1. Viêm màng não không có biến chứng nào sau đây:
a) A. Sẹo trong nhu mô não.
b) B. Viêm màng não do virus thường có di chứng nặng nề.
c) C. Suy nhượt thần kinh, động kinh.
d) D. Viêm màng não do vi khuẩn có thể gây ra tử vong cao.
2. Viêm màng não không có đặc điểm:
a) A. Thường xảy ra ở trẻ em.
b) Haemophilus influenzae là vi khuẩn thường gặp nhất.
c) C. Sự phát triển của vắc xin, làm giảm tỷ lệ viêm màng não.
d) D. Viêm màng não thường lan nhanh và xâm nhập mô não.
3. Viêm màng não không có đặc điểm:
a) A. Triệu chứng lâm sàng nhức đầu, cổ cứng, sợ ánh sáng và thay đổi tâm thần.
b) B. Viêm màng não virus có các triệu chứng tương tự như với vi khuẩn
c) C. Viêm màng não do nấm cũng có triệu chứng tương như trên.
d) D. Chẩn đoán viêm màng não: Phân tích dịch não tủy.
4. Áp xe não không có đặc điểm
a) A. Có thể có biểu hiện lâm sàng yếu, liệt nữa người.
b) B. Chứng mất ngôn ngữ, thay đổi nhân cách, động kinh, mất điều hòa nhiệt độ, và
rối loạn thị giác.
c) C. Sinh thiết não để chẩn đoán bệnh.
d) D. Tăng áp lực nội sọ: nhức đầu, buồn nôn và ói mửa, phù gai thị, và liệt dây thần
kinh sọ.
5. Viêm não không có đặc điểm:
a) A. Viêm nhu mô não, thường do virus.
b) B. Ở trẻ em và thanh thiếu niên.
c) C. Lâm sàng có trạng thái tâm lý thay đổi, giảm trí nhớ.
d) D. Thường tổn thường chiếm toàn bộ nhu mô não.
6. U não Không có đặc điểm:
a) Xuất độ của các u não hàng năm từ 10 đến 17 trên 100.000 dân
b) 1-2 trên 100.000 dân đối với u trong cột sống tại Hoa Kỳ;
c) D. Hầu hết là u nguyên phát.
d) C. Tuổi mắc bệnh có 2 nhóm đỉnh tuổi 10 tuổi và 50-60 tuổi.
7. U não không có đặc điểm:
a) A. Hầu hết là u nguyên phát.
b) B. 20% tất cả các bệnh ung thư của trẻ em.
c) C. Khoảng 70% của u ở trẻ em, phát sinh trong lổ mũi sau.
d) D. Ở người lớn u thường phát sinh ở bán cầu não, trên lều não
8. Đặc điểm của u thần kinh trung ương:
a) A. Sự khác biệt giữa thương tổn lành tính và ác tính rất rõ ràng.
b) B. Có thể phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u, mà không để lại di chứng thần kinh.
c) C. Vị trí giải phẫu của khối u có thể gây tử vong, mà ít phụ thuộc vào loại mô học.
d) D. U thần kinh đệm ác tính, thường di căn tủy.
9. U sao bào không có đặc điểm:
a) A. Thấm nhập mô xung quanh, bờ không rõ, khó phân biệt với mô lành
b) B. Chiếm 80% u não ở người lớn.
c) C. Vị trí: phổ biến nhất ở bán cầu não
d) D. U sao bào biệt hóa tốt thể phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn.
10. U sao bào lông không có đặc điểm:
a) A. Thường xảy ra ở trẻ em.
b) B. Thường xuất hiện ở tiểu não, não thất ba, và dây thần kinh thị giác.
c) C. Phân loại theo WHO, xếp độ I.
d) D. Có các sợi Rosenthal và các hạt ái toan.
11. U tế bào thần kinh đệm ít nhánh có đặc điểm:
a) A. Gặp ở trẻ em.
b) B. Chiếm 5-15% các trường hợp u thần kinh.
c) C. U tế bào thần kinh đệm ít nhánh, xâm nhập mạnh hơn so với u sao bào.
d) D. Ít đáp ứng với hóa trị liệu.
