75
khuyến khích giới khoa học nghiên cứu phát triển những mơ hình quản lý rủi ro
ngày một hồn thiện và có tính ứng dụng hơn vào thực tế .
Hiện nay các sản phẩm phái sinh tài chính trên thế giới được giao dịch qua 2
hình thức là tập trung và phi tập trung (OTC). Tuy nhiên, xu thế của thị trường thế
giới cũng như của Việt Nam trong những năm gần đây là phát triển các sản phẩm
trên thị trường OTC. Trên thế giới, doanh số giao dịch trên thị trường tập trung chỉ
chiếm khoảng 16% tổng doanh số giao dịch phái sinh tài chính. Các nhà đầu tư có
xu hướng ưa thích thị trường OTC hơn bởi tính mở cửa và linh hoạt.
Theo số liệu của Ngân hàng thanh tốn quốc tế BIS (2015), trong số các cơng
cụ phái sinh giao dịch trên thị trường phái sinh thế giới, thực tế về các giao dịch
trong thời gian qua cho thấy, các giao dịch phái sinh lãi suất chiếm tỷ trọng lớn và
cũng có mức tăng trưởng mạnh nhất qua từng năm, trong đó mốc quan trọng phải kể
đến là mức tăng trưởng của đầu năm 2011 xấp xỉ 19% so với năm 2010, tăng 69,2%
so với năm 2006, vượt xa mức tăng trưởng chung của cả thị trường. Tính đến thời
điểm cuối năm 2015, số dư các hợp đồng phái sinh lãi suất còn hiệu lực trên thị
trường thế giới đạt 435 tỷ USD, chiếm 79% thị trường phái sinh OTC. Ngay cả
trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng tài chính, khi các giao dịch phái sinh khác có xu
hướng giảm thì phái sinh lãi suất vẫn liên tục tăng trưởng dù mức tăng không lớn.
Xu thế sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất trên thế giới vẫn ngày càng gia tăng
trong bối cảnh tiềm tang nhiều bất ổn về kinh tế chính trị như hiện nay .
Đứng thứ hai về tỷ trọng cũng như mức độ tăng trưởng trong số các sản phẩm
phái sinh trên thị trường thế giới là hoạt động phái sinh ngoại tệ. Theo số liệu của
Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS đến cuối năm 2015, số dư các hợp đồng phái sinh
ngoại tệ là 75 tỷ USD, chiếm 13% thị trường phái sinh OTC, trong đó các giao dịch
phái sinh ngoại tệ đô la Mỹ chiếm 86% . Trong các sản phẩm của phái sinh ngoại tệ,
thị trường thế giới có xu hướng sản phẩm hốn đối ngoại tệ, do có kỳ hạn dài nên
nhạy cảm hơn với những biến động giá trên thị trường, tỷ trọng các giao dịch hoán
đổi ngoại tệ chiếm 52% giá trị thị trường phái sinh ngoại hối thế giới trong khi giao
dịch quyền chọn tiền tệ chiếm 47%, giao dịch kỳ hạn chiếm khoảng 1%.
76
Các giao dịch phái sinh về hàng hóa trên thị trường tập trung chiếm tỷ trọng
khoảng 0,31% trong tổng giá trị còn hiệu lực của các hợp đồng phái sinh trên thị
trường thế giới, đạt 1,7 tỷ USD, tuy nhiên có xu hướng tăng trưởng trong những
năm gần đây. Các giao dịch phái sinh về cổ phiếu hàng hóa (chủ yếu là vàng) và tín
dụng (hốn đổi rủi ro tín dụng) có những diễn biến khơng ổn định do những biến
động bất thường của tình hình kinh tế - chính trị thế giới.
