Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.86 KB, 31 trang )

Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
LỜI NÓI ĐẦU
Lao động là hoạt động quan trọng nhất tạo ra của cải vật chất và các giá
trị tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân
tố quyết định cho sự phát triển của hình thái xã hội và điều này không tách rời
cách thức lao động an toàn và môi trường lao động trong lành. Chính vì vậy,
pháp luật đã quy định quyền và nghĩa vụ của các mối quan hệ trong sản xuất,
trong đó có quyền và trách nhiệm về an toàn - vệ sinh lao động nhằm bảo vệ
con người, bảo vệ nguồn nhân lực - chủ thể, động lực mọi hoạt động xã hội.
Về mặt quốc tế, khách hàng ngày nay đòi hỏi sản phẩm không chỉ đảm
bảo chất lượng mà còn phải được sản xuất trong môi trường an toàn sức khoẻ
và các quyền lợi xã hội vủa người lao động được đảm bảo.
Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta xác định bảo hộ lao động là một
chính sách lớn. Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo các yêu cầu về
an toàn - vệ sinh lao động là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để đẩy
mạnh sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội.
Ở nước ta, công nghiệp là ngành kinh tế then chốt trong sự nghiệp công
nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đây là ngành kinh tế có giá trị tổng sản lượng liên
tục tăng và có đóng góp lớn cho GDP nước ta. Đặc biệt là trong những năm
gần đây, ngành công nghiệp đã có những bước tiến vượt bậc.
Sản xuất công nghiệp rất đa dạng, hơn nửa số doanh nghiệp có thiết bị
cũ, điều kiện lao động còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sự cố cho người lao
động.Trên thực tế, môi trường lao động trong ngành khá phức tạp và càng
phức tạp hơn khi ngành công nghiệp đang cùng đất nước nước bước vào thời
kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vì
cùng với quá trình đó, ngành có quy mô xây dựng và sản xuất ngày càng phát
triển, sử dụng nhiều công nghệ mới, với máy móc vật tư rất đa dạng về chủng
loại, nên các nhân tố có thể gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho
người lao động ngày càng gia tăng. Mặc dù môi trường lao động ngành công
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


1
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
nghiệp đã được quan tâm cải thiện hơn trước nhưng vẫn có chỉ số ô nhiễm
cao. Cho nên, việc thực hiện những biện pháp nhằm ngăn ngừa tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho người lao động trong
các doanh nghiệp công nghiệp là một yêu cầu rất cấp thiết.
Chính vì vậy, đề án sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng và từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác an toàn vệ sinh lao động
trong các doanh nghiệp công nghiệp.
Nội dung đề án gồm 3 phần:
- Phần 1: Một số lý luận cơ bản về công tác an toàn - vệ sinh lao động.
Phần này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản của công tác an toàn - vệ sinh
lao động: Nghiên cứu sự cần thiết của công tác này trong các đơn vị doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp; Và nghiên cứu những nhân tố
cơ bản ảnh hưởng đến công tác an toàn - vệ sinh lao động.
- Phần 2: Thực trạng công tác an toàn - vệ sinh lao động tại các doanh
nghiệp công nghiệp Việt Nam hiện nay. Thông qua việc phân tích thực trạng
công tác an toàn - vệ sinh lao động, phần này sẽ đưa ra đánh giá về kết quả
đạt được, những tồn tại và tìm ra những nguyên nhân của những tồn tại đó.
- Phần 3: Một số giải pháp nâng cao công tác an toàn - vệ sinh lao động
trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam. Từ những luận điểm trong các
phần trên, phần này nghiên cứu định hướng, đưa ra các giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao công tác này.
Hy vọng đề án sẽ mang đến những nhận thức cơ bản về công tác an
toàn - vệ sinh lao động và góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này trong
thực tiễn.
Đề án được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thành
Hiếu. Xin chân trọng cảm ơn Thạc sĩ!
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

