Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO NGÀY NÀY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.54 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………..
NỘI DUNG………………………………………………………………………….
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO NGÀY NÀY……………………
1.

Tổng quan về quá trình phát triển của báo ngày

nay
1.1.
1.2.
1.3.

Vài nét về Tự Lực Văn Đoàn
Lý do ra đời
Tiến trình phát triển của báo Ngày Nay

II. VAI TRỊ CỦA BÁO NGÀY NAY
KẾT LUẬN……………………………………………………………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….


MỞ ĐẦU

Đầu thế kỷ XX, nhất là sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần
thứ nhất (1914-1918), xã hội Việt Nam chuyển mình với nhiều thay
đổi lớn lao trên mọi phương diện. Hòa chung vào dòng chảy của xã
hội, báo chí Việt Nam có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc với nền báo chí
phương Tây hiện đại nên đã có những biến chuyển mạnh mẽ. Những
ảnh hưởng ấy đã nhanh chóng đưa báo chí tiến gần và tiến nhanh


hơn đến “quỹ đạo” của q trình hiện đại hóa.
Một nền báo chí mới ra đời với những quan điểm, cách nhìn mới
địi hỏi người viết báo phải có sự cách tân, để báo chí phát triển phù
hợp với thời đại. Bên cạnh đó, báo chí là phương tiện truyền tải văn
chương chủ yếu của thời kì này. Đây cũng chính là môi trường làm
bùng nổ các phong trào sáng tác đình đám vào những năm 30 của
thế kỉ trước. Trong số những tờ báo chuyên về văn chương thời đó,
có lẽ để lại dấu ấn đậm nhất là các tờ Phong Hóa, Ngày Nay của
nhóm Tự lực văn đồn.
Trong khi tờ Phong Hóa nói về những thói hư tật xấu trong xã
hội, lên án các địa hạt chính trị, châm biến tầng lớp quí tộc, phê
phán các chính sách cai trị… thì báo Ngày Nay hướng đến một xã hội
tốt đẹp hơn bằng những cải cách, đổi mới xã hội, tất cả đều phải tiến
bộ cho kịp vời nền văn minh thế giới mà họ đã được thấy đang vùn
vụt tiến ngồi kia
Để làm rõ tiến trình phát triển, lịch sử ra đời và thấy được vai
trò của tờ báo Ngày Nay, nên tôi đã chọn đề tài “Lịch sử phát triển
và vai trò của báo Ngày nay”


NỘI DUNG

I.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO NGÀY NÀY
1. Tổng quan về quá trình phát triển của báo ngày nay
1.1. Vài nét về Tự Lực Văn Đoàn
Tự lực văn đoàn là tổ chức văn học đầu tiên của nước ta mang

đầy đủ tính chất một hội đồn sáng tác theo nghĩa hiện đại. Hội đoàn

ấy bắt đầu bằng một tờ báo, đấy là tờ Phong hóa bộ mới mà số đầu
tiên phát hành vào ngày 8 tháng Chín năm 1932 - tức số 13 - đã lập
tức biến một tờ báo vốn đang ế ẩm thành một hiện tượng đột xuất
trong làng báo Hà Nội lúc ấy. Theo Nguyễn Vĩ, ngay số đầu tiên, tờ
báo đã “bán chạy như tôm tươi” (Văn thi sĩ tiền chiến) báo hiệu một
cái gì thật mới mẻ đang xuất hiện trên đất Hà thành. Hội đồn ấy
chính thức tun bố thành lập vào tháng Ba năm 1934, với một tôn
chỉ gồm 10 điều mà chúng ta có thể tổng hợp lại trong 4 điểm, thể
hiện bốn phương diện nhận thức liên quan khăng khít, tự thân chúng
có ý nghĩa đối trọng ngay lập tức với hiện tình sáng tác và thực trạng
xã hội đương thời.


