS-KHHGĐ, triển khai mạnh và đồng bộ
các giải pháp thực hiện công tác dân số cả về khống chế quy mô và nâng
cao chất lợng dân số.
Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em (BV&CSTE) đợc quan tâm và
đẩy mạnh, sau hơn 10 năm thực hiện Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Từ năm 2001 đến nay, Chơng
trình hành động Quốc gia vì trẻ em đã có những chuyển hớng quan trọng
đến bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em tàn tật
Về tổ chức làm công tác dân số, gia đình và trẻ em (DS, GĐ&TE)
cấp tỉnh/ thành phố, thông t số 32/TTLT ngày 6/6/2001 liên bộ giữa Ban
tổ chức Cán bộ Chính phủ với Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ và Uỷ ban
BV&CSTE Việt Nam hớng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức Uỷ ban DS,GĐ&TE ở địa phơng, theo đó, Uỷ ban DS, GĐ&TE cấp
tỉnh đợc thành lập hai đơn vị sự nghiệp là : Quỹ Bảo trợ trẻ em và Trung
1

tâm t vấn Dịch vụ DS,GĐ &TE. Trung tâm có nhiệm vụ t vấn và thực
hiện một số dịch vụ về DS,GĐ&TE, sản xuất các sản phẩm truyền thông

Từ cuối năm 2001 đến nay, thực hiện thông t liên tịch số 32/TTLT
nói trên, nhiều tỉnh/thành phố đã thành lập Trung tâm t vấn dịch vụ DS,
GĐ & TE và đã đi vào hoạt động. Một số tỉnh đã triển khai sớm, chủ động
bố trí cán bộ, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị và triển khai hoạt động
đạt một số kết quả bớc đầu cả về t vấn và dịch vụ chuyên môn về DS,
GĐ & TE.
Sau khi Uỷ Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đợc thành lập ở Trung
ơng, hệ thống DS, GĐ & TE từ Trung ơng đến cơ sở đợc tăng cờng và
củng cố thêm một bớc, tác động đến việc kiện toàn Uỷ ban Dân số, Gia
đình và Trẻ em ở các địa phơng, trong đó có các đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Uỷ ban DS, GĐ & TE cấp tỉnh/ thành phố. Theo báo cáo của các
tỉnh năm 2002 2003, kết quả hoạt động của Trung tâm t vấn dịch vụ
DS, GĐ & TE đã đạt đợc kết quả bớc đầu đáng khích lệ, đáp ứng một
phần nhu cầu t vấn và dịch vụ về DS, GĐ & TE của cộng đồng.
Tuy nhiên, mô hình tổ chức và hoạt động của Trung tâm này ở các
địa phơng cha thống nhất, việc đầu t xây dựng cơ sở vật chất và trang
thiết bị còn nhiều hạn chế. Chức năng nhiệm vụ t vấn và cung cấp dịch
vụ về lĩnh vực DS,GĐ&TE cha đợc hớng dẫn, quy định rõ ràng; kỹ
năng thực hiện và triển khai các hoạt động t vấn và cung cấp dịch vụ về
lĩnh vực DS,GĐ&TE còn quá mới mẻ, cha đợc hớng dẫn và thiếu kinh
nghiệm triển khai về vấn đề này. Đến năm 2004 2005, trong khuôn khổ
các chơng trình phối hợp giữa Uỷ ban DS,GĐ&TE Trung ơng với các
bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ơng, vấn đề cung cấp dịch vụ gia đình đối
với ngành DS,GĐ&TE mới đ
ợc đặt ra để định hớng cho các khảo sát
đánh giá và triển khai thí điểm mô hình tại một số tỉnh nh Hng Yên
Hiện nay vẫn cha có một nghiên cứu đánh giá đầy đủ về nhu cầu của
cộng đồng và khả năng hoạt động cung cấp các nội dung t vấn và dịch vụ
2


của Trung tâm, vì vậy thiếu những căn cứ lý luận và thực tiễn để đề xuất
chích sách, chủ trơng trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm nhằm
góp phần thực hiện tốt hơn công tác DS,GĐ&TE trong giai đoạn mới.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: "Đánh giá nhu cầu của cộng đồng và khả năng đáp ứng của
Trung tâm T vấn dịch vụ dân số, gia đình và trẻ em cấp tỉnh/thành
phố" nhằm các mục tiêu sau đây:
1- Đánh giá nhu cầu về t vấn và dịch vụ dân số, gia đình và trẻ
em của cộng đồng.
2- Đánh giá thực trạng hoạt động và khả năng đáp ứng của Trung
tâm T vấn dịch vụ dân số, gia đình và trẻ em cấp tỉnh/ thành phố.
3- Đề xuất giải pháp tăng cờng năng lực và chất lợng hoạt
động của Trung Tâm t vấn dịch vụ dân số, gia đình và trẻ em ở địa
phơng.