2
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC
AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG
Điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ tiêu hao
sức lực và trí lực của người lao động trong quá trình tiến hành sản xuất. Trong
đó mức độ tiêu hao sức lực và trí lực của người lao động phụ thuộc vào hai
nhóm nhân tố chính, đó là tính chất công việc và tình trạng vệ sinh môi
trường làm việc. Cải thiện điều kiện làm việc không những bảo vệ sức khoẻ,
tránh bệnh nghề nghiệp cho người lao động mà còn nâng cao năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm. Để cải thiện điều kiện làm việc cần phải làm
thay đổi tính chất công việc cũng như cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường
làm việc. Đây chính là mục tiêu chủ yếu của công tác đảm bảo an toàn vệ sinh
lao động trong các doanh nghiệp.
1. Công tác an toàn - vệ sinh lao động là gì.
Trong quá trình lao động dù sử dụng công cụ thông thường hay máy
móc hiện đại, dù áp dụng kỹ thuật công nghệ giản đơn hay áp dụng kỹ thuật
công nghệ phức tạp, tiên tiến đều phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy
hiểm, có hại, gây tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm có hại
mà nếu không được phòng ngừa cẩn thận, chúng có thể tác động vào con
người gây chấn thương, bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút hoặc mất khả năng
lao động hoặc tử vong. Công tác an toàn - vệ sinh lao động bao gồm các việc
làm nhằm chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn,
vệ sinh phù hợp với những tiêu chuẩn cho phép.
Công tác an toàn - vệ sinh lao động có các tính chất là: tính luật pháp,
tính khoa học công nghệ và tính quần chúng. Ba tính chất này có quan hệ hữu
cơ với nhau và hỗ trợ lẫn nhau.
2. Mục đích và ý nghĩa của công tác an toàn - vệ sinh lao động

2.1 Mục đích
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
3
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
Điều kiện lao động không thuận lợi sẽ gây ra tai nạn lao động hoặc
bệnh nghề nghiệp cho người lao động vì ở trong đó luôn tồn tại những yếu tố
nguy hiểm gây chấn thương, tai nạn lao động (Bộ phận truyền chuyển động,
nhiệt, điện, vật rơi, đổ, sập,…) và các yếu tố có hại với sức khoẻ, gây bệnh
nghề nghiệp (Vi sinh vật, tiếng ồn và rung sóc, bức xạ, chiếu sáng không hợp
lý, bụi, hoá chất độc, yếu tố vi sinh vật có hại, chế độ lao động, tư thế lao
động gò bó, đơn điệu, không phù hợp tâm sinh lý bình thường và nhân trắc
của cơ người lao động trong sản xuất). Tai nạn lao động xảy ra không chỉ gây
thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng người lao động mà còn gây thiệt hại về vật
chất và gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Do đó, công tác an toàn - vệ sinh lao động được thiết lập nhằm mục
đích:
- Đảm bảo an toàn thân thể của người lao động, hạn chế mức thấp nhất
hoặc không để xảy ra tai nạn, chấn thương gây tàn phế hoặc tử vong trong lao
động.
- Bảo đảm người lao động khoẻ mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp
hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động xấu gây ra.
- Bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả năng
lao động cho người lao động.
2.2 Ý nghĩa, lợi ích của công tác an toàn - vệ sinh lao động
Công tác an toàn - vệ sinh lao động có ý nghĩa về mặt chính trị, xã hội
và kinh tế.
Ý nghĩa chính trị: Công tác này thể hiện quan điểm coi con người vừa
là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn
lao động thấp, người lao động khoẻ mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là

một xã hội luôn luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng
lao động luôn luôn được bảo vệ và phát triển. Công tác an toàn - vệ sinh lao
động tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khoẻ, tính mạng và đời sống
người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
4
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
người của Đảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã hội được tôn
trọng. Ngược lại, nếu công tác này không được thực hiện tốt, điều kiện lao
động của người lao động còn quá nặng nhọc, độc hại, dễ xảy ra nhiều tai nạn
lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị
giảm sút.
Ý nghĩa xã hội: An toàn - vệ sinh lao động là chăm lo đến đời sống,
hạnh phúc của người lao động. Đây vừa là yêu cầu thiết thực của các hoạt
động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng
của người lao động. Các thành viên trong mỗi gia đình ai cũng mong muốn
được khoẻ mạnh, lành lặn, trình độ văn hoá, nghề nghiệp được nâng cao để
cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã
hội. Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người
lao động được sống khoẻ mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng
đáng trong xã hội, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ khoa học kỹ
thuật. Tai nạn lao động không xảy ra, sức khoẻ của người lao động được đảm
bảo thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc
phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội.
Lợi ích kinh tế: Thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động sẽ
đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong sản xuất, nếu người lao động được bảo vệ
tốt, có sức khoẻ, không bị đau ốm, bệnh tật, điều kiện làm việc thoải mái,
không nơm nớp lo sợ bị tai nạn lao động, bị mắc bệnh nghề nghiệp thì sẽ an
tâm, phấn khởi sản xuất, sẽ có ngày công, giờ công cao, năng suất lao động

