Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ trứng cá cá con và ấu trùng tôm tôm con ở vùng biển ven bờ đông tây nam bộ-tác động của một số ngư cụ đối với cá con và tôm con ở vùng ven biển đông tây nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.02 KB, 85 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN
**************


Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ trứng cá, cá con và
ấu trùng tôm, tôm con ở vùng ven bờ Đông Tây Nam Bộ
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Quốc Huy



BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NGƯ CỤ ĐỐI VỚI
CÁ CON VÀ TÔM CON Ở VÙNG VEN BIỂN
ĐÔNG TÂY NAM BỘ


KS. Cao Văn Hùng
Viện Nghiên Cứu Hải Sản




7364-3
20/5/2009


Hải Phòng, 12 / 2008
i
MỤC LỤC


1. MỞ ĐẦU 1
2. TÀI LIỆU, PHƯƠNG PHÁP VÀ NGƯ CỤ SỬ DỤNG 2
2.1. Tài liệu nghiên cứu 2
2.2. Phương pháp nghiên cứu 2
2.2.1. Thu thập số liệu 2
2.2.2. Phân tích số liệu 2
2.3. Ngư cụ sử dụng 3
2.3.1. Ngư cụ sử dụng trong các chuyến giám sát hoạt động khai thác 3
2.3.2. Ngư cụ bắt gặp trong các chuyến điều tra nghề cá thương phẩm 3
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4
3.1. Nghề lưới kéo cá 4
3.1.1. Thành phần loài 4
3.1.2. Tỉ lệ cá con và tôm con 5
3.1.3. Biến động tần suất chiều dài 6
3.2. Nghề lưới kéo tôm 8
3.2.1. Thành phần loài 8
3.2.2. Tỉ lệ cá con và tôm con 9
3.2.3. Biến động tần suất chiều dài 10
3.3. Nghề vây cá Cơm 12
3.3.1. Thành phần loài 12
3.3.2. Tỉ lệ cá con và tôm con 13
3.3.3. Biến động tần suất chiều dài 14
3.4. Nghề đáy 15
3.4.1. Thành phần loài 15
3.4.2. Tỉ lệ cá con và tôm con 16
ii
3.4.3. Biến động tần suất chiều dài 17
3.5. Nghề lưới kéo đôi (Cào bay) 19
3.5.1. Thành phần loài 19
3.5.2. Tỷ lệ cá con và tôm con 19

3.5.3. Biến động tần suất chiều dài 20
3.6. Biến động tỷ lệ cá con và tôm con theo nghề khai thác 21
3.7. Biến động tỷ lệ cá con và tôm theo thời gian thu mẫu 22
3.8. Biến động tỷ lệ cá con và tôm con theo ngư trường khai thác 24
3.8.1. Biến động tỷ lệ cá con 24
3.8.2. Biến động tỷ lệ tôm con theo ngư trường khai thác 24
4. KẾT LUẬN 26
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
6. PHỤ LỤC 28















iii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1. Số lượng mẫu phỏng vấn theo loại nghề khai thác ở Đông Tây Nam Bộ năm
2007 - 2008. 4

Bảng 2. Một số họ có sản lượng cao bắt gặp ở nghề lưới kéo cá ở vùng biển Đông Tây

Nam Bộ năm 2007 -2008. 5

Bảng 3. Biến động sản lượng và tỷ lệ cá con, tôm con trong nghề lưới kéo cá ở vùng
biển Đông Tây Nam bộ 2007 - 2008 6

Bảng 4. Biến động tần suất chiều dài cá con, bắt gặp trong nghề lưới kéo cá ở vùng
biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 - 2008 7

Bảng 5. Biến động tần suất chiều dài tôm con, bắt gặp trong nghề lưới kéo cá ở vùng
biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 - 2008 8

Bảng 6. Một số họ có sản lượng cao bắt gặp ở nghề lưới kéo tôm ở vùng biển Đông
Tây Nam Bộ năm 2007 - 2008. 9

Bảng 7. Biến động tỷ lệ cá con và tôm con trong nghề khai thác tôm, ở vùng biển Đông
Tây Nam bộ năm 2007- 2008 10

Bảng 8. Biến động chiều dài các loài cá con bắt gặp trong nghề lưới kéo tôm ở vùng
biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008. 11

Bảng 9. Biến động tần suất chiều dài tôm con, bắt gặp trong nghề lưới kéo tôm ở vùng
biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 - 2008 12

Bảng 10. Một số họ có sản lượng cao bắt gặp trong nghề lưới vây cá cơm ở vùng biển
Đông Tây Nam Bộ, nam 2007 - 2008. 13

Bảng 11. Biến động tỷ lệ cá con và tôm con trong nghề lưới vây cá cơm ở vùng biển
Đông Tây Nam bộ năm 2007 – 2008 14

Bảng 12. Biến động chiều dài các loài cá con bắt gặp trong nghề lưới vây cá cơm ở

vùng biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008. 15

Bảng 13. Một số họ có sản lượng cao trong nghề lưới đáy bắt gặp ở vùng biển vem bờ
Đông Tây Nam Bộ, năm 2007 - 2008. 16

Bảng 14. Biến động tỷ lệ cá con và tôm con bắt gặp trong nghề đáy ở vùng biển Đông
Tây Nam Bộ, năm 2007 - 2008. 17

iv
Bảng 15. Biến động chiều dài các loài cá con bắt gặp trong nghề đáy ở vùng biển
Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008 18

Bảng 16. Biến động chiều dài tôm con bắt gặp trong nghề đáy ở vùng biển Đông Tây
Nam bộ, năm 2007 – 2008 18

Bảng 17. Một số họ có sản lượng cao bắt gặp ở nghề lưới kéo đôi tại vùng biển Đông
Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008 19

Bảng 18. Biến động tỷ lệ tôm con và cá con, bắt gặp trong nghề lưới kéo đôi ở vùng
biển Đông Tây Nam Bộ năm 2007-2008. 20

Bảng 19. Biến động tần suất chiều dài bắt gặp trong nghề lưới kéo đôi ở vùng biển
Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008 21

Bảng 20. Kết quả phân tích ANOVA về tỷ lệ tôm con trong các mẫu, bắt gặp trong các
nghề khai thác ở vùng biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008. 22

Bảng 21. Kết quả phân tích ANOVA về tỷ lệ cá con trong các mẫu, bắt gặp trong các
nghề khai thác ở vùng biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008. 22





DANH SÁCH HÌNH

Hình 1. Biến động tỷ lệ cá con trong các mẫu phỏng vấn, theo thời gian bắt gặp ở
vùng biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008. 23

Hình 2. Biến động tỷ lệ tôm con trong các mẫu phỏng vấn, theo thời gian bắt gặp ở
vùng biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008. 23

Hình 3. Biến động tỷ lệ cá con theo ngư trường khai thác, bắt gặp ở vùng biển Đông
Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008 24