Về văn học: tôn chỉ nhắm tới 3 mục tiêu lớn
 Dấy lên một phong trào sáng tác làm cho văn học Việt Nam
vốn đang nghèo nàn có cơ hưng thịnh (“Tự sức mình làm ra
những cuốn sách có giá trị về văn chương... mục đích là để
làm giàu thêm văn sản trong nước”/ trước 1930 sự vắng vẻ


của văn đàn vẫn là một tâm trạng mặc cảm của giới cầm
bút, mặc dầu văn học miền Nam đã sản xuất vô số tiểu
thuyết văn vần và văn xuôi theo hình thức lục bát và
chương hồi)
 Xây dựng một nền văn chương tiếng Việt đại chúng (“Dùng
một lối văn giản dị dễ hiểu, ít chữ Nho, một lối văn thật có
tính cách An Nam”/ vì ngơn ngữ của tạp chí và văn chương
thuở ấy vẫn là ngơn ngữ đệm nhiều danh từ Hán Việt và
dành cho tầng lớp học thức cao trong xã hội)
 Tiếp thu phương pháp sáng tác của châu Âu hiện đại để

hiện đại hóa văn học dân tộc (“Đem phương pháp khoa học
thái tây ứng dụng vào văn chương Việt Nam”/ mặc dù ảnh
hưởng của tiểu thuyết phương Tây đã đến miền Nam khá
sớm nhưng hình thức lại bị “lại giống” do “lai” với tiểu
thuyết cổ Trung Quốc).


Về xã hội
 Đề cao chủ nghĩa bình dân và bồi đắp lòng yêu nước trên cơ
sở lấy tầng lớp bình dân làm nền tảng (“Ca tụng những nết
hay vẻ đẹp của nước mà có tính cách bình dân, khiến cho
người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Khơng
có tính cách trưởng giả q phái”/ cho đến cuối những năm
20, các khái niệm “chủ nghĩa bình dân”, “nết hay vẻ đẹp
bình dân” và “yêu nước một cách bình dân” hãy cịn là q
mới lạ, chưa hề xuất lộ trong tư duy của tầng lớp sĩ phu
được gọi là “tiên tri tiên giác”, và cũng chưa hiện hình
thành quan điểm ở một người vốn đã thực hiện chủ nghĩa
bình dân trong thực tiễn như Nguyễn Văn Vĩnh)



Về tư tưởng
 Vạch trần tính chất lỗi thời của những tàn dư Nho giáo đang
ngự trị trong xã hội (“làm cho người ta biết rằng đạo Khổng
không hợp thời nữa” công khai chống lại lễ giáo phong kiến
Tự lực văn đoàn đã gây một cú “sốc” ý thức hệ, chấn động


hết thảy mọi thành phần cịn dính dáng ít nhiều đến Nho

học, thậm chí vẫn để dư chấn đến tận Hội thảo này)


Về con người
 Lấy việc giải phóng cá nhân làm trung tâm điểm của mọi
sáng tác (“Tôn trọng tự do cá nhân”, “Lúc nào cũng mới,
trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ” / vì văn
chương trước 1930 chưa bao giờ đưa con người cá nhân lên
vị trí trung tâm, khơng những thế, giọng điệu chung của nó
là bi ai sầu thảm. Tự lực văn đoàn tuyên chiến với thứ tâm
trạng xã hội nặng nề đó; với nó “cái bi” cũng phải được đối
xử, vượt qua, bằng niềm vui sống)
1.2. Lý do ra đời
Năm 1934 Nguyễn Trường Cẩm đứng tên xin phép ra báo Ngày

Nay, với tơn chỉ và mục đích là báo văn chương, khoa học, xã hội, mỹ
thuật, chính trị thường trực. Được nghị định Toàn quyền cho phép,
Ngày Nay ra số 1, ngày 30-1-1935
Báo Ngày Nay ra đời gắn liền với sự phát triển của báo Phong
Hóa. Báo Phong Hóa đầu tiên xuất bản hàng tuần từ ngày 16 tháng 6
năm 1932. Do Nguyễn Xuân Mai làm giám đốc, Phạm Hữu Ninh ( một
nghị viện, nhà tư sản) là quản lý. Đây là một tờ báo hiền lành, vô
thưởng vô phạt, nhạt nhẽo nên các bạn thân bàn nhau ra một tờ báo
trào phúng, lấy tên là Cười. Đây là một loại làm ăn ế ẩm, ít người đọc
có nguy cơ phải đóng cửa. Trong lúc đó nhóm của Nguyễn Trường
Tam tập hợp hình báo chưa xuất hiện ở nước ta. Anh đứng tên xin
phép Toàn quyền nhưng đợi mãi chẳng thấy nghị định phê chuẩn.
Báo Cười mà nhóm của Nguyễn Trường Tam là báo trào phúng, đả
kính, móc máy chế diễu vô vàn chuyện đáng cười trong xã hội thì
khơng biết hậu quả sẽ ra sao? Đốn chừng đơn khơng được chấp

nhận nên nhóm của Nguyễn Trương Tam u cầu chủ báo Phong Hóa
cho thuê bao, đứng tên hai giám đốc là Nguyễn Xuâm Mai và Nguyễn
Trường Tam. Như vậy, từ số 11, ngày 25 tháng 8 năm 1932, báo