cao, chất lượng sản phẩm tốt, luôn luôn hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất và
công tác. Do vậy, phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm những điều kiện đẻ
cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể
lao động. Nó có tác dụng tích cực đảm bảo đoàn kết nội bộ để đẩy mạnh sản
xuất. Ngược lại, nếu để môi trường làm việc quá xấu, tai nạn lao động hoặc
ốm đau xảy ra nhiều sẽ gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất. Người bị tai nạn
lao động ốm đau phải nghỉ việc để chữa trị, ngày công lao động giảm; nếu
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
5
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
nhiều người lao động bị tàn phế, mất sức lao động thì ngoài việc khả năng lao
động của họ sẽ giảm và sức lao động của xã hội vì thế cũng giảm sút, xã hội
còn phải chăm lo việc chăm sóc, chữa trị và các chính sách xã hội khác liên
quan. Chi phí về bồi thường tai nạn lao động, ốm đau , điều trị, ma chay là rất
lớn, đồng thời kéo theo những chi phí lớn do máy móc, nhà xưởng, nguyên
vật liệu bị hư hỏng. Nói chung, tai nạn lao động, ốm đau xảy ra dù nhiều hay
ít đều dẫn tới sự thiệt hại về người và tài sản, gây trở ngại cho sản xuất. Cho
nên, quan tâm thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động là thể hiện
quan điểm đầy đủ về sản xuất, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và
đem lại hiệu quả kinh tế cao.
3. Các chỉ số và phương pháp đánh giá
Khi thống kê các vụ tai nạn lao động, người ta thường quan tâm đến số
vụ tai nạn nói chung, số người bị thương và số người thiệt mạng trong các vụ
tai nạn đó. Nguồn thông tin chủ yếu là từ phía các doanh nghiệp báo cáo nên
thực sự khó có đầy đủ, chính xác.
Về bệnh nghề nghiệp, các số liệu có ý nghĩa là số bệnh nghề nghiệp
đang tồn tại, số người lao động thuộc nhóm sức khoẻ các loại 1,2,3,4. Người
ta thống kê số liệu từ hầu hết các bệnh viện để có được con số bệnh nghề
nghiệp. Song, đây lại là phương pháp thống kê chưa đầy đủ vì không phải tất

cả mọi người lao động đều được khám, kiểm tra sức khoẻ, và càng ít người
được kiểm tra định kỳ.
Để đánh giá tình hình và thiệt hại của các vụ tai nạn lao động người ta
phân tích số liệu thông qua các chỉ số:
- Chỉ số đánh giá chấn thương trong lao động của Bộ y tế và ILO (Tổ
chức lao động Quốc tế).
- Số ngày nghỉ do tai nạn lao động.
- Số tần suất (k) tai nạn lao động.
- Tần suất tai nạn lao động theo giờ làm việc (f).
- Tỷ suất ngày nghỉ mất đi do tai nạn lao động (IR).
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
6
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
- Tỷ lệ trầm trọng của tai nạn lao động.
- Tỷ suất tử vong.
- Số ngày nghỉ do tai nạn lao động/1000 lao động.
- Chi phí điều trị và lương cho các trường hợp tai nạn lao động.
Thông qua các số liệu có được của công tác khảo sát, người ta sẽ sử
dụng các cách đối chiếu so sánh khác nhau, tính các chỉ số, tỷ lệ, lập các
bảng, biểu đồ để thấy được tình hình biến động của tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp.
Hiệu quả của việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động chính là
sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn của các chỉ số có liên quan.
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
7
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH
LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HIỆN NAY
1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác an toàn - vệ sinh lao động tại các
doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam hiện nay.
1.1 Quản lý nhà nước
Các doanh nghiệp hoạt động thường chỉ chú tâm nhiều đến việc tăng
lợi nhuận mà không chú ý cải thiện môi trường làm việc để đảm bảo an toàn -
vệ sinh lao động. Do đó, những định hướng của nhà nước trở nên rất cần thiết
để bảo vệ nguồn nhân lực. Quản lý nhà nước về bảo hộ lao động là một trong
những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác an toàn - vệ sinh lao động.
Đảng và nhà nước ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn
an toàn lao động, tiêu chuẩn vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm
việc có liên quan đến điều kiện lao động, tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các
loại phương tiện bảo vệ cá nhân.
Ban hành và quản lý thống nhất các quy phạm an toàn, quy phạm vệ
sinh lao động;
Quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao
động, nội dung huấn luyện, đào tạo về an toàn - vệ sinh lao động.
Thanh tra, kiểm tra về an toàn - vệ sinh lao động.
Điều tra, thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Thông tin về an toàn - vệ sinh lao động.
Xử lý các vi phạm về an toàn - vệ sinh lao động.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động.
1.2 Người sử dụng lao động và người lao động
1.2.1 Người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo môi trường làm việc an
toàn cho người lao động. Họ là người chủ động thực hiện và quyết định thực
hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong mỗi doanh nghiệp, nên nhận
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
8
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh

doanh
thức và mức độ nhiệt tình của họ khi tham gia thực hiện là nhân tố quyết định
đến hiệu quả của công tác.
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ: Hàng năm, khi xây dựng kế
hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an
toàn - vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động; Trang bị đầy đủ các
phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động,
vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của nhà nước; Phân
công trách nhiệm và cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy,
biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp
với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của màng lưới an toàn
viên và vệ sinh viên; Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh
lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công
nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của nhà
nước; Thực hiện huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp
an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; Tổ chức khám sức khoẻ
định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy định; Chấp hành
nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn - vệ
sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội, Sở Y tế nơi doanh nghiệp hoạt động.
Người sử dụng lao động có quyền: Buộc người lao động phải tuân thủ
các quy định, nội quy, biện pháp an toàn - vệ sinh lao động; Khen thưởng
người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn -
vệ sinh lao động; Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết
định của thanh tra viên an toàn - vệ sinh lao động, nhưng vẫn phải chấp hành
các quyết định đó khi chưa có quyết định mới.
1.2.2 Người lao động
Người lao động là người hoạt động trong môi trường lao động và chịu
ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố trong đó. Một phần trong việc đảm bảo

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
9
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
an toàn - vệ sinh lao động là phụ thuộc vào ý thức chấp hành kỷ luật trong khi
làm việc của họ. Nếu tất cả mọi người lao động trong cùng một công xưởng
đều thực hiện tốt công việc của mình theo đúng các tiêu chuẩn về an toàn - vệ
sinh lao động thì sự an toàn của mỗi người đều được nâng cao.
Người lao động có nghĩa vụ chấp hành các quy định, nội quy về an
toàn- vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao; Phải
sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các
thiết bị an toàn - vệ sinh lao động nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì
phải bồi thường; Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện
nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy
hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của
người sử dụng lao động.
Người lao động có quyền được yêu cầu người sử dụng lao động đảm
bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; trang cấp
đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháphải an
toàn lao động, vệ sinh lao động; có quyền từ chối làm công việc hoặc dời bỏ
nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng
tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp;
từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc
phục; khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử
dụng lao động vi phạm quy định của nhà nước hoặc không thực hiện các giao
kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thoả ước
lao động.
1.3 Tổ chức công đoàn
Tổ chức công đoàn có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy công tác an
toàn - vệ sinh lao động được thực hiện có hiệu quả hơn vì đây là tổ chức hoạt

động vì lợi ích của người lao động, cùng bảo vệ người lao động như mục tiêu
của công tác này.
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
10
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền lợi của
người lao động về bảo hộ lao động theo pháp luật hiện hành và luật công
đoàn. Cụ thể là: Công đoàn cơ sở thay mặt người lao động ký thoả ước lao
động tập thể với người sử dụng lao động, trong đó có nêu rõ các biện pháp cải
thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động; Tiến hành kiểm
tra việc chấp hành pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động. Công
đoàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, người sử dụng lao động thực hiện
đúng pháp luật, tiêu chuẩn quy định về bảo hộ lao động, có quyền yêu cầu
người có trách nhiệm tạm ngừng hoạt động ở những nơi có nguy cơ gây tai
nạn lao động; Công đoàn tham gia với cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền
xây dựng các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy phạm, kế
hoạch biện pháp về bảo hộ lao động; Công đoàn cử đại diện tham gia vào các
đoàn điều tra tai nạn lao động; Công đoàn tham gia với chính quyền xét
thưởng và xử lý kỷ luật trong hệ thống công đoàn; Công đoàn tham gia với
các nhà nước xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, tham gia và
tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo
hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về bảo hộ lao động. Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam trực tiếp quản lý Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật
bảo hộ lao động quốc gia; Công đoàn tuyên truyền giáo dục và tham gia tổ
chức huấn luyện bảo hộ lao động cho người lao động, vận động họ làm tốt
nghĩa vụ trong công tác an toàn - vệ sinh lao động; Công đoàn tổ chức, chỉ
đạo hoạt động phong trào quần chúng làm bảo hộ lao động và quản lý, chỉ đạo
hoạt động mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
2. Phân tích thực trạng công tác an toàn - vệ sinh lao động tại các doanh

