Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ứng dụng công nghệ đun nước nóng sinh hoạt bằng năng lượng mặt trời tại thành phố đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.34 KB, 7 trang )

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC
2014


15


ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐUN NƯỚC NÓNG SINH HOẠT
BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

TS. Nguyễn Thế Bảo, ThS. Phạm Thế Anh, ThS. Phan Ngọc Hùng
Trường Đại học Yersin Đà Lạt.

Tóm tắt
Cho đến ngày nay, nước nóng mặt trời sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt là một trong những ứng dụng rộng rãi và
thành công nhất của năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng mặt trời nói riêng. Đã có rất nhiều nghiên cứu, cả lý
thuyết lẫn thực nghiệm, cho các hệ thống nước nóng mặt trời cho cả 2 loại: loại đối lưu tự nhiên và loại đối lưu cưỡng
bức. Với điều kiện khí hậu như thành phố Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung, việc sử dụng nước nóng để
phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày như tắm giặt… là thiết yếu. Qua kết quả của đề tài, ta có thể kết luận việc sử
dụng công nghệ nước nóng bằng năng lượng mặt trời tại Đà Lạt là hoàn toàn khả thi. Khác với thói quen thường suy
nghĩ rằng Đà Lạt không thể sử dụng năng lượng mặt trời (NLMT) vì trời lạnh và mưa gió chiếm hầu hết thời gian
quanh năm, các bộ đun nước nóng bằng NLMT vẫn có thể cung cấp nước nóng cho sinh hoạt ngay cả trong những
ngày trời đầy mây. Bởi vì ngay trong những ngày trời mây, thành phần trực xạ của mặt trời vẫn đủ để đun nóng nước
trong các bộ đun nước nóng bằng NLMT này.
Abstract
Applying solar energy for daily life in Da Lat city
Solar heated water for daily needs is one of the most widely used and most successful applicaton of renewable
energy in general and solar in particular. There have been numerous studies, both theoretical and experimental, for the
solar hot water systems in both two types: natural convection type and forced convection type. With weather conditions
like Lam Dong province, particularly in Da Lat, the need of using hot water for daily uses such as bathing, washing, etc
is essential. Through the results of this research, we concluded that the use of technology of solar heat water in Da Lat is


totally feasible. Unlike the usual thinking that Da Lat can not use solar energy because weather is cold and rainy most of
the year, all the solar heat water systems can provide heat water for daily activities even in the cloudy days. Because in
cloudy days, direct component of solar radiation is sufficient to heat water.


1. Mở đầu
Với điều kiện khí hậu như thành phố Đà Lạt nói
riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung, việc sử dụng nước
nóng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày là
thiết yếu. Khi mức sống của người dân càng cao, nhu
cầu này càng lớn. Nếu không có giải pháp thích hợp
ngay từ bây giờ, lưới điện quốc gia sẽ phải gánh chịu
sự gia tăng tải để phục vụ cho nhu cầu đun nước
nóng do người dân gia tăng việc sử dụng các bình
nước nóng dùng điện.
Việc gia tăng sử dụng các bình đun nước nóng
bằng điện đã, đang và sẽ gây nên những vấn đề đáng
quan tâm sau:
 Như đã nói trên, việc dùng điện để đun nước
nóng sẽ gia tăng. Trong khi đó, Việt Nam vẫn đang
còn thiếu rất nhiều điện. Việc thiếu hụt điện này
chưa thể giải quyết triệt để trong vòng 10 năm tới, khi
mà tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta đang rất
cao.
 Nhu cầu điện gia tăng cũng đồng nghĩa với việc
gia tăng đốt cháy các nguồn nhiên liệu hóa thạch
đang cạn kiệt dần như: Than, dầu, khí đốt… Hơn
nữa, việc đốt cháy các nguồn năng lượng nói trên còn
làm gia tăng các vấn đề về môi trường như: khí thải
nhà kính và sự gia tăng nhiệt độ bầu khí quyển, mưa