3


Chương 1
tæng quan tµi liÖu
1.1. Tình hình thực hiện chính sách DS, GĐ và TE ở Việt Nam:
Do sớm nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của công tác dân số và
kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) đối với sự phát triển kinh tế xã hội của
đất nước và nâng cao đời sống nhân dân, ngay từ những năm đầu của thập kỷ
60 Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương, chính sách DS-KHHGĐ. Sau 31
năm thực hi
ện công tác này, chúng ta đã đạt được những kết quả nhất định
nhưng vẫn còn rất thấp so với yêu cầu, chưa kiểm soát được tốc độ gia tăng
dân số quá nhanh. Năm 1992, tỷ lệ sinh vẫn còn cao tới 30,04%
0, dân số Việt
nam đã lên đến 70 triệu người, tỷ lệ phát triển dân số hàng năm vẫn trên 2%,
bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có gần 4 con. Nếu vẫn duy trì tốc
độ này thì cứ khoảng 30 năm một lần dân số Việt Nam sẽ tăng gấp đôi.
Nhận thức rõ "sự gia tăng dân số quá nhanh là một trong những
nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế
- xã hội, gây khó
khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí
tuệ, văn hoá và thể lực của giống nòi", "nếu xu hướng này cứ tiếp tục diễn ra
thì trong một tương lai không xa đất nước ta sẽ đứng trước những khó khăn
rất lớn, thậm chí những nguy cơ về nhiều mặt", và "làm tốt công tác kế ho
ạch
hoá gia đình, thực hiện gia đình ít con, giảm nhanh tỷ lệ phát triển dân số,
tiến tới ổn định quy mô dân số là vấn đề rất quan trọng và bức xúc đối với
nước ta", ngày 14 tháng 01 năm 1993, Hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành
Trung ương Đảng khoá VII đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HNTW về
chính sách DS-KHHGĐ (sau đây gọi tắt là NQTW4 khoá VII) với quyết tâm
giải quyết cơ bản về v
ấn đề quy mô dân số ở nước ta.

Do quán triệt và thực hiện có hiệu quả các quan điểm của Đảng coi giải
pháp cơ bản để thực hiện công tác DS-KHHGĐ là vận động, tuyên truyền và
4

giáo dục, gắn liền với đưa dịch vụ KHHGĐ đến tận người dân, có chính sách
mang lại lợi ích trực tiếp cho người chấp nhận gia đình ít con.
Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII về chính sách DS-KHHGĐ là văn
bản đầu tiên đề cập một cách đầy đủ và toàn diện, có tầm nhìn xa của Đảng ta
về vấn đề DS-KHHGĐ của đất nước. Nội dung của Nghị quyết
được trình bày
một cách khoa học, ngắn gọn, rõ ràng, tạo thuận lợi rất lớn cho việc tổ chức
thực hiện, đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Sau hơn 12 năm thực hiện NQTW4 khoá VII, công tác truyền thông,
vận động, giáo dục và cung cấp dịch vụ sức khoẻ sinh sản kế hoạch hoá gia
đình (SKSS/KHHGĐ) đã đạt được những kết quả rất quan trọng.
Công tác thông tin, giáo dục tuyên truyền:
Được xác định là một trong
các giải pháp cơ bản của công tác DS-KHHGĐ và đã được xây dựng thành
chiến lược, định hướng một cách toàn diện mục tiêu và các giải pháp thực
hiện.
Các kênh truyền thông được sử dụng đa dạng (thông tin đại chúng,
tuyên truyền, vận động trực tiếp, văn nghệ dân gian). Công tác truyền thông
dân số qua các phương tiện thông tin đại chúng được tăng cường. Việc tuyên
truyền trực tiếp c
ủa đội ngũ cộng tác viên dân số và đội ngũ tuyên truyền viên
của các ngành đoàn thể, tổ chức xã hội được đẩy mạnh. Với phương châm
"đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", đội ngũ cộng tác viên, tuyên
truyền viên đã đưa thông tin DS-KHHGĐ đến tận mỗi gia đình và người dân.
Các sản phẩm truyền thông đã được sản xuất và cung cấp cho đối tượng
với s

ố lượng lớn, nội dung phong phú, hình thức đa dạng, chất lượng được
nâng cao. Tuy chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu nhưng bình quân mỗi hộ
gia đình đã có ít nhất một sản phẩm truyền thông về DS-KHHGĐ.
5

Công tác giáo dục dân số đã được đưa vào trong hệ thống các trường
phổ thông, trường đại học và trung học chuyên nghiệp trong các môn học về
đạo đức công dân, sinh học, địa lý, tâm lý giáo dục
Đại bộ phận các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội đã tích cực tham gia
vào công tác DS-KHHGĐ và coi đó là một trong những nhiệm vụ của mình.
Các mô hình truyền thông dân số được xây dựng và triển khai dựa trên thế
mạnh củ
a mỗi ngành, đoàn thể và đảm bảo tiếp cận phù hợp với từng nhóm
đối tượng như: Phụ nữ không sinh con thứ ba và giúp nhau làm kinh tế, các
chức sắc tôn giáo tham gia công tác DS-KHHGĐ, nam nông dân thực hiện
KHHGĐ, câu lạc bộ gia đình trẻ và câu lạc bộ tiền hôn nhân. Các mô hình
này đã tác động đến sự chuyển đổi nhận thức của đối tượng, làm thay đổi
hành vi và chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) và thực hi
ện
quy mô gia đình ít con.
Các hoạt động truyền thông được tiến hành đồng bộ từ Trung ương đến
tận thôn, xóm, bản làng và được đầu tư ngân sách ngày càng tăng cả về nguồn
lực và tỷ trọng kinh phí trong Chương trình quốc gia.
Tuy nhiên, công tác thông tin - giáo dục - tuyên truyền về dân số chưa
đi vào chiều sâu. Sản phẩm truyền thông chưa phù hợp với đặc thù của từng
vùng lãnh thổ và đồng bào các dân tộc ít người, với các đố
i tượng có trình độ
thấp; chưa đáp ứng đủ nhu cầu thông tin đối với các vùng sâu, vùng xa; chưa
chú ý thích đáng tới xây dựng và củng cố các mô hình truyền thông ở tuyến
cơ sở. Việc phân phối và cung cấp tài liệu chưa được kịp thời và đầy đủ.

