HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ – HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
=====================
BÁO CÁO TỔNG HP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Ở KHU VỰC NAM BỘ HIỆN NAY
CƠ QUAN CHỦ TRÌ: HỌC VIỆN CT – HC KV II
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. PHAN CÔNG KHANH
THƯ KÍ ĐỀ TÀI: THS. LƯU HOÀNG CHƯƠNG
7026
11/11/2008
Tp. Hồ Chí Minh - tháng 8-2008
MỤC LỤC
Mở đầu 2
Chương 1. Khái quát bức tranh hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Nam bộ 11
1.1. Những diễn biến trên mặt báo 14
1.2. Những con số cụ thể 22
1.3. Nhận diện chú rễ và cô dâu 29
Chương 2. Nguyên nhân và hệ quả xã hội của hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở
Nam bộ
42
2.1. Nguyên nhân 42
2.2. Những hệ quả xã hội 71
Chương 3. Khả năng hoà nhập của cô dâu Việt ở xứ người 97
3.1. Nguyên nhân không tìm được hạnh phúc 98
3.2. Về trường hợp tìm được hạnh phúc 107
3.3. Dư luận xã hội
111
3.4. Sự quan tâm của giới nghệ thuật
114
3.5. Hoạt động của cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội
117
Chương 4. Những vấn đề đặt ra, xu hướng vận động của hôn nhân có yếu tố nước
ngoài ở Nam bộ và các giải pháp
128
4.1. Về hoạt động môi giới hôn nhân trái pháp luật
128
4.2. Những vấn đề đặt ra về pháp luật 133
4.3. Xu hướng vận động của hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Nam bộ
142
4.4. Giải pháp cho hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Nam bộ
146
Kết luận 153
Tài liệu tham khảo 157
Phụ lục 159
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với nam công dân Đài Loan bắt đầu
từ năm 1989 ở Nam bộ, bùng phát thành phong trào năm 1994 với hàng
chục ngàn vụ kết hôn trong một năm. Văn phòng Kinh tế và văn hoá Đài
Bắc tại thành phố Hồ Chí Minh (TECO HCMC) bò chính người Đài Loan
gọi đùa là “Văn phòng môi giới hôn nhân”. Từ năm 2004, phong trào dòch
chuyển sang nam công dân Hàn Quốc. Hiện số cô dâu Việt ở Đài Loan đã
vượt quá 100.000 ngàn, ở Hàn Quốc là trên 27.000. Cô dâu Việt dẫn đầu số
cô dâu ngoại quốc ở Đài Loan, đứng hàng thứ hai ở Hàn Quốc (sau cô dâu
Trung Quốc). Hầu hết các vụ kết hôn đều thông qua môi giới trái phép và
đã xảy ra những thảm kòch đau lòng, những hệ quả xã hội phức tạp. Từ
những vùng quê nghèo khó của Nam bộ, các cô gái hiền lành, chân chất ôm
giấc mộng đổi đời, chấp nhận lấy chồng nước ngoài nhưng rất nhiều trường
hợp bò ngược đãi, hành hạ, buộc phải làm nô lệ tình dục, làm công cụ đẻ
thuê v.v. Có trường hợp bò sát hại hoặc tự sát. Cô dâu Việt Nam bò xem như
món hàng, bò đem trưng bày trên đường phố. Hình ảnh của dân tộc bò bôi
nhọ nghiêm trọng. Hôn nhân đổ vỡ, số phận của nhiều cô dâu trở nên bất
đònh, những đứa con lai gặp nhiều khó khăn, bất hạnh. Nhiều giá trò thuần
phong mó tục của hôn nhân đã bò đảo lộn.
Hôn nhân có yếu tố nước ngoài có lúc trở thành vấn đề “nóng” thường
xuyên trên mặt báo. Ngày 21-4-2006, nhật báo Chosun Ilbo (có số lượng
phát hành lớn nhất Hàn Quốc) khởi đăng loạt kí sự 2 kì “Các cô gái Việt
Nam tới Hàn Quốc – vùng đất hi vọng” của phóng viên Chae Sung Woo.
Cùng ngày, Chosun còn tung lên trang điện tử 26 tấm ảnh về sinh hoạt của
các cô gái Việt Nam trong thời gian chờ kết hôn mà không hề có kó thuật
xoá mặt người. Bài báo làm dấy lên sự phẫn nộ trong công luận Việt Nam
và Hàn Quốc. Bà Hà Thò Khiết, Chủ tòch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,
2
đã bỏ cuộc họp Chính phủ để chủ trì cuộc họp tại văn phòng Hội nhằm có
những phản ứng kòp thời với các cơ quan chức năng phía Hàn Quốc. Ngày
22-4, một số tổ chức phi chính phủ đã tổ chức họp báo ngay trước toà soạn
Chosun (trung tâm Seoul) để phản đối và yêu cầu tờ báo xin lỗi. Ngày 26-
4, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có cuộc họp khẩn với đại diện Đại sứ quán
Hàn Quốc…
Chính phủ Việt Nam và các nước liên quan đã có nhiều động thái tích
cực nhằm kiểm soát tình hình, giải quyết những hệ quả. Tuy nhiên, “phong
trào” dường như ít chòu sự tác động mà còn có xu hướng lan rộng ra các tỉnh
phía Bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hoà Bình.
Hôn nhân có yếu tố nước ngoài đã nảy sinh nhiều hệ quả xã hội. Một
mặt, nó có thể tăng cường sự liên kết và hiểu biết giữa Việt Nam và các
nước khác, nhưng mặt khác, cũng có thể tạo ra những xung đột. Trên tất cả
là sự xâm hại nghiêm trọng đến quyền con người, xúc phạm đến danh dự
và nhân phẩm của phụ nữ Việt Nam. Trong lòch sử, phụ nữ Việt Nam có
biết bao nhiêu truyền thống tốt đẹp. Vậy mà qua những cuộc hôn nhân
người Đài Loan và Hàn Quốc, họ trở thành một thứ hàng hoá, bò biến thành
nô lệ, bò sát hại. Nhìn xa hơn, một thế hệ những đứa bé mang trong mình
hai dòng máu từ những cuộc hôn nhân bất hạnh đã đổ vỡ hoặc chưa đổ vỡ
ấy sẽ thế nào?
Với tất cả tình cảm yêu mến dân tộc, yêu mến hình ảnh, phẩm chất, vẻ
đẹp của phụ nữ Việt Nam và cảm thấy tinh thần dân tộc bò xúc phạm
nghiêm trọng, là giảng viên Lí luận văn hoá của Học viện Chính trò Quốc
gia Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở khu vực Nam bộ hiện nay”
với mục đích:
- Nhận diện đặc điểm, nguyên nhân của hiện tượng kết hôn giữa phụ
nữ Việt Nam với nam giới Đài Loan và Hàn Quốc.
- Khảo sát hệ quả xã hội của hiện trạng này.
3
- Đề xuất những giải pháp xây dựng hôn nhân có yếu tố nước ngoài
lành mạnh, tiến bộ, hạnh phúc.