acid, ô nhiễm không khí, nguồn nước…
 Việc sử dụng các bình nước nóng bằng điện
làm gia tăng các quan ngại về an toàn điện. Chỉ riêng
tại thành phố Đà Lạt trong những năm qua đã có ít
nhất 2, 3 vụ điện giật chết người khi đang sử dụng
các bình nước nóng bằng điện.
Vì vậy, việc tìm kiếm một giải pháp tiết kiệm, an
toàn để cung cấp nước nóng cho sinh hoạt của người
dân là việc làm cấp thiết và có ý nghĩa rất lớn về mặt
chiến lược. Chính vì vậy, thành phố Đà Lạt nói riêng
và tỉnh Lâm Đồng đã trở thành một trong những
địa phương đi đầu trong cả nước về việc tìm một
giải pháp mang tính phát triển bền vững.
BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC
2014


16


2. Mục tiêu của đề tài
 Phát triển hệ thống thiết bị thu nhiệt mặt trời
dùng đun nước nóng thích hợp với điều kiện thành
phố Đà Lạt nhằm tiết kiệm năng lượng.
 Việc sử dụng thiết bị đun nước nóng dùng
năng lượng mặt trời còn mang lại sự an toàn cho
người sử dụng (do không sợ bị điện giật như khi sử
dụng bình nước nóng bằng điện) và an toàn cho môi
trường do giảm khí thải nhà kính sinh ra khi đốt các
dạng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện.

 Đề xuất với chính quyền địa phương các cơ
chế về mặt chính sách và tài chính nhằm phát triển
việc ứng dụng công nghệ đun nước nóng sinh hoạt
bằng năng lượng mặt trời tại thành phố Đà Lạt.
3. Nội dung của đề tài
 Khảo sát, đánh giá tiềm năng và phân tích hiệu
quả của việc ứng dụng công nghệ đun nước nóng
bằng NLMT phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tại thành
phố Đà Lạt nhằm tiết kiệm năng lượng.
 Viết một chương trình máy tính (simulation
program) để sử dụng trong công tác mô phỏng và
tính toán thiết kế các hệ thống đun nước nóng dùng
NLMT.
 Lắp đặt 6 bộ đun nước nóng dùng NLMT sử
dụng 3 công nghệ khác nhau cho nhiều đối tượng
như nhà trẻ, hộ gia đình và các khách sạn… Nhằm
khảo sát đo đạc năng suất và hiệu suất của các bộ đun
nước nóng đó, từ đó rút ra loại thiết bị phù hợp cho
điều kiện khí hậu Đà Lạt, Lâm Đồng.
 Nghiên cứu khảo sát kết cấu và cách lắp đặt
bình chứa nước nóng sao cho nước nóng được trữ
lâu nhất và hiệu quả nhất ứng với điều kiện khí hậu
Đà Lạt, Lâm Đồng.
 Tổ chức các cuộc hội thảo khoa học nhằm phổ
biến các kết quả đạt được, từ đó nhân rộng việc ứng
dụng công nghệ đun nước nóng bằng NLMT phục vụ
cho nhu cầu sinh hoạt tại thành phố Đà Lạt nhằm tiết
kiệm năng lượng.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Các bộ nước nóng dùng năng lượng mặt trời sẽ

được lắp đặt và đo đạc đồng thời các thông số:
- Bức xạ mặt trời: Cả thành phần trực xạ, tán xạ
và trực xạ sẽ được ghi tự động bằng thiết bị đo bức
xạ mặt trời Pyranometer và lưu tự động bởi bộ
Datalogger.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ môi trường, nhiệt độ nước
vào và ra thiết bị đun nước nóng sẽ được ghi tự động
bằng các Thermocouples và lưu tự động bởi bộ
Datalogger.
- Lưu lượng nước nóng: Lưu lượng nước nóng
sinh ra từ các thiết bị đun nước nóng cũng được đo
đạc với nhiều chế độ xả tải khác nhau: Xả tải liên tục,
xả tải theo 1 biểu đồ tải định sẵn…
 Việc đo đạc này sẽ được tiến hành trong những
điều kiện thời tiết khác nhau: ngày nắng tốt, nắng
dịu, mây mù, mưa…
 Từ các đo đạc nêu trên, năng suất và hiệu suất
của từng chủng loại thiết bị đun nước nóng sẽ được
xác định.
 Các kết quả đo đạc và tính toán nói trên sẽ
được đưa vào chương trình máy tính (simulation
program) để kiểm chứng độ tin cậy và chính xác của
chương trình được viết.
5. Kết quả nghiên cứu và bình luận
5.1. Chương trình máy tính mô phỏng cho
hệ thống nước nóng mặt trời tại Việt Nam
Trong đề tài nghiên cứu khoa học này, VIETSIM,
được viết riêng cho điều kiện Việt Nam. Cách tiếp
cận này được tiến hành do một số nguyên nhân. Thứ
nhất, mặc dù TRNSYS rất nổi tiếng và được ứng dụng