12. Đặc điểm giải phẫu bệnh quan trọng nhất của u ống nội tủy:
a) A. Xảy ra mọi lứa tuổi.
b) B. Ở não thất hoặc tủy sống.
c) C. Các biến chứng: tràn dịch não tủy.
d) D. Tế bào nhân bầu dục, xếp theo cấu trúc “giả hoa hồng”
13. U tế bào hạch thần kinh không có đặc điểm:
a) A. Khối giới hạn rõ, kèm vôi hoá.
b) B. Tổn thương có chứa hỗn hợp các thành phần thần kinh và thần kinh đệm.
c) C. U tiến triển chậm, đôi khi thoái triễn
d) D. Phẫu thuật khối u thường không hiệu quả trong việc kiểm soát các cơn động kinh.
14. U màng não không có đặc điểm
a) A. Thường người lớn; nữ ưu thế.
b) B. Vị trí vòm sọ, tủy sống.
c) C. U mềm, giới hạn không rõ.
d) D. Hiếm xâm nhập mô não.
15. Ung thư di căn não không có đặc điểm:
a) A. Hiếm gặp hơn u nguyên phát.
b) B. Có hình dạng bong bóng bay
c) C. Ung thư di căn não sớm hơn di căn các nơi khác.
d) D. Tổn thương thường có nhiều ổ ở bán cầu đại não.
16. Viêm não do vi khuẩn thường có đặc điểm:
a) A. Thứ phát sau viêm não do virus.
b) B. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn.
c) C. Vi khuẩn đến não từ ổ viêm ở đường hô hấp.
d) D. Tổn thương là viêm não mủ hoặc áp xe não.
17. Viêm não do virus thường có đặc điểm
a) A. Tổn thương khu trú.
b) B. Hiếm kèm viêm màng não.
c) C. Tổn thương thường gặp là: sung huyết, thấm nhập tế bào viêm mạn tính, đại thực
bào
d) D. Diễn tiến đưa đến áp xe não và nhũn não.
18. Viêm màng não cứng do vi khuẩn sinh mủ có đặc điểm:
a) A. Thường thứ phát sau viêm họng.
b) B. Thường do màng não cầu khuẩn.
c) C. Tổn thương thường có nhất ở vùng chẩm.
d) D. Tổn thương thường là bọc mủ (áp xe)
19. Viêm màng não cứng do lao có đặc điểm:
a) A. Thường xảy ra ở vùng cổ.
b) B. Thường thứ phát sau lao xương sống.
c) C. Làm dịch não tủy bị đục như mủ.
d) D. Thường đi kèm với lao đại não.
20. U nội sọ rất hiếm cho di căn ngoài hệ thần kinh, nếu có thì thường do:
a) A. U sao bào
b) B. U nguyên bào thần kinh đệm.
c) C. U nguyên bào thần kinh.
d) D. U màng não ác.
21. Loại u nào sau đây KHÔNG PHẢI là u của mô thần kinh đệm:
a) A. U tế bào ít nhánh
b) B. U ống nội tủy.
c) C. U nguyên bào thần kinh đệm đa dạng.
d) D. U nguyên bào ống tủy.
22. U tế bào ít nhánh thường có ở:
a) A. Chất trắng bán cầu đại não
b) B. Chất xám bán cầu đại não
c) C. Cầu não
d) D. Nơi giao thoa của thần kinh thị giác
23. U nguyên bào thần kinh đệm đa dạng có đặc điểm:
a) A. Có xuất độ thấp nhất.
b) B. Tế bào u giống tế bào sao bình thường. nhưng tăng sản mạnh.
c) C. Là u tế bào sao độ 3 và độ 4.
d) D. Có tế bào sao và nguyên bào thần kinh
24. U ống nội tủy thường có ở:
a) A. Chất xám của bán cầu đại não.
b) B. Não thất.
c) C. Thân não.
d) D. Tiểu não
25. U sợi thần kinh có đặc điểm:
a) A. Xuất nguồn từ tế bào vỏ bao thần kinh.
b) B. Có thể có nhiều chỗ trên thân người.
c) C. Hiếm khi có vỏ bao.
d) D. Diễn tiến nhanh, khoảng 20% hóa ác nếu có kích thước to.