Hoạt động truyền thông mới chỉ tập trung vào các cặp vợ chồng trong
độ tuổi sinh đẻ, chưa quan tâm thích đáng tới vị thành niên, nam giới, các dân
tốc ít người và các nhóm tôn giáo.
Công tác tư vấn về SKSS/KHHGĐ còn yếu, chưa cung cấp đầy đủ kiến
thức,kỹ năng cũng như phương tiện cần thiết cho người cung cấp dịch vụ
SKSS để họ có thể tư vấn một cách đúng đắn cho người dân.
6

Mặt khác, thông tin - giáo dục - tuyên truyền mới chỉ tập trung vào
KHHGĐ, do đó các vấn đề về dân số và phát triển, về giới và bình đẳng giới
mới chỉ được đề cập đến một cách hạn chế.
Về dịch vụ Kế hoạch hoá gia đình: Hệ thống dịch vụ KHHGĐ ngày
càng được củng cố và phát triển, các mô hình cung cấp dịch vụ linh hoạt được
triể
n khai để đưa dịch vụ KHHGĐ đến từng gia đình và người sử dụng.
Đã xây dựng và nâng cấp thêm nhiều cơ sở dịch vụ KHHGĐ tại các
tuyến xã, huyện và tỉnh; đào tạo thực hành về kỹ thuật đình sản, đặt vòng
tránh thai, tiêm thuốc tránh thai và bảng kiểm viên thuốc tránh thai. Đến nay
đã có 93% số huyện làm được kỹ thuật đình sản và 68,7% số xã thực hiệ
n
được kỹ thuật đặt được vòng tránh thai và hút thai sớm.
Thực hiện mục tiêu đưa dịch vụ KHHGĐ đến tận người dân, bên cạnh
việc tổ chức cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại các cơ sở y tế, chương trình DS-
KHHGĐ đã xây dựng và thử nghiệm "mô hình động" nhằm đưa phương tiện
tránh thai (PTTT) và dịch vụ KHHGĐ đến tận người sử dụng như ti
ếp thị xã
hội PTTT, phân phối PTTT dựa vào cộng đồng, đội dịch vụ KHHGĐ lưu
động, chiến dich tăng cường đưa dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng khó khăn.
Cùng với hệ thống cung cấp dịch vụ KHHGĐ của Nhà nước, các hệ thống
dich vụ KHHGĐ của các đoàn thể, tư nhân cũng được tạo điều kiện và được

khuyến khích tham gia cung cấp dị
ch vụ KHHGĐ cho các đối tượng có nhu
cầu.
Thay cho chương trình "một biện pháp" (đặt vòng), chủ trương đa dạng
hoá các BPTT được triển khai nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của người dân.
Cùng với việc làm tốt công tác tuyên truyền vận động, đẩy mạnh xây dựng cơ
sở vật chất, cung cấp trang thiết bị Y tế và đào tạo cán bộ kỹ thụât KHHGĐ
cho các cơ sở y tế Nhà nước, m
ở rộng và đa dạng hoá các kênh cung cấp dịch
vụ KHHGĐ, đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ đa dạng, an toàn, thuận tiện
đã tạo điều kiện tăng nhanh số người áp dụng BPTT.
7

Tuy nhiên, ở một số nơi thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa
dịch vụ KHHGĐ chưa đáp ứng được yêu cầu thuận tiện, kịp thời, an toàn và
đa dạng; chất lượng dịch vụ KHHGĐ chưa cao; chưa có mô hình cung cấp
dịch vụ KHHGĐ có hiệu quả đối với khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa,
hải đảo và các vùng có nhiều người di cư từ nông thôn tới; tiếp thị xã hộ
i các
PTTT vẫn còn nhiều khó khăn trở ngại. Công tác tư vấn còn yếu, dịch vụ tư
vấn chưa được chú ý đúng mức, tỷ lệ nạo phá thai còn cao, đặc biệt là thời kỳ
trước năm 2000.
1.2. Một số khái niệm và tiếp cận lý luận về dân số, gia đình và trẻ em:
Dân số: Theo nghĩa đơn giản, dân số là số lượng người sống tại một
đị
a phương, một vùng lãnh thổ, một quốc gia nhất định trong một thời gian
xác định.
Trong dân số học, dân số được hiểu là: Một tập hợp người sinh sống
trong một địa phương, vùng lãnh thổ hay một quốc gia. Tập hợp người đó thể
hiện về mặt số lượng, về cơ cấu: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, dân tộc, tôn

giáo.v.v ; về mặt phân bổ s
ố lượng và chất lượng tập hợp người đó bao gồm
những cá thể người thường xuyên biến động tạo nên những biến động về dân
số nói chung.
Dân số và nền sản xuất xã hội:
Nền sản xuất xã hội bao gồm hai mặt gắn bó hữu cơ với nhau: Sản xuất
vật chất và "tái sản xuất con người". Sản xuất của cải vậ
t chất (các tư liệu sinh
hoạt, lương thực, thực phẩm ) và tái sản xuất bản thân con người đều nhằm
đảm bảo sự sinh tồn của loài người. Hai quá trình sản xuất trên có liên quan
mật thiết và tác động lẫn nhau trong sự thống nhất biện chứng.
Sản xuất vật chất quyết định trực tiếp đến sự sống và là cơ sở của tái
sản xuất con người. Ng
ược lại tái sản xuất ra con người là tiền đề của tái sản
xuất vật chất, không có con người thì không có bất kỳ hình thức sản xuất nào.
8