Phong hóa chuyển cả nội dung lẫn hình thức, chuyển thành một tờ
báo văn học, xã hội, trào phúng. Khổ báo mở rộng từ 24,5 x 32,3 cm
thành 45,5 x 61,0 cm, ra ngày thứ ba hàng tuần chuyển sang thứ 6
hàng tuần. Bạn đọc ngày càng đông, con số in lên hàng vạn bản.
Người biên tập càng say mê làm việc, tìm mọi cách để xoay sở và
ni sống tờ báo. Họ đã tổ chức ra Tự lực văn đồn, có nhà xuất bản
Đời Nay, in thành sách những truyện đã đăng nhiều kì trên báo, kinh
doanh ni lẫn nhau.
Phong hóa bị một số viên quan lại có quyền thế sống luồn cúi,
quen xu nịnh quan trên, hách dich và ức hiếp dân, gây áp lực và làm
cho nhà cầm quyền ra nghị định cấm xuất bản 3 tháng, từ tháng 6
đến tháng 8 năm 1935.( Trên báo Phong Hóa, Hồng Đạo lấy bút
hiệu là Tứ Ly, chun viết những bài đả kích và châm biếm giới quan
lại và bài trừ hủ tục trong xã hội Việt Nam. Năm 1936, tờ Phong Hóa
bị đóng cửa vì ơng viết bài động chạm đến Tổng đốc Hà Đơng Hồng
Trọng Phu
Đốn trước kiểu báo này khó sống lâu. Vì tuy khơng đương đầu
với chính quyền thực dân nhưng làm cho một số quan lai rất khó
chịu. Nhóm Phong Hóa đã tính đến một tờ báo dự phòng thay thế.
Năm 1934 Nguyễn Tường Cẩm đứng tên xin phép ra báo Ngày Nay
và được chấp nhận. Báo Ngày nay ra đời là một bước tính xa của
Phong Hóa.
1.3. Tiến trình phát triển của báo Ngày Nay
Khi mới ra đời Báo Ngày Nay xuất bản 10 ngày một kỳ, về sau ra
hàng tuần. Tiến trình phát triển của báo Ngày Nay có thể chia thành

3 thời kỳ.


Thời kỳ từ số đầu đến tháng 6 năm 1936



Thời kỳ từ tháng 7 năm 1936 đến tháng 8 năm 1939



Thời kỳ từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 9 năm 1940
1.3.1. Thời kỳ từ số đầu đến tháng 6 năm 1936


a, Tình hình xã hội tác động vào quá trình phát triển
của báo Ngày Nay trong giai đoạn đầu.
Công cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân pháp tác
động vào nền kinh tế nước ta, tạo điều kiện khách quan cho sự thay
đổi cơ cấu giai cấp xã hội. Xã hội nước ta phân hóa thành nhiều giai
cấp: Giai cấp tư sản ( phân hóa thành tư sản dân tộc và tư sản mại
bản), giai cấp tiểu tư sản, giai cấp địa chủ quý tộc phong kiến, giai
cấp nông dân và giai cấp nông dân. Mỗi giai cấp chịu sự áp bức bóc
lột của thực dân Pháp khác nhau. Tư tưởng và biện pháp đấu tranh
chống thực dân Pháp cũng khác nhau. Riêng giai cấp tư sản mại bản
thì quyền lợi phụ thuộc vào Pháp, nên làm tay sai cho Pháp.
Giai cấp tư sản nước ta ít về lực lượng, yếu về kinh tế, bị thực
dân Pháp chèn ép hạn chế sự phát triển. Thực dân Pháp cho tư sản
Hà Nội một vài quyền lợi có tính hình thức hơn là tính thực tế như
cho họ tham gia Hội đồng thành phố và Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ.Họ