Hình 4. Biến động tỷ lệ tôm con theo ngư trường khai thác, bắt gặp ở vùng biển Đông
Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008 25




v
DANH SÁCH PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Thành phần loài và tỷ lệ sản lượng nghề lưới kéo cá 28
Phụ lục 2. Thành phần loài nghề lưới kéo tôm ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ năm
2007 – 2008 43

Phụ lục 3. Thành phần loài bắt gặp trong nghề lưới vây ở vùng biển Đông Tây Nam
Bộ, năm 2007 – 2008. 56


Phụ lục 4. Thành phần loài bắt gặp trong nghề Đáy 62
Phụ lục 5. Thành phần loài, tỷ lệ sản lượng bắt gặp trong nghề lưới kéo đôi 72
Phụ lục 6. Tỷ lệ cá con và tôm con trung bình trong các mẫu bắt gặp theo ngư trường
ở vùng biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 - 2008 79


1
1. MỞ ĐẦU
Ngành thủy sản đang dần trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp vào tổng thu
nhập quốc dân. Giá trị xuất khẩu hiện nay đứng thứ 3, sau dầu khí và may mặc. Trong
đó, khai thác nguồn lợi hải sản đóng một vị trí quan trọng đối với ngành thủy sản,
chiếm khoảng 68% tổng giá trị xuất khẩu của ngành năm 2000 (Niên Giám thống kê,
2000). Bên cạnh đó, ngành thu
ỷ sản cũng đã tạo việc làm cho hơn 1 triệu người (Tổng
Cục Thống Kê, 2007). Song song với sự gia tăng về sản lượng, số lượng tàu thuyền,
tổng công suất máy cũng liên tục tăng. Tuy nhiên, năng suất bình quân (tấn/cv/năm)
lại thể hiện khuynh hướng giảm và đặc biệt là giảm liên tục từ năm 1985 đến nay. Nếu
năng suất đánh bắt năm 1985 là 1,11 tấ
n/cv/năm thì đến năm 2003 giá trị này chỉ còn
khoảng 0,35 tấn/cv/năm với tốc độ giảm bình quân 0,04 tấn/cv/năm trong thời kỳ này
(Tổng Cục Thống Kê, 2007). Ở nước ta, có khoảng trên 80% số lượng tàu thuyền lại
hoạt động chủ yếu ở vùng nước ven bờ trong khi vùng này chỉ chiếm 11% diện tích
vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Tình trạng này đã gây tổn hại tới nguồn lợi vì các
vùng nước ven bờ vốn là nơi tập trung các bãi đẻ cho các đàn thuỷ sản bố mẹ và là nơi
sinh cư của các thế hệ thuỷ sản. Do nguồn lợi bị suy giảm, số lượng tàu đánh cá lại quá
nhiều, nên hiệu quả khai thác đạt được ngày càng thấp, lợi nhuận thu được của mỗi tàu
ngày càng giảm. Để đảm bảo chi phí, các tàu đánh cá buộc phải tăng cường độ khai
thác như: t
ăng số mẻ lưới trong một ngày đêm, tăng số ngày hoạt động, giảm kích
thước mắt lưới, tăng công suất phát sáng để tận thu sản lượng (Tổng Cục Thống Kê,

2007). Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhiều tàu cá xa bờ lại vào đánh bắt ven bờ,
đặc biệt ở khu vực Vịnh Bắc Bộ gây nên tình trạng cạnh tranh giữa các nghề khai thác
khác nhau trong cùng một ngư trường. Sự phát triển ngh
ề cá thiếu kiểm soát như trên
không những gây ra sự suy giảm nguồn lợi nói chung mà còn dẫn đến việc nhiều loài
hải sản quan trọng có nguy cơ bị tuyệt diệt (Tổng Cục Thống Kê, 2007).Trước tình
hình trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ trứng cá – cá
con và ấu trùng tôm - tôm con ở vùng biển ven bờ Đông Tây Nam bộ”, được tiến hành
với mục đích xác định tỷ lệ cá và tôm con b
ị khai thác và ảnh hưởng của các nghề khai
thác đến đối tượng này. Đưa ra những luận điểm khoa học giúp các nhà quản lý có
chính sách quản lý đúng đắn nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản một cách bền vững.

2
2. TÀI LIỆU, PHƯƠNG PHÁP VÀ NGƯ CỤ SỬ DỤNG
2.1. Tài liệu nghiên cứu
Tài liệu sử dụng trong báo cáo là số liệu thu mẫu nghề cá thương phẩm do đề tài
“Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ trứng cá, cá con và ấu trùng tôm,
tôm con ở vùng ven bờ Đông Tây Nam Bộ”
thực hiện, từ tháng 1 năm 2007 đến tháng
12 năm 2007 tại 6 tỉnh ven biển Đông Tây Nam Bộ: Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Các loại nghề khai thác được lựa chọn
gồm: nghề lưới vây, nghề lưới kéo cá, nghề lưới kéo tôm và nghề đáy. Song song với
nguồn số liệu trên, số liệu các chuyến giám sát hoạt động khai thác trên các tàu lưới
kéo cá, lưới kéo tôm, lưới vây ánh sáng và nghề đáy ở các tỉnh ven biển
Đông Tây
Nam bộ năm 2007 và 2008 được sử dụng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thu thập số liệu

Tại mỗi tỉnh có một điểm lên cá được lựa chọn để thu mẫu, tuy nhiên, tuỳ theo hiện
trạng nghề cá của mỗi tỉnh mà điểm thu mẫu được xác lập cố định hay thay đổi theo
mùa vụ. Số liệu được thu thập vào các buổi sáng, khi các tàu đánh bắt từ ngư trường
về và bắt đầu bán sản phẩm cho các đầu nậu. Sau khi ph
ỏng vấn các thông tin về thời
gian, ngư lưới cụ, số nhân công, kinh tế, tàu thuyền … tiến hành thu mẫu theo nhóm
thương phẩm lựa chọn (chủ yếu là nhóm cá tạp và cá phân). Các nhóm thương phẩm
lựa chọn sẽ được phân tích thành phần loài, đo chiều dài, phân tích sinh học (Ưu tiên
các loài cá kinh tế và các loài tôm). Trong đó, chiều dài được đo bằng mm và khối
lượng được cân bằng gam. Quy trình thu mẫu được thực hiện theo hướng dẫn của
FAO (Constantine Stamatopoulos, 2002),
2.2.2. Phân tích số liệu
Phân bố tần suất chiều dài, độ chín mùi tuyến sinh dục được phân tích theo hướng dẫn
của Michel King (Michel King, 1996). Các loài được xác định là cá con và tôm con
khi chúng chưa phân biệt giới tính. Số liệu thành phần loài bắt gặp và tỷ lệ cá con, tôm
con được xác định theo các loại nghề khai thác, thời gian và ngư trường khai thác.
Số liệu được xử lý theo phương pháp thông kê mô tả thông thường trên phần
mềm Microsoft Office Excel 2003.