Có tái sản xuất con người mới có sự thay thế, đổi mới hoặc tăng cường lực
lượng lao động. Sự phát triển dân số hợp lý cả về số lượng và chất lượng sẽ
thúc đẩy sự phát triển của sản xuất vật chất đáp ứng yêu cầu của xã hội và nhu
cầu tiêu dùng của con người.
Xã hội loài người là một thực thể bao gồm hai ki
ểu sản xuất này và
chính hai kiểu sản xuất này lại là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển
của xã hội. Hai kiểu sản xuất trên bao giờ cũng phải ở thế cân bằng thì xã hội
mới phát triển và do đó cần điều chỉnh thống nhất để đảm bảo được sự cân
bằng, phù hợp. Nếu tốc độ tái sản xuất con người nhanh hơ
n tốc độ sản xuất
vật chất sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng thậm chí dẫn đến sự diệt vong của xã
hội loài người.

Gia đình: Là tập hợp những người có quan hệ hôn nhân và huyết thống
sống cùng trong một nhà.
Quy mô gia đình: Là số người có quan hệ ruột thịt sống với nhau và có
quỹ thu chi chung. Xét theo số con của mỗi cặp vợ chồng, có quy mô gia đình
nhỏ
, ít con (1 đến 2 con) quy mô gia đình nhiều con, quy mô gia đình lớn (3
con trở lên). Có hai loại gia đình: Gia đình truyền thống (có nhiều thế hệ cùng
chung sống) và gia đình hạt nhân (có 2 thế hệ).
Kế hoạch hoá gia đình: Là việc điều chỉnh số con sinh ra trong nội bộ
gia đình (nghĩa hẹp). Thông qua những quyết định tự nguyện của cặp vợ
chồng trong việc lựa chọn quy mô gia đình (chủ yế
u là số con) và các khả
năng thực hiện các quyết định ấy. Ở một số nước KHHGĐ hoặc chương trình
KHHGĐ được hiểu là các biện pháp nhằm hạn chế sinh đẻ. KHHGĐ hiểu
theo nghĩa rộng còn bao hàm cả sự nỗ lực của các cặp vợ chồng để có con.
KHHGĐ là sự lựa chọn có ý thức của các cặp vợ chồng nhằm điều
chỉnh số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp
với điều kiện sống và hoàn cảnh. KHHGĐ không chỉ bao hàm các BPTT mà
còn bao gồm cả sự giúp đỡ các cặp vợ chồng để có thai và sinh con.
9

Biện pháp kế hoạch hoá gia đình:
Là những sự thực hành nhằm giúp cho các cá nhân hay các cặp vợ
chồng đạt được mục đích: Tránh được những trường hợp có thai không mong
muốn; Chủ động điều hoà khoảng cách giữa các lần sinh và chủ động thời
điểm sinh con, số con mong muốn phù hợp với bản thân".
Sức khoẻ sinh sản:
Là tình trạng thoải mái hoàn toàn về mặt thể
chất, tinh thần, xã hội và
không chỉ là không có bệnh tật trong mọi vấn đề liên quan đến hệ thống sinh

sản và các chức năng, các quá trình của nó - Như vậy, SKSS có nghĩa là mọi
người có được một cuộc sống tình dục an toàn và thoải mái, mọi người có khả
năng và có quyền để quyết định sinh đẻ khi nào và như thế nào.
Sức khoẻ sinh sản là một vấn đề mới được chính thức đề
cập từ sau Hội
nghị quốc tế về Dân số và Phát triển năm 1994 họp tại Cairo - Ai Cập. SKSS
bao gồm 10 nội dung (lĩnh vực) chủ yếu sau đây:
1Kế hoạch hoá gia đình; 2 Sinh đẻ và làm mẹ an toàn; 3 Sức khoẻ
vị thành niên; 4 Phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm
HIV/AIDS; 5 Phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản; 6 Giáo dục giới
tính và tình d
ục học; 7 Giảm và an toàn trong nạo, phá thai; 8 Phòng và điều
trị vô sinh; 9 Phòng và điều trị các bệnh ung thư vú và bộ máy sinh sản; 
Tuyên truyền giáo dục về SKSS.
Tư vấn về kế hoạch hoá gia đình:
Tư vấn KHHGĐ là quá trình giúp cho đối tượng (khách hàng) nhận
được thông tin chính xác, rõ ràng để tự quyết định lựa chọn sử dụng biện pháp
KHHGĐ được thường xuyên, an toàn và phù hợp với hoàn c
ảnh riêng của
từng đối tượng.
Đây là một hình thức truyền thông mà nguồn phát là cán bộ tư vấn,
người nhận là cá nhân, là một cặp vợ chồng hoặc một nhóm người có cùng
10

hoàn cảnh tương tự. Những đối tượng này muốn hiểu biết về một vấn đề nào
đó về KHHGĐ hoặc muốn mắt thấy, tai nghe, trực tiếp trao đổi, thảo luận tâm
sự với cán bộ tư vấn. Họ muốn nhận được những lời khuyên đúng đắn, sự chỉ
bảo chân thật và thích hợp với hoàn cảnh của họ để áp d
ụng.
Mục tiêu của công tác tư vấn không phải xuất phát từ nhu cầu của