được cử vào những vai trò tưởng như chủ chốt, quan trọng nhưng chỉ
là công cụ thực hiện ý đồ của thực dân Pháp. Họ được cho phép ra
đời một số tờ báo nhưng nội dung do thực dân Pháp quản lý.
Những tàn dư của tư tưởng, đạo đức, chính trị được thực dân
Pháp lợi dụng không chỉ đàn áp phong trào cách mạng của quần
chúng nhân dân, mà còn kiềm chế xu hướng tư sản, tiểu tư sản, nên
họ cho ra một số tờ báo để tuyên truyền cho Pháp,tun truyền cơng
khai hóa và chính sách bảo hộ cảu quốc mẫu.
Từ đầu những năm 20 của thế kỷ 20 phong trào đấu tranh
chống Pháp ở nước ta phát triển mạnh mẽ. Báo Thanh Niên, báo Búa
Liềm, báo Lao Động. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời dẫn dắt phong
trào cách mạng path triển.
Trước sự phát triển của phong trào cách mạng. Chính sách của
thực dân Pháp có sự kìm kẹp chặt chẽ với Báo chí. Những con mắt
soi mói của giới cầm quyền đã hạn chế sự phát triển cúa những tờ


báo do tư sản Việt Nam lập ra. Báo Ngày Nay cũng không phải ngoại
lệ.

b, Sự phát triển của báo Ngày nay trong giai đoạn đầu.
Ngay từ đầu những người chủ trương báo ngày nay đã tích lũy
được một số kinh nghiệm trong qua trinh hai năm làm báo Phong
Hóa về tổ chức và quản lý. Từ biên tập bài vở, mạng lưới cộng tác
viên, tăng cường đội ngũ cho đến các việc hành chính., trị sự, kể cả
dùng phương pháp như thế nào để duy trì báo sống tương đối lâu,
khơng để giới cầm quyền kiếm cớ bóp chết non.
Lúc đầu, như số 1, báo có bài thơng tin và bình luận về " bỏ
kiểm duyệt" và phóng sự " Trước vành móng ngựa" như một chuyên
mục xuất hiện liên tục trên báo với hơn một trăm bài. có phóng sự

nhiều kì như " Lạc vào động bà chúa Hàng Bạc" và " Trong làng
chạy" của Trọng Lang. , có những bài bàn về trang phục, thời trang.
Nói chung các bài đều nhẹ nhàng dễ thu được cảm tình độc giả nhiều
vùng, nhiều lứa tuổi và nhiều tầng lớp xã hội.
Vẫn truyện ngắn, truyện dài thêm chuyên mục mới " Bức tranh
Vân Cẩu", " Dòng nước ngược" của Tú Mỡ đặt vào mục thơ chung bà
về mỹ thuật và cái đẹp trong hội họa…
Được sự cộng tác của nhiều nhà báo, nhà văn, họa sĩ có tên
tuổi. Ngày Nay đã hình thành được một đội ngũ những tên tuổi. Họ đi
sâu vào những mục sau đây:
- Xã luận có Hồng Đạo
- Thời sự, thơng tin có Tứ Ly, Lê Ta, Nhị Linh, Đồn Phú Tứ.
- Phế bình có Thạch Lam, Thế Lữ, Khái Hưng.
- Phóng Sự có Trọng Lang, Nguyên Hồng.


- Kịch nói có Vy Huyền Đắc, Đồn Phú Tứ, Thạch Lam, Khái
Hưng.
- Thơ có Thế Lữ, Tản Đà, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính,
Phạm Văn Hạnh, thơ trào phúng có Tú Mỡ.
- Truyện dài, truyện ngắn có Khái Hưng, Nhất Linh, Thế Lữ, Đỗ
Đức Thu, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Trần Tiêu…
- Tranh minh họa cóa Tơ Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Trần Bình
Lộc.
Nói chung thời kỳ này, Ngày nay thể hiện được khunh hướng
chính trị của mình, vẫn là một tờ báo đề cao tự do tư sản, chống tập
tục lạc hậu trong phong kiến, lạc hậu trong gia đình và xã hội, châm
biếm những cái lố lăng trong đời sống thường ngày ở cả thành thị và
nông thôn, từ giới quan lại cao, nhà quyền quý đến lý toét, xã lệ ở
nơi bùn lầy nước đọng.