3
2.3. Ngư cụ sử dụng
2.3.1. Ngư cụ sử dụng trong các chuyến giám sát hoạt động khai thác
Đối với nghề lưới kéo cá: Phương tiện chủ yếu là các tàu khai thác của ngư dân;
chất liệu vỏ gỗ, chiều dài dao động từ 14,5 đến 16m; công suất máy dao động từ 75
đến 250CV. Ngư cụ sử dụng là lưới kéo cá đáy, có chiều dài giềng phao từ 17 đến 22m
và chiều dài giềng chì dao động t
ừ 20 đến 26m, mắt lưới ở đụt dao động từ 15 đên
22mm.
Đối với nghề lưới kéo tôm: Phương tiện sử dụng là tàu có các thông số kỷ thuật
như sau; Chất liệu vỏ gỗ, chiều dài lớn nhất 13,7m, chiều rộng lớn nhất 3,58m, chiều

cao mạn tàu 1,78m, công suất máy 74 CV, sức chở lớn nhất 12,57 tấn. Ngư cụ sử dụng
là lưới kéo đáy có giềng phao dài 14m, giềng chì 16m, kích th
ước mắt lưới ở đụt 18
mm. Trong quá trình kéo lưới, trên tàu sử dụng 2 tăng gông mở rộng, chiều dài mỗi
tăng gông là 3,5m.
Đối với nghề lưới vây ánh sáng: Phương tiện sử dụng là tàu lưới vây cá cơm có
sử dụng ánh sáng của ngư dân; Chất liệu vỏ gỗ, chiều dài tàu là 16,9m, công suất máy
chính là 350 CV. Ngư cụ sử dụng là loại lưới vây cá cơm, có chiều dài lưới là 500m,
chiều cao lưới là 80m và mắt lưới ở
tùng 2a = 10mm.
Đối với nghề đáy: Phương tiện sử dụng là tàu có các thông số kỷ thuật như sau;
Chất liệu vỏ gỗ, chiều dài lớn nhất khoảng 8,5m, chiều rộng lớn nhất khoảng 2m, công
suất máy 15 CV. Ngư cụ sử dụng là lưới chuyên dùng cho nghề đáy có giềng phao và
giềng chì khoảng 26m, kích thước mắt lưới ở đụt 10 mm.
2.3.2. Ngư cụ bắt gặp trong các chuyến đ
iều tra nghề cá thương phẩm
Tổng số có 353 lượt tàu thuộc 5 nghề khai thác hải sản khác nhau, trong đó
vùng Đông Nam Bộ phỏng vấn 178 lượt tàu chiếm 50,9% và vùng Tây Nam Bộ là 175
lượt tàu chiếm 49,1%. Tính chung cho vùng Đông Tây Nam bộ và theo nghề khai thác,
tần suất bắt gặp cao nhất là đội tàu lưới kéo cá chiếm chiếm 38%, tiếp đến là đội tàu
lưới kéo tôm chiếm 34% và thấp nhất là nghề lưới kéo đôi chỉ chiếm 6% trong tổng số

mẫu phỏng vấn, chi tiết số lượng mẫu phỏng vấn theo đội tàu và theo vùng biển được
thể hiện tại bảng 1. Phương tiện sử dụng là các tàu khai thác hải sản có nhóm công
suất như sau; tàu lưới kéo cá dao động từ 22 đến 500 CV, nghề lưới kéo đôi (cào bay)
dao động từ 60 đến 370 CV, lưới kéo tôm dao động từ 12 đến 165 CV, đối với nghề

4
lưới vây, nhóm công suất dao động từ 250 đến 500 CV và thấp nhất là nghề đáy, nhóm
công suất chỉ dao động từ 15 đến 22 CV. Ngư cụ bắt gặp trong các chuyến điều tra

nghề cá thương phẩm: Đối với nghề đáy, độ mở ngang của miệng lưới dao động từ 11
đến 25 m, mắt lưới ở đụt dao động từ 10 đến 20 mm. Nghề lưới kéo cá, chiều dài
giềng chì dao động từ
9 đến 37 m và chiều dài giềng phao dao động từ 6 đến 35 m, cỡ
mắt lưới ở đụt dao động từ 8 đến 38 mm. Đối với nghề lưới kéo đôi (cào bay), ngư cụ
sử dụng có chiều dài giềng phao dao động từ 32 đến 56 m tương ứng với chiều dài
giềng chì dao động từ 36 đến 60 m, kích thước mắt lưới ở đụt dao động trong khoảng
12 đến 25 mm. Nghề lưới kéo tôm, kích thước mắt l
ưới bắt gặp dao động rất nhiều, từ
8 đến 35 mm, chiều dài giềng phao dao động từ 5 đến 25 m tương ứng với chiều dài
giềng chì dao động từ 10 đến 29 m và nghề lưới vây, chiềi dài lưới (chu vi) dao động
từ 250 đến 600 m, tương ứng với chiều cao dao động từ 40 đến 70 m, kích thước mắt
lưới ở tùng dao động từ 8 đến 18 mm.
Bảng 1. Số lượng mẫu phỏng v
ấn theo loại nghề khai thác ở Đông Tây Nam Bộ năm
2007 - 2008.
Stt Loại nghề khai thác Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ Tổng chung
1 Đáy 40 9 49
2 Lưới kéo cá 77 56 133
3 Lưới kéo đôi 2 19 21
4 Lưới kéo tôm 59 60 119
5 Lưới vây - 28 28
Tổng 178 172 350
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghề lưới kéo cá
3.1.1. Thành phần loài
Thành phần loài bắt gặp trong các chuyến điều tra nghề cá thương phẩm và các chuyến
giám sát hoạt động khai thác ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ ở nghề lưới kéo cá là 457
loài/nhóm loài thuộc 238 giống và 110 họ hải sản. Thành phần loài bắt gặp nhiều nhất
ở họ tôm he (Penaeidae) với số lượng 27 loài/nhóm loài, họ cua bơ

i (Portunidae) bắt
gặp 12 loài/nhóm loài. Đối với các họ cá, thành phần loài bắt gặp nhiều nhất ở họ cá
khế (Carangidae) 18 loài/nhóm loài, tiếp đến là họ cá liệt (Leiognathidae) với 17 loài,

5
họ cá nóc (Tetraodontidae) 16 loài/nhóm loài, họ cá bống đen (Gobiidae) bắt gặp 15
loài/nhóm loài, một số họ có thành phần loài bắt gặp nhiều (>10 loài/nhóm loài) như:
họ cá sơn (Apogonidae), họ cá đàn lia (Callionymidae), … Đối với sản lượng khai
thác, sản lượng bắt gặp cao nhất ở họ cá liệt, tỷ lệ sản lượng chiếm khoảng 19,0%, tiếp
đến là họ cá nóc chiếm khoảng 16,6%. Một số họ có sả
n lượng cao trong nghề lưới
kéo cá được thể hiện tại bảng 2. Chi tiết thành phần loài bắt gặp trong nghề lưới kéo cá
được thể hiện tại phụ lục 1.
Bảng 2. Một số họ có sản lượng cao bắt gặp ở nghề lưới kéo cá ở vùng biển Đông Tây
Nam Bộ năm 2007 -2008.
Họ
Stt
Tên khoa học Tên Việt nam
Sản lượng
(kg)
Tỷ lệ
(%)
1
Leiognathidae
Họ cá Liệt 49.877,1 18,9
2
Tetraodontidae
Họ cá Nóc 43.682,9 16,6
3
Apogonidae