người cán bộ tư vấn, mà xuất phát từ nhu cầu của khách hàng (người nhận).
Vì vậy, tư vấn là một loại truyền thông đặc biệt với một nhóm đối tượng có
nhu cầu cụ thể, cần được khuyên bảo, góp ý, giải thích, vận động để khách
hàng được thoải mái và tự nguyện thực hiện.
Công tác tư vấn KHHGĐ khác với tư vấn trị bệnh. Nó cũng khác với
lời khuyên của nhân viên y tế về công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Trong
việc này người góp ý kiến thường yêu cầu bệnh nhân phải chấp hành. Ngược
lại, công tác tư vấn KHHGĐ có mục tiêu chuyên biệt đó là giúp cho khách
hàng đề ra các quyết định tự nguyện, đã được suy tính kỹ càng về vấn đề sinh
sản. Họ
được hài lòng với những biện pháp đã lựa chọn.
Nội dung tư vấn KHHGĐ:
Tư vấn KHHGĐ là dạng truyền thông trực tiếp rất có hiệu quả. Người
tư vấn thường là điểm tiếp xúc đầu tiên giữa khách hàng với chương trình
KHHGĐ, là một nhiệm vụ quan trọng của những người cung cấp dịch vụ này.
Tư vấn dịch vụ KHHG
Đ có những nội dung sau:
* Cung cấp những thông tin đầy đủ và chính xác về dịch vụ KHHGĐ.
* Tìm hiểu sự băn khoăn, lo lắng của đối tượng về sự lựa chọn các biện
pháp KHHGĐ.
* Thảo luận và đưa ra lời khuyên khách quan, trung thực phù hợp với
đối tượng.
* Xây dựng cho đối tượng có thái độ tích cực đối với chương trình
KHHGĐ để họ thấy trách nhiệm đố
i với gia đình và xã hội.
11

Để thực hiện tốt và hiệu quả công tác tư vấn đòi hỏi những những điều
kiện cần thiết, những tiêu chuẩn của người cán bộ làm công tác tư vấn, đồng
thời cần có những phương pháp tư vấn vê DS-KHHGĐ.

1.3. Sự phát triển hệ thống dịch vụ KHHGĐ ở Việt Nam.
Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 4 khoá VII về chính sách DS-
KHHGĐ đã nêu rõ: "Củng cố và phát triển mạng lưới dịch vụ KHHGĐ thông
qua hệ thống y tế của Nhà nước, song song với việc tăng cường vai trò của
cộng đồng để đưa dịch vụ đến từng gia đình và người sử dụng, bán rộng rãi
các phương tiện, dụng cụ KHHGĐ. Khuyến khích các tổ chức, tập thể và tư
nhân làm dịch vụ
KHHGĐ" - Trên cơ sở đó, chiến lược DS-KHHGĐ đến năm
2000 đã xác định hệ thống dịch vụ KHHGĐ gồm 3 kênh cung ứng chủ yếu
sau đây:
1.3.1- Kênh cung ứng dịch vụ KHHGĐ lâm sàng:
Lâm sàng (chữ Hán nghĩa là giường bệnh), với cách tiếp cận đó khái
niệm kênh cung cấp dịch vụ lâm sàng là: Hệ thống các cơ sở dịch vụ KHHGĐ
trong Ngành Y tế từ Trung
ương đến địa phương thực hiện các kỹ thuật Y tế
về KHHGĐ tại các cơ sở y tế (bao gồm những cơ sở Y tế tư nhân, Y tế ngoài
công lập) nhằm cung cấp các biện pháp KHHGĐ cho đối tượng sử dụng.
Ở Việt Nam, mặc dù chương trình DS-KHHGĐ đã trải qua 4 thời kỳ do
các cơ quan khác nhau của Chính phủ đảm nhận nhưng kênh cung ứng dịch
v
ụ KHHGĐ thuộc Ngành Y tế luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc tăng nhanh
tỷ lệ chấp nhận sử dụng BPTT.
Hoạt động dịch vụ KHHGĐ nước ta thời kỳ đầu dựa vào các đội dịch
vụ lưu động thuộc Trạm Sinh đẻ có kế hoạch tỉnh và các Đội đặt vòng lưu
động huyện, thực hiện tại các trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực và
khoa sả
n của các bệnh viện đa khoa.
12

Trong hệ thống dịch vụ KHHGĐ của ngành y tế, các nghiên cứu về nhu

cầu, khả năng đáp ứng và các số liệu thống kê thực hiện BPTT phân theo
nguồn cung cấp đều xác nhận trạm y tế xã là một địa chỉ đặc biệt quan trọng.
Từ năm 1992, Bộ Y tế đã cho phép triển khai đặt vòng, hút điều hoà kinh
nguyệt (hút thai sớm) tại trạm y tế xã.
1.3.2 - Kênh phân phối d
ựa vào cộng đồng (CBD):
Phân phối dựa vào cộng đồng là một chiến lược dựa vào các thành
viên không phải là nhân viên y tế, được đào tạo về cung cấp các dịch vụ
KHHGĐ tới tay từng thành viên của cộng đồng.
Những dịch vụ này tiến hành cung cấp thông tin và các biện pháp tránh
thai tạm thời, thường là bao cao su và thuốc viên tránh thai. Các dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ ban đầu cũng có thể áp dụng thông qua phân phối d
ựa
vào cộng đồng như: Cung cấp thuốc uống chống mất nước hoặc viên thuốc
điều trị sốt rét. Kênh phân phối dựa vào cộng đồng xuất hiện bởi chính những
hạn chế của mô hình cung ứng dịch vụ KHHGĐ lâm sàng của ngành y tế, bao
gồm:
- Sự cung ứng chủ yếu theo "mô hình tĩnh", khách hàng phải đến nhận
phương tiện tránh thai và dịch vụ tại các cơ
sở y tế.
- Quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng là mối quan hệ thầy
thuốc và bệnh nhân. Vì vậy, bên cạnh những hiệu quả và tính hợp lý đã xuất
hiện "những cản trở y học đối với sự chấp nhận KHHGĐ" dựa trên những
chống chỉ định có khi đã lỗi thời vẫn được áp dụng một cách máy móc dẫn
đến khi sử dụng một bi
ện pháp tránh thai còn nhiều thủ tục như thăm khám và
những xét nghiệm bắt buộc, làm cho khách hàng KHHGĐ trở thành những
bệnh nhân thật sự. Vì vậy, đã hình thành kênh phân phối dựa vào cộng đồng:
Tổ chức Y tế thế giới cho rằng phân phối dựa vào cộng đồng thích hợp
với nhiều nước đang phát triển, vì ở đây các nguồn lực (nhân lực và vật lực)