- Tiếp cận một khía cạnh của giao lưu văn hoá trong điều kiện hội
nhập, bổ sung tri thức cho nội dung bài giảng về giao lưu văn hoá,
toàn cầu hoá và việc giữ gìn bản sắc dân tộc.
2. Tình hình nghiên cứu
Hôn nhân xuyên biên giới nói chung đã được các nhà khoa học trên
thế giới nghiên cứu khá nhiều. Khi số vụ kết hôn với người Đài Loan tăng
lên bất thường, báo chí trong và ngoài nước đã quan tâm thông tin và đưa ra
lời cảnh báo. Trước khi giới nghiên cứu Việt Nam vào cuộc thì các học giả
nước ngoài đã lên tiếng. Ngay từ năm 2000, tờ United Daily News đã đăng
tải bài viết: “Vietnamese brides “Productive”, Scholar says” (Hiện tượng
“sản xuất” các cô dâu Việt Nam, ý kiến các nhà nghiên cứu). Năm 2001,
Wang Hong-zen (Đài Loan) thực hiện công trình: “Asian cross-border
marriages and its future influence on hosting societies: the case of
Vietnamese brides in Taiwan” (Hôn nhân xuyên biên giới ở Châu Á và ảnh
hưởng của nó đến đònh hướng xã hội: trường hợp các cô dâu Việt Nam).
Các học viên cao học cũng lấy đây làm đề tài nghiên cứu: năm 2001, Thái
Nhã Ngọc bảo vệ luận văn “Sơ bộ nghiên cứu hiện tượng hôn nhân xuyên
quốc gia Đài - Việt” tại Đại học Quốc lập Thành Công (Đài Loan). Tiếp đó,
năm 2002, Trương Thư Minh đi thêm một bước sâu hơn khi nhìn nhận hôn
nhân Đài – Việt như một thò trường trong luận văn cao học “Phân tích thò
trường hôn nhân xuyên quốc gia Đài – Việt: sự vận hành môi giới đối với cô
dâu Việt Nam” được bảo vệ tại Đại học Đạm Giang (Đài Loan). Nhìn
chung, các công trình đề cập đến mặt tiêu cực, nhất là tiêu cực từ môi giới
hôn nhân, những thiệt thòi mà các cô gái Việt Nam phải chòu đựng.
Mặt khác, người Đài Loan cũng quan tâm đến sự hội nhập văn hoá của
các cô dâu Việt. Một trong những công trình đáng chú ý là báo cáo “Nghiên
cứu về sự thích ứng với xã hội của các cô dâu nước ngoài – lấy cô dâu Việt
4
Nam làm dẫn chứng” của bà Lí Bình, Tổng thư kí Hiệp hội Thanh niên nữ
Cơ đốc giáo Đài Loan.
Ngày 20-9-2002, một hội thảo về hôn nhân có yếu tố nước ngoài đầu
tiên ở Việt Nam được tổ chức tại Cần Thơ với sự tham gia của hội liên hiệp
phụ nữ một số tỉnh, thành phía Nam. Với chủ đề “Phụ nữ Việt Nam với hôn
với người nước ngoài”, các tham luận chủ yếu báo cáo thực trạng kết hôn
với người nước ngoài và đưa ra những lời cảnh báo.
Tháng 12-2002, tại Hội thảo khoa học quốc tế “Hoạt động kinh tế - văn
hoá Việt Nam – Đài Loan” (tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh), một số
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước lại đặt vấn đề về hôn nhân Việt – Đài.
Wang Hong-zen trình bày tham luận: “Hàng hoá hôn nhân quốc tế: kinh
doanh hôn nhân xuyên biên giới ở Đài Loan và Việt Nam”. Như tên gọi, bài
viết nêu lên một hiện trạng: hôn nhân xuyên biên giới Đài – Việt đã nảy
sinh loại hình kinh doanh hôn nhân. Wen Hui Annatang và Soong Jenn Jaw
thì gắn vấn đề với toàn cầu hoá trong tham luận “Bước đầu tìm hiểu hiện
tượng cô dâu Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hoá”. Nghiên cứu thực tế
giải quyết li hôn, Trònh Thò Hồng Loan phân tích “Một số vướng mắc trong
việc giải quyết li hôn giữa công dân Việt Nam và Đài Loan (trường hợp ở
Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long)”.
Từ thời điểm này trở đi, vấn đề thực sự trở thành đối tượng hấp dẫn
nhiều nhà khoa học mà phạm vi, cường độ, đònh hướng v.v. được dẫn dắt
bởi những diễn biến, thảm cảnh do báo chí tường trình. Hôn nhân có yếu tố
nước ngoài không còn dừng lại ở những công trình riêng lẻ của cá nhân mà
được nghiên cứu ở qui mô ngày càng mở rộng.
Năm 2003, Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ di động (Mobility
Research and Support Centre – MRSC, Hà Nội) xuất bản công trình
“Marriages of convenience: context, processes and result of cross-boder
marriages between Vietnamese young women and Taiwanese men” (Hôn
nhân vụ lợi: nội dung, diễn biến và kết quả của hôn nhân xuyên biên giới
5
giữa phụ nữ trẻ Việt Nam và đàn ông Đài Loan) do Đỗ Thò Như Tâm chủ
biên. Vấn đề lại được xem xét từ những khía cạnh tiêu cực của nó.
Cũng trong năm này, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lí thuộc Bộ Tư
pháp nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở “Hôn nhân có yếu tố nước ngoài
tại Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng, vấn đề đặt ra và phương hướng đổi
mới” do Nguyễn Thu Giang (Phó giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí
Minh) chủ nhiệm. Tham gia thực hiện đề tài có các cán bộ, chuyên viên Sở
Tư Pháp, Sở Ngoại vụ, Toà án Nhân dân, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ
Thành phố Hồ Chí Minh. Vấn đề mà đề tài đặt ra thực trạng hôn nhân có
yếu tố nước ngoài, những vướng mắc trong vận dụng các qui đònh của pháp
luật đối với hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đề
tài cũng đưa ra những kiến nghò sửa đổi, bổ sung các qui đònh liên quan đến
lónh vực này.
Tháng 2-2004, Vụ Gia đình thuộc Uỷ ban Dân số – Gia đình – Trẻ em
phối hợp với khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
thực hiện đề tài khoa học “Thực trạng phụ nữ kết hôn với người Đài Loan
tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long”. Phạm vi khảo sát là 6 tỉnh: Cần
Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang, An Giang, Vónh Long.
Năm 2005, nhóm tác giả Phan An, Phan Quang Thònh, Nguyễn Qùi
công bố công trình “Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan”, phân
tích bối cảnh kinh tế - xã hội của hôn nhân Đài – Việt, nhân thân của cô
dâu Việt và chú rể Đài Loan, số phận của các cô dâu Việt ở xứ người, hệ
quả của các hoạt động môi giới v.v. Được thực hiện gần 2 năm với những
điều tra xã hội học công phu kết hợp phỏng vấn sâu những người trong
cuộc, đây là công trình có qui mô về vấn đề này được in thành sách đầu
tiên ở Việt Nam.