Họ cá Sơn 18.240,4 6,9
4
Trichiuridae
Họ cá Hố 12.872,5 4,9
5
Loliginidae
Họ mực Ống 11.269,5 4,3
6
Monacanthidae
Họ cá bò 10.579,5 4,0
7
Bothidae
Họ cá Bơn 10.372,4 3,9
8
Penaeidae
Họ tôm He 9.040,5 3,4
9
Synodontidae
Họ cá mối 8.044,8 3,1
10
Carangidae
Họ cá Khế 4.184,4 1,6
Tổng 178.163,9 67,6

3.1.2. Tỉ lệ cá con và tôm con
Biến động tỷ lệ cá con trong các mẻ lưới ở các tháng thu mẫu ở nghề lưới kéo cá dao
động từ 23,0% đến 66,8% sản lượng khai thác. Tỷ lệ cao nhất bắt gặp trong tháng 4,
tiếp đến là tháng 10 và thấp nhất bắt gặp trong tháng 6. Trung bình chung, tỷ lệ cá con
trong sản lượng khai thác, ở nghề lưới kéo đáy chiếm khoảng 40,8±13,6%. Bên cạnh
đó, tỷ lệ tôm con trong các mẻ lưới, ở các tháng thu mẫu ngh

ề lưới kéo đáy rất thấp,
dao động từ 0,6% đến 6,2%, trung bình chung ở các tháng thu mẫu, tỷ lệ tôm con
chiếm khoảng 2,7±2,0%. Tỷ lệ tôm con bắt gặp cao nhất trong tháng 7 và thấp nhất ở

6
tháng 3. Tính chung cho các tháng thu mẫu, tỷ lệ cá con và tôm con dao động từ
27,4% đến 67,6%, trung bình ở các tháng thu mẫu, tỷ lệ này khoảng 43,5±13,2%. Biến
động tỷ lệ cá con và tôm con trong nghề lưới kéo đáy, theo các tháng thu mẫu được thể
hiện tại bảng 3.
Bảng 3. Biến động sản lượng và tỷ lệ cá con, tôm con trong nghề lưới kéo cá ở vùng
biển Đông Tây Nam bộ 2007 - 2008.
Tháng
KL CC
(kg)
KLTC
(kg)
Sản lượng
(kg)
Tỷ lệ CC
(%)
Tỷ lệ
TC
(%)
Tỷ lệ chung
(%)
3 40.988,0 659,1 110.841,5 37,0 0,6 37,6
4 18.614,2 221,8 27.850,6 66,8 0,8 67,6
5 20.702,2 676,1 57.583,5 36,0 1,2 37,1
6 6.523,6 1.231,0 28.350,0 23,0 4,3 27,4
7 8.371,3 1.028,6 16.578,2 50,5 6,2 56,7

8 1.202,0 117,7 3.615,0 33,2 3,3 36,5
9 1.629,4 89,4 5.063,5 32,2 1,8 33,9
10 5.842,1 154,6 10.800,0 54,1 1,4 55,5
11 1.024,5 131,2 2.945,0 34,8 4,5 39,2
Mean
1
11.655,3 478,8 29.291,9 40,8 2,7 43,5
Max
2
40.988,0 1.231,0 110.841,5 66,8 6,2 67,6
Min
3
1.024,5 89,4 2.945,0 23,0 0,6 27,4
Stdev
4
13.154,8 435,0 35.174,2 13,6 2,0 13,2

3.1.3. Biến động tần suất chiều dài
+ Đối với cá con: Đối với nghề lưới kéo cá, số cá thể cá con bắt gặp là 2677 thuộc 13
họ cá với 26 loài. Biến động chiều dài các loài cá con (chiều dài lớn nhất, bé nhất và
chiều dài trung bình) được thể hiện tại bảng 4.




1
: Giá trị trung bình
2
: Giá trị lớn nhất
3

: Giá trị bé nhất
4
: Độ lệch chuẩn

7
Bảng 4. Biến động tần suất chiều dài cá con, bắt gặp trong nghề lưới kéo cá ở vùng
biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 - 2008.
Họ Tên khoa học
Max
(mm)
Mean
(mm)
Min
(mm)
Số con
Carangidae Alepes kleinii
74 54 40 43

Atule mate
90 48 36 18

Selaroides leptolepis
90 61 20 175
Engraulidae
Stolephorus commersonii
72 48 34 301
Hoplichthyidae
Hoplichthys longsdofi
113 84 52 84
Lutjanidae Lutjanus lineolatus

66 53 36 14
Mullidae
Upeneus bensasi
74 62 48 5

Upeneus japonicus
63 57 51 23
Nemipteridae
Nemipterus furcosus
90 75 60 17

Nemipterus nemurus
100 90 80 18

Nemipterus sp.
75 58 35 173

Scolopsis taenaoptera
52 44 34 14
Pinguipedidae
Parapercis filamentosus
96 74 56 90

Parapercis ommatura
69 63 52 12
Platycephalidae Rogadius asper
55 47 35 12
Priacanthidae
Priacanthus macracanthus
95 78 40 91


Priacanthus tayenus
95 75 54 49
Sciaenidae
Pennahia anea
84 63 34 100

Pennahia argentata
68 61 54 4

Pennahia pawak
71 57 44 49
Siganidae
Siganus canaliculatus
85 65 50 128
Stromatidae
Pampus argentatus
74 72 70 3
Synodontidae
Saurida elongata
104 94 84 3

Saurida tumbil
107 74 45 42

Saurida undosquamis
105 74 35 240

Trachinocephalus myops
110 74 42 969

Tổng 2677

8

+ Đối với tôm con: Biến động chiều dài (vỏ đầu ngực) các loài tôm con bắt gặp trong
nghề lưới kéo cá, ở vùng biển Đông Tây Nam được thể hiện qua chiều dài 11 loài tôm
thuộc họ tôm he, với 2677 cá thể. Chiều dài tôm con bắt gặp thấp nhất ở loài tôm vân
đỏ (Metapenaeopsis mogiensis) với chiều dài khoảng 3mm, tiếp đến là loài tôm vỏ
lông (Metapenaeopsis barbata) 4mm. Chiều dài tôm con lớn nhất bắt gặp ở loài tôm
sắt choán (Parapenaeopsis maxillipedo) 16mm. Biến
động chiều dài tôm con các loài
tôm thuộc họ tôm he được thể hiện tại bảng 5.
Bảng 5. Biến động tần suất chiều dài tôm con, bắt gặp trong nghề lưới kéo cá ở vùng
biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 - 2008.
Họ Tên khoa học
Max
(mm)
Mean
(mm)
Min
(mm)
Số con
Penaeidae
Metapenaeopsis barbata
13 11 4 701
Metapenaeopsis mogiensis
13 9 3 564
Metapenaeopsis palmensis
13 10 7 85
Metapenaeopsis stridulans