13

còn hạn chế trong khi nhu cầu lớn nhất về số người sử dụng BPTT cần cung
cấp lại sống ở những vùng nông thôn xa xôi hoặc những khu nhà ổ chuột tại
các đô thị, không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ KHHGĐ lâm sàng ở
những cơ sở y tế.
Trong chương trình cung cấp các biện pháp tránh thai cho những người
nghèo có thu nhập thấp ở nhiêù nước đ
ang phát triển, đặc biệt là ở những
nước đã thành công chương trình KHHGĐ, phân phối dựa vào cộng đồng giữ
một vai trò rất quan trọng. Hội đồng Dân số thế giới đã phân tích và đánh giá
cao kết quả triển khai kênh phân phối này ở một số nước khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương.
1.3.3 - Kênh tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai:
Tiếp thị xã hội (TTXH) phương tiện tránh thai là phương pháp phân
phối KHHG
Đ dựa trên mạng lưới thương mại thị trường, cung cấp PTTT có
trợ giá một phần nhằm chuyển hướng từ phân phối miễn phí tới phương thức
phân phối PTTT mà người sử dụng tự chi trả kinh phí thực hiện KHHGĐ. Khi
giảm dần trợ giá, TTXH trở thành một bộ phận của thị trường PTTT.
Trên thực tế của hoạt động dịch vụ KHHGĐ
đã xuất hiện một khoảng
trống giữa hai phương thức: Cấp miễn phí các PTTT, bao cấp chi phí cho dịch
vụ KHHGĐ và phương thức tự mua giá cao trên thị trường tự do. Khoảng
trống đó bao gồm một số lượng lớn khách hàng (họ không muốn nhận PTTT
cấp phát miễn phí của Nhà nước cung cấp vì không thuận tiện, e ngại không
muốn nhận từ tay những người quen biết hoặc vì những lý do tâm lý khác.
Nhưng họ lại băn khoăn khi phải mua PTTT thường xuyên với giá cao ở thị
trường tự do). Tiếp thị xã hội PTTT nhằm đáp ứng nhu cầu của những khách
hàng nói trên, hy vọng lấp dần khoảng trống giữa 2 kênh cung ứng PTTT cấp

miễn phí và thị trường tự do.
Tiếp thị xã hội PTTT thực chất là bán trợ giá một số loại sản phẩm
nhằm chuyển hướng từ
cung cấp miễn phí đến tự thanh toán phí dịch vụ trong
14

KHHGĐ. Mục tiêu cuối cùng của tiếp thị xã hội PTTT là góp phần đẩy nhanh
xu thế xã hội hoá làm cho người sử dụng chia sẻ kinh phí với cộng đồng, với
nhà nước trong chương trình KHHGĐ.
1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước về dịch vụ dân số, gia đình và trẻ
em
- Về dịch vụ DS-KHHGĐ:
Nghiên cứu trong nước về dịch vụ dân số, gia đình và trẻ em
(DS,GĐ&TE) còn chưa nhi
ều, nhất là dịch vụ tư vấn đối với các cơ sở dịch
vụ do hệ thống DS,GĐ&TE thực hiện.
+ Đối với dịch vụ Y tế tư nhân về Phụ sản - Kế hoạch hoá gia đình (PS-
KHHGĐ) được phép hoạt động từ khi có Pháp lệnh Hành nghề Y - Dược tư
nhân của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội năm 1993.
Năm 1995-1996, Bộ Y tế và U
ỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ đã khảo sát
và triển khai mô hình thử nghiệm về hành nghề tư nhân PS-KHHGĐ tại 6
huyện của 3 tỉnh/TP là: Hà Nội, Cao Bằng và Đồng Nai. Năm 1997 khảo sát
được mở rộng ra 8 tỉnh/TP là: Hà Nội, Cao Bằng, Thanh Hoá, Đồng Nai, Đà
Nẵng, Hưng Yên, Hải Dương và Lâm Đồng. Năm 2000, khảo sát được tiếp
tục tại 8 tỉnh nói trên nhằm đánh giá kết quả triển khai mô hình thử nghiệm.
K
ết quả nghiên cứu của Lê Đức Chính (1998) và Phạm Bá Nhất, Đào
Văn Dũng (2000) cho thấy những thông tin về khách hàng chấp nhận, sử dụng
dịch vụ KHHGĐ như sau:

