Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Đề tài vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế trong phòng, chống dịch covid 19 hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.15 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA Y

TIỂU LUẬN
Môn học: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN
KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ TRONG PHÒNG,
CHỐNG DỊCH COVID-19 HIỆN NAY.

Sinh viên

: Trần Minh Thành

Lớp

: Yk19A4

Ngành

: Y đa khoa

Đắk Lắk, tháng 9 năm 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH.........................................................................ii
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................1
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................2
1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐỒN
KẾT
QUỐC TẾ........................................................................................2


1.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh................................................2
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc............................2
1.2.1. Vai trị của đại đồn kết tồn dân tộc............................................2
1.2.2. Lực lượng đại đồn kết tồn dân tộc.............................................3
1.2.3. Hình thái tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc...................................4
1.2.4. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động mặt trận dân tộc thống nhất........4
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế..................................6
1.3.1. Sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế................................................6
1.3.2. Lực lượng đoàn kết quốc tế........................................................ 7
1.3.3. Hình thức tổ chức quốc tế..........................................................7
1.3.4. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế.......................................................8
2.

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT DÂN TỘC

VÀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
HIỆN NAY......................................................................................9
2.1. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 và tình hình kinh tế đất nước..........9
2.2. Tình hình phịng, chống dịch Covid-19 hiện nay...........................10
2.2.1. Một số chỉ đạo nổi bật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ............10
2.2.2. Đồn kết của nhân dân trong phịng chống dịch.............................12
2.2.3. Đồn kết giữa Việt Nam và Quốc tế.............................................13
2.2.4. Tồn tại, hạn chế........................................................................14
2.2.5. Phương hướng, giải pháp...........................................................14
PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 17
PHẦN ĐÁNH GIÁ...........................................................................18


DANH MỤC HÌNH


Hình 1.Các y, bác sĩ lan tỏa thơng điệp cả nước chung tay phịng chống
dịch Covid-19

Hình 2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Dương nhận
bảng tượng trưng 200 triệu đồng ủng hộ, chống dịch bệnh từ Ban Trị sự chùa
Bà Thiên Hậu.

Hình 3. Thông điệp 5T – Bộ Y tế


PHẦN MỞ ĐẦU
Mỗi giai đoạn lịch sử của các nước thường xuất hiện những vĩ nhân
kiệt xuất với những tư tưởng, sự nghiệp, thành tựu gắn liền với những biến cố
của dân tộc mình như: Alexander Đại Đế, Abraham Lincoln, Mác, Anghen,
V.Lenin,… Ở nước Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến vị lãnh tụ
vĩ đại của dân tộc chính là Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhân văn hóa kiệt
xuất của dân tộc ta, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, một hệ
thống tư tưởng về nhiều mặt. Trong đó, tư tưởng về đại đồn kết là một trong
những tư tưởng nổi bật, có giá trị đối với quá trình phát triển của dân tộc ta.
Tư tưởng đã xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và hoạt động thực
tiễn của Hồ Chí Minh và đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng ta, gắn
liền với những thắng lợi vẻ vang của dân tộc.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đồn kết là một truyền thống cực kỳ quý
báu của nhân dân ta. Người cho rằng: “Đại đồn kết dân tộc khơng chỉ là mục
tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của
cả dân tộc”. Bởi vì, đại đồn kết dân tộc chính là nhiệm vụ của quần chúng,
do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đồn kết
quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho

dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người.
Trong bối cảnh đại dịch COVID – 19 hiện nay, với tinh thần “chống
dịch như chống giặc”, chúng ta càng phải nhớ đến lời của Người đã từng
khẳng định: “Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống
quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh
thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó
lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ
cướp nước”. Hơn một năm qua, từ khi đại dịch bùng phát, chưa bao giờ tinh
thần “Đoàn kết” của dân tộc lại được nhắc đến nhiều như vậy và tinh thần
đoàn kết của dân tộc Việt Nam được phát huy bằng sức mạnh của cả hệ thống
chính trị. Hơn hết, để vấn đề phòng – chống dịch đạt được hiệu quả, chúng ta
cần vận dụng hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh và phát huy sáng tạo tư tưởng
của Người. Vì vậy em đã chọn nghiên cứu đề tài: “ Vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về đồn kết dân tộc và đồn kết quốc tế trong phòng, chống dịch
Covid-19 hiện nay” cho bài tiểu luận của mình. Tuy nhiên, do kiến thức cịn
hạn hẹp nên bài tiểu luận của em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý của thầy để em có thể hồn thành tốt
cơng việc nghiên cứu của mình.
Sinh viên thực hiện

Trần Minh Thành


PHẦN NỘI DUNG
1.
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN
KẾT QUỐC TẾ
1.1.Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc
về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng

và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại, là tài sản tinh thần vơ cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân
tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành
thắng lợi.
1.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là hệ thống những luận
điểm, nguyên tắc, phương pháp tập hợp quần chúng nhân dân, tổ chức lực
lượng cách mạng nhằm phát huy cao nhất sức mạnh to lớn của toàn dân tộc.
Trong lịch sử tư tưởng của Việt Nam, đã có nhiều người nhắc đến đồn kết
dân tộc nhưng đến Hồ Chí Minh, đồn kết trở thành đại đồn kết tồn dân.
1.2.1. Vai trị của đại đoàn kết toàn dân tộc
Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định
thành cơng của cách mạng.
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực đế
quốc, thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và lồi người,
nếu chỉ có tinh thần u nước thì chưa đủ; cách mạng muốn thành cơng, phải
tập hợp được tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng được khối đại
đoàn kết dân tộc bền vững. Người viết: “Đoàn kết trong mặt trận Việt Minh,
nhân dân ta đã làm Cách Mạng Thâng Tám thành cơng, làm nên nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hịa”.
Đồn kết trong mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng
lợi, hồn tồn giải phóng Miền Bắc.
Đồn kết trong mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta đã giành được
thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa vào
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc.
Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của
dân tộc.
Trong Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam ngày
03-03-1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc:
“Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết

toàn dân, phụng sự tổ quốc”. Để thực hiện mục tiêu này, Bác thường xuyên
nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải luôn thấm nhuần quan điểm quần chúng, gần
gũi quần chúng, lắng nghe quần chúng; vận động, tổ chức và giáo dục quần
chúng, coi sức mạnh của cách mạng là ở nơi quần chúng, phải thấm nhuần lời
dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Đại đồn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách
mạng. Bởi vì, cách mạng muốn thành cơng nếu chỉ có đường lối đúng thì


chưa đủ, mà trên cơ sở của đường lối đúng, Đảng phải cụ thể hóa thành
những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai
đoạn lịch sử.
1.2.2. Lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc Đại
đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
Đại đồn kết dân tộc có nghĩa là phải tập hợp được tất cả mọi người
dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. Như vậy, khái niệm đại đoàn
kết trong tư tưởng của Hồ Chí Minh rất phong phú, nhiều cấp độ mối quan hệ
liên kết qua lại giữa các thành viên, các bộ phận của dân tộc từ nhỏ đến lớn,
từ thấp đến cao, từ trong ra ngoài,… Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói: “ Đồn
kết của ta khơng những rộng rãi mà cịn đồn kết lâu dài… Ta đoàn kết để
đấu tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc, ta cịn phải đồn kết để xây
dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lịng phụng sự tổ quốc và phục
vụ nhân dân thì ta đồn kết với họ”. Người đã định hướng cho việc xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, từ cách
mạng giải phóng dân tộc tới cách mạng dân chủ nhân dân và từ cách mạng
dân chủ nhân dân tới cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Điều kiện thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
Thứ nhất, phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết
của dân tộc. Truyền thống này được hình thành và phát triển trong suốt hàng
nghìn năm của dân tộc, trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình

cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam.
Thứ hai, phải có lịng khoan dung, độ lượng với con người. Bác viết:
“ Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó
rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước đầy tràn, vì độ
lượng của nó hẹp, nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng giống như cái chén,
cái đĩa cạn”. Người cho rằng: “ Trong mấy triệu người, cũng có người thế
này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy
nên ta phải khoan hồng, đại độ. Ta phải nhận ra rằng đã là con Lạc, cháu
Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lịng ái quốc. Đối với những đồng bào lầm
đường, lạc lối, ta phải dùng tinh thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành
đồn kết, có đại đồn kết, thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”.
Thứ ba, phải có niềm tin vào nhân dân. Dân là chỗ dựa vững chắc của
Đảng, là nguồn sức mạnh vô tận và vô địch của khối đại đoàn kết, quyết định
thắng lợi của cách mạng, là nền, gốc và chủ thể của mặt trận. Trong bài nói
chuyện tại Hội nghị đại biểu mặt trận Liên Việt tồn quốc, tháng 1-1955,
Người nói: “Đại đồn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân,
mà đạ đa số nhân dân ta là công nhân và nông dân và các tầng lớp nhân dân
lao động khác. Đó là nền, gốc của đại đồn kết. Nó cũng như cái nền của nhà,
gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, góc tốt, cịn phải đồn kết các tầng lớp
nhân dân khác.


1.2.3. Hình thái tổ chức khối đại đồn kết dân tộc
Hình thức tổ chức của khối đại đồn kết dân tộc là mặt trận dân tộc
thống nhất.
Quá trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh cũng là q trình tìm
kiếm mơ hình và cách thức tổ chức quần chúng nhân dân. Khi tìm thấy con
đường cứu nước, Người đã rất chú ý đưa quần chúng nhân dân vào những tổ
chức yêu nước phù hợp với từng giai cấp, từng ngành nghề, từng giới, từng
lứa tuổi, từng tôn giáo phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Đó có thể là

các hội ái hữu hay tương trợ, công hội hay nơng hội, đồn thanh nhiên hay hội
phụ nữ,… Trong đó, bao trùm nhất là mặt trận dân tộc thống nhất.
Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu
nước, nơi tập hợp mọi con dân nước Việt, khơng chỉ trong nước hay ngồi
nước, dù bất kỳ nơi đâu nếu có tấm lịng vẫn hướng về quê hương, đất nước
đều được gọi là thành viên của mặt trận. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Mặt
trận dân tộc thống nhất được xây dựng trên một cơ sở sau đây: Thứ nhất, phải
được xây dựng trên nền tảng liên minh công – nông – trị. Thứ hai, phải xuất
phát từ mục tiêu vì nước, vì dân. Thứ ba, phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp
thương dân chủ. Thứ tư, Mặt trận là khối đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết
thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
1.2.4. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động mặt trận dân tộc thống nhất.
Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng dựa trên nền tảng
khối liên minh cơng – nơng – trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thứ nhất, Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng, sở dĩ phải lấy liên minh cơng nơng
làm nền tảng “vì họ là người trực tiếp sản xuất tất cả mọi tài phú làm cho xã
hội sống. Vì họ đơng hơn hết mà cũng bị áp bức bóc lột nặng nề nhất. Vì chí
khí cách mạng của họ chắc chắn, bền bỉ hơn mọi tầng lớp khác”. Ngoài ra,
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lao động trí óc có một vai trị
quan trọng và vẻ vang; và cơng – nơng – trí cần đồn kết chặt chẽ thành một
khối.
Thứ hai, Hồ Chí Minh cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận
vừa là một tất yếu, vừa phải có điều kiện. Tính tất yếu thể hiện ở năng lực
nắm bắt thực tiễn quy luật khách quan của sự vận động lịch sử để vạch đường
lối và phương pháp cách mạng phù hợp. Mục tiêu của Đảng là đấu tranh giải
phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa
xã hội. Ngồi lợi ích của giai cấp và lợi ích của dân tộc, Đảng khơng có lợi
ích nào khác.
Thứ ba, Đảng phải đi đúng đường lối quần chúng, khơng được quan liêu,
mệnh lệnh và gị ép các thành viên trong mặt trận,phải dùng phương pháp vận