13 11 7 399
Metapenaeus affinis
13 12 11 15
Parapenaeopsis cornuta
12 9 6 144
Parapenaeopsis hardwickii
15 13 11 103
Parapenaeopsis hungerfordi
15 13 11 13
Parapenaeopsis maxillipedo
16 12 7 54
Trachypenaeus curvirostris
12 11 10 13
Trachypenaeus malaiana
12 11 6 199
Tổng 2290

3.2. Nghề lưới kéo tôm
3.2.1. Thành phần loài
Thành phần loài bắt gặp trong nghề lưới kéo tôm ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ năm
2007 – 2008 khá đa dạng, với 345l oài/nhóm loài được xác định thuộc 185 giống và 95
họ hải sản. Trong đó, thành phần loài bắt gặp nhiều nhất thuộc họ tôm he với 27
loài/nhóm loài được xác định, tiếp đến là họ cá bống với số loài/nhóm loài bắt gặp là
18, họ cá liệt bắ
t gặp 16 loài và 14 loài thuộc họ cá đù (Sciaenidae). Các họ có số

9
lượng loài bắt gặp nhiều (>10 loài) như họ cá khế, họ cá sơn, họ cá trỏng
(Engraulidae) … Thành phần sản lượng bắt gặp ở nghề lưới kéo tôm, vùng biển Đông
Tây Nam Bộ năm 2007 – 2008 cho thấy: sản lượng bắt gặp lớn nhất ở họ tôm he với tỷ

lệ 19,6%, tiếp đến là họ cá nóc chiếm 8,8%, họ cá đàn lia chiếm 5,1% và họ cua bơi
chiếm 4,9% … Một số họ
có sản lượng cao được thể hiện tại bảng 6. Chi tiết thành
phần loài và tỷ lệ sản lượng bắt gặp ở nghề lưới kéo tôm được thể hiện tại phụ lục 2.
Bảng 6. Một số họ có sản lượng cao bắt gặp ở nghề lưới kéo tôm ở vùng biển Đông
Tây Nam Bộ năm 2007 - 2008.
Tên họ
Stt
Tên khoa học Tên việt nam
Sản lượng
(kg)
Tỷ lệ sản lượng
(%)
1
Penaeidae
Họ tôm He 1.484,0 19,6
2
Tetraodontidae
Họ cá Nóc 664,7 8,8
3
Callionymidae
Họ cá đàn lia 389,5 5,1
4
Portunidae
Họ cua bơi 375,3 4,9
5
Leiognathidae
Họ cá Liệt 342,8 4,5
6
Gobiidae

Họ cá Bống 307,5 4,1
7
Loliginidae
Họ mực Ống 247,5 3,3
8
Apogonidae
Họ cá Sơn 245,3 3,2
9
Monacanthidae
Họ cá Bò 231,5 3,1
10
Cynoglossidae
Họ cá Bơn 216,1 2,8
Tổng 4.504,2 59,4

3.2.2. Tỉ lệ cá con và tôm con
Biến động tỷ lệ cá con và tôm con trong sản lượng khai thác ở nghề lưới kéo tôm, bắt
gặp ở các tháng thu mẫu dao động từ 26,0% đến 74,7%, trung bình khoảng
45,0±16,4%. Tỷ lệ này bắt gặp cao nhất ở tháng 1 và thấp nhất là tháng 4. Tính riêng
cho từng đối tượng, tỷ lệ cá con dao động từ 3,9% đến 74,7%, trung bình chung
khoảng 32,5±21,1% , tỷ lệ cá con bắt gặp cao nhất ở tháng 1 và thấp nhất ở tháng 4.
Biế
n động tỷ lệ tôm con trong nghề lưới kéo tôm rất lớn, dao động từ 0% đến 25,2%.
Trung bình chung ở các tháng thu mẫu, tỷ lệ tôm con chiếm khoảng 12,6±8,5% sản
lượng khai thác. Tuy nhiên, so với tỷ lệ cá con, tỷ lệ tôm con bắt gặp cao nhất ở tháng

10
6 và thấp nhất là tháng 1. Chi tiết biến động tỷ lệ cá con và tôm con trong nghề khai
thác tôm, bắt gặp trong các chuyến điều tra nghề cá thương phẩm vùng biển Đông Tây
Nam bộ, năm 2007 được thể hiện tại bảng 7.

Bảng 7. Biến động tỷ lệ cá con và tôm con trong nghề khai thác tôm, ở vùng biển Đông
Tây Nam bộ năm 2007- 2008.
Tháng
KL CC
(kg)
KL TC
(kg)
Sản lượng
(kg)
Tỷ lệ CC
(%)
Tỷ lệ TC
(%)
T
ỷ lệ chung
(%)
1 3,7 0 5,0 74,7 0 74,7
3 100,1 263,4 1.323,5 7,6 19,9 27,5
4 43,0 243,2 1.101,1 3,9 22,1 26,0
5 29,7 15,3 89,5 33,2 17,1 50,3
6 54,4 91,5 363,6 14,9 25,2 40,1
7 678,4 91,3 2.086,0 32,5 4,4 36,9
8 221,4 82,1 615,0 36,0 13,3 49,3
9 111,0 51,7 551,0 20,1 9,4 29,5
10 46,2 16,2 90,0 51,3 18,0 69,4
11 381,5 83,4 1.252,0 30,5 6,7 37,1
12 58,2 2,6 111,8 52,1 2,3 54,4
Mean 157,1 94,1 689,9 32,5 12,6 45,0
Max 678,4 263,4 2.086,0 74,7 25,2 74,7
Min 3,7 2,6 5,0 3,9 0 26,0

Stdev 204,2 90,4 670,1 21,1 8,5 16,4

3.2.3. Biến động tần suất chiều dài
+ Đối với cá con: Biến động tần suất chiều dài cá con trong nghề lưới kéo tôm được
xác định với 1883 cá thể cá con thuộc 26 loài và 15 họ cá. Trong đó, số cá thể bắt gặp
nhiều nhất loài cá cơm thường (Stolephorus commersonii) với 492 cá thể, tiếp đến là
loài cá liệt (Leiognathus blochii) 298 cá thể. Số lượng cá con bắt gặp thấp nhất là loài
cá đù (Johnius amblycephalus) chỉ
bắt gặp 3 cá thể. Chiều dài bé nhất bắt gặp ở các
loài cá con dao động từ 25mm đến 80mm và chiều dài lớn nhất dao động từ 54mm đến
115mm. Chiều dài trung bình các loài cá con bắt gặp trong nghề lưới kéo tôm, ở vùng