Tháng 10-2005, Xả Đại Văn Khố (Đài Loan) xuất bản công trình “Bất
yếu khiếu ngã ngoại tòch tân nương” (Xin đừng gọi tôi là cô dâu nước ngoài)
của Hạ Hiểu Quyên. Tiếp đó, tháng 11-2005, Học viện Kó thuật Mó Hoà
6
(Meiho Institute of Technology - Đài Loan) tổ chức hội thảo khoa học quốc
tế “Issues on relating to cross – culture marriage families between Taiwan
and Vietnamese” (Những vấn đề của các gia đình có quan hệ hôn nhân
xuyên quốc gia Hàn – Việt).
Tháng 5-2006, Đại học Kí Nam (Đài Loan) tổ chức hội thảo khoa học
quốc tế “Thúc đẩy và phát triển quan hệ Việt Nam – Đài Loan”. Tại đây,
vấn đề hôn nhân Việt – Đài cũng được quan tâm với hai tham luận: “Quốc
gia và hôn nhân: yếu tố chính trò trong hôn nhân với người nước ngoài của
Đài Loan là Việt Nam” (Củng Nghi Quân) và “Khí phách nam nhi của
những người ngoại quốc: vì sao đàn ông Đài Loan muốn lấy vợ Việt Nam”
(Vương Hồng Nhân). Quan tâm chủ yếu của các tác giả là xung đột văn
hoá, sự hội nhập của cô dâu Việt Nam. Nhìn chung, giới nghiên cứu ở Đài
Loan đặc biệt chú ý đến hiện tượng hôn nhân Đài – Việt. Họ thường dùng
thuật ngữ “cross-culture marriage” hoặc “cross-boder marriage” để chỉ
hiện tượng hôn nhân xuyên quốc gia vốn đã xảy ra ở Đài Loan từ nhiều
thập kỉ trước và làm nảy sinh nhiều hệ quả xã hội.
Trong hai ngày 9 và 10-6-2006, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam tổ chức Hội nghò “Vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước
ngoài” với sự tham dự của đại biểu từ 36 tỉnh, thành. Theo số liệu báo cáo,
từ năm 2003 đến q 1-2005, đã có trên 31.800 phụ nữ Việt Nam kết hôn
với người Trung Quốc, Đài Loan (chiếm 77 %), Hàn Quốc… Đa số đều
thông qua môi giới trái phép. Phát biểu tại Hội nghò, bà Hà Thò Khiết, Chủ
tòch Hội, nhấn mạnh: “Hội Phụ nữ không cấm đoán, không đònh kiến với vấn
đề kết hôn với người nước ngoài nhưng có trách nhiệm hướng dẫn, giáo dục
luật pháp, chính sách hôn nhân gia đình… Cán bộ hội, hội viên, phải tuyên
truyền để chò em có những chọn lựa đúng, không bò ép buộc, lừa dối”
1
.
Tháng 8-2006, Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn – Phát triển xã hội
thuộc Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố
1
www.vnnet.com, ngày 11-6-2006
7
Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Hôn nhân xuyên quốc gia
trong bối cảnh toàn cầu hoá”. Từ những vấn đề lí luận và phương pháp luận
trong nghiên cứu hôn nhân xuyên quốc gia, hội thảo đã phân tích vấn đề
dưới nhiều góc nhìn (báo chí và dư luận, hôn nhân và di dân, hôn nhân và
giáo dục v.v.), chỉ ra những hệ quả thực tế và kiến nghò giải pháp, chương
trình hành động.
Gần đây nhất, ngày 6-8-2008, Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ
tổ chức toạ đàm quốc tế “Cross – border marriage in East and Southeast
Asia – Reality, intergration and development” (Hôn nhân xuyên biên giới
vùng Đông và Đông Nam Á: Thực trạng, hội nhập và phát triển). Toạ đàm
có sự tham dự của đại diện TECO HCMC, Trung tâm Văn hoá phụ nữ Việt
Nam tại Hàn Quốc, Mặt trận Tổ quốc khu Ung Ninh (Nam Ninh), các đại
biểu của Campuchia, Lào. Toạ đàm chủ yếu phân tích những diễn biến mới
trong hôn nhân xuyên quốc gia ở khu vực. Kết quả của toạ đàm là Bản ghi
nhớ và kế hoạch hành động của mạng Hôn nhân xuyên biên giới vùng Đông
và Đông Nam Châu Á.
Những nghiên cứu nêu trên chủ yếu hướng vào quan hệ hôn nhân Việt
– Đài. Hôn nhân Việt – Hàn ra đời sau và ít nhận được sự quan tâm hơn.
Có thể những tương đồng về nguyên nhân, đặc điểm, hệ quả xã hội v.v. của
nó so với hôn nhân Việt – Đài đã khiến các nhà nghiên cứu không còn
hứng thú. Mặt khác, các nhà khoa học khó tiếp cận nguồn số liệu từ Lãnh
sự quán Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng có thể có lí do từ
nguồn tài trợ nghiên cứu. Tuy nhiên, có những thời điểm, báo chí đưa khá
nhiều thông tin về thảm kòch của các cô dâu Việt tại Hàn Quốc với kết luận
thống nhất: số phận cô dâu ở Hàn Quốc cũng không khác gì số phận cô dâu
ở Đài Loan.
Năm 2006, tại hội thảo quốc tế “Hôn nhân xuyên quốc gia trong bối
cảnh toàn cầu hoá“ (đã dẫn), có hai tham luận đáng chú ý về quan hệ hôn
nhân Việt – Hàn: một, “Trình tự hôn nhân Hàn - Việt thông qua các tổ chức
8
môi giới hôn nhân” của Lưu Thò Tố Lan; và hai, “Hiện tượng lấy chồng Hàn
Quốc ở phụ nữ Việt Nam: Thực trạng và một vài suy nghó” của Trần Văn
Phương. Từ những khía cạnh tiêu cực giống như hôn nhân Việt – Đài, các
tác giả đã đề ra một số kiến nghò. Ngoài ra, theo PGS. Phan An, một số
công trình nghiên cứu về hôn nhân Việt – Hàn đang được thực hiện bởi
PGS. Nguyễn Văn Tiệp (trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh, GS.TS. Park, Hae Kwang (Trường Đại học Quốc
gia Chonnam – Hàn Quốc ) và TS. Choi Horim (Viện Korean - KISEAS).
Rất nhiều tác giả tâm huyết với số phận của các cô gái Nam bộ và
thường xuyên có các công trình nghiên cứu có giá trò như Nguyễn Thò Hồng
Xuyến (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh),
Trần Hồng Vân (Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ), Trònh Thò Bích
(Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh) v.v.
Như vậy, từ năm 2000 đến nay, có rất nhiều hội thảo, hội nghò, đề tài
khoa học, công trình được thực hiện trong và ngoài nước về hôn nhân có
yếu tố nước ngoài ở Nam bộ. Tất cả đã cùng nhận diện đặc điểm, nguyên
nhân, những hệ quả xã hội của hiện trạng này và có những đề xuất quan
trọng. Tuy nhiên, do thời điểm nghiên cứu, phần lớn chỉ tập trung vào quan
hệ hôn nhân Việt – Đài. Ít có công trình chú trọng đến trường hợp Hàn
Quốc cũng như kết hợp cả hai đối tượng này. Những nguyên nhân cũng như
hệ quả xã hội của hiện trạng chưa được xem xét một cách toàn diện.
Kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước, thực hiện đề tài
này, chúng tôi hi vọng đưa ra một cái nhìn khái quát về thực trạng hôn nhân
có yếu tố nước ngoài ở Nam bộ, nguyên nhân, những hệ quả xã hội và đề
xuất các giải pháp.
3. Phạm vi nghiên cứu
Hôn nhân có yếu tố nước ngoài bao gồm quan hệ hôn nhân của công
dân Việt Nam – cả nam lẫn nữ – với người nước ngoài đến từ nhiều quốc
gia. Tuy nhiên những bất thường của hiện tượng này chỉ diễn ra chủ yếu
9
trong quan hệ hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với nam công dân Trung
Hoa (Đài Loan) và Hàn Quốc. Vì vậy, về đối tượng nghiên cứu, chúng tôi
xin giới hạn ở trường hợp Đài Loan và Hàn Quốc.
Quan hệ hôn nhân Việt – Đài và Việt – Hàn Quốc chủ yếu diễn ra ở
Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ. Do đó, về
không gian nghiên cứu, chúng tôi xin được giới hạn ở những đòa phương này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Hôn nhân có yếu tố nước là một hiện tượng xã hội, nguyên nhân và hệ
quả của nó liên quan đến nhiều lónh vực: kinh tế, chính trò, văn hoá, v.v. Vì
vậy, ngoài việc lựa chọn phương pháp luận của chủ nghóa duy vật biện
chứng và chủ nghóa duy vật lòch sử, đề tài áp dụng các phương pháp: phân
tích – tổng hợp; khảo sát thực tế, điều tra xã hội học; so sánh – đối chiếu,
phỏng vấn trực tiếp, các phương pháp nghiên cứu liên ngành.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của đề tài được cấu
trúc thành 4 chương.
Chương 1: Khái quát bức tranh hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Nam bộ
Chương 2: Nguyên nhân và hệ quả xã hội của hôn nhân có yếu tố nước
ngoài ở Nam bộ
Chương 3: Những khoảng cách còn lại hay là khả năng hoà nhập của
cô dâu Việt ở xứ người
Chương 4: Những vấn đề đặt ra, xu hướng vận động của hôn nhân có
yếu tố nước ngoài ở Nam bộ và giải pháp
10
Chương 1
KHÁI QUÁT BỨC TRANH HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở NAM BỘ
Để chỉ quan hệ hôn nhân giữa hai người không cùng một quốc gia
(được hiểu là không cùng quốc tòch), các nhà khoa học thường dùng thuật
ngữ hôn nhân xuyên quốc gia hay hôn nhân xuyên biên giới. Trong tiếng
Anh, có nhiều cách để diễn đạt quan hệ này: transnational marriage,
foreign marriage, cross-culture marrriage (hay cross-cultural marriage),
cross-border mariage, international marrige v.v. Trong tiếng Hoa, báo chí
Đài Loan thường dùng thuật ngữ “xuyên quốc gia hôn nhân” hay “dò tộc hôn
nhân”. Do những cuộc hôn nhân này thường phải thông môi giới, báo chí
còn gọi đây là matchmake marriage (hôn nhân môi giới). Trong tiếng Việt,
thỉnh thoảng có cách nói “hôn nhân dò chủng”, “hôn nhân dò tộc”. Gắn vấn
đề với hiện tượng di cư, các nhà khoa học (Đài Loan) gọi đây là mariage
migration (di trú hôn nhân).
Ở nước ta, “hôn nhân có yếu tố nước ngoài” là một thuật ngữ pháp lí.
Có một khía cạnh mà pháp luật phải làm rõ: yếu tố nước ngoài là thế nào,
bởi lẽ cái dân tộc và cái quốc gia, huyết thống và quốc tòch trong những
trường hợp cụ thể lại không trùng khít.
Điều 862 Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghóa Việt Nam
xác đònh: “Trong Bộ luật này, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được
hiểu là quan hệ dân sự có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia
hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ đó phát sinh ở
nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.
Điều 8 điểm 14 Luật Hôn nhân và Gia đình (năm 2000) qui đònh:
“Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn
nhân và gia đình:
a/ Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài;
b/ Giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam;
11
c/ Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt các quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan
đến các quan hệ đó ở nước ngoài”.
Điều 9 Nghò đònh 68/2002/NĐ–CP ngày 10-7-2002 qui đònh chi tiết thi
hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân có
yếu tố nước ngoài xác đònh:1. Người nước ngoài là người không có quốc
tòch Việt Nam, bao gồm công dân nước ngoài và người không có quốc tòch;
2. Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam là công dân nước ngoài và
người không quốc tòch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam; 3.
Công dân nước ngoài là người có quốc tòch nước ngoài, quốc tòch nước
ngoài là quốc tòch của một nước không phải nước Cộng hoà xã hội chủ
nghóa Việt Nam; 4. Người không quốc tòch là người không có quốc tòch Việt
Nam và cũng không có quốc tòch nước ngoài.
Theo những qui đònh trên, quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài bao
gồm khá nhiều đối tượng, trong đó có cả hôn nhân giữa những người nước
ngoài đang thường trú ở Việt Nam. Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi
giới hạn quan hệ “hôn nhân có yếu tố nước ngoài” vào quan hệ hôn nhân
giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài. Bên cạnh đó, trong thực tế
khảo sát của đề tài, có trường hợp phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước
ngoài, đã xin thôi quốc tòch Việt Nam nhưng chưa được nhập quốc tòch nước
ngoài. Cũng theo những qui đònh đã dẫn, họ là người không quốc tòch. Tuy
nhiên những hệ quả liên quan đến hôn nhân của họ thì Nhà nước cũng như
các tổ chức xã hội Việt Nam đã và đang phải tham gia giải quyết (quan hệ
giữa họ với thân nhân trong nước, con cái của họ được gởi về nước v.v.). Vì
vậy, chúng tôi cũng xem đây là đối tượng khảo sát của đề tài. Điều này
cũng phù hợp với Luật Quốc tòch Việt Nam. Theo đó, họ là người Việt Nam
đònh cư ở nước ngoài. Điều 2, khoản 3 của luật này qui đònh: người Việt
Nam đònh cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam
đang thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài. Và Điều 3 khoản 4 cũng ghi:
12
người Việt Nam đònh cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc
Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Hôn nhân có yếu tố nước ngoài được đánh động trước hết bởi báo chí,
trong lẫn ngoài nước. Vấn đề đã có lịch sử gần 20 năm. Quan hệ hôn nhân
giữa phụ nữ Việt Nam với người Đài Loan phát sinh từ năm 1989. Tuy
nhiên, từ 1989-1993, số lượng kết hôn không nhiều, chủ yếu là một số
người Việt gốc Hoa sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hôn nhân Việt -
Đài thực sự tăng nhanh và trở thành mối quan tâm của toàn xã hội từ sau
khi Chính phủ ban hành Nghò đònh 184/NĐ-CP ngày 30-11-1994 quy đònh
về thủ tục đăng ký kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ
đầu giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Nghò đònh này tạo cơ sở
pháp lí cho nhu cầu kết hôn với người Đài Loan đang gia tăng theo sự gia
tăng các quan hệ giao lưu kinh tế, văn hoá giữa Việt Nam và Đài Loan. Khi
phong trào kết hôn với người Đài Loan bùng phát ở các tỉnh miền tây Nam
bộ, sự quan tâm của xã hội đối với hiện trạng này chủ yếu vì những hệ quả
đau lòng của nó. Khoảng năm 2004 trở đi, do nhiều lí do mà chủ yếu là để
giảm thiểu rủi ro, những người đang ông Đài Loan được thay thế dần bằng
những người đàn ông Hàn Quốc. Trước khi trình bày những con số cụ thể,
chúng tôi muốn phân tích diễn biến của hiện trạng này từ sự quan tâm của
công luận.