rộng rãi trên Thế giới, việc sử dụng phần mềm này ở
Việt Nam có nhiều hạn chế. Phương pháp dùng để
tạo ra số liệu khí tượng bức xạ mặt trời và nhiệt độ
môi trường theo giờ của TRNSYS có lẽ không phù
hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới như Việt Nam,
như đã được chỉ ra trong các nghiên cứu. Trong đề
tài này, chương trình con để tạo ra số liệu khí tượng
dùng cách tiếp cận khác, vì vậy số liệu khí tượng bức
xạ mặt trời và nhiệt độ môi trường theo giờ tạo ra có
độ chính xác cao hơn cho điều kiện Việt Nam. Thứ
hai, với phiên bản mới nhất của TRNSYS 14.1, người
sử dụng vẫn cần kiến thức về ngôn ngữ FORTRAN.
Trong khi đó VIETSIM là phần mềm sử dụng thân
thiện và rất thuận tiện. Thứ ba, TRNSYS dùng để mô
phỏng nhiều loại hệ thống nhiệt mặt trời khác nhau
trong khi VIETSIM được viết chuyên biệt cho hệ
thống nước nóng mặt trời.
Có 3 chương trình con trong VIETSIM. Chương
trình con thứ nhất dùng để tạo ra số liệu khí tượng
bức xạ mặt trời và nhiệt độ môi trường theo giờ từ
số liệu trung bình tháng. Chương trình con thứ hai
dùng để mô phỏng các hệ thống nước nóng mặt trời
và chương trình con thứ ba dùng để tính toán hiệu
quả kinh tế của hệ thống.
BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC
2014


17



Bảng 1. Tóm tắt các chương trình chức năng trong VIETSIM.
Chức năng
Đầu vào
Đầu ra
Tính tóan bức xạ
mặt trời

a. ( ) là hằng số: Độ nghiêng và góc phương vĩ của tấm
thu, vĩ độ, thời gian tính toán
b. ( ) phụ thuộc góc giờ: Như trường hợp a. cộng thêm
các thông số kỹ thuật của tấm kính
Bức xạ theo giờ trên bề mặt đặt
nằm nghiêng
Bộ thu năng
lượng

a. F
R
và U
L
là hằng số: Diện tích bộ thu, lưu lượng dòng chảy
trong bộ thu, F
R
( )
n
, F
R
U
L

, điều kiện xung quanh và bức xạ
giờ đến bộ thu
b. F
R
và U
L
phụ thuộc thời gian: Như trường hợp a. cộng
các thông số thiết kế của bộ thu
Năng lượng hữu dụng từ bộ
thu, nhiệt độ nước nóng ra
khỏi bộ thu
Bồn chứa

Các thông số thiết kế của bồn
Tải nước nóng từ bồn nước
nóng, từ điện trở phụ (nếu có),
tổn thất bồn chứa
Đồ thị tải nước
nóng
Dạng tải, đồ thị tải nước nóng
Lưu lượng tải nước nóng
Bơm và bộ điều
khiển
Lưu lượng bơm, T
on
, T
off