11
biển Đông Tây Nam bộ dao động trong khoảng 45mm đến 95mm, tuỳ thuộc vào từng
loài. Biến động chiều dài các loài cá con được thể hiện tại bảng 8.
Bảng 8. Biến động chiều dài các loài cá con bắt gặp trong nghề lưới kéo tôm ở vùng
biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008.
Họ Tên khoa học
Max
(mm)
Min
(mm)
Min
(mm)
Số con
Ariidae
Arius thalassianus
105 88 70 92
Carangidae
Selaroides leptolepis

86 73 66 6
Clupeidae
Escualosa thoracata
54 50 46 21
Engraulidae
Stolephorus commersonii
74 49 34 492
Hoplichthyidae
Hoplichthys longsdofi
107 93 77 66
Leiognathidae
Leiognathus blochii
58 48 25 298
Mullidae
Upeneus moluccensis
70 65 60 21
Muraenesocidae
Muraenesox cinereus
110 95 80 29
Pinguipedidae
Parapercis filamentosus
85 68 46 60
Platycephalidae
Rogadius asper
65 52 40 26
Polynemidae
Polydactylus sexfilis
115 88 52 28
Priacanthidae
Priacanthus tayenus

85 58 45 9
Sciaenidae
Johnius amblycephalus
64 61 58 3

Johnius belangeri
88 62 39 29

Johnius grypotus
60 45 34 32

Johnius sp.
73 50 30 139

Nibea soldado
70 58 44 8

Pennahia anea
84 65 36 79

Pennahia argentata
84 57 34 175

Pennahia pawak
62 45 30 43
Synodontidae
Saurida elongata
104 84 43 23

Saurida tumbil

102 84 51 29

Saurida undosquamis
115 79 55 77

Trachinocephalus myops
93 68 36 75
Terapontidae Pelates quadrilineatus
72 57 46 10

Terapon theraps
87 78 65 13
Tổng 1883


12
+ Đối với tôm con: biến động tần suất chiều dài chủ yếu được ghi nhận ở 4799 cá thể
tôm con, thuộc 10 loài tôm, tất cả các loài này đều nằm trong họ tôm he. Chiều dài tôm
con, bé nhất dao động từ 4mm đến 9mm, chiều dài lớn nhất dao động từ 12mm đến
14mm và chiều dài trung bình các cá thể tôm con dao động từ 9 mm đến 11mm. Biến
động chiều dài tôm con, bắt gặp trong nghề lưới kéo tôm, ở vùng biển Đông Tây Nam
bộ được thể
hiện ở bảng 9.
Bảng 9. Biến động tần suất chiều dài tôm con, bắt gặp trong nghề lưới kéo tôm ở vùng
biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 - 2008.
Họ Tên khoa học Max Mean Min Số con
Penaeidae
Metapenaeopsis barbata
13 10 5 1487


Metapenaeopsis mogiensis
13 10 4 564

Metapenaeopsis stridulans
13 10 5 847

Parapenaeopsis cornuta
12 9 5 240

Parapenaeopsis hardwickii
14 11 7 229
Parapenaeopsis hungerfordi 14 11 9 99

Parapenaeopsis sculptilis
14 10 5 452

Parapenaeopsis sp.
13 11 9 14

Trachypenaeus curvirostris
12 10 6 579

Trachypenaeus malaiana
12 10 6 288
Tổng 4799

3.3. Nghề vây cá Cơm
3.3.1. Thành phần loài
Nghề vây cá cơm ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ, năm 2007 - 2008, bắt gặp 166
loài/nhóm loài thuộc 97 giống và 54 họ hải sản. Trong đó, số lượng loài bắt gặp nhiều

nhất 11 loài/nhóm loài thuộc các họ cá khế, tôm he, cá liệt và họ cá trích (Clupeidae).
họ cá thu ngừ (Scombridae), họ cá sơn bắt gặp 7 loài/nhóm loài … Sản lượng khai
thác trong nghề lưới vây cá cơm bắt gặp chủ
yếu ở một số họ cá đặc trưng của nghề
khai thác. Trong đó, cao nhất ở họ cá trỏng, chiếm 35,6% sản lượng khai thác bắt gặp,
tiếp đến là họ cá thu ngừ chiếm khoảng 29%, họ cá trích chiếm khoảng 16,1% … Chi
tiết 10 họ hải sản có sản lượng cao, bắt gặp trong nghề lưới vây cá cơm được thể hiện

13
tại bảng 10. Thành phần loài, tỷ lệ sản lượng bắt gặp ở nghề lưới vây cá cơm, khai thác
ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ năm 2007 – 2008 được thể hiện tại phụ lục 3.
Bảng 10. Một số họ có sản lượng cao bắt gặp trong nghề lưới vây cá cơm ở vùng biển
Đông Tây Nam Bộ, nam 2007 - 2008.
Tên họ
Stt
Tên khoa học Tên việt nam
Sản lượng
(kg)
Tỷ lệ sản lượng
(%)
1
Engraulidae
Họ cá trỏng 72.331,9 35,6
2
Scombridae
Họ cá thu ngừ 58.960,2 29,0
3
Clupeidae
Họ cá trích 32.628,1 16,1
4

Carangidae
Họ cá khế 15.588,5 7,7
5
Monacanthidae
Họ cá bò 8.402,0 4,1
6
Loliginidae
Họ mực Ống 2.621,8 1,3
7
Bregmacerotidae
Họ cá tuyết 1.941,8 1,0
8
Tetraodontidae
Họ cá nóc 1.609,5 0,8
9
Leiognathidae
Họ cá liệt 1.504,4 0,7
10
Synodontidae
Họ cá mối 795,1 0,4
Tổng 196.383,4 96,7

3.3.2. Tỉ lệ cá con và tôm con
Tỷ lệ cá con và tôm con, bắt gặp ở nghề lưới vây cá cơm biến động từ 12,6% đến
78,9%, trung bình chung ở các tháng thu mẫu, tỷ lệ cá con và tôm con khoảng 35,9±
22,7%. Trong đó, tỷ lệ cá con là chủ yếu, tỷ lệ tôm con trong nghề lưới vây ánh sáng là
không đáng kể, chiếm từ 0,0% đến 0,2% sản lượng các mẻ lưới. Tỷ lệ cá con bắt gặp
cao nhất ở tháng 12 và thấp nhất là tháng 10. Biến
động tỷ lệ cá con và tôm con bắt
gặp ở nghề lưới vây cá cơm ở vùng biển Đông Tây Nam bộ được thể hiện tại bảng 11.