1.1. Diễn biến trên mặt báo
Vấn đề phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan được đề cập lần đầu tiên
trên báo chí nước ngoài. Ngày 22-9-1996, tờ The China Post (tiếng Anh)
phát hành tại Đài Bắc, đăng tải số liệu được công bố từ Cục Kiểm kê dân
sự Đoài Loan cho biết: từ tháng 7-1995 đến tháng 6-1996, có 5.545 người
Đài Loan kết hôn với người nước ngoài, trong số này có 4.273 nam và
1.272 nữ. Bản tin ghi thêm: đa số cô dâu nước ngoài đến từ Việt Nam,
Inđônêsia và Thái Lan. Dự báo của bản tin là các cuộc hôn nhân với người
nước ngoài sẽ tăng lên trong tương lai; chỉ riêng trong tháng 7-1996, số gia
13
tăng là 30% so với cùng thời điểm năm trước đó. Sau tờ The China Post,
nhiều tờ báo khác ở Đài loan như China Times Express, Taipei-based,
Everning Paper v.v. cũng vào cuộc.
Trước đó vài tháng, báo cáo của Văn phòng Kinh tế – Văn hoá Đài
Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh (TECO HCMC) đã ghi nhận: trong 7 tháng
đầu năm 1996, có 1.600 người Đài Loan đến Việt Nam lấy vợ và 2.300
trường hợp đang chờ phỏng vấn.
Tại Việt Nam, báo Thanh niên số ra ngày 19-10-1996 dẫn nguồn tài
liệu của TECO HCMC đưa những thông tin mang tính so sánh nhằm đánh
động dư luận: khoảng hơn 3 tháng, từ 17-6-1996 đến 4-10-1996, có 1.439
hồ sơ đăng kí kết hôn giữa nam công dân Đài Loan và nữ công dân Việt
Nam chờ phỏng vấn; nếu cả năm 1995, số cặp kết hôn là 1.500 thì chỉ riêng
6 tháng đầu năm 1996, con số này đã lên đến 2.301, trong đó có 196 chú rể
thiểu năng trí não hoặc có dò tật khác; khoảng 90% cô dâu có hộ khẩu
thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ năm 1998, khi hôn nhân Việt – Đài thực sự trở thành phong trào thì
báo chí đưa tin khá đều đặn. Nhìn chung, các báo như Thanh niên, Tuổi trẻ,
Phụ nữ, Sài Gòn giải phóng, Tiền Phong, Công an Thành phố Hồ Chí Minh,
Vietnamnet.vn, Vnexpress.com v.v. thông tin một cách dè dặt sự gia tăng
bất thường của các cuộc hôn nhân Đài – Việt như một hiện tượng xã hội
đáng quan tâm. Đến năm 2000, hôn nhân có yếu tố nước ngoài thường
xuyên trở thành điểm “nóng” trên báo chí, chủ yếu là những diễn biến liên
quan đến sự gia tăng của các cô dâu, hoạt động của các tổ chức môi giới
hôn nhân trái phép bò các cơ quan chức năng xử lí, quảng cáo của các công
ti môi giới hôn nhân ở nước ngoài, nạn buôn bán phụ nữ ra nước ngoài và
nhất là số phận bi thảm của nhiều cô dâu cô dâu Việt. Cũng thời gian này,
đài BBC, đài Châu Á tự do (Radio Free Asian - RFA), tờ Việt Catholic
News và nhiều tờ báo phản động ở nước ngoài tích cực đưa tin, một số
14
khoét sâu vào thảm trạng của các cô dâu, thực chất là để hướng sự công
kích vào Chính phủ Việt Nam.
Năm 2000, những cái chết đầu tiên của cô dâu Việt trên đất Đài Loan
bắt đầu xảy ra và được báo chí nước ngoài loan tin. Ban đầu, các tờ báo dấu
hoặc đổi tên nạn nhân. Cuối năm 2000, một phụ nữ Việt, do không chòu
đựng nổi sự bạo hành của chồng, đã tự thiêu sống cùng đứa con trai 4 tuổi.
Tiếp đó, ngày 19-6-2001, một cô dâu dùng dao giết chết con trai 7 tháng
tuổi rồi cắt mạch máu tự tử nhưng được cứu sống. Trên báo chí nước ngoài
bắt đầu xuất hiện những cụm từ như “mua bán nô lệ”, “nàng Kiều thời đại”
(Vietcatholic News). Báo chí trong nước đưa ra cảnh báo mạnh mẽ hơn
nhưng phong trào lấy chồng Đài Loan vẫn không giảm. Các tổ chức môi
giới hôn nhân trái phép hoạt động ráo riết và tinh vi hơn.
Năm 2004, hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Nam bộ có sự chuyển
biến quan trọng: những chú rể đến từ xứ sở kim chi gia tăng. Từ cuối năm
2004, báo chí trong nước đã cảnh báo hiện tượng kết hôn với người Hàn
Quốc. Những “bi kòch” lấy chồng Hàn Quốc được thông tin trên mặt báo
cũng không khác gì “kòch bản” của bi kòch lấy chồng Đài Loan. Đỉnh điểm
của sự việc là ngày 21-4-2006, nhật báo Chosun Ilbo, một tờ báo có số
lượng phát hành lớn ở Hàn Quốc đăng phóng sự “Các trinh nữ Việt Nam đến
Hàn Quốc – đất nước của hi vọng” của Chae Sung Woo. Để có bài phóng
sự này, tác giả đã đến thăm văn phòng Công ti môi giới hôn nhân Cyclo tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Bài báo miêu tả một sự thật đau lòng đối với bất
cứ ai là người Việt Nam: thực chất của các cuộc hôn nhân Hàn – Việt chỉ là
việc mua bán; các cô gái Việt Nam từ những vùng quê nghèo khổ coi hôn
nhân như mơ ước đổi đời còn những ông chồng Hàn Quốc thì xem họ như
món hàng. Gương mặt của các cô gái Việt Nam được bày ra trong bức ảnh
minh hoạ, bên dưới là chú thích “Các chàng hoàng tử Hàn Quốc hãy đưa em
đi”. Chọn những chi tiết nhạy cảm, nữ kí giả Hàn Quốc Ku Su Jeong đã
lược dòch bài báo và công bố trên một tờ báo Việt Nam. Ngay lập tức, bài
15
báo đã làm dấy lên làn sóng bất bình trong dư luận. Những nhà quản lí,
hoạt động xã hội cũng lên tiếng. Nỗi sỉ nhục và sự căm phẫn là nội dung
chủ yếu của dư luận. Tối 27-4-2006, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam đã gởi thư tới Bộ Gia đình và Bình đẳng giới Hàn Quốc và một số tổ
chức của nước này để phản đối bài báo. Bức thư có đoạn: “Bài báo đã xúc
phạm đến danh dự, nhân phân và nhân quyền của phụ nữ Việt Nam, trực tiếp
là số phụ nữ Việt Nam lấy chồng người Hàn Quốc. Chúng tôi rất lấy làm tiếc
sự việc này đã gây nên sự phản ứng gay gắt ở đất nước chúng tôi”
2
. Bức thư
được đăng tải trên nhiều tờ báo trong nước và nhận được rất nhiều đồng
tình.