Những điều đem ra phê phán là có thật. Nhưng các hiên tượng
ngang trái đó cịn xa xơi với những địi hỏi co bản của xã hội. Những
ung nhọt đang làm nhức nhối cả dân tộc. Những lo toan nhỏ nhoi
trong cuộc sống hàng ngày của người lao động, qua báo Ngày Nay
không thấy một tia hi vọng , một hướng đi tới cái cao đẹp cho xã hội
và con người. Với những chủ trương biên tập báo Ngày Nay chúng ta
không yêu cầu gì cao hơn những gì họ chưa nghi tới, khơng làm
được. Nhưng chúng ta có thể thấy được những ưu điểm , khả năng
tiềm tàng của họ, đồng thời cũng nhận thức rõ những nhược điểm
hạn chế để đánh giá đúng vị trí trong lĩnh vực báo chí của nước ta
thời kỳ này. Báo Ngày Nay trong thời kỳ đầu phát triển của mình đã
thu được nhiều thành tựu đáng kể. lượng công chúng ngày càng
đông đảo. Những tiến bộ xã hội chưa được nhận thấy ở trang báo của
Ngày nay. Đây là tình trạng bế tắc trong tư tưởng của các nhà văn,
nhà báo đương thời .


Tháng 12 năm 1936, trên báo Ngày Nay, Nhất Linh phát động
phong trào Ánh Sáng cùng nhóm Tự Lực Văn Đoàn, chống lại các nhà
ổ chuột ở các khu lao động, phong trào thu hút được nhiều người
tham gia và phát triển mạnh mẽ.
1.3.2. Thời kỳ từ tháng 7 năm 1936 đến tháng 8 năm 1939
a, Tình hình xã hơi tác động đến sự phát triển của báo
chí thời kỳ này.
Thời kỳ này các tờ báo cách mạng do Đảng Cộng sản chủ
trương mở cuộc tấn công chiếm lĩnh trận địa chính trị ở Hà Nội. Có
vai trị quan trọng khơi dậy phong trào đấu tranh của quần chúng.
Phong trào quần chúng được phát triển , củng cố dưới sự tuyên
truyền và lãnh đạo của các tổ chức Đảng, hình thành cao trào cách
mạng mới có ảnh hưởng tích cực đến giới báo chí thời kỳ này. Xu

hướng dân chủ cấp tiến ngày càng có vị thế, có tiếng nói mạnh mẽ
trong xã hội. Những tư tưởng sai lầm, tư tưởng chính trị phản động
của các phái bảo hồng, bọn thỏa hiệp với giới thuộc địa Pháp, ủng
hộ chính sách tự trị Đông Dương kiểu Nhật bị lùi bước, trở nên lép vế.
Cuối tháng 10 năm 1938 bọn phản động thuộc địaliên kết với các
nhóm có xu hướng phát xít, chuẩn bị đón Nhật vào chống mặt trân
dân chủ. Những tờ báo trung gian hòa với phong trào cách mạng
đang đi lên. Nhưng trước tình hình mới đang có những dao động,
phân hóa.
b, Sự phát triển của báo Ngày nay trong thời kỳ này.
Trước những diễn biến mới của tình hình chính trị xã hội u
cầu các tờ báo phải có những bước đi thay đổi đẻ tồn tại. Từ tháng 7
năm 1936 , trên trang đầu, dưới chữ Ngày Nay, có chữ Tiểu Thuyết,
Trơng Tìm, coi như hai nội dung của báo. Đến số 25 ngày 13 tháng 9
năm 1936 có thêm : Tiểu thuyết, Trào phúng, Trơng tìm.
Mục " Tiểu Thuyết", lúc đầu đăng 4 kỳ hết một chuyện dài của
Khải Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Thế Lữ. Mục " Trào


Phúng" có thơ châm biếm của Tú Mỡ và các tiểu phẩm khác… Mục "
Hạt Sạn" nhặt những từ ngữ lủng củng trên các báo khác để phê
bình. Mục" Trơng Tìm" bàn về các vấn đề chính trị,xã hội, văn hóa về
sau có chuyên mục tiểu phẩm " Bùn lầy nước đọng" nói về cuộc sống
của nhân dân nơng thơn, và " Trước vành móng ngựa" về những
chuyện lố lăng trước tịa án.
Báo đăng nhiều phóng sự dài, ngắn, tùy bút, truyện ngắn sáng
tác và dịch của người nước ngoài và phê bình sách văn học.
Từ năm 1937, Báo đề cập đến những vẫn đề chính trị ngày
càng nhiều: tự do báo chí, tự do ngơn luận, tự do nghiệp đồn, những
vấn đề thck về thuộc địa và tự trị, đứng về phía mặt trận dân chủ