nghiệp công nghiệp Việt Nam hiện nay.
2.1 Đặc điểm lao động trong ngành công nghiệp Việt Nam hiện nay
Công nghiệp có môi trường lao động khá phức tạp và tiềm ẩn nhiều
nhân tố đe dọa gây nguy hại đến sức khoẻ, tính mạng của người lao động. Bởi
đây là ngành có rất nhiều máy móc công cụ (máy khoan, máy cắt, máy cưa,
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
11
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
máy dập, máy tời, thang máy vận chuyển,…và các dụng cụ thủ công), hoá
chất (thuốc nhuộm, thuốc tẩy, hoá chất bảo vệ nguyên vật liệu,…), nhiều tia
độc hại và nhiều chất thải độc hại (bụi, mùn, chất thải rắn,…). Công nhân tiếp
xúc liên tục với các nguồn điện lớn.
Quy tắc tại nơi làm việc của các doanh nghiệp công nghiệp rất nghiêm
ngặt vì vi khí hậu những nơi đó (tổng hợp các yếu tố vật lý trong không khí,
trong không gian nơi làm việc có liên quan đến sức khoẻ, năng suất lao động
như: Nhiệt độ, độ ẩm không khí, vận tốc không khí, chế độ bức xạ, bụi, tiếng
ồn, ánh sáng, tư thế, bức xạ Iôn hoá) có ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên
đến người lao động. Chưa kể đến trong quá trình làm việc, công nhân còn bị
đe doạ bởi các vật rơi, đổ, sập và có thể mắc các bệnh nghề nghiệp do tính
chất lặp lại nhiều lần, tính đặc thù của mỗi công việc.
Ở Việt Nam, ngành công nghiệp phát triển hơn một nửa thế kỉ kể từ
năm 1945 đã trải qua nhiều thời kì với những đặc điểm và điều kiện rất khác
nhau. Ngành công nghiệp Việt Nam được coi là non trẻ do sự xuất hiện muộn
so với ngành công nghiệp của các nước trên thế giới. Nhưng không phải vì
thế mà ngành mất vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân hay giảm
thiểu tính phong phú, đa dạng trong hoạt động. Công nghiệp ngày càng được
Đảng và Nhà nước quan tâm phát triển do vị trí quan trọng và vai trò chủ đạo
của ngành trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam định hướng Xã hội
chủ nghĩa.

Do sự phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong những năm gần đây
(giá trị sản xuất công nghiệp năm liên tục tăng cao, đạt trên 15%), môi trường
ngành công nghiệp ngày càng trở nên phức tạp. Dù xuất phát từ điểm lạc hậu
nhưng các doanh nghiệp công nghiệp nước ta vẫn theo kịp trình độ công nghệ
thế giới: các dây chuyền công nghệ không ngừng được hiện đại hoá, nhiều
trang thiết bị mới, hiện đại được đưa vào sản xuất, khai thác. Quy mô ngành
mở rộng nên mặc dù các máy móc thiết bị hiện đại góp phần đáng kể vào việc
giải phóng sức lao động của công nhân nhưng các nhân tố có thể gây ra tai
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
12
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động vẫn ngày càng gia
tăng.
Hơn nữa, ở nước ta, hơn nửa số doanh nghiệp có thiết bị cũ, điều kiện
lao động chưa được quan tâm thích đáng nên yếu tố nguy hiểm vẫn còn và
đang ngày ngày đe doạ tính mạng, sức khoẻ người lao động. Việc sử dụng
mặt bằng khai thác, dụng cụ, trang thiết bị khai thác ở nhiều nơi đã lâu ngày,
có nhiều nguy cơ gây ra nguy hiểm và tai nạn lao động. Ở nhiều nơi có thiết
bị mới nhập có khả năng tự động hoá cao, song xét về yếu tố kích thước, lực
điều khiển, nhịp điệu, thao tác lại chưa phù hợp lắm với sức khoẻ, đặc điểm
tâm sinh lý,… của công nhân Việt