Cùng ngày, Cố Thủ tướng Võ văn Kiệt cũng gởi một lá thư ngắn đến
bà Hà Thò Khiết, chủ tòch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (bấy giờ) bày tỏ
nỗi đau xót trước sự việc. Ông viết: “Đây không phải là lần đầu, mà đã
nhiều lần thông tin về các cô dâu Việt ở Đài Loan, Singafore, Hàn Quốc…
với hoàn cảnh tương tự cũng đã được đăng tải. Không đơn giản chỉ là nỗi
đau về trách nhiệm mà đây còn là nỗi nhục hình ảnh phụ nữ Việt Nam dưới
con mắt của người nước ngoài”
3
.
Buổi chiều cùng ngày, bà Hà Thò Khiết đã kí công văn yêu cầu Hội
Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh nhanh chóng phối hợp với các cơ
quan chức năng, báo chí tìm hiểu hoạt động của các công ti môi giới, đề
xuất với cơ quan chức năng xử lí theo pháp luật đồng thời tuyên truyền lên
án hoạt động của các công ti này cũng như của nhật báo Chosun, kết hợp
với các cơ quan, tổ chức quốc tế can thiệp, giải quyết vụ việc.
Trước phản ứng không thể ngờ của dư luận Việt Nam, ngày 26-4, Bộ
Gia đình và Bình đẳng giới Hàn Quốc đã công bố những biện pháp tăng
cường hỗ trợ những đứa trẻ lai và những cô dâu ngoại quốc, sau khi Tổng
thống Roh Moo-hyun yêu cầu chính phủ ra kế hoạch cả gói nhằm giải
2
www.vnnet.com, ngày 28-4-2006
3
Website đã dẫn, ngày 28-4-2006
16
quyết những vấn đề mà nhóm người này gặp phải. Tác giả bài báo đã có
thư ngỏ để thanh minh và xin lỗi. Ngày 27-4, Tuỳ viên báo chí và thông tin
Đại sứ quán Hàn Quốc Ahn Tae Sung đã phải nói lời xin lỗi độc giả Việt
Nam. Ngày 9-5, thông qua Đại sứ quán nước ta tại Hàn Quốc, đại diện báo
Chosun đã gởi thư đến Chủ tòch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thò
Khiết để giải thích và xin lỗi.
Ngay tại Hàn Quốc, dư luận cũng phản ứng dữ dội. Ngày 24-4, một
cuộc biểu tình do NAWAURI (Tổ chức Tôi và chúng ta) tổ chức để phản
đối bài báo. NAWAURI là một tổ chức phi chính phủ từng sang Việt Nam
phanh phui vụ thảm sát thường dân Việt Nam do lính Hàn Quốc gây ra
trong chiến tranh. Tham gia biểu tình có sinh viên Việt Nam và người dân
nước sở tại. Tấm biểu ngữ “Phụ nữ Việt Nam không phải là món hàng” được
trương lên trước cửûa toàn soạn báo Chosun. Bà Kim Jung Woo, chánh văn
phòng của NAWAURI cũng tham gia. Chính bà đã đề nghò chính phủ hai
nước có biện pháp thông tin cho phụ nữ Việt Nam đầy đủ hơn. Theo bà,
việc lập gia đình với người nước ngoài là bình thường nhưng cần giúp họ
sống hạnh phúc để hình ảnh của phụ nữ Việt Nam không bò hoen ố.
Tiếp theo đó, chiều ngày 25-5, khoảng 50 sinh viên, nghiên cứu sinh
Việt Nam, phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc, các cá nhân người Hàn
Quốc và một số tổ chức xã hội như Liên hiệp Tư vấn phụ nữ qua điện thoại,
NAWAURI v.v. đã diễu hành tại trung tâm Seoul đòi các công ti môi giới
hôn nhân gỡ bỏ những biển quảng cáo có nội dung xúc phạm nhân phẩm
phụ nữ Việt Nam.
Nhiều công dân Hàn Quốc đã gởi thư điện tử đến các tờ báo Việt Nam
để xin lỗi. Lương tâm họ cảm thấy “rất xấu hổ về bài báo bất lòch sự và vô
cảm” của Chosun và “Xin được lượng thứ”, “xin bỏ qua cho lỗi lầm này”
4
.
Báo giới Âu Mó cũng rất quan tâm diễn biến của tình hình. Tháng 4-
2006, BBC từng đưa thông tin nghò só Liao Peng-yen thuộc Đảng Liên đoàn
4
www.vietnamnet.com, ngày 3-5-2006
17
Đoàn kết Đài Loan (TSU) yêu cầu giới hữu trách về di trú của Đài Loan
kiểm tra sức khoẻ các cô dâu đến từ Việt Nam vì họ có nguy cơ nhiễm “di
chứng độc hại” từ vũ khí sinh hoá của quân đội Mó trong thời kì chiến tranh.
Mặc dù sau đó ông Liao có đưa ra lời xin lỗi nhưng một nhóm cô dâu Việt
và các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ đã phản ứng gay gắt. Ngày 5-4-2006,
họ tổ chức họp báo, lên án bình luận của ông Liao là “phân biệt chủng tộc”,
đến trụ sở của TSU để trao thư kháng nghò. Nghò só Liao, bấy giờ đang ở
Úùc, được báo United Evening News dẫn lời đã phản đối cáo buộc; theo ông
có đến 100.000 trẻ bò dò tật ở Việt Nam. Phát biểu của ông Liao không chỉ
xúc phạm đến cô dâu Việt Nam, phụ nữ Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến
những đứa bé mang hai dòng máu Đài – Việt khi các em đến trường. Và trớ
trêu thay, Wang Chun-lin, đại diện của một tổ chức vì quyền phụ nữ, qua
báo The China Post dẫn số liệu của Bộ Nội vụ nước này cho biết, chỉ có 0,1
% con của những người vợ nước ngoài có vấn đề về sức khoẻ bẩm sinh so
với 4,6% con của người đòa phương! Trước những phản ứng trên, đảng TSU
đã ra thông cáo thừa nhận bình luận của ông Liao là “không phù hợp” và
hứa sẽ có cuộc tự kiểm. Giám đốc Phân ban vì quyền phụ nữ của TSU,
Chiang Yue-chin nói đảng này sẽ cảnh cáo ông Liao và yêu cầu ông xin lỗi
lần nữa.