Chế độ kiểm soát on - off
Tích phân số

liệu

Số liệu xuất ra theo yêu cầu: theo giờ, ngày, tuần, tháng hay
năm

Hiệu suất hệ thống, tỉ lệ tải từ
NLMT, tổng năng lượng yêu
cầu theo dạng số liệu xuất ra

Chương trình được viết trên giao diện của
Windows sử dụng phần mềm Borland Delphi. Điều
này nhằm mục đích tạo một phần mềm thuận tiện và
dễ sử dụng cho người dùng. Người dùng có thể sử
dụng VIETSIM cho mục đích mô phỏng hay thiết kế.
Số liệu khí tượng có thể nhập vào theo số liệu giờ hay
đơn giản chỉ cần số liệu trung bình tháng, hay thậm
chí chỉ cần số liệu số giờ nắng trung bình tháng.
Thậm chí, người dùng có thể dùng những bảng đồ
phân bố bức xạ mặt trời của Việt Nam phát triển
riêng cho phần mềm này.
Khi người sử dụng nhấp chuột trên bảng đồ tại
địa điểm mong muốn, chương trình sẽ tự nhập vĩ độ,
kinh độ và giá trị bức xạ trung bình tháng của địa
điểm đó và tạo ra chuỗi số liệu giờ để chạy VIETSIM.
VIETSIM sau đó sẽ tính ra hệ số tỉ lệ nhận được
từ năng lượng mặt trời dùng cho hệ thống, thông số
cần thiết để tính toán các bài toán phân tích kinh tế.
Hình sau chỉ ra giao diện tổng quát của VIETSIM. Khi
có nhu cầu, các chương trình chức năng khác có thể
được viết độc lập sau đó nối kết với VIETSIM một

cách dễ dàng.

Hình 1. Giao diện tổng quát của phần mềm VIETSIM.

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC
2014


18


5.2. Chương trình f-chart giành cho mọi
người quan tâm đến nước nóng dùng năng
lượng mặt trời
Chương trình VIETSIM là một phần mềm
chuyên dụng. Người sử dụng VIETSIM đòi hỏi phải
có một kiến thức nhất định về năng lượng mặt trời,
các hệ thống nước nóng NLMT cũng như kiến thức
về ngôn ngữ lập trình. Vì vậy chương trình F-chart đã
được viết nhằm cung cấp cho bất kỳ ai quan tâm đến
các hệ thống nước nóng NLMT và ứng dụng của
chúng một công cụ tiện lợi, dễ sử dụng.
Với F-chart, người quan tâm có thể ước tính
được họ cần một hệ thống nước nóng NLMT công
suất bao nhiêu, lượng nước nóng từ NLMT hàng
tháng – hàng năm được cung cấp với hệ thống đó,
chi phí đầu tư là bao nhiêu, thời gian hoàn vốn là bao
lâu nhờ việc tiết kiệm điện mang lại…
Hình 2. Giao diện chương trình f-chart giành cho mọi người.



5.3 Kết quả lắp đặt các máy nước nóng dung năng
lượng mặ trời tại Đà Lạt
5.3.1. Các dạng công nghệ được lắp đặt
 Máy đun nước nóng có bộ thu dạng tấm phẳng, panel
hấp thụ bằng composit đúc sẵn.
 Máy đun nước nóng có bộ thu dạng ống thủy hút
chân không.
 Máy đun nước nóng có bộ thu dạng tấm phẳng dập.
5.3.2. Lắp đặt và đo đạc các thông số của các áy
nước nóng tại Đà Lạt
Lắp đặt 3 máy nước nóng đại diện cho 3 công nghệ nói
trên được lắp đặt tại cùng một địa điểm, tại sân thượng của
Khách sạn Sao Mai của Ông Trương Thành Trung, 45 Đinh
Tiên Hoàng – P2 – thành phố Đà Lạt, để theo dõi hoạt động
và đo đạc số liệu.
Hình 3. Ba máy nước nóng lắp đặt tại
sân thượng của Khách sạn Sao Mai - 45
Đinh Tiên Hoàng – P2 – thành phố Đà Lạt.