Về tuổi của khách hàng:
Chủ yếu khách hàng có độ tuổi từ 25-39 tuổi, chiếm tỷ lệ 72,6% của
tổng số và phân bổ đồng đều giữa các tỉnh/TP. Số ít là 15-24 tuổi có tỷ lệ
7,5%, rất ít là 45-49 tuổi có tỷ
lệ 3,3%. Khách hàng nhóm tuổi 40-44 chiếm tỷ
lệ thấp 16,3%.
15

Các tỉnh/TP Hà Nội, Cao Bằng, Đà Nẵng, Hưng Yên và Lâm Đồng
khách hàng chủ yếu là nhóm đối tượng 25-34 tuổi. Riêng Thanh Hoá và Hải
Dương chủ yếu là đối tượng 35-44 tuổi.
Học vấn và nghề nghiệp của khách hàng:
Khách hàng có trình độ Phổ thông cơ sở và Phổ thông trung học chiếm
62,7%. Các tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng có trình độ tiểu học cao hơn các tỉnh
khác và TP. Hà Nội có trình độ học vấn cao hơn có ý nghĩa thống kê so v
ới
các tỉnh khác.
Nghề nghiệp của khách hàng rất đa dạng và phân bố khá đều giữa nông
dân, cán bộ công nhân viên và nghề tự do (30,4 - 31,8 - 40,1%). Nông dân
chiếm tỷ lệ cao ở Cao Bằng 56,2%, Hải Dương 59,45% và Lâm Đồng 48,1%.
Cán bộ công nhân viên ở Hà Nội 40,7% và Hưng Yên 56,5%. Khách hàng
làm nghề tự do ở Hải Dương và Lâm Đồng khá thấp với tỷ lệ 11,6 - 14,8%.
Mức sống và số lần đến Y tế tư nhân:
Tổng số 369 khách hàng đến cơ
sở Y tế tư nhân đã trả lời, được thống
kê và phân loại theo mức sống và lần khám. Trong đó khách hàng đến sử
dụng dịch vụ tư nhân có 4,4% là người nghèo, khách hàng có mức sống trung
bình là 20,4% và mức sống khá giả là 75,2%. Số lần khám bình quân/năm của
khách hàng là 1,75 lần; Số người khám 2-3 lần và trên 3 lần/năm chủ yếu là
người ó mức sống trung bình và khá giả.

Trong số 369 khách hàng có 47,7% đến 1 lần, 49,0% đến 2-3 lần và
3,2% đế
n trên 3 lần. Đến 1 lần cao nhất là Thanh Hoá (58,3%), đến 2 lần cao
nhất tại Đà Nẵng, đến trên 3 lần cao nhất tại Hà Nội.
So sánh số lần đến cơ sở Y tế tư nhân và Y tế Nhà nước:
Trong 364 khách hành đến cơ sở tư nhân, tổng số có 422 lần đến với cơ
sở Y tế tư nhân và 313 lần đến với cơ sở Y tế với Nhà nước.
16

Khách hàng đông nhất là những người ở gần cơ sở tư nhân < 2km
(60,1%) tuy nhiên vẫn có 24,7% nhà cách cơ sở Y tế tư nhân 3-5km và 15,2%
do nhà cách cơ sở Y tế tư nhân trên 5km.
Vấn đề khách hàng ngoài địa bàn của chủ cơ sở Y tế tư nhân:
Trong 326.853 lượt người được dịch vụ, có 1.636 lần (chiếm 3.25%)
khách hàng ngoài địa bàn đến sử dụng dịch vụ tư nhân, chủ yếu là tìm đến với
các bác sỹ
mà họ đã biết về uy tín tay nghề hoặc được người thân giới thiệu.
Trong 303 cơ cở Y tế tư nhân có báo cáo, có 52,4% ở thành phố, thị
trấn 17,4% và 30,0% ở nông thôn.
Về lý do chọn lựa cơ sở Y tế tư nhân:
Trong số 420 người có trả lời phỏng vấn có 2.585 ý kiến về 9 lý do
chọn lựa, trong đó lý do được chăm sóc tư vấn tận tình, chu đáo và chất lượng
tốt là lý do quan trọ
ng nhận được 39,7% đối tượng trả lời; lý do kín đáo của
cơ sở dịch vụ PS-KHHGĐ là lý do để 13,6% đối tượng chọn lựa; tiếp theo là
các lý do không phải chờ đợi, do kỹ thuật và giá chấp nhận được 12,1-12,9%.
Lý do khách hàng được chăm sóc tận tình cao tới 39,7%.
Vấn đề dự báo nhu cầu khách hàng đến với cơ sở tư nhân:
Khách hàng đã đến với cơ sở tư nhân phần lớ
n đều hài lòng nên khi hỏi

lần sau nếu có nhu cầu sẽ đến đâu để khám chữa, tỷ lệ trả lời đến với tư nhân
rất cao 81,4%; trong khi đó ý kiến đến với cơ sở Y tế Nhà nước chỉ có 18,6%.
Các tỉnh/TP Hà Nội, Cao Bằng, Thanh Hoá, Hải Dương và Lâm Đồng có tỷ lệ
dự báo sẽ đến cơ sở Y tế tư nhân cao, các tỉnh khác có tỷ lệ dự báo thấp
65,2% - 78,0% (song vẫ
n cao hơn tỷ lệ đến với cơ sở y tế Nhà nước 22,6-
34,8%).
- Về dịch vụ gia đình:
17