Nhìn chung, thị trường phái sinh tài chính thế giới có xu thế tăng trưởng khá
mạnh mẽ và đã chứng minh được tầm quan trọng trong việc bảo hiểm rủi ro các yếu
tố của thị trường cho các nhà đầu tư. Xu hướng phát triển mạnh cũng như tỷ trọng
lớn nhất của các hợp đồng phái sinh lãi suất trên thị trường thị trường phái sinh toàn
cầu cho thấy tầm đặc biệt quan trọng của nó với những lo ngại về phòng ngừa rủi ro
lãi suất của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Lý giải điều
này là do mức độ biến động thường xuyên của thị trường lãi suất, đồng thời tâm lý
lo ngại lãi suất thị trường có xu hướng tăng lên dẫn đến sự gia tăng nhu cầu phòng
ngừa rủi ro cho các tài sản tài chính dài hạn hạn (trái phiếu dài hạn có bảo đảm,
chứng khốn hóa từ các khoản cho vay thế chấp,...) tại các trung gian tài chính. Dự
báo trong giai đoạn tới, với những căng thẳng về chính trị giữa một số nước trên thế
giới cùng với những biến động về kinh tế, các sản phẩm phái sinh tài chính sẽ ngày
càng được ưu tiên sử dụng hơn để phòng vệ rủi ro tỷ giá, lãi suất…; đồng thời cũng
là một kênh tìm kiếm lợi nhuận được nhiều nhà đầu tư ưa thích hơn so với thị
trường sản phầm đầu tư truyền thống.
3.2. Mục tiêu và phương hướng cho hoạt động phái sinh tài chính tại NH TMCP
Quân đội trong thời gian tới
Hiện nay, trong xu thế phát triển của hoạt động phái sinh trên thế giới, việc
phát triển các công cụ phái sinh tại Ngân hàngMB là một đòi hỏi tất yếu. Việc phát
triển hoạt động phái sinh không những đáp ứng yêu cầu phát triển thành một ngân
hàng thuận tiện, đa năng, thoả mãn nhu cầu khách hàng bằng các sản phẩm dịch vụ
chất lượng cao, tiện ích; mà cịn giúp ngân hàng phịng ngừa được những rủi ro
trong hồn cảnh thị trường biến động mạnh.
77
Cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường cung cấp sản phẩm
phái sinh tài chính cũng như những thay đổi biến động mạnh trên thị trường tỷ giá,
lãi suất , đòi hỏi Ngân hàng MB phải có một chiến lược hành động phù hợp, đúng
đắn, kịp thời, linh hoạt, đưa ngân hàng đi đúng hướng, nhanh chóng đạt được
những mục tiêu đề ra trong giai đoạn tới.
Căn cứ vào thực trạng hoạt động phái sinh, Ngân hàng MB đã đề ra chiến lược
phát triển sản phẩm phái sinh trong giai đoạn tới với những mục tiêu sau :
Mục tiêu chung :
Ứng dụng hiệu quả an toàn các công cụ phái sinh vào việc quản lý rủi ro thị trường.
Đưa ngân hàng MB đứng trong top đầu những ngân hàng cung ứng và phát
triển mạnh về sản phẩm phái sinh trong những năm tới, tiến tới là ngân hàng cung
ứng các sản phẩm phái sinh hàng đầu Việt Nam với chất lượng bằng hoặc cao hơn
các Ngân hàng khác tại Việt Nam.
Hoạt động phái sinh tài chính là một trong những hoạt động chính góp phần
tăng thu phí dịch vụ rịng đạt mức cao trong tổng thu nhập ròng, giảm sự phụ thuộc
vào các sản phầm truyền thống như tín dụng.
Mục tiêu cụ thể :
Mở rộng danh mục các khách hàng sử dụng sản phẩm tài chính tại Ngân hàng
MB, thu hút khách hàng mới đồng thời thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng
cũ, chú trọng công tác truyền thông sản phẩm đến khách hàng cũng như dịch vụ hỗ
trợ, chăm sóc khách hàng.
Đa dạng hóa các sản phẩm phái sinh tài chính, đem đến nhiều lựa chọn cho
khách hàng, tiến tới phù hợp với hầu hết nhu cầu về bảo hiểm rủi ro tỷ giá, lãi suất,
giá cả hàng hóa của khách hàng.
Đặt mục tiêu tăng trưởng doanh số từ các hoạt động phái sinh tài chính tăng
30% so với năm 2019. Trong đó, sẽ tập trung chọn lọc sản phẩm phái sinh để phát
triển: thực hiện các hoạt động nghiên cứu xu hướng thị trường, nhu cầu của khách
hàng để tập trung phát triển vào sản phẩm phù hợp với thị trường hiện tại