động, giáo dục, thuyết phục, khơi gợi tinh thần tự giác, tự nguyện, tuyệt đối không
được lấy quyền uy của mình để buộc thành viên khác tn theo. Hồ Chí Minh căn
dặn tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác mặt trận; “ Phải thành thật lắng nghe ý
kiến của người ngoài Đảng. Cán bộ và Đảng viên


khơng được tự cao, tự đại, cho mình là tài giỏi hơn mọi người; trái lại phải
học hỏi điều hay, điều tốt của mọi người,… phải tích cực và chủ động làm
việc phải kiên nhẫn, phải thiết tha với công tác mặt trận. Cán bộ và đảng viên
có quyết tâm làm như thế thì cơng tác mặt trận nhất định sẽ có tiến bộ nhiều”.
Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích
tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
Hồ Chí Minh xác định cụ thể “ độc lập, tự do” là nguyên tắc bất di bất
dịch, là ngọn cờ đoàn kết và là mẫu số chung để quy tụ các tầng lớp, giai cấp,
đảng phái, dân tộc, tôn giáo vào trong mặt trận. Vấn đề còn lại là chỗ, phải
làm thế nào để tất cả mọi người thuộc bất cứ giai tầng nào, lực lượng nào
trong mặt trận cũng phải đặt lợi ích tối cao đó lên trên hết. Bởi lẽ, lợi ích tối
cao của dân tộc được bảo đảm thì lợi ích cơ bản của mỗi bộ phận, mỗi người
mới được thực hiện.
Trên cơ sở xác định lợi ích tối cao của dân tộc, những quyền lợi cơ bản
của các tầng lớp nhân dân cũng được Hồ Chí Minh kết tinh vào tiêu chí của
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Các tiêu
chí này được Đảng và chủ tịch cụ thể hóa trong từng lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội,… phù hợp với mọi tầng lớp, từng đối tượng trong mỗi
thời kỳ lịch sử.
Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp
thương dân chủ, bào đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.
Thực hiện nguyên tắc hiệp thương hiệp thương dân chủ phải đứng vững
trên lập trường giai cấp cơng nhân, để giải quyết hài hịa mối quan hệ giữa lợi
ích dân tộc và lợi ích giai cấp, làm cho tất cả các thành viên trong mặt trận

biết được lợi ích chung, lợi ích tối cao của dân tộc. Giải quyết đúng đắn mối
quan hệ lợi ích trong mặt trận dân tộc thống nhất sẽ góp phần củng cố sự bền
chặt, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao và thực hiện được mục tiêu: “ Đồng tình,
đồng sức, đồng lịng, đồng minh”. Đồng thời, đó cũng là cơ sở để mở rộng
khối đại đồn kết, lơi kéo thêm các lực lượng khác vào mặt trận dân tộc thống
nhất.
Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn
kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Hồ Chí Minh viết: “Đồn kết thực sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và
lập trường cũng phải nhất trí. Đồn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết vừa đấu
tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê
bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân. Tóm lại, muốn tiến lên chủ nghĩa
xã hội thì tồn dân cần đồn kết lâu dài, đồn kết thực sự và cùng nhau tiến
bộ”.
Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, trong q trình xây dựng, củng cố và
phát triển mặt trận dân tộc thống nhất, một mặt, Đảng ta luôn đấu tranh chống
khuynh hướng cô độc, hẹp hòi, coi nhẹ việc tranh thủ tất cả mọi lực lượng có
thể đấu tranh được vào mặt trận; mặt khác, ln đề phịng và đấu tranh chống
mọi biểu hiện của khuynh hướng đồn kết một chiều, vơ ngun tắc, đồn kết
mà khơng có đấu tranh đúng mức trong nội bộ mặt trận.


1.3.Tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế
1.3.1. Sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế
Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam.
Đánh giá vai trị của đồn kết quốc tế với cách mạng Việt Nam, trong
buổi nói chuyện với đại sứ nước ta tại Liên Xô năm 1961, Hồ Chí Minh nói:
“Có sức mạnh cả nước một lịng… lại có sự ủng hộ của nhân dân thế giới,
chúng ta sẽ có một sức mạnh tổng hợp cộng với phương pháp cách mạng

thích hợp, nhất định cách mạng nước ta sẽ đi đến đích cuối cùng”.
Thực hiện đại đồn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; đại
đoàn kết dân tộc phải là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế. Đoàn kết
dân tộc là để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh
tổng hợp cho cách mạng chiến thắng kẻ thù. Nếu đại đoàn kết dân tộc là một
trong những nhân tố quyết định của cách mạng Việt Nam thì đồn kết quốc tế
cũng là một nhân tố thường xuyên và hết sức quan trọng giúp cho cách mạng
Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước và quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới
thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại.
Trong tác phẩm Thường thức chính trị, Người nói: “ Tinh thần yêu
nước là kiến quyết giữ gìn nền độc lập, tự do, và đất đai tồn vẹn của nước
mình. Tinh thần quốc tế là đoàn kết với các nước bạn và nhân dân các nước
khác để giữ gìn hịa bình thế giới, chống chính sách xâm lược và chính sách
chiến tranh đế quốc… giữ gìn hịa bình thế giới tức là giữ gìn lợi ích của nước
ta… đó là lập trường quốc tế cách mạng”. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam
trong mấy thập niên qua đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ quốc tế, huy
động được sức mạnh của các trào lưu cách mạng thời đại, làm cho sức mạnh
dân tộc được nhân lên gấp bội, chiến thắng được những kẻ thù có sức mạnh to
lớn hơn mình về nhiều mặt.
Thực hiện đồn kết quốc tế, kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với
chủ nghĩa quốc tế vơ sản là nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện
thắng lợi các mục tiêu cách mạng của dân tộc và thời đại. Bởi lẽ, chúng ta
khơng chỉ để chiến đấu vì độc lập, tự do của đất nước mình mà cịn vì độc lập,
tự do của các nước khác, không chỉ bảo vệ những lới ích sống cịn của dân tộc
mình mà cịn vì những mục tiêu cao cả của thời đại là hịa bình, độc lập dân
tộ, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.