+ Nghiên cứu về nhu cầu cung cấp dịch vụ gia đình của Nguyễn Minh
Tâm và cộng sự cho thấy nhu cầu về dịch vụ gia đình khá phong phú, đa
dạng:
Đối với hướng dẫn chăm sóc, rèn luyện sức khoẻ có 38-55,2% cho là
cần thiết, nhất là chế độ nghỉ ngơi thư giãn 55,2%; nhu cầu dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ gia đình 41,1%
Có 27,47% ý kiến trả lời là cần thi
ết dịch vụ tư vấn về tâm sinh lý các
lứa tuổi trong gia đình, nhất là đối với vị thành niên/thanh niên 32,1%; đối với
người già 37,3%. Đặc biệt là nhu cầu tư vấn và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
người già với 40-47% ý kiến cho là cần thiết.
Nhu cầu cao về tư vấn về an toàn tình dục và phòng chống tệ nạn xã
hội chiếm tỷ lệ 35,5-47,7%, trong đó tư vấn về KHHG
Đ 42,3%; phòng chống
và phát hiện HIV/AIDS 34,7%; phát hiện thủ đoạn buôn bán phụ nữ, trẻ em
46,7%; tư vấn tìm kiếm và giải cứu phụ nữ, trẻ em bị ép buộc dụ dỗ là nạn
nhân 47,7%.
Đối với trẻ em và vị thành niên nhu cầu tư vấn hướng dẫn chăm sóc trẻ
em, phát triển trí tuệ của trẻ em 53-54%; chăm sóc và hướng nghiệp cho
thanh niên học sinh 44,4-48%.

Đối với phát triển kinh tế gia đình, nhu c
ầu tư vấn hướng dẫn trồng trọt,
chăn nuôi 35,2%; kinh doanh nhỏ gia đình 47,7%; giới thiệu việc làm và
thông tin thương mại 49,1%.
Tác giả đã sơ bộ kết luận là: Nhu cầu về dịch vụ gia đình là một trong
những loại dịch vụ mới ở Việt Nam; mức độ nhu cầu và nội dung cung cấp
dịch vụ gia đình đa dạng và rất khác nhau giữa từng vùng, trình độ kinh t
ế,
mức sống và những nhóm gia đình. Hai loại nhu cầu về dịch vụ tư vấn gia
đình và dịch vụ bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho các thành viên gia đình.
18

+ Theo Nguyễn Đức Mạnh và cộng sự trong nghiên cứu về nhu cầu
dịch vụ gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới cho thấy:
Nhu cầu tư vấn về sản xuất kinh doanh: Có 62,2% có nhu cầu tư vấn
vay vốn để phát triển sản xuất; nhu cầu cung cấp thông tin giá cả thị trường
51,0%; nhu cầu tư vấn về tiêu thụ sản phẩm 59,4%; tư vấn pháp luật về kinh
tế 30,3%; tư vấn về dịch vụ nhà ở và việc làm từ 57-64,3%.
Vấn đề tư vấn sử dụng dịch vụ Y tế, chăm sóc sức khoẻ: Nhu cầu khám
sức khoẻ định kỳ 42,3%; nhu cầu tiêm chủng phòng các bệnh nguy hiểm
35,3%; nhu cầu tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người già,
phụ nữ, trẻ em và người tàn tật chiếm 60,2%
Cũng theo Nguyễ
n Đức Mạnh, khả năng đáp ứng các nhu cầu về tư vấn
phát triển kinh tế, tư vấn chăm sóc sức khoẻ tại nhà hiện nay đều chưa đáp
ứng nhu cầu cho cả khu vực thành thị và nông thôn.
- Về dịch vụ tư vấn đối với trẻ em:
Theo báo cáo đánh giá của Trung tâm tư vấn và Dịch vụ Truyền thông
của Uỷ ban DS,GĐ&TE sau 1 năm hoạt động mô hình thí
điểm đường dây tư

vấn, hỗ trợ trẻ em tại Hà Nội cho thấy:
Trong 12 tháng, đã có 14.583 cuộc gọi trợ giúp qua đường dây nóng,
bình quân 40 cuộc gọi/ngày; Có 10.000 tranh vẽ của trẻ em dự cuộc thi "Sáng
tác Logo đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em".
Đã có các cuộc gọi từ 59/64 tỉnh/TP gọi yêu cầu tư vấn và hỗ trợ với
14.583 cuộc gọi (trong đó có 7.340 cuộc gọi tư vấ
n hỗ trợ và 50 cuộc gọi trực
tiếp, khẩn cấp).
Tỷ lệ cuộc gọi của các em gái chiếm 63,51%; nam giới chiếm 30,79%
và 5,7% không nêu rõ, không xác định giới tính.
Nhu cầu tư vấn phân theo nhóm tuổi cho thấy có 18% nhóm ≤ 10 tuổi;
32,13 nhóm 10-14 tuổi và nhóm trên 18 tuổi là 15,5%.
19

Phân tích theo vấn đề quan tâm và đề nghị hỗ trợ, cao nhất là hỏi thông
tin 28,17%; nhu cầu về tư vấn sức khoẻ tâm lý 11,46%; nhu cầu tư vấn về bạo
lực gia đình 13,5% bên cạnh đó có nhu cầu tư vấn về bạo lực, xâm hại tình
dục, vô gia cư, các nhu cầu cơ bản khác và ảnh hưởng của HIV/AIDS.
*
* *
Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước về dịch vụ DS-KHHGĐ có mật
độ và t
ần suất cao hơn so với các nghiên cứu về dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực
gia đình và trẻ em - Đây là vấn đề cần được quan tâm trong quá trình xây
dựng và phát triển của Trung tâm.












20

×