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC
2014


19


5.3.3. Kết quả














Sau khi thực hiện việc đo đạc 3 máy nước nóng
nói trên ở chế độ khơng xả tải để so sánh tính năng
của chúng, việc đo đạc được tiến hành ở một máy
nước nóng được lắp đặt thực tế tại nhà Ơng Đỗ
Ngọc, Số 8/16 Phù Đổng Thiên Vương, thành phố Đà
Lạt. Hình 6 cho thấy máy nước nóng Helio được lắp
đặt tại nhà Ơng Đỗ Ngọc.



Các cảm biến nhiệt độ được lắp đặt để đo nhiệt
độ tại 3 điểm: Nhiệt độ trong bình chứa nước nóng,
nhiệt độ tại vòi sử dụng nước nóng và nhiệt độ mơi
trường xung quanh. Hình 7 cho biết nhiệt độ đo
được trong 1 ngày điển hình. Từ đồ thị này ta thấy,
vào buổi sáng sớm, khi nhiệt độ mơi trường khoảng
17-18
0
C, máy nước nóng NLMT vẫn cung cấp nước ở

nhiệt độ 30
0
C, là nhiệt độ dễ chịu phục vụ cho nhu
cầu tắm rửa. Vào buổi trưa, nguồn nước nóng được
cung cấp ở 35-50
0
C, hồn tồn có thể phục vụ cho
nhu cầu tắm giặt của hộ gia đình mà khơng sợ thiếu.
Như vậy, máy nước nóng dùng NLMT hồn tồn
có thể đáp ứng cho nhu cầu cung cấp nước nóng sinh
hoạt vào những tháng mùa khơ mà khơng cần phải
sử dụng các nguồn bổ sung.
5.4. Kết luận và kiến nghị
5.4.1. Kết luận
 Qua kết quả của đề tài, ta có thể kết luận là việc
sử dụng cơng nghệ nước nóng bằng năng lượng mặt
trời tại thành phố Đà Lạt là hồn tồn khả thi. Khác
với thói quen thường suy nghĩ rằng thành phố Đà Lạt
khơng thể sử dụng NLMT vì trời lạnh và mưa gió
chiếm hầu hết thời gian quanh năm, các bộ đun nước
nóng bằng NLMT vẫn có thể cung cấp nước nóng cho
sinh hoạt ngay cả trong những ngày trời đầy mây. Bởi
vì ngay trong những ngày trời mây, thành phần trực
xạ của mặt trời vẫn đủ để đun nóng nước trong các
bộ đun nước nóng bằng NLMT này.
 Trong 3 loại cơng nghệ máy nước nóng NLMT
được sử dụng trong đề tài này, cơng nghệ sử dụng
ống thủy tinh hút chân khơng (Cơng ty Qn Qn)
tỏ ra ưu thế so với 2 cơng nghệ còn lại. Loại ống thủy
tinh hút chân khơng ln đạt được nhiệt độ nước

nóng cao hơn và việc giảm nhiệt độ do mất nhiệt của
nước nóng (qua đêm hay khi trời mưa mù) cũng
chậm hơn so với 2 loại còn lại. Tuy nhiên, nếu chỉ cần
nhiệt độ nước nóng khoảng 45 – 50
0
C thì loại HELIO
có ưu thế do rẻ tiền và kết cấu đơn giản, dễ lắp ráp.
40
45
50
55
60
65
70
75
80
85
90
8:57 AM
9:32 AM
10:07 AM
10:42 AM
11:17 AM
11:48 AM
12:23 PM
12:57 PM
1:32 PM
2:07 PM
2:42 PM
3:17 PM

3:52 PM
4:27 PM
5:02 PM
5:37 PM
Thời gian
Nhiệt độ
Helio
Quán Quân
BK
Hình 4: Nhiệt độ nước nóng ghi nhận trong ngày.

45
50
55
60
65
70
75
80
85
90
95
5:54 PM
7:14 PM
8:34 PM
9:54 PM
11:14 PM
12:34 AM
1:54 AM
3:14 AM

4:34 AM
5:54 AM
7:14 AM
8:34 AM
9:54 AM
11:14 AM
12:34 PM
1:54 PM
3:14 PM
Thời gian
Nhiệt độ
Helio
Quán Quân
BK
Hình 5: Nhiệt độ nước nóng được ghi nhận từ chiều
ngày hơm trước đến chiều ngày hơm sau.