26. Tổn thương tăng sinh sợi không có đặc điểm
a) Còn gọi là u sợi kích thích
b) Là u lành tính
c) Gồm một khối mô sợi, ít tế bào viêm, niêm mạc bao phủ mô lát tầng tăng sinh
d) Phẫu thuật không thể cắt bỏ hoàn toàn
27. U hạt sinh mủ không có đặc điểm?
a) Tổn thương gồ cao, nhiều mạch máu
b) Thường xảy ra ở lợi của người hút thuốc
c) Tương tự như mô hạt.
d) Là một dạng u mao mạch
28. Đặc điểm quan trọng nhất của tổn thương bạch sản?
a) Là một vết hoặc mảng bám màu trắng không thể cạo được
b) Là tổn thương lâm sàng không đặc hiệu.
c) Khoảng 3% dân số thế giới có tổn thương bạch sản.
d) Là tổn thương tiền ung thư.
29. Hồng sản không có đặc điểm?
a) Là tổn thương loét trợt, trơn láng, màu đỏ, khác với niêm mạc xung quanh.
b) Có nguy cơ biến đổi ác tính thấp hơn bạch sản.
c) Có hiện tượng tăng gai, tăng sừng, có thể dẫn đến nghịch sản.
d) Là tồn thương tiền ung thư
30. Carcinôm tế bào gai không có đặc điểm?
a) Chiếm 95% xuất phát từ hốc miệng
b) Thường cho di căn hạch cổ
c) Carcinôm tế bào gai có thể phát sinh bất cứ nơi nào trong hốc miệng.
d) Ung thư luôn luôn xuất hiện trên tổn thương tiền ung thư trước đó.
31. Bệnh phổi nào sau đây hiếm gặp nhất:
a) A. bệnh phổi tắc nghẽn.
b) B. bệnh phổi hạn chế.
c) C. bệnh phổi nhiễm trùng
d) D. ung thư phổi.
32. Phân biệt giữa bệnh phổi tắc nghẽn và hạn chế dựa vào:
a) A. thể tích khí thở ra bắt buộc (FEV1 và FVC) giảm.
b) B. bệnh phổi tắc nghẽn, không khí lưu lại trong nhu mô.
c) C. bệnh phổi hạn chế, đường dẩn khí bị tổn hại,
d) D. xơ hóa vách phế nang.
33. Bệnh nào sau đây không phải là bệnh phổi tắc nghẽn:
a) A. khí phế thủng,
b) B. hen suyễn
c) C. viêm phế quản mạn tính,
d) D. dãn phế quản
34. Chẩn đoán khí phế thủng thường dựa vào tiêu chuẩn:
a) sự mất nhu mô phổi.
b) B. Sự mất vách phế nang, phế quản và giản đường dẫn khí.
c) C. không khí bị giữ lại do thiếu lực đàn hồi.
d) D. Tỷ lệ FEV1/FVC giảm.
35. Hen phế quản có đặc điểm
a) A. đặc trưng bởi nhiều phản ứng co thắt khí phế quản,
b) B. đáp ứng với các kích thích nội sinh và ngoại sinh.
c) C. Bệnh hen phế quản thường kèm với viêm nhiễm mãn tính.
d) D. Sự hiện diện bạch cầu ái toan, tế bào cơ trơn phế quản tăng sinh.
36. bệnh hen phế quản do dị ứng và không do dị ứng có đặc điểm giống nhau:
a) A. Dựa vào tuổi của bệnh nhân
b) B. Dựa vào tác nhân gây dị ứng
c) C. Cơ chế sinh bệnh
d) D. Sự tăng co thắt khí phế quản, để phản ứng lại kích thích.
37. Bệnh hen dị ứng không có đặc điểm
a) A. Thường xuất hiện ở người lớn.
b) B. Bệnh nhân có thể có sốt hay chàm.
c) C. Cơ chế bệnh hen phế quản dị ứng: phản ứng quá mẫn cảm type I.
d) D. Nguyên nhân: phấn hoa, bụi, thuốc.