Qua vụ việc, có thể thấy tranh luận về vấn đề cô dâu nước ngoài ở Đài
Loan còn chạm đến vết thương chiến tranh của Việt Nam.
Cũng từ bài báo trên, dư luận bắt đầu mổ xẻ hiện tượng một số quốc
gia công khai quảng cáo cô dâu Việt như hàng hoá. Nhiều diễn đàn được tổ
chức trên mạng để thông tin và bàn luận về hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Dư luận nhận ra rằng nếu như thời trang Hàn Quốc là mốt ở Việt Nam thì
cô dâu Việt lại là “mốt” của đàn ông nông thôn Hàn Quốc. Không khác gì
quảng cáo sản phẩm tiêu dùng, các công ti môi giới ở Hàn Quốc, Đài Loan
ra sức “đánh bóng” cho “sản phẩm”, đề cao “chất lượng” của các cô dâu
Việt, dòch vụ “hậu mãi” và cách thức “thanh toán”.
18
Giới truyền thông Hàn Quốc cũng rất quan tâm đến sự phẫn nộ của dư
luận Việt Nam. Ngày 19-5-2006, chương trình Sevendays của Đài Truyền
hình SBS đã lên sóng phóng sự “Phẫn nộ của người Việt Nam – Tình trạng
buôn bán hôn nhân với người nước ngoài” phân tích hoạt động môi giới hôn
nhân của các chi nhánh tại Việt Nam. Đoạn phim quay tại Việt Nam ghi lại
cảnh “Xem mắt 1:40” (xem mắt 1 phút 40 giây): một người đàn ông Hàn
Quốc xem mắt một lúc gần 50 cô gái trong khoảng 1 giờ. Khi được hỏi có
thể xem mắt bao nhiêu cô gái Việt Nam thì một nữ môi giới há miệng to
cười nham nhở trả lời: “Muốn xem bao nhiêu cô cũng được hết đó, 100 cô
cũng được nữa, miễn có tiền là được”. Người này còn nói với khách Hàn
Quốc: “Trường hợp còn trinh thì hơi mắc một chút”.
Như để làm giảm bớt sự công phẫn của dư luận, báo chí cũng thông tin
những trường hợp cô dâu Việt Nam tìm được hạnh phúc nhưng không mấy
hiệu quả.
Sự sỉ nhục cô dâu Việt không chỉ diễn ra ở Đài Loan hay Hàn Quốc.
Tờ The Star (Malaysia) số ra ngày 19-12-2006 đưa thông tin cô dâu Việt
Nam được đem rao bán ở nhiều nơi công cộng của nước này. Đó là những
tiệm cà phê hoặc nhà của những người môi giới ở các thò trấn nhỏ. Theo bài
báo, các huyện Triang và Jerantut tại bang Pahang tràn ngập các cô dâu
Việt. Khi được một người đàn ông lựa chọn, họ có thể làm giấy đăng kí kết
hôn ngay tại chỗ. Giá một cô từ 20.000 đến 30.000 RM (ringit), khoảng
5.600 – 8.400 USD; càng xinh đẹp, gợi tình thì giá càng cao. Bài báo đã
được nhiều tờ báo khác và hãng tin AFP đăng lại.
Ngay chiều ngày 19-12, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã gởi
công hàm cho Bộ Ngoại giao, cảnh sát và Bộ Phụ nữ – Gia đình và Phát
triển cộng đồng của nước bạn yêu cầu làm rõ sự việc đang diễn ra tại bang
Pahang mà The Star đã nêu, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của
Malaysia kòp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo cho phía Việt Nam.
Các hội phụ nữ tại đây như Tập hợp phụ nữ phát triển Malaysia, Hiệp hội
19
hành động vì quyền phụ nữ Malaysia (AWAM), Tổ chức giúp đỡ phụ nữ
Malaysia (WAO) v.v. cũng ra tuyên bố lên án các hình thức buôn bán phụ
nữ.
Tờ Liên hiệp báo, Tảo báo, báo điện tử Sinacom của Singafore ngày
20-11-2005 cũng đưa những thông tin về tình trạng các cô dâu Việt bò bóc
lột tình dục, họ bò đối xử như một món hàng, bò lừa đảo bởi các công ti môi
giới ở đảo quốc này.
Nhưng điều đau lòng nhất chưa phải là nạn mua bán, xúc phạm nhân
phẩm phụ nữ Việt Nam mà chính là nạn bạo hành, ngược đãi đưa đến cái
chết của những người vợ trẻ chỉ mới ngoài 20 tuổi. Đó là các cô Trần Thò
Hồng Thắm (7-2006), Nguyễn Thò Lan (8-2006), Lê Thò Kim Đồng (4-
2007), Huỳnh Mai (8-2007), Trần Thanh Lan (1-2008)
5
. Người thì bò sát
hại, người phải tự tử. Cái chết của Huỳnh Mai (quê ở Kiên Giang) vào
tháng 4-2007 làm rúng động dư luận Hàn Quốc. Lá thư dài năm trang của
cô để lại làm xúc động hàng triệu người. Một hội mang tên Hội giải pháp
do khoảng 90 tổ chức dân sự thành lập ngày 17-6 tại Cheoan, nơi Mai đã
sống, với mục đích quyên góp tiền để giúp đỡ cho gia đình Mai và tìm các
giải pháp giúp đỡ cô dâu người nước ngoài tại Hàn Quốc, giúp họ có thể
thích ứng một cách nhanh nhất với đời sống Hàn Quốc. Ngày 19-8-2007,
một buổi tưởng niệm đã được tổ chức tại nhà ga Cheonan. Tham dự đặt hoa
tưởng niệm cho Huỳnh Mai có ông Kim Ki Shu (Hội trưởng Trung tâm hỗ
trợ người lao động nước ngoài tại Cheoan) và bà Lee Jong Min (Viện
trưởng Bệnh viện EWHA, Chủ tòch Hội giải pháp) cùng nhiều người Hàn
Quốc. Hàng trăm cô dâu Việt Nam khác cũng đã đến dự và quyên góp tiền
hỗ trợ gia đình Huỳnh Mai.
Phát biểu trên báo chí, bà Trương Thò Mai, Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn
đề xã hội của Quốc hội đã nói đến việc cần thiết phải sửa đổi Luật Hôn
5
Chúng tôi sẽ dẫn chi tiết ở phần sau
20
nhân và Gia đình, xúc tiến mạnh mẽ những vấn đề liên quan đến Hiệp đònh
tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước có liên quan.