1.3.2. Lực lượng đoàn kết quốc tế
Thứ nhất, phong trào cộng sản và công nhân thế giới – lực lượng nịng
cốt của đồn kết quốc tế. Tại Đại hội Tua của Đảng xã hội Pháp, Hồ Chí
Minh đã lên tiếng: “Nhân danh toàn thể loài người, nhân danh tất cả các đảng
viên xã hội, cả phái hữu lẫn phái tả, chúng tơi kêu gọi: Các đồng chí, hãy cứu
chúng tơi”. Tiếp nhận học thuyết Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy phương
hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đồng thời, người cũng tìm thấy
một lực lượng ủng hộ mạnh mẽ cơng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa. Đó là phong trào cộng sản và công nhân thế giới, là Liên Xô
và sau này là các nước xã hội chủ nghĩa, là Quốc tế thứ ba và sau này là Cục
thông tin quốc tế. Dù cho lịch sử có đổi thay, song sự đồng tình, ủng hộ, sự
chi viện của các nước xã hội chủ nghĩa, của các lực lượng cộng sản và công
nhân cho Việt Nam theo tinh thần quốc tế vô sản là không thể phủ nhận.
Thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh đã
kiến nghị Ban Phương Đông quốc tế Cộng sản về những biện pháp nhằm
“làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước tới nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết
nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh Phương Đông tương
lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”.
Thứ ba, các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, dân
chủ, tự do và cơng lý, Hồ Chí Minh cũng tìm cách để thực hiện đồn kết. Sau
khi Việt Nam giành được độc lập, thay mặt chính phủ, Người đã nhiều lần
tuyên bố: “Chính sách ngoại giao của chính phủ thì chỉ có một điều tức là
thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hịa bình; thái
độ của nước Việt Nam đối với những nước Á Châu là một thái độ anh em, đối
với ngũ cường là một thái độ bạn bè”. Bên cạnh ngoại giao nhà nước, Người
đẩy mạnh ngoại giao nhân dân, cho đại diện các tổ chức của nhân dân Việt
Nam tiếp xúc, hợp tác với các tổ chức chính trị, xã hội, văn hóa của nhân dân
thế giới, của nhân dân Á – Phi,… xây dựng các quan hệ hữu nghị, đoàn kết
với các lực lượng tiến bộ thế giới.
1.3.3. Hình thức tổ chức quốc tế

Năm 1924, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm về thành lập “Mặt trận
thống nhất của nhân dân chính quốc và thuộc địa” chống chủ nghĩa đế quốc,
đồng thời kiến nghị Quốc tế Cộng Sản cần có giải pháp cụ thể để đến Đại hội
VI (1928), quan điểm này trở thành hiện thực. Cùng với việc sáng lập Hội
liên hiệp thuộc địa tại Pháp, Hồ Chí Minh đã tham gia sáng lập Hội liên hiệp
các dân tộc bị áp bức tại Trung Quốc. Đây là hình thức sơ khai của mặt trận
thống nhất các dân tộc bị áp bức theo xu hướng vô sản, lần đầu tiên xuất hiện
trong lịch sử phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đã góp phần đặt cơ sở
cho sự ra đời của Mặt trận nhân dân Á – Phi đoàn kết với Việt Nam.


Năm 1941, Người thành lập riêng biệt Mặt trận độc lập đồng minh cho
từng nước, tiến tới thành lập Đông Dương độc lập đồng minh. Trong hai cuộc
chiến kháng chiến chống thực dân Pháp về đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh đã chỉ
đạo việc hình thành Mặt trận đồn kết Việt – Miên – Lào phối hợp và giúp đỡ
lẫn nhau trong cùng chiến đấu, cùng thắng lợi.
Người cịn tìm mọi cách bằng hoạt động ngoại giao không mệt mỏi, đã
nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tranh thủ được sự đồng
tình, ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, của bạn bè quốc tế, trong
đó có cả nhân dân Pháp trong kháng chiến chống thực dân Pháp và nhân dân
Mỹ trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, hình thành Mặt trận nhân dân thế
giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược.
1.3.4. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình.
Đồn kết với phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế, Hồ Chí Minh
gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện
đoàn kết thống nhất trên nền tảng của chủ nghĩa Mac – Lênin vầ chủ nghĩa
quốc tế vô sản, có lý, có tình.
Đồn kết với các dân tộc trên thế giới, Người giương cao ngọn cờ độc
lập, tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

Đồn kết với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, Người giương cao
ngọn cờ hịa bình trong cơng lý.
Đồn kết là cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực tự cường.
Đoàn kết quốc tế là để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các
lực lượng quốc tế, tạo sức mạnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng
đặt ra. Đồn kết tốt phải có nội lực tốt, vì vậy, trong kháng chiến chống thực
dân Pháp, Người chỉ rõ: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngọn cờ
dân tộc khác giúp đỡ thì khơng xứng đáng được độc lập”. Trả lời một phóng
viên nước ngồi, Người nói: “Độc lập nghĩa là chúng tơi điều khiển lấy mọi
cơng việc của chúng tơi, khơng có sự can thiệp ở bên ngoài vào”.
Trong quan hệ giữa các Đảng thuộc phong trào cộng sản, công nhân
quốc tế, Người xác định: “Các Đảng dù lớn hay nhỏ đều độc lập và bình
đẳng, đồng thời đồn kết giúp đỡ nhau”. Thắng lợi của Cách Mạng Tháng
Tám năm 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam là thắng
lợi của đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, với đường lối độc lập, tự chủ, giương
hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp hài hịa lợi ích dân
tộc và lợi ích quốc tế, Đảng ta đã tranh thủ được phong trào nhân dân thế giới
đoàn kết với Việt Nam, tạo ra được tiếng nói chung và sự ủng hộ có hiệu quả
của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là của Liên Xô, Trung Quốc, giữa lúc
hai nước này đang có những bất đồng sâu sắc cả về đường lối quốc tế lẫn
đường lối chống Mỹ của Việt Nam. Sự đồn kết của Việt Nam với Liên Xơ
và Trung Quốc trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã góp phần quan trọng
vào việc củng cố đoàn kết của các nước xã hội chủ nghĩa, của phong trào


cách mạng thế giới tạo chỗ dựa cho phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt
Nam đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ.