38. Bệnh hen phế quản không do dị ứng
a) A. Thường xuất hiện ở trẻ em.
b) B. Do phản ứng quá mẫn cảm type I;
c) C. Mức IgE tăng cao.
d) D. Nguyên nhân có thể do không khí lạnh, thuốc, dạ dày trào ngược, và nhiễm siêu
vi.
39. Đặc điểm hình thái học không có trong hen phế quản:
a) A. Phổi tăng kích thước.
b) B. Nút nhầy bịt kín khí phế quản
c) C. Teo đét của cơ trơn,
d) D. Tuyến nhầy tăng sinh
40. Các thay đổi vi thể không có trong hen:
a) A. Tăng collagen ở màng đáy
b) B. Xâm nhập bạch cầu ái kiềm
c) C. Hiện diện tinh thể Charcot-Leyden
d) D. Hiện diện xoắn Curschmann
41. Đặc điểm giải phẫu bệnh quan trọng nhất trong giãn phế quản:
a) A. Sự giãn nở bất thường của phế quản.
b) B. Sự nhiễm trùng
c) C. Sự tắc nghẽn.
d) Sư hủy hoại sợi cơ trơn và sợi đàn hồi của khí phế quản.
42. Các biến chứng thường gặp nhất trong giãn phế quản:
a) A. Ho ra máu, với xuất huyết có khả năng đe dọa tính mạng.
b) B. Hiếm khi gây tăng áp động mạch phổi.
c) C. Hình thành áp xe
d) D. Thoái hóa dạng bột.
43. Đặc điểm vi thể của dãn phế quản:
a) A. Dãn phế quản thường xảy ra ở thùy thấp, phổi bên phải nhiều hơn phổi bên trái.
b) B. Viêm và sự phá hủy mô, đặc biệt là cơ trơn.
c) C. Khó thở, ho mạn tính (khô, hoặc nhiều đờm mủ), và ho ra máu cũng hay gặp.
d) D. Các ngón tay hình vùi trống, giảm oxy máu và tăng carbon dioxit.
44. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) Không có đặc điểm:
a) A. Ho mạn tính.
b) B. Theo sau khó thở gắng sức.
c) C. Tăng kích thước ngực.
d) D. Tăng tỷ lệ FEV1/FVC
45. Đặc điểm hình thái học của bệnh phổi hạn chế cấp tính
a) A. Bệnh phát triển trong một thời gian ngắn (vài phút đến vài ngày),
b) B. thường thứ phát theo sau một bệnh cảnh toàn thân.
c) C. suy hô hấp, hạ oxy huyết (pO2 > 60 mm Hg)
d) D. tổn thương phế nang lan tỏa.
46. Đặc điểm không có trong bệnh phổi hạn chế cấp tính
a) Còn gọi là “hội chứng suy hô hấp cấp tính” (ARDS)
b) Vi thể có tổn thương phế nang lan tỏa.
c) C. Các tế bào thượng mô hoại tử và bong ra vào lòng phế nang.
d) D. Bệnh có tỷ lệ tử vong thấp, phục hồi hoàn toàn sau đợt cấp.
47. Các biến chứng không có trong tổn thương phế nang lan tỏa:
a) A. Tỷ lệ tử vong cao.
b) B. Nếu còn sống, bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn.
c) C. Gây ra tăng áp động mạch phổi.
d) D. Khó thở nặng và đờm có bọt hồng trong 72 giờ đầu khi tiếp xúc với tác nhân.
48. bệnh phổi hạn chế mạn tính không có đặc điểm:
a) A. Còn được gọi là bệnh phổi kẽ.
b) B. Đặc trưng bởi các thương tổn lan tỏa ở phổi,
c) C. Gồm hai quá trình viêm và sợi hóa;
d) D. Khả năng trao đổi khí tăng.