14
Bảng 11. Biến động tỷ lệ cá con và tôm con trong nghề lưới vây cá cơm ở vùng biển
Đông Tây Nam bộ năm 2007 – 2008.
Tháng
KL CC
(kg)
KL TC
(kg)
Sản lượng
(kg)
Tỷ lệ CC
(%)
Tỷ lệ TC
(%)
Tỷ lệ
chung (%)
1 5.147,0 25,2 10.380,0 49,6 0,2 49,8
2 9.648,5 39,1 33.689,5 28,6 0,1 28,8
3 5.937,7 24,7 19.570,7 30,3 0,1 30,5
4 4.033,0 0,0 11.370,0 35,5 0,0 35,5
10 5.252,2 1,6 41.662,2 12,6 0,0 12,6
11 761,0 0,1 5.000,0 15,2 0,0 15,2
12 64.231,4 12,6 81.395,0 78,9 0,0 78,9
Mean 13.573,0 17,2 29.009,6 35,8 0,1 35,9
Max 64.231,4 39,1 81.395,0 78,9 0,2 78,9

Min 761,0 0,1 5.000,0 12,6 0,0 12,6
Stdev 22.492,1 15,2 26.614,5 22,7 0,1 22,7

3.3.3. Biến động tần suất chiều dài
Đối với nghề lưới vây cá cơm, biến động chiều dài chủ yếu được ghi nhận ở 4329 cá
thể cá con thuộc 16 loài và 6 họ cá. Tôm con không bắt gặp trong sản lượng của nghề
lưới vây cá cơm. Số lượng cá con bắt gặp nhiều nhất là loài cá ba thú (Rastrelliger
brachysoma) với 1523 cá thể cá con, tiếp đến là loài cá chỉ vàng (Selaroides
leptolepis) 1281 cá thể cá con. Số cá thể cá con bắt gặ
p thấp nhất là loài cá thu vạch
(Scomberomorus commersonii), bắt gặp 5 cá thể cá con trong quá trình thu mẫu. Biến
động chiều dài các loài cá con trong nghề lưới vây cá cơm dao động từ 16mm đến
129mm, chiều dài lớn nhất bắt gặp ở các loài cá con dao động 52mm đến 129mm và
chiều dài bé nhất dao động từ 16mm đến 100mm, trung bình chiều dài các loài cá con
dao động từ 45mm đến 112mm. Biến động chiều dài các loài cá con bắt gặp trong
nghề lưới vây cá cơm ở vùng biển Đông Tây Nam bộ được thể
hiện tại bảng 12.




15
Bảng 12. Biến động chiều dài các loài cá con bắt gặp trong nghề lưới vây cá cơm ở
vùng biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008.
Họ Tên khoa học
Max
(mm)
Mean
(mm)
Min

(mm)
Số con
Atherinidae Athatherinomorus lacunosus
65 50 35 32
Carangidae
Atule mate
115 94 34 11

Decapterus maruadsi
129 108 97 35

Megalaspis cordyla
104 67 34 164

Selaroides leptolepis
90 46 20 1281
Clupeidae
Dussumieria elopsoides
126 112 100 10

Sardinella gibbosa
80 59 16 73
Engraulidae
Encrasicholina devisi
69 61 50 259

Encrasicholina heteroloba
52 47 40 407

Encrasicholina punctifer

67 45 30 209

Stolephorus commersonii
75 67 53 101

Stolephorus indicus
93 90 87 11
Priacanthidae
Priacanthus tayenus
53 46 38 35
Scombridae
Rastrelliger brachysoma
117 86 30 1523

Rastrelliger sp. 95 65 35 173

Scomberomorus commerson
90 81 72 5
Tổng 4329
3.4. Nghề đáy
3.4.1. Thành phần loài
Tổng số có 262 loài/nhóm loài thuộc 139 giống và 76 họ hải sản được xác định, bắt
gặp trong nghề lưới đáy ở vùng biển ven bờ Đông Tây Nam Bộ, năm 2007 - 2008.
Trong đó, số lượng loài bắt gặp nhiều nhất là họ tôm he, với 25 loài/nhóm loài. Tiếp
đến là các họ cá trỏng, họ cá bống đen, họ cá liệt với 15 loài/nhóm loài bắt gặp. Họ cá
đù và h
ọ cá khế đều bắt gặp 13 loài/nhóm loài. Sản lượng khai thác bắt gặp cao nhất là
họ cá trỏng, tiếp đến là họ ruốc (Sergestidae), họ tôm he … Một số họ có sản lượng
thấp không đáng kể như họ cá bướm (Chaetodonidae)… Chi tiết thành phần loài, tỷ lệ
sản lượng bắt gặp trong nghề lưới đáy ở vùng biển ven bờ Đông Tây Nam Bộ được thể

hiệ
n tại phụ lục 4. Các họ có sản lượng cao được thể hiện tại bảng 13.

16
Bảng 13. Một số họ có sản lượng cao trong nghề lưới đáy bắt gặp ở vùng biển vem bờ
Đông Tây Nam Bộ, năm 2007 - 2008.
Tên họ
Stt
Tên khoa học Tên việt nam
Sản lượng
(kg)
Tỷ lệ sản lượng
(%)
1
Engraulidae
Họ cá Trỏng 347,1 16,8
2
Sergestidae
Họ Moi (ruốc) 260,9 12,6
3
Penaeidae
Họ tôm He 176,6 8,5
4
Portunidae
Họ cua bơi 126,5 6,1
5
Gerreidae
Họ cá Bạc 119,3 5,8
6
Sciaenidae

Họ cá Đù 116,8 5,6
7 Clupeidae Họ cá Trích 109,5 5,3
8
Gobiidae
Họ cá Bống 73,7 3,6
9
Squillidae
Họ tôm tít 65,5 3,2
10
Trichiuridae
Họ cá Hố 65,2 3,1
Tổng 1.461,1 70,5

3.4.2. Tỉ lệ cá con và tôm con
Biến động tỷ lệ cá con và tôm con bắt gặp trong nghề đáy dao động trong khoảng từ
17,1% đến 66,2%. Tỷ lệ bắt gặp cao nhất ở tháng 7 và thấp nhất là tháng 4. Tỷ lệ cá
con và tôm con trung bình chung ở các tháng khoảng 43,9±15,7% sản lượng khai thác.
Trong đó, tỷ lệ cá con trung bình ở các tháng chiếm khoảng 37,8±12,6% sản lượng, tỷ
lệ cá con cao nhất bắt gặp ở tháng 7 và thấp nhất ở tháng 4 vớ
i tỷ lệ tương ứng là
58,3% và 16,8%. Đối với tôm con, trong các tháng thu mẫu đều bắt gặp với tỷ lệ dao
động từ 0,3% đến 16,1% sản lượng khai thác của nghề, tỷ lệ tôm con trong sản lượng
khai thác các tháng thu mẫu trung bình khoảng 6,1±4,7%. Biến động tỷ lệ cá con, tôm
con bắt gặp trong nghề đáy ở vùng biển Đông Tây Nam bộ được thể hiện tại bảng 14.