2.
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT DÂN
TỘC VÀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ TRONG PHỊNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
HIỆN NAY
2.1. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 và tình hình kinh tế đất nước.
Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid19) bùng phát và lan rộng khắp toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế
thế giới năm 2020. Nước ta ảnh hưởng rất nghiêm trọng do nền kinh tế hội
nhập sâu rộng, độ mở lớn, tính tự chủ và khả năng chống chịu còn hạn chế.
Dịch bệnh gây thiệt hại về kinh tế do các hoạt động sản xuất kinh doanh đình
trệ, gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, đặc biệt là ảnh
hưởng tới tâm lý và đời sống nhân dân. Hoạt động sản xuất kinh doanh gặp
nhiều khó khăn ở tất cả các loại hình, quy mơ doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế và các hợp tác xã, hộ kinh doanh. Số lượng doanh nghiệp thành
lập mới giảm 13,3% và tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 33,6%. Nhu
cầu lao động sụt giảm nghiêm trọng; số lao động bị ảnh hưởng là trên 5 triệu
người.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91% là mức tăng
thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020. Khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản tăng 2,68%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%; khu
vực dịch vụ tăng 2,34%. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp,
ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành cơng lớn
của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Tính đến tháng 12 năm 2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi
trở lên bị ảnh hưởng tiêu tực bởi dịch bệnh bao gồm người bị mất việc làm,
phải nghĩ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… Trong
đó, 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn
việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14% buộc phải tạm nghi hoặc tạm dừng hoạt
động sản xuất kinh doanh. Lực lượng lao động tiếp tục tăng theo đà hồi phục
của quý III năm 2020 nhưng vẫn chưa thể trở về trạng thái ban đầu khi chưa
có dịch.

Trong q I năm 2021, cả nước vẫn cịn 9,1 triệu người từ 15 tuổi trở
lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch trong đó nam giới chiếm 51% và số người
độ tuổi từ 25 đến 54 chiếm gần hai phần ba. Quý II năm 2021, cả nước có
12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19,
tăng từ 3,7 triệu người so với quý I. Mức tăng chung của toàn nền kinh tế 6
tháng đầu năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,82% so
với cùng kỳ năm trước; khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 8,36%, trong
đó cơng nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng
trưởng của nền kinh tế với mức tăng 11,42%; khu vực dịch vụ tăng 3,96%;
hoạt động tài chính ngân hàng vào bảo hiểm tăng 9,27%.
Tính tới ngày 18/9/2021, Việt Nam có tổng số ca nhiễm là 677.023 ca,
trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là 331.552 ca. Tình hình này làm cho số
người nhiễm bệnh điều trị tăng lên dẫn đến hệ thống y tế quá tải, hàng triệu


người phải đi cách ly, nhiều khu vực vị phong tỏa, giãn cách, các khu công
nghiệp trên địa bàn tạm dừng hoạt động.


2.2.Tình hình phịng, chống dịch Covid-19 hiện nay
2.2.1. Một số chỉ đạo nổi bật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Ngay từ khi đại dịch mới xuất hiện, Chính Phủ ứng phó kịp thời, coi
cơng tác phịng, chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan
trọng. Thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường
hơ hấp do vi-rút SARS-CoV-2. Thủ tướng Chính phủ ban hành 07 chỉ thị, 05
công điện và 34 kết luận chỉ đạo cơng tác phịng chống dịch phù hợp với tình
hình và thực lực đất nước; áp dụng các biện pháp ở mức cao hơn và sớm hơn
so với khuyến cáo của WHO ngày từ giai đầu của dịch.
Các bộ, ngành và cá địa phương đã triển khai đồng bộ, quyết liệt và
phối hợp khá chặt chẽ, hiệu quả trong việc thực hiện các biện pháp phòng,

chống dịch với phương châm “ 4 tại chỗ”, phát huy tính chủ động, trách
nhiệm của địa phương, cơ sở, ngăn chặn hiệu quả, khơng để dịch bệnh lây lan
thiếu kiểm sốt trong cộng đồng. Cơng tác phịng, chống dịch đã huy động và
phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cộng đồng xã hội, tạo sự đoàn
kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, quyết tâm phòng, chống đại dịch với
sự tham gia tích cực, chủ động của các lực lượng từ Trung ương đến cơ sở,
các chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp và sự đồng thuận ủng
hộ của nhân dân.
Sau đó, Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thơng qua
nhiều giải pháp, chính sách tài khóa, tín dụng vượt trội, chưa từng có tiền lệ
như: giãn, hỗn, giảm một số loại thuế, phí, lệ phí; giảm tiền thuê đất; cơ cấu
lại thời suất ưu đãi, giảm các mức lãi suất điều hành; miễn, giảm phí thanh
tốn; tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất,...
Triển khai ngay Kết luận số 77-KL/TW ngày 05 tháng 06 năm 2020
của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch, Chính phủ
ban hành 04 nghị quyết, nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 02 quyết
định và 01 chỉ thị, trong đó có các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tập trung vào các đối tượng bị giảm sâu
thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối
thiều, hỗ trợ thêm cho người có cơng với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã
hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Kết quả thực hiện các chính sách tài khóa đạt
khoảng gần 128 nghìn tỷ đồng, trong đó, hồn thành cơ bản việc chi trả hỗ
trợ đối với nhóm đối tượng người có cơng với cách mạng, bảo trợ xã hội,
người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đã giải ngân trên 12,8 nghìn tỷ đồng để
thực hiện hỗ trợ cho trên 12,95 triệu dân, hơn 30,3 nghìn hộ kinh doanh và
tạm ngừng đóng vào quỹ hưu trí, từ tuất cho 74,3 nghìn người lao động.
Đối với chính sách giảm giá điện, Tập đồn Điện lực Việt Nam (EVN)
đã thực hiện 02 đợt giảm giá điện, giảm tiền điện, trong đó, đợt 1 áp dụng
cho 27,3 triệu khách hàng với tổng số tiền là 9,2 nghìn tỷ đồng; đợt 2 áp
dụng cho khoảng 26,6 triệu hộ gia đình và 2 triệu khách hàng sản xuất kinh

doanh, dự kiến giảm trên 3 nghìn tỷ đồng.