49. Bạch cầu đa nhân trung tính hiện diện trong lòng phế nang nhiều nhất ở:
a) A. Giai đoạn sung huyết.
b) B. Giai đoạn gan hóa đỏ.
c) C. Giai đoạn gan hóa xám.
d) D Giai đoạn phục hồi
50. Những biến chứng nào sau đây KHÔNG phải là biến chứng của bệnh bụi phổi:
a) A. Khí phế thủng
b) B. Viêm phế quản cấp
c) C. Viêm màng phổi.
d) D. Tâm phế mạn.
51. Loại tế bào viêm được tìm thấy nhiều nhất trong phế quản bị hen là:
a) A. Bạch cầu đa nhân ái kiềm.
b) B. Bạch cầu đa nhân ái toan
c) C. Lymphô bào.
d) D. Tương bào.
52. Niêm mạc phế quản có hiện tượng chuyển sản gai gặp trong:
a) A. Viêm phế quản mạn.
b) B. Tắc nghẽn phế quản
c) Hen suyễn
d) Dãn phế quản
53. Bệnh hen phế quản KHÔNG CÓ hiện tượng:
a) A. Thấm nhập bạch cầu đa nhân ở vách phế quản.
b) B. Lớp cơ trơn phì đại.
c) C. Các tuyến nhầy tăng tiết
d) D. Có hình xoắn Cruschmann
54. Trong giai đoạn hồi phục của bệnh viêm phổi thùy thường có hiện tượng:
a) A. Xơ hoá vách phế quản.
b) B. Mô kẽ có nhiều bạch cầu đa nhân.
c) C. Lòng phế nang có nhiều đại thực bào.
d) D. Vách phế nang có nhiều vi mạch tân tạo.
55. Viêm phế quản cấp có đặc điểm
a) A. Tổn thương rải rác và không đều ở cả hai phổi.
b) B. Tổn thương thường ở thùy trên của phổi.
c) C. Thượng mô phế quản có thể chuyển sản thành thượng mô trụ
d) E. Tổn thương lan rộng ở cả một thùy hoặc đôi khi cả một lá phổi.
56. Viêm phế quản mạn.
a) A. Tổn thương rải rác và không đều ở cả hai phổi.
b) B. Tổn thương thường ở thùy trên của phổi.
c) D. Thượng mô phế quản có thể chuyển sản lát tầng.
d) C. Thượng mô phế quản có thể chuyển sản thành thượng mô trụ vuông hay dẹt.
57. Viêm phổi thùy.
a) A. Tổn thương rải rác và không đều ở cả hai phổi.
b) B. Tổn thương thường ở thùy trên của phổi.
c) D. Thượng mô phế quản có thể chuyển sản lát tầng.
d) E. Tổn thương lan rộng ở cả một thùy hoặc đôi khi cả một lá phổi.
58. Hạch viêm cấp tính không có đặc điểm:
a) A. Hạch to, không đau
b) B. Liên quan đến viêm nhiễm các vùng lân cận.
c) C. Vi thể có các nang lymphô tăng sinh, trung tâm mầm có nhiều đại thực bào.
d) D. Có thể chuyển sang áp xe, hoặc viêm mạn tính.
59. Hạch viêm mạn tính không đặc hiệu không có đặc điểm:
a) A. Cấu trúc hạch bị xóa
b) B. Là phản ứng miễn dịch của mô lymphô hạch.
c) C. Có thể thay đổi hình thái ở nhiều mức độ khác nhau.
d) D. Bao gồm tăng sản nang, tăng sản mô limphô vùng cận vỏ, và tăng sản xoang.
60. Hạch viêm mạn tính đặc hiệu không có đặc điểm:
a) A. Thường gặp ở các nước đang phát triển.
b) B. Hạch to kèm sưng, nóng, đỏ, đau.
c) C. Có thể tổn thương nhiều hạch.
d) D. Hạch hoại tử, loét ra da, không lành nếu không điều trị bệnh chính.
61. Hạch viêm lao có đặc điểm:
a) A. Là hạch viêm mạn tính đặc hiệu.
b) B. Tổn thương dạng viêm hạt, không kèm hoại tử bã đậu
c) C. Dễ chẩn đoán phân biệt với sarcoidosis.
d) D. Hạch dò ra da tự lành.