Hình 6: Máy nước nóng năng lượng mặt trời được
lắp tại nhà ơng Đỗ Ngọc.

0
10
20
30
40
50
60
3:25 PM
4:40 PM
5:55 PM

7:10 PM
8:25 PM
9:40 PM
10:55 PM
12:10 AM
1:25 AM
2:40 AM
3:55 AM
5:10 AM
6:25 AM
7:40 AM
8:55 AM
10:10 AM
11:25 AM
12:40 PM
1:55 PM
3:10 PM
4:25 PM
Thời gian
Nhiệt độ
Bình nước nóng
Môi trường
Hộ sử dụng
Hình 7: Nhiệt độ đo đạt tại máy nước nóng sử
dụng thực tế.
BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC
2014


20



 Các máy nước nóng lắp đặt ở thành phố Đà Lạt
cần có bình chứa nước nóng được bọc cách nhiệt kỹ
hơn, với chất liệu bảo ôn đặc biệt (Polyurethane) để
tránh tổn thất nhiệt.
 Về cách lắp đặt, các máy nước nóng nên được
đặt nghiêng góc 12
0
, bằng vĩ độ của thành phố Đà Lạt.
Tuy nhiên nếu điều kiện không cho phép, máy nước
nóng có thể đặt trên mặt phẳng nằm ngang cho đến
góc nghiêng 30
0
cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả
làm việc của máy nước nóng. Máy nước nóng cần
được quay hướng chính Nam. Tuy nhiên, nếu vị trí
không cho phép, việc quay bộ thu về hướng Tây Nam
hay Đông Nam (góc 45
0
) cũng không ảnh hưởng xấu
đến họat động của máy nước nóng dùng NLMT.
 Sáu hệ thống nước nóng NLMT đã được lắp đặt
và sử dụng tại 6 đối tượng khách hàng khác nhau và kết
quả cho thấy chúng đều phát huy tác dụng rất tốt. Hy
vọng kết quả của đề tài sẽ đem đến nhiều điều thú vị và
mở ra khả năng ứng dụng công nghệ đun nước nóng
sinh hoạt bằng NLMT cho thành phố Đà Lạt.
5.4.2. Kiến nghị
Kiến nghị những giải pháp về chính sách

 Chúng ta cần xem điều kiện thiên nhiên, tiềm
năng năng lượng mặt trời ở thành phố Đà Lạt là
nguồn tài nguyên thiên nhiên quý báu, cần có chiến
lược đầu tư khai tác một cách hiệu quả.
 Tỉnh và thành phố sẽ là đầu mối tạo ra thị
trường, đưa các luật, nghị định, qui chế và xây dựng
năng lực cho việc ứng dụng công nghệ đun nước
nóng sinh hoạt bằng năng lượng mặt trời trên diện
rộng.
 Thành lập một cơ quan trực thuộc UBND
thành phố Đà Lạt phụ trách vấn đề năng lượng của
thành phố nói chung và sự phát triển ứng dụng công
nghệ đun nước nóng sinh hoạt bằng năng lượng mặt
trời nói riêng. Cơ quan này có các nhiệm vụ sau:
 Tham vấn cho UBND thành phố Đà Lạt các vấn
đề liên quan đến phát triển về an ninh năng lượng,
trong đó có sự phát triển ứng dụng công nghệ đun
nước nóng sinh hoạt bằng năng lượng mặt trời.
 Phối hợp với các sở ban ngành của thành phố trong
việc định hướng phát triển các vấn đề về năng lượng.
 Nghiên cứu, triển khai và phát triển các thiết bị
năng lượng tái tạo.
 Giao cho Sở Xây dựng ban hành những luật
định về sử dụng bình nước nóng mặt trời cho các hộ
xây mới và các khu dân cư mới.
 Đánh thuế đặc biệt cho mặt hàng bình nước
nóng dùng điện nói riêng và các thiết bị sử dụng năng
lượng không hiệu quả nói chung. Thuế này có thể
được dùng để hỗ trợ cho đầu tư nghiên cứu và phát
triển các thiết bị sử dụng năng lượng hiệu quả, trong