Các chính sách an sinh xã hội, nhất là chính sách ưu đãi với người có
cơng với cách mạng tiếp tục được quan tâm thực hiện tốt, nhiều hoạt động
“đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” nhân ngày Thương binh – Liệt
sỹ 27/7 được tổ chức thiết thực, ý nghĩa; tinh thần tương thân, tương ái, đoàn
kết, tương trợ của dân tộc được phát huy, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ
tướng Chính phủ đã trực tiếp thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách
nhân dịch Tết Nguyên đán.
Chính phủ đã ban hành cơ sở pháp lý tăng cường quản lý và sử dụng
ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngồi; Thủ tướng Chính phủ đã
thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngồi do một Phó Thủ
tướng Chính phủ đứng đầu nhằm tiếp cận, thu hút dòng vốn đầu tư của các
tập đồn kinh tế đang có chính sách chuyển dịch, trọng tâm là các tập đoàn
đa quốc gia lớn có cơng nghệ cao, hiện đại, thân thiện với mơi trường.
Năm 2020, tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thơng tin tun
truyền có ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng, 75 năm thành lập
Nước, 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 90 năm ngày truyền
thống Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và đại hội Đảng bộ các cấp, khơi dậy tinh
thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc và khát vọng vươn lên. Đặc biệt nhiều giá
trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc được phát huy, thể hiện rõ nét trong cuộc chiến
chống đại địch và hỗ trợ, ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, tinh
thần đồn kết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, khó khăn “lá lành đùm lá rách”,
nhiều tấm lòng nhân ái, nghĩa cử cao đẹp, việc làm đầy ý nghĩa nhân văn, đã
góp phần lan tỏa những giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa, tạo nên sức
mạnh đại đồn kết tồn dân tộc. Tiếp tục thực hiện vận động tốt cuộc vận
động “Tồn dân đồn kết xây dựng nơng thơn mới, đô thị văn minh”. Quan
tâm, đẩy mạnh thể dục, thể thao cộng đồng gắn với cuộc vận động “Toàn dân
rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nhiều hoạt động thi đấu thể

thao được tổ chức bảo đảm phịng, chống dịch bệnh, tạo sự lan tỏa tích cực.
Đào tạo, chuyển giao kỹ thuật y tế, từng bước nâng cao năng lực mạng
lưới y tế cơ sở, đặc biệt trong phòng, chống dịch Covid-19, tuyến cơ sở đã
phát huy vai trò quan trọng trong giám sát, điều tra dịch tễ, chăm sóc sức
khỏe nhân dân, nhất là đối với người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính tại
cộng đồng. Với chiến lược “ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập
dịch và điều trị”, Việt Nam đã thực hiện được cách ly cho hơn 730.000
người; thực hiện xét nghiệm cho 1,7 triệu người; triển khại 1608 điểm chốt
biên giới với gần 10.000 người bám biên từ Tết Canh Tý đến nay. Tới ngày
30/12/2020, Việt Nam có tổng cộng 1454 bệnh nhân mắc Covid-19, có tỷ lệ
ca mắc Covid-19 trên 1 triệu dân thuộc loại thấp nhất thế giới.
Năm 2021, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh có cơng văn 6277/SYTKHTC ngày 03/9/2021 triển khai Nghị quyết 12/2021/NQ-HĐND về chính
sách đặc thù hỗ trợ 1,5 – 10 triệu đồng/người lực lượng tuyến đầu tham gia
phòng, chống dịch. Ngày 06/09/2021, Bộ Cơng Thương có Cơng văn
5411/BCT-ĐTĐL về hỗ trợ giảm giá tiền điền 03 tháng cho 03 nhóm
doanh nghiệp.


Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành Quyết định
3089/QĐ-TLĐ về việc hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động thực hiện
“3 tại chỗ” của doanh nghiệp tại địa bàn các tỉnh, thành phố thực hiện giãn
cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng. Ủy ban Nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh duyệt gói hỗ trợ đợt hai với tổng kinh phí 905 tỷ đồng giúp
người nghèo, lao động mất việc do dịch, chi trả trong vịng 5 ngày vào chiều
ngày 05/08/2021,… và nhiều chính sách của chính phủ khác trong phịng,
chống dịch Covid-19.
2.2.2. Đồn kết của nhân dân trong phòng chống dịch
Năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các tầng lớp nhân dân
biểu hiện lòng yêu nước bằng những hành động hiệu quả, nhiều nguồn lực
được phát huy cho cơng tác phịng chống dịch. Khi Đà Nẵng trở thành tâm

dịch của cả nước, những bữa ăn miễn phí, hàng nghìn chuyến xe thiện
nguyện được các tổ chức, cá nhân vận động, kêu gọi, quyên góp đã khơng
ngừng lan tỏa tới các địa phương có dịch bệnh nặng nề. Nhiều cửa hàng 0
đồng, phiên chợ 0 đồng, phiếu mua hàng 0 đồng,…
Năm 2021, trong bối cảnh hiện nay khi thành phố Hồ Chí Minh đang
là tâm dịch của cả nước, có thể thấy mơ hình “Bếp nhỏ hội em” của các hội
viên phụ nữ quận Gò Vấp ngày nào cũng trao 200 suất ăn đến lực lượng làm
nhiệm vụ trực chốt cách ly y tế tại các phường. Nhiều quận khác cũng triển
khai mơ hình cây ATM gạo,… Hàng trăm nghìn cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp, dù bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh, nhưng vẫn sẵn sàng ủng
hộ hàng nghìn tỷ đồng đóng góp vào Quỹ vaccine phịng chống dịch. Điển
hình như Tập đoàn địa ốc Novaland ủng hộ 10 tỷ đồng mua vắc xin, Tập
đồn Rạng Đơng ủng hộ 10 tỷ đồng, Cơng ty cổ phần Khai Anh Bình Thuận
ủng hộ 10 tỷ đồng,… Tập đoàn SOVICO và Ngân hàng TMCP Phát triển
Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận đã ủng hộ cho tỉnh 1 xe
cứu thương và 10 máy thở với tổng giá trị 5 tỷ đồng đã góp phần quan trọng
giúp thêm cho tỉnh thực hiện hiệu quả công tác điều trị.
Những câu chuyện cảm động từ tấm lòng của cụ Lập ở La Gi, cụ Loan