62. Bệnh ác tính của hạch lymphô thường gặp nhất:
a) A. Ung thư hạch thứ phát
b) B. Bệnh Hodgkin hạch
c) C. Lymphôm không Hodgkin
d) D. Lymphôm Malt
63. Đặc điểm của Lymphôm Hodgkin hạch:
a) Có sự hiện diện của tế bào Reed - Sternberg
b) B. Là bệnh ác tính của hạch thường gặp nhất.
c) C. Hiện không thể chữa trị được hầu hết các trường hợp.
d) D. Thường cho xâm nhập tủy và não.
64. Đặc điểm lâm sàng bệnh Hodgkin:
a) A. Hầu hết các trường hợp đều có triệu chứng " B ".
b) B. Ngứa toàn thân, gặp trong loại Hodgkin xơ cục.
c) C. Hạch cổ to, đau là triệu chứng thường gặp nhất.
d) D. Hạch to đau sau uống rượu cũng là triệu chứng thường gặp.
65. Tổn thương hạch lymphô thường gặp nhất trong Lymphôm Hodgkin
a) A. Nhóm hạch nách
b) B. Nhóm hạch bẹn
c) C. Nhóm hạch cổ
d) D. Hạch ổ bụng
66. Đặc điểm quan trọng nhất về tổn thương hạch trong Lymphôm Hodgkin:
a) A. Gặp ở các hạch liền kề nhau.
b) B. Hạch to không đau.
c) C. Tổn thương nhiều hạch
d) D. Thường kèm với triệu chứng “B”
67. Đặc điểm vi thể quan trọng nhất của Lymphôm Hodgkin:
a) A. Hiện diện tế bào Reed – Sternberg.
b) B. Các tế bào lymphô, mô bào, bạch cầu ái toan.
c) C. Cấu trúc hạch bị xóa.
d) D. Sự xâm nhập cấu trúc xung quanh của các tế bào ung thư.
68. Đặc điểm vi thể của Lymphôm Hodgkin dạng xơ cục:
a) A. Mô đệm nổi bật các dãy xơ , khu trú.
b) B. Nhiều tế bào Reed-Sternberg điển hình.
c) C. Nam chiếm ưu thế.
d) D. Loại mô học này hiếm gặp nhất.
69. Đặc điểm vi thể của Lymphôm Hodgkin dạng hỗn hợp:
a) A. Hiện diện nhiều tế bào Reed-Sternberg điển hình.
b) B. Ít tế bào phản ứng
c) C. Tuổi mắc bệnh nhỏ tuổi.
d) D. Loại mô học này chiếm đa bệnh Hodgkin.
70. Đặc điểm không phải của lymphôm Hodgkin dạng ít lymphô bào:
a) A. Hiện diện các tế bào u rất dị dạng
b) B. Ít phản ứng lymphô bào.
c) C. Tiên lượng tốt.
d) D. Thường kèm với bệnh HIV.
71. Xếp giai đoạn trong bệnh Hodgkin dựa vào:
a) A. Dựa trên số lượng hạch to và liên quan với cơ hoành.
b) B. Tổn thương 1 hạch.
c) C. Tổn thương hai hay nhiều hạch
d) D. Bệnh có nhiều hạch toàn thân.
72. Yếu tố tiên lượng tốt trong bệnh Hodgkin:
a) A. Bệnh Hodgkin loại ít lymphô bào.
b) B. Nam giới, và > 40 tuổi, hạch to.
c) C. Bệnh Hodgkin loại xơ cục.
d) D. Sự hiện diện của triệu chứng "B".