17

Bảng 14. Biến động tỷ lệ cá con và tôm con bắt gặp trong nghề đáy ở vùng biển Đông
Tây Nam Bộ, năm 2007 - 2008.
Tháng
KL CC
(kg)
KL TC
(kg)
Sản lượng
(kg)
Tỷ lệ CC
(%)
Tỷ lệ TC
(%)
Tỷ lệ chung
(%)
4 2,5 0,0 14,9 16,8 0,3 17,1
5 66,8 8,5 200,0 33,4 4,2 37,6
6 212,8 41,7 622,0 34,2 6,7 40,9
7 28,0 3,8 48,0 58,3 7,9 66,2
8 98,8 7,6 270,0 36,6 2,8 39,4
9 371,7 37,2 781,0 47,6 4,8 52,4
10 36,0 12,7 79,0 45,6 16,1 61,7
12 17,0 3,6 57,0 29,8 6,3 36,1
Mean 104,2 14,4 259,0 37,8 6,1 43,9
Max 371,7 41,7 781,0 58,3 16,1 66,2
Min 2,5 0,0 14,9 16,8 0,3 17,1
Stdev 127,2 16,0 289,1 12,6 4,7 15,7

3.4.3. Biến động tần suất chiều dài
+ Đối với cá con: Chiều dài các loài cá con bắt gặp trong nghề đáy ở vùng biển Đông

Tây Nam bộ dao động từ 32mm đến 90mm. Trong đó, chiều dài bé nhất bắt gặp ở các
loài cá con dao động từ 32mm đến 55mm và chiều dài lớn nhất dao động từ 52mm đến
90mm, chiều dài trung bình dao động từ 44mm đến 67mm. Biến động chiều dài được
xác định với 767 cá thể cá con thuộ
c 6 loài và 6 họ cá, số lượng cá thể cá con bắt gặp
lớn nhất thuộc loài cá cơm thường với 540 cá thể và thấp nhất là loài cá đù (Johnius
amblycephalus) chỉ bắt gặp có 2 cá thể cá con. Biến động chiều dài các loài cá con, số
cá thể bắt gặp ở nghề đáy ở vùng biển Đông Tây Nam bộ được thể hiện tại bảng 15.






18
Bảng 15. Biến động chiều dài các loài cá con bắt gặp trong nghề đáy ở vùng biển
Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008.
Họ Tên khoa học
Max
(mm)
Mean
(mm)
Min
(mm)
Số
con
Clupeidae
Sardinella gibbosa
76 58 39 95
Engraulidae

Stolephorus commersonii
65 47 32 540
Gerridae
Gerres erythrourus
65 60 55 13
Leiognathidae
Gaza minuta
52 44 34 19
Sciaenidae
Johnius amblycephalus
58 52 46 2
Siganidae
Siganus canaliculatus
90 67 50 98
Tổng 767

+ Đối với tôm con: Biến động tần suất chiều dài tôm con bắt gặp ở nghề đáy được xác
định với 6 loài thuộc họ tôm he với 357 cá thể tôm con. Số cá thể tôm con bắt gặp
nhiều nhất thuộc loài tôm sắt (Parapenaeopsis cornuta) với 147 cá thể và thấp nhất là
loài tôm nghệ (Metapenaeus brevicornis) 16 cá thể. Chiều dài vỏ đầu ngực các loài
tôm con bắt gặp dao động từ 5mm đến 15mm. Trong đó, chiều dài lớn nhấ
t dao động
từ 11mm đến 15mm và thấp nhất dao động từ 5mm đến 10mm, chiều dài tôm con
trung bình dao động từ 9mm đến 12mm. Biến động chiều dài các loài tôm con, bắt gặp
trong nghề đáy được thể hiện tại bảng 16.
Bảng 16. Biến động chiều dài tôm con bắt gặp trong nghề đáy ở vùng biển Đông Tây
Nam bộ, năm 2007 – 2008.
Họ Tên khoa học
Max
(mm)

Mean
(mm)
Min
(mm)
Số con
Penaeidae
Metapenaeopsis barbata
13 11 9 67

Metapenaeopsis stridulans
13 10 7 60

Metapenaeus brevicornis
11 10 8 16

Parapenaeopsis cornuta
14 9 5 147

Parapenaeopsis hardwickii
15 12 10 21

Parapenaeopsis hungerfordi
13 10 6 46
Tổng 357


19
3.5. Nghề lưới kéo đôi (Cào bay)
3.5.1. Thành phần loài
Đối với nghề lưới kéo đôi ở vùng biển Đông Tây Nam bộ, trong năm 2007 – 2008 đã

bắt gặp 144 loài/nhóm loài thuộc 88 giống và 58 họ hải sản. Trong đó, số loài bắt gặp
nhiều nhất là họ tôm he, với 13 loài/nhóm loài được xác định, tiếp đến là họ cá liệt 12
loài, họ cá sơn và họ cá trỏng bắt gặp 9 loài, … Chi tiết thành phần loài, tỷ lệ s
ản
lượng bắt gặp ở nghề lưới kéo đôi được thể hiện ở phụ lục 5. Trong 10 họ có sản
lượng cao (chiếm khoảng 84% tổng sản lượng) bắt gặp ở nghề lưới kéo đôi thì họ cá
trỏng có sản lượng cao nhất, chiếm khoảng 34%, tiếp đến là họ cá trích có sản lượng
chiếm khoảng 18% và thấp hơn là họ tôm he chiếm 1,2%. Chi tiết các họ có sả
n lượng
cao được thể hiện tại bảng 17.
Bảng 17. Một số họ có sản lượng cao bắt gặp ở nghề lưới kéo đôi tại vùng biển Đông
Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008.
Họ
Stt
Tên khoa học Tên việt nam
Sản lượng
(kg)
Tỷ lệ
(%)
1 Engraulidae
Họ cá trỏng 101.682,1 34,1
2 Clupeidae
Họ cá trích 53.238,9 17,8
3 Leiognathidae Họ cá liệt 31.807,3 10,7
4 Scombridae
Họ cá thu ngừ 24.583,2 8,2
5 Atherinidae
Họ cá suốt 10.853,7 3,6
6 Carangidae
Họ cá khế 8.359,3 2,8

7 Sciaenidae
Họ cá đù 6.611,0 2,2
8 Trichiuridae
Họ cá hố 5.704,2 1,9
9 Apogonidae
Họ cá sơn 3.944,1 1,3
10 Penaeidae
Họ tôm he 3.581,7 1,2
Tổng 250.365,5 83,8

3.5.2. Tỷ lệ cá con và tôm con
Tỷ lệ cá con và tôm con trong các tháng thu mẫu nghề lưới kéo đôi dao động từ 33,4%
đến 74,3%, trung bình chung, tỷ lệ cá con và tôm con chiếm khoảng 50,9±17,2% sản
lượng, tỷ lệ này bắt gặp cao nhất ở tháng 1 và thấp nhất ở tháng 10. Đối với tôm con,

×