TP. Phan Thiết đã ủng hộ số tiền dành dụm của tuổi già cho cơng tác phịng
chống dịch. Hay anh Sáu bán vé số góc đường, cơ Hoa nhặt ve chai ở Tuy Phong
dù hồn cảnh khó khăn nhưng vẫn gom góp của ít lịng nhiều chung tay ủng hộ
chống dịch,…
Bộ Y tế và lực lượng quân y đã hết sức khẩn trương, chỉ đạo quyết liệt,
chi viện mọi nguồn lực chống dịch, đã xuất hiện nhiều tấm gương, lòng quả
cảm, sự cống hiến, nghĩa cử cao đẹp ở mọi lứa tuổi, mọi lực lượng, mọi
ngành nghề và thành phần kinh tế, mà tiêu biểu là đông đảo đội ngũ thầy
thuốc, y bác sĩ, nhân viên y tế, sinh viên y khoa – những chiến sỹ áo trắng tại
Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và nhiều bệnh viện, các viện nghiên
cứu, trường Đại học cảu ngành Y tế trên toàn quốc đã nỗ lực không mệt mỏi,

tiên phong đi vào tâm dịch, không ngại gian khổ, nguy hiểm, tranh thủ từng
giờ, từng phút truy vết, cách ly, lấy mẫu, xét nghiệm và giám sát y tế, tận tâm
điều trị, cứu chữa người bệnh.


Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát huy bản chất, truyền thống
“Trung với Đảng, hiếu với dân,…” vào cuộc với tinh thần chủ động, sẵn sàng
chấp nhận gian khổ, hy sinh. Một bộ phận cán bộ, chiến sĩ thức trắng thâu
đêm để lo từng bữa ăn, chăm sóc giấc ngủ cho gần nửa triệu người trong các
khu cách ly tập trung. Lực lượng Cơng an cùng hệ thống chính trị ở cơ sở
tăng cường chốt chặn kiểm soát vùng dịch, đẩy mạnh tun truyền về phịng,
chống dịch,...
2.2.3. Đồn kết giữa Việt Nam và Quốc tế
Trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục có những chuyển biến phức tạp, sự
xuất hiện của những biến chủng mới với mức độ nguy hiểm cao, lây lan
nhanh. Chỉnh phủ Việt Nam đã xác định việc tiếp cận được nhiều nguồn
vaccine và nhanh chóng tiêm chủng diện rộng là giải pháp quan trọng và cấp
bách. Trên cơ sở đó, cơng tác “ngoại giao vaccine” đã được triển khai và đạt
được nhiều kết quả quan trọng đáng khích lệ. Mặc dù thế giới đang đối mặt
với tình trạng thiếu hụt vaccine phịng Covid-19 trên tồn cầu, Việt Nam vẫn
nhận được sự hỗ trợ nhiệt thành từ các đối tác, các nước láng giềng và bạn bè
quốc tế với tổng số đã cam kết 150 triệu liều vaccine thông qua đàm phán
mua và viện trợ.
Đến tháng 07/2021, Việt Nam đã đón nhận hơn 8 triệu liều vaccine hỗ
trợ từ các nước và các đối tác; trong đó có thơng qua cơ chế COVAX khoảng
4,5 triệu liều, Hoa Kỳ 2 triệu liều nằm trong cơ chế trên, Nhật Bản 3 triệu
liều, Trung Quốc 500.000 liều, Liên bang Nga tặng 1.000 liều. Các đối tác
cũng cam kết tiếp tục ủng hộ vaccine cho Việt Nam trong thời gian tới, nổi
bật là COVAX phân bố tiếp hơn 1 triệu liều, Hoa Kỳ hỗ trợ thêm 3 triệu liều
thông qua cơ chế COVAX, Rumani tặng hơn 100.000 liều, Australia hỗ trợ

1,5 triệu liều. Ngoài ra, các nước như Ấn Độ, Australia, Cuba, Đức,… cũng
đã có những cam kết cụ thể về viện trợ, ưu tiên, hợp tác chuyển giao công
nghệ với Việt Nam. Về thiết bị, vật tư y tế và nguồn lực phòng chống dịch
bệnh, Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ hết sức có ý nghĩa từ UNICEF,
Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Đức, Campuchia, Saudi Arabia.
Tháng 09/2021, Trung Quốc sẽ viện trợ thêm 3 triệu liều vaccine cho
Việt Nam trong năm nay, nâng tổng số vaccine viện trợ của Trung Quốc lên
5,7 triệu liều. Chính phủ Hoa Kỳ đã tặng Việt Nam trên 6 triệu liều vắc xin
và USAID cũng hổ trợ trên 18 triệu đô la nhằm giúp Việt Nam ứng phó với
đại dịch, 100 máy thở do Hoa Kỳ sản xuất trị giá 2,8 triệu đô, 4,7 triệu đô la
để giúp Việt Nam chuẩn bị hệ thống phòng xét nghiệm, hỗ trợ các chuyên gia
kỹ thuật về chuẩn bị sẵn sàng ứng phó, phịng ngừa lây nhiễm tại các cơ sở y
tế. 5 triệu đô là để hỗ trợ giảm thiểu tác động của Covid-19 đối với nền kinh
tế, …
Về phần mình, Việt Nam cũng đã thể hiện tinh thần trách nhiệm, cùng
cộng đồng quốc tế chống lại dịch bệnh nguy hiểm này thông qua các hoạt
động hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực phịng chống dịch
trong khả năng có thể cho nhân dân các nước, tận tình cứu chữa người nước
ngồi mắc bệnh và đã đóng góp 500.000 USD vào quỹ COVAX.