trong đấu tranh cử vào Viện dân biểu Bắc Kỳ…
Báo Ngày nay tham gia phong trào đấu tranh cho tự do báo chí
và cho phong trào cách mạng Việt Na,. Báo Ngày này cùng với 17 tờ
báo khác như báo Tương Lai, Trung Bắc Tân Văn, Tinh Hoa, Cậu Ấm,
Bắc Hà, Le Travail, Rassemblement…ký một văn bản trực tiếp tiến
tới hội nghị báo chí giới Bắc Kỳ. Hội nghị báo là ý tưởng của một số
nhà báo cách mạng. Hội nghị được tổ chức để nhận định tình hình
báo chí trong nước, nhận định sự kìm kẹp của Pháp với báo chí nước
nhà và từ đó tìm ra tiếng nói chung để đấu tranh vì một báo chí tự
do, đấu tranh cho cách mạng Việt Nam.
Tháng 9 năm 1938 bầu Viện trưởng Viện dân biểu Bắc Kỳ. Xứ
ủy Bắc Kỳ chủ trương đưa người của Mặt trận ra tranh cử, dùng báo
để cổ động, đưa cán bộ đi vào tổ chức để vận động. cử tri bỏ phiếu
cho người của Mặt trân.Nhưng không được mặt trận báo chí dân chủ
rộng rãi làm hậu thuẫn cho cuộc vận động. Báo tin tưc của Xứ ủy,
nhân danh mặt trận dân chủ số 12, công bố Chương trình tối thiểuvề
cuộc tuyển cử của tồn thể Mặt trận. Trong mấy chục tờ báo ở Hà
Nội duy chỉ có báo Ngày Nay hưởng ứng, đăng lại nguyên văn "
Chương trình tối thiểu" trong số 117, ngày 3 tháng 7 năm 1938.
Trong làng báo Hà Nội chỉ có báo Ngày Nay là tờ báo đâu tranh tích


cực nhất cho cuộc bầu cử tiến hành theo tinh thần dân chủ , chống
gian lận và mua bán, đứng hẳn về phía Mặt trận dân chủ.
Báo Ngày Nay cịn tham gia vào cuộc họp mặt, kí tên vào một
bản kiến nghị chung gửi lên tổng thống Pháp Anble Lơbroong ngày 1
tháng 7 năm 1939. Bản kiến nghị xin Tổng Thống ân xá cho chính trị
phạm Đơng Dương hiện cịn 1500 người bị tù chưa được tha. Bức thư
gủi tổng thống còn được in thành truyền đơn để mọi người kí tên để
gửi sang Pháp. Đây là một hình thức của Mặt trận báo chí dân chủ có

đơng đảo đại diện báo chí tham gia nhất từ trước đến nay.
Báo Ngày Nay tích cực tham gia vào cơng tác đấu tranh chính
trị. thể hiện lập trường của mình nghiêng về Mặt trận dân tộc. Ủng
hộ cuộc đấu tranh quần chúng nhân dân chống thực dân Pháp.
1.3.3. Thời kỳ từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 9 năm
1940
a, Hoàn cảnh lịch sử tác động vào báo chí Việt Nam nói
chung và báo Ngày Nay nói riêng.
Tháng 9 năm 1939 cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ với
phát sung đầu tiên là Đức tần công Ba Lan ( 3/9/1939). Chiến tranh
lan nhanh ở Châu Âu và lan nhanh ra toàn thế giới. Ở Pháp, bọn
phản động cầm quyền tiến công Đảng Cộng sản Pháp và các lực
lượng dân chủ, tiến bộ. Ở Đơng Dương chính quyền thực dân do
Catơru đứng đầu thực hiện chính sách thời chiến của chủ nghĩa phát
xít.
Các báo bị đặt ở chế độ kiểm duyệt , các đoàn thể dân chủ bị giải
tán. Đảng Cộng sản bị khủng bố, các nhóm cộng sản cơng khai
chuyển vào hoạt động bí mật. Báo chí của Đảng pahỉ ngừng xuất
bản. Thời kỳ vận động dân chủ kết thúc, thời kỳ chiến tranh cách
mạng bắt đầu.
b, Sự phát triển của báo Ngày nay trong thời kỳ cuối