đó có các thiết bị đun nước nóng bằng NLMT.
Kiến nghị những giải pháp về kinh tế – xã hội
 Xây dựng nguồn vốn và phương thức sử dụng
vốn cho nghiên cứu và triển khai việc ứng dụng công
nghệ đun nước nóng sinh hoạt bằng NLMT.
 Tăng cường tiếp cận với các khoản tín dụng dài
hạn và các khuyến khích tài chính khác để cải thiện
khả năng tài chính và sức mua của các hộ tiêu thu.
 Hỗ trợ hạn chế tài chính không hoàn lại khi xác
nhận những lợi ích về xã hội và môi trường, nhưng
các khoản tài trợ này phải được sử dụng cẩn thận để
hỗ trợ cho sự phát triển bền vững.
 Tăng cường cung cấp thông tin và tiếp thị cho
các công nghệ và thiết bị đun nước nóng sinh hoạt
bằng năng lượng mặt trời.


Tài liệu tham khảo
1. Nguyen The Bao and Pryor, T.L. (1997), The
relationship between global solar radiation and
sunshine duration in Vietnam, Renewable Energy 11 ,
pp. 47-60.
2. Cao, Q.H. (1994), The Analysis and Long
Term Prediction for Energy Demand in Vietnam.
MSc. thesis, Asian Institute of Technology.
3. Tran, T.T (1996), The Statistic Table of
Electrical Hot Water Systems Imported in Saigon
Port. The Saigon Times.
4. Close, D.J.(1965), The performance of solar
water heaters with natural circulation, Solar Energy 6,

pp.33-40.
5. Gupta, C.L.& Garg, H.P.(1968), System design
in solar water heaters with natural circulation, Solar
Energy 12, pp. 163-182.
6. Misra, R.S.(1993), Evaluation of thermal
stratification in thermosyphonic solar water heating
systems, Energy Conversion and Management 34,
pp.347-361.
7. Morrison, G.L. & Ranatunga, D.B.J. (1980),
Thermosyphon circulation in solar collectors, Solar
Energy 24, pp.191-198.
8. Morrison, G.L. & Sapsford, C. M.(1983), Long
term performance of thermosyphon solar water
heater, Solar Energy 30, pp.341-350.
9. Ong, K.S.(1976), An improved computer
program for the thermal performance of a solar water
heater, Solar Energy 18, pp.138-191.
BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC
2014


21


10. Young, M.F. & Bergquam, J.B. (1984), The
performance of a thermosiphon solar domestic hot
water system with hot water removal, Solar Energy 32,
pp.655-658.
11. Beckman, W.A., Thornton, J., Long, S. and
Wood, B.D.( 1994), Control problems in solar domestic

hot water systems, Solar Energy 53, pp.233-236.
12. Gutierrez, G., Hincapie, F., Duffie, J.A. and
Beckman, W.A. (1974), Simulation of forced
circulation water heaters; Effects of auxiliary energy
supply, load type and storage capacity, Solar Energy
15, pp. 287-298.
13. Klein, S.A., Cooper, P.I., Freeman, T.L.,
Beckman, D.M. Beckman, W.A. and Duffie, J.A.
(1975), A method of simulation of solar processes and
its application, Solar Energy 17, pp.29-37.
14. Lavan, Z. & Thompson, J.(1977), Experimental
study of thermally stratified hot water storage tanks,
Solar Energy 19, pp.519-524.
15. Klein, S.A. et al. (1994), TRNSYS, A Transient
Simulation Program (Version 14.1), Solar Energy
Laboratory, University of Wisconsin.
16. WATSUN Users Manual and Program
Documentation (Version 11.1). WATSUN Simulation
Laboratory, University of Waterloo, Canada (1989).



×