2.2.4. Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, nước ta cịn đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức và hạn chế, bất cập. Do tác động của đại dịch Covid-19, tốc
độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 không đạt kế hoạch đề ra. Việc xây dựng và
tổ chức thực thi chính sách, pháp luật có lúc, có nơi cịn bất cập; một số cơ
chế chính sách cịn chồng chéo, chưa đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung.
Hệ thống thơng tin, dữ liệu chưa đầy đủ; tính kết nối, chia sẻ và cơng tác
phân tích, dự báo có mặt cịn bất cập. Cơ chế phối hợp giữa các cấp, các
ngành và trong nội bộ cơ quan, đơn vị hiệu quả chưa cao; cịn tình trạng thiếu

quyết liệt, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.
Công tác triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị 16 ở
một số địa phương, một số cơ quan còn chưa nghiêm, nhất là tại một số nơi
người dân vẫn còn lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trước diễn biến dịch bệnh.
Công tác chuyên môn chống dịch: tổ chức truy vết, xét nghiệm, triển khai tổ
Covid-19 cộng đồng, cách ly, giám sát, điều trị, hậu cần,… chưa đáp ứng
được so với tốc độ lây lan nhanh của dịch bệnh, cần tiếp tục được tăng cường
trong thời gian tới. Nhiều nơi còn xuất hiện tình trạng tập trung đơng người,
một số dịch vụ không thiết yếu vẫn mở cửa, số lượng người ra đường đi lại
đông, nhiều chợ dân sinh mở cửa nhưng thiếu các biện pháp an toàn. Việc
kiểm tra, giám sát còn sơ hở. Tại một số điểm xét nghiệm, tiêm vaccine còn
xảy ra chen lấn.
Tại nhiều nơi, tổ Covid cộng đồng hoạt động chưa hiệu quả, thậm chí
chưa có, phải khắc phục ngay. Những nơi đã có tổ Covid cộng đồng phải
phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, quân đội và các lực lượng khác đẩy
mạnh tuyên truyền, vận động người dân, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng
đối tượng”.
Một số địa phương đón người từ vùng dịch trở về cịn xét nghiệm và
cách ly khơng theo quy định. Qua kiểm tra, rà soát, báo cáo cho thấy nhiều
nơi chưa làm nghiêm túc trong thực hiện “4 tại chỗ” , để xảy ra thiếu hụt thiết
bị y tế, bị động, lúng túng. Việc tiêm vaccine nhìn chung còn chậm, nhiều
nơi tổ chức tiêm khi vaccine về nhiều còn lúng túng. Hoạt động vận tải, cung
ứng hàng hóa có những lúng túng, bị động, thiếu hụt cục bộ.
2.2.5. Phương hướng, giải pháp
Tăng cường chỉ đạo tập trung, thống nhất, chuyên sâu đối với Thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam ở cấp liên vùng; đồng thời tăng
cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao ý thức chấp hành của người dân, bảo đảm
thực hiện chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn các biện pháp phòng, chống dịch theo
Chỉ thị 16, đặc biệt có thể thực hiện giãn cách xã hội ở mức cao hơn đối với
các địa bàn có diễn biến dịch tễ phức tạp tại một số địa phương; với mục tiêu

bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết.


Căn cứ tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, yêu cầu bảo vệ sức
khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, việc đầu tư, mua sắm
sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế… kịp thời, hiệu quả là nhiệm vụ quan
trọng, cấp bách trong phòng, chống dịch hiện nay. Nâng cao tinh thần trách
nhiệm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng,
chống dịch, đặc biệt là nâng cao ý thức và sự chấp hành Chị thị 16 của nhân
dân đối với các yêu cầu về giãn cách cá nhân với cá nhân, giữa gia đình,
khơng tụ tập đơng người, hạn chế việc đi lại, không ra khỏi nhà nếu khơng có
việc thật sự cần thiết,… Các cơ quan, đơn vị nên tăng cường làm việc trực
tuyến, bố trí người đi làm luân phiên tại công sở không quá 50%. Việc thực
hiện các yêu cầu giãn cách xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ vừa
là trách nhiệm, nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của mỗi người dân. Các trường
hợp vi phạm đều phải được xử lý nghiêm theo đúng quy định.
Thực hiện tốt công tác vận tải, lưu thơng hàng hóa giữa các địa
phương đang thực hiện giãn cách và các địa phương khác; bảo đảm cung ứng
kịp thời hàng hóa, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu
cho nhân dân tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội. Quan tâm
thực hiện có hiệu quả cơng tác bảm đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội
tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội.
Lãnh đạo, chỉ đạo phải thống nhất ở tầm quốc gia, nhưng các bộ, ngành,
địa phương phải chủ động, thường xuyên trao đổi với nhau để thống nhất các
biện pháp phòng, chống dịch, nhất là kiểm sốt người, hàng hóa, phương tiện
đi, đến giữa các địa phương không tự ý đặt ra “giấy phép con” làm ách tắc,
cản trở việc lưu thông hàng hóa và người thi hành cơng vụ.
Tập trung đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả chiến lược vaccine,
trong đó tăng cường tiếp cận đa dạng các nguồn vaccine để mua được nhiều
vaccine nhất có thể trong thời gian sớm nhất. Đẩy nhanh tiến độ chuyển giao

công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước. Tổ chức chiến dịch tiêm
vaccine bảo đảm kịp thời, an tồn, hiệu quả.
Rà sốt ngay và đề xuất cụ thể yêu cầu hỗ trợ về nhân lực, nhất là bác
sỹ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, sinh phẩm, trang thiết bị, vật tư y tế,…;
các địa phương khác cũng phải rà sốt, thơng báo về số lượng nhân lực, các
loại phương tiện, thiết bị có thể chi viện, hỗ trợ. Văn phịng Chính phủ phối
hợp với Bộ Y tế tổng hợp và điều phối chung, bảo đảm không thể thiếu, hụt
cho các địa phương đang thực hiện giãn cách và không để chồng chéo, lãng
phí.
Chủ động rà sốt, nắm chắc về số lượng, năng lực, tiếp nhận của các
khách sạn, cơ sơ lưu trú, trường học, ký túc xá sinh viên trên địa bàn và hạ
tầng cơ sở vật chất khác,…; trên cơ sở đó sẵn sàng các phương án huy động
kịp thời các cơ sở này nhằm đảm bảo năng lực cách ly trong trường hợp dịch
bùng phát, làm khu cách ly cho cơng nhân của các cơ sở sản xuất an tồn,
quản lý công nhân đi vê theo phương châm “một cung đường, hai điểm
đến”… Tiếp tục vận động nhân dân, doanh nghiệp, phát huy tinh thần đại
đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, chia sẻ, tự giác và tích cực thực hiện các
yêu cầu, quy định về giãn cách xã hội; đây không chỉ là trách nhiệm, nghĩa



×