73. Đặc điểm của bệnh lymphôm không Hodgkin:
a) A. Là ung thư hạch thứ phát.
b) B. Đa số tế bào u có nguồn gốc từ tế bào lymphô B.
c) C. Lymphôm loại tế bào T ngoại biên cũng thường gặp,
d) D. Có tiên lượng tốt hơn lymphôm Hodgkin
74. Phân loại Bệnh lymphôm không Hodgkin dựa vào:
a) nguồn gốc giải phẫu học (trung tâm, ngoại vi)
b) B. kiến trúc mô học (lan tỏa hay khu trú)
c) C. loại tế bào chiếm ưu thế (tâm bào, nguyên tâm bào, nguyên bào lymphô và
nguyên bào miễn dịch
d) D. Tất cả các yếu tố trên
75. Phân loại Bệnh lymphôm không Hodgkin được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam:
a) A. Rappaport (1966)
b) B. Kiel và Lukes-Collins (1975)
c) C. Working Formulation (1981)
d) D. R.E.A.L (1994)
76. Đặc điểm giải phẫu bệnh quan trọng nhất của lymphôm không Hodgkin:
a) A. Xuất độ rất khác nhau tùy vào loại mô học.
b) B. Nhóm hạch to không liên tục, điều trị không chỉ bằng phẫu thuật cắt hạch đơn
thuần.
c) C. Thường xuất hiện ở hạch và lách
d) D. Hầu hết các tế bào lymphôm không Hodgkin có nguồn gốc từ các tế bào lymphô
B.
77. Đặc điểm lâm sàng quan trọng nhất lymphôm không Hodgkin:
a) A. Có thể xảy ra ở tất cả các hạch trên cơ thể.
b) B. Có thể xảy ra ngoài hạch.
c) C. Thường lan xa, xâm nhập tủy, màng não tại thời điểm chẩn đoán.
d) D. Hiếm gặp ở trẻ em
78. Tiêu chuẩn chẩn đoán quan trọng nhất lymphôm không Hodgkin:
a) A. Hạch to, không đau: hay gặp ở hạch cổ, bẹn, và hạch nách.
b) B. Bệnh nhân có triệu chứng “B”.
c) C. Cấu trúc của mô hạch bị phá vỡ.
d) D. Xâm nhập mô xung quang
79. Đặc điễm của lymphôm không Hodgkin dạng nang:
a) A. Thường gặp bệnh nhân trẻ tuổi.
b) B. Nam nhiều hơn nữ.
c) C. Xếp cấu trúc nang có kích thước khác nhau, xếp đâu lưng nhau.
d) D. Các nang có trung tâm mầm.
80. Theo phân loại Working Formulation, lymphôm không Hodgkin có độ ác tính thấp:
a) A. Lymphôm loại nguyên bào miễn dịch.
b) B. Lymphôm loại lymphô bào.
c) D. Lymphôm loại loại Burkitt.
d) D. Lymphôm loại loại tế bào lớn.
81. Theo phân loại Working Formulation, lymphôm không Hodgkin có độ ác tính cao:
a) A. Lymphôm loại loại lymphô bào
b) B. Dạng nang, loại tế bào nhỏ có khía
c) C. Lymphôm Burkitt
d) D. Dạng nang, loại hỗn hợp tế bào
82. Đặc điểm lâm sàng Không có trong lymphôm không Hodgkin dạng nang:
a) A. Hạch to, không đau.
b) B. Sốt, đổ mồ hôi ban đêm, và mệt mỏi.
c) C. Xâm nhập tủy xương 85% trường hợp.
d) D. Thường được chẩn đoán sớm
83. Đặc điểm của lymphôm không Hodgkin loại lymphô bào:
a) A. Gặp ở bệnh nhân trẻ tuổi.
b) B. Chiếm hầu hết các trường hợp lymphôm không Hodgkin
c) C. Cấu trúc hạch bị xóa, không còn nang lymphô và các xoang.
d) D. Tiên lượng xấu
84. Đặc điểm không có trong lymphôm không Hodgkin loại tế bào lớn:
a) A. Bệnh nhân lớn tuổi (>60 tuổi).
b) B. Chiếm 15% lymphôm trẻ em và 50% trường hợp lymphôm ở người lớn.
c) C. Nam giới nhiều hơn nữ giới .
d) D. Có độ ác tính thấp.
85. Đặc điểm giải phẫu bệnh quan trọng của lymphôm không Hodgkin loại Burkitt:
a) A. Xảy ra hàng loạt ở châu Phi
b) B. Kèm với nhiễm EBV.
c) C. Tạo nên hình ảnh vi thể "bầu trời sao".
d) D. Có độ ác tính thấp
86. Các biến chứng thường gặp nhất của lymphôm không Hodgkin loại Burkitt:
a) A. Hội chứng phân giải u
b) B. Đặc trưng bởi nhiễm toan chuyển hóa, tăng urê huyết, tăng kali máu, và tăng
phosphate.
c) C. Suy thận cấp tính.
d) D. Kèm với nhiễm EBV.
87. Đặc điểm không có trong lymphôm không Hodgkin loại nguyên bào lymphô:
a) A. Ác tính thấp
b) B. Thường gặp ở nam giới, tuổi từ 15-20.
c) C. Thường gặp hạch ở trung thất.
d) D. Vi thể các nguyên bào lymphô với bờ nhân không đều, hạt nhân nhỏ, và rất ít tế
bào chất.
88. Đặc điểm không có trong lymphôm không Hodgkin loại lymphôm Malt:
a) A. Lymphôm xuất phát từ mô lymphô ở niêm mạc.
b) B. Liên quan đến nhiễm Helicobacter pylori ở dạ dày, viêm tuyến giáp Hashimoto,
và hội chứng Sjögren
c) C. Lymphôm MALT có thể thoái triển
d) D. Tế bào u là loại tế bào lymphô dòng T.
89. Đặc điểm của Lymphôm tế bào lymphô dòng T:
a) A. Thường gặp hơn lymphôm loại tế bào B.
b) B. Thường xảy ra ở hạch.
c) C. Có hai bệnh thường gặp là Mycosis fungoides và hội chứng Sézary.
d) D. Thường liên quan đến nhiễm EBV.
90. Lymphôm Burkit có đặc điểm:
a) A. Thường xuất hiện ở trẻ em.
b) B. Tế bào u rất đa dạng.
c) C. Có dạng cục.
d) D. Không có tổn thương nội tạng.
91. Lymphôm nguyên bào lymphô:
a) A. Chỉ gặp ở trẻ em.
b) B. Có tiên lượng rất tốt.
c) C. Có thể ở dạng cục.
d) D. Chiếm khoảng 5% lymphôm không Hodgkin.
92. Lymphôm tế nguyên bào miễn dịch KHÔNG Có đặc điểm:
a) A. Có độ ác tính thấp.
b) B. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
c) C. Tế bào có hạt nhân to nằm ở trung tâm.
d) D. Có nhiều phân bào.
93. Áp xe hạch có đặc điểm:
a) A. Giai đoạn cuối của viêm hạch cấp.
b) B. Thường do viêm lao.
c) C. Thường do virus.
d) D. Chất hoại tử hạch chứa vi khuẩn và bạch cầu đa nhân.
94. Bọc nhầy không có đặc điểm?
a) Là tổn thương thường gặp của tuyến nước bọt.
b) Thường do chấn thương hay tắc nghẽn tuyến nước bọt.
c) Vi thể hiện diện chất tiết, đại thực bào, mô đệm thấm nhập nhiều tế bào viêm.
d) Dễ nhầm với carcinôm nhầy - bì tuyến nước bọt.
95. U Warthin không có đặc điểm?
a) Thường gặp ở tuyến mang tai
b) Nam giới nhiều hơn nữ giới.
c) Vi thể lót hai lớp tế bào thượng mô, và mô đệm lymphô, có thể có các trung tâm mầm.
d) Thường hóa ác.
96. Carcinôm nhầy – bì không có đặc điểm?
a) Là u ác tính hiếm gặp của tuyến nước bọt,
b) Khoảng 65% xảy ra ở tuyến mang tai.
c) Chiếm khoảng 15% của tất cả các khối u tuyến nước bọt,
d) Vi thể bao gồm các hỗn hợp các tế bào gai, và tế bào tiết chất nhầy, và các tế bào trung
gian.
97. Tiên lượng Carcinôm nhầy – bì chủ yếu dựa vào?
a) Độ mô học
b) Vị trí tuyến nước bọt bị tổn thương.
c) Giai đoạn lâm sàng của bệnh.
d) Mức độ xâm nhập mô đệm.