Vấn đề cũng được sự quan tâm của Liên hiệp quốc. Tổ chức này kêu
gọi Hàn Quốc quan tâm tới vấn đề cô dâu nước ngoài. Một khuyến cáo của
Hiệp hội chống phân biệt chủng tộc Liên Hiệp Quốc (CERD) đưa ra tại Hội
nghò chống phân biệt chủng tộc (do Liên hiệp quốc tổ chức từ 30-7 đến 17-
8-2007) đã đề cập đến các vấn đề liên quan tới phụ nữ nước ngoài kết hôn
với đàn ông Hàn Quốc. Khuyến cáo nêu rõ: "Những phụ nữ này không nhận
được sự bảo vệ một cách xứng đáng trước những sự xâm hại của các trung
tâm môi giới và ngay cả người chồng của mình. Một bộ phận các trung tâm
môi giới đòi hỏi tiền phí cao một cách quá đáng hoặc không cung cấp đầy đủ
thông tin về người chồng tương lai”
6
.
Vào những thời điểm “nhạy cảm”, các báo điện tử bằng tiếng Việt ở
nước ngoài lại ra sức khai thác, thổi phồng vấn đề. Chuyên mục “Đời sống
người Việt khắp nơi” của Đài Châu Á tự do do Thanh Trúc phụ trách rất
tích cực đưa tin. Tờ VietMissio giật những hàng tít như “Hôn nhân kiểu xã
hội chủ nghóa hay buôn bán nô lệ kiểu mới!”. Vấn đề xã hội bò nhào nặn,
bóp méo thành vấn đề chính trò. Các cây bút nhân danh “những người Việt
Nam yêu nước Việt và yêu dân tộc Việt”. Website vnnnews.com nhận đònh
“Chưa có thời nào trong lòch sử mà bi thảm như thế”
7
. Nhìn chung, cách làm
của các website này là lấy thông tin của báo chí Việt Nam, Đài Loan và
Hàn Quốc rồi hướng sự bình luận vào việc phê phán xã hội và Chính phủ
Việt Nam.
Điểm qua những thông tin trên báo chí, chúng tôi muốn giới thiệu
những diễn biến “nóng” của hiện trạng làm rúng động dư luận trong và
ngoài nước. Vấn đề đã trở nên bức xúc, nó vượt quá phạm vi hôn nhân và
gia đình, quan hệ giữa cá nhân và cá nhân, làm hoen ố hình ảnh dân tộc.
6
Báo Tuổi trẻ, ngày thứ bảy, 25-7-2007
7
www.vnn-news.com, ngày 10-10-2007
21
1.2. Những con số cụ thể
1.2.1. Trường hợp Đài Loan
Theo số liệu của TECO HCMC, tính đến thời điểm cuối năm 2007, đã
có 95.406 phụ nữ Việt Nam thuộc 36 tỉnh / thành trong cả nước kết hôn với
người Đài Loan
8
. Các tỉnh miền Bắc (gồm Bắc Kạn, Bắc Ninh, Hà Giang,
Phú Thọ, Thái Bình và Thanh Hoá), miền Trung (gồm Quảng Bình, Quảng
Trò, Huế, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hoà và Ninh Thuận) và
Tây Nguyên (gồm Lâm Đồng và Đắc Lắc) chiếm con số không đáng kể.
Phụ nữ kết hôn với người Đài Loan chủ yếu là cư dân của các tỉnh Nam bộ.
Con số ở các đòa phương có sự biến động theo từng thời điểm cụ thể nhưng
dẫn đầu là Cần Thơ, Tây Ninh, Hậu Giang, Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí
Minh và Vónh Long.
Bảng 1.1: Số vụ kết hôn với người Đài Loan từ 1995 – tháng 6-2007
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
1.476 3.351 4.827 5.035 8.482 13.863
12.417
2002 2003 2004 2005 2006 6-2007
Tổng cộng
13.743 11.358 12.202 3.697 3.226 1.729 95.406
Nguồn: TECO, HCMC
Biểu đồ 1a: Số vụ kết hôn với người Đài Loan từ 1995 – tháng 6-2007
8
Như đã nói, con số của năm 2008 đã hơn 100.000; ở đây, chúng tôi phân tích những số liệu đã được xác
đònh ở các tỉnh, thành Nam bộ
22
0.000
2.000
4.000
6.000
8.000
10.000
12.000
14.000
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Trước năm 2002, số phụ nữ của Thành phố Hồ Chí Minh kết hôn với
người Đài Loan dẫn đầu cả nước (21,81%), kế đến là Cần Thơ (17,03%),
Đồng Tháp (10,01%) và Tây Ninh (7,99%). Từ năm 2003 trở đi, số phụ nữ
Thành phố Hồ Chí Minh kết hôn với người Đài Loan giảm dần, chỉ đứng
hàng thứ năm, sau Cần Thơ, Tây Ninh, Hậu Giang và Đồng Tháp. Nghóa là
từ sau năm 2003, xu hướng kết hôn với người Đài Loan đã dòch chuyển về
các tỉnh (đồng bằng sông Cửu Long và Tây Ninh). Và từ năm 2006, phong
trào lấy chồng nước ngoài nói chung có xu hướng lan ra các tỉnh phía Bắc
(các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng v.v.).
Bảng 1.2: Số phụ nữ kết hôn với người Đài Loan tính đến năm 2002
STT Tỉnh / Thành phố Số lượng %
1 Thành phố Hồ Chí Minh 12.194 21,81%
2 Cần Thơ 9.518 17,03%
3 Đồng Tháp 5.594 10,01%
4 Tây Ninh 4.466 7,99%
5 Đồng Nai 3.391 6,07%
6 Vónh Long 3.074 5,50%
7 Bạc Liêu 2.746 4,91%
8 Sóc Trăng 2.549 4,56%
9 An Giang 2.153 3,85%
10 Bến Tre 1.417 2,53%
11 Tiền Giang 1.406 2,51%
12 Trà Vinh 1.164 2,08%
13 Long An 1.136 2,03%
14 Cà Mau 804 1,44%
23
Nguồn: Phan An, Phan Quang Thònh, Nguyễn Qùi, Tlđd.
Bảng 1.3: Số lượng phụ nữ các tỉnh / thành kết hôn với người Đài Loan
từ 2003 – tháng 6-2007
STT
Tỉnh / Thành
phố
2003 2004 2005 2006 6-
2007
Tổng
cộng
%
1 Cần Thơ 1.727 1.634 976 689 363 5.398 16,75%
2 Tây Ninh 2.454 1.835 558 132 109 5.088 15,79%
3 Hậu Giang 1.463 1.391 612 312 146 4.024
12,49
%
4 Đồng Tháp 1.536 1.439 545 117 67 3.704
11,49
%
5 Tp. HCM 699 767 433 324 149 2.372 7,36%
6 Vónh Long 667 469 337 233 124 1.830
5,68
%
7 Đồng Nai 540 458 273 261 155 1.687
5,23
%
8 Sóc Trăng 792 446 127 184 89 1.638
5,08
%
9 An Giang 539 493 144 121 76 1.273
3,95
%
10 Bạc Liêu 522 317 137 206 57 1.239
3,84
%
11 Trà Vinh 346 272 190 77 72 957
2,97
%
12 Tiền Giang 235 269 155 71 32 762
2,36
%
13 Vũng Tàu 243 218 98 27 57 653
2,02
%
14 Cà Mau 164 189 123 114 65 637
1,97
%
15 Long An 217 179 145 70 24 635
1,97
%
16 Bến Tre 97 73 61 54 30 315
0,97
%
Tổng cộng 32.212 100%