Từ năm 1940, chiến tranh thế giới làm cho nhiều trí thức Việt
Nam thất vọng với nền văn hóa phương Tây và tìm về văn hóa
phương Đơng. Văn hóa Việt Nam chuyển sang một giai đoạn khác,
giai đoạn 1940-1945: dung hịa văn hóa Đơng Tây. Hơn nữa, lúc này
ngồi con đường cứu dân cứu nước bằng sự sự canh tân đất nước,
tức con đường văn hóa, thì cũng đã hé mở thời cơ cứu nước, giải
phóng dân tộc theo những con đường khác. Trước tình hình đó,

những cách tân văn hóa xã hội theo kiểu phương Tây của Nhất Linh
tỏ ra khơng cịn thích hợp. Tự Lực văn đồn cũng đã làm xong nhiệm
vụ lịch sử của nó. Thế Lữ chuyển sang hoạt động kịch nói. Nhất Linh
và Hồng Đạo làm chính trị. Năm 1939, Nguyễn Tường Tam thành
lập đảng Hưng Việt (sau đổi tên là đảng Đại Việt Dân Chính). Vì đảng
chủ trương cơng khai chống Pháp và lật đổ triều đình Huế, cuối năm
1940, Hồng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí bị Pháp bắt và bị đầy
lên Sơn La. Báo Ngày Nay trước đó qua những bài viết đã cơng khai
ủng hộ Mặt trận dân chủ. Vì thế khi tình hình trong nước rối ren. Lưc
lượng phản động phát triển mạnh. Tấn công mặt trận dân chủ với
nhiều hình thức và thủ đoạn. Báo Ngày Nay trong giai đoạn này bị
kiểm duyệt gắt gao. Khi Nhất Linh và Khái Hưng bị bắt Thạch Lam
và Nguyễn Tường Bách tiếp tục quản trị tờ Ngày Nay đến tháng 9
năm 1940 thì bị đóng cửa.

II. VAI TRỊ CỦA BÁO NGÀY NAY
Mặc dù còn những điểm hạn chế nhất định, nhưng chúng ta khơng thể phủ nhận
những đóng góp quan trọng của Tự lực văn đồn vào việc hiện đại hóa báo chí Việt
Nam. Báo Ngày Nay đã góp một vai trị khơng thể thiếu trong q trình phát triển buổi
đầu của đất nước dưới thời còn là thuộc của Pháp. Dưới ngòi bút của báo Ngày Nay đã
làm nổi bật tư tưởng chống lại lễ giao phong kiến, địi giải phóng con người cá nhân,
chú trọng đến vấn đề tự do cá nhân và hạnh phúc riêng tư của người phụ nữ. Những
vấn đề về cải cách, đổi mới trong xã hội, mang luồng ánh sáng văn minh, mới lạ soi rọi
cuộc sống vốn ảm đạm của người dân quê. Cao hơn hết, báo Ngày Nay còn hướng đến


những quyền lời của con người – đòi hỏi về quyền tự do ngôn luận – một quyền lợi hết
sức chính đáng nhưng bị kìm hãm và hầu nhưng khơng “sống nổi” dưới chế đệ thực
dân nữa phong kiến, đồng thời, làm rõ bộ mặt thật của cái gọi “ánh sáng văn minh”
của bọn thực dân Pháp. Bên cạnh những đóng góp cho sự phát triển của nền báo chí

Việt Nam, thì báo Ngày Nay cịn “cày xới, vun trồng” hạt mầm của phong trào thơ
mới bằng cách hạn chế tối đa việc sử dụng các từ Hán Việt tối nghĩa, khó hiểu, khơng
qn gữi gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, báo Ngày Nay cũng đóng một vai trị quan
trọng trong nền tân nhạc của đất nước

KẾT LUẬN

Sự ra đời của báo Ngày Nay đã mở ra quan điểm, cái nhìn mới
về báo chí Việt Nam trong chặng đầu của q trình hiện đại hóa nền
báo chí nước nhà. Qua việc tìm hiển tiến trình hình thành, lịch sử
phát triển cho ta thấy một báo Ngày Nay có một vai trò quan trọng
trong việc dần dần thay đổi tầng lớp nông dân nghèo, soi rọi ánh
sáng soi rọi luồng ánh sáng văn minh, mới lạ vào cuộc sống vốn ảm
đạm của người dân quê, đề cao tư tưởng duy tân, đổi mới xã hội,
những giá trị của con người cũng được nói đến.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]
/>ml. Truy cập ngày 6/6/2022
[2] Truy
cập ngày 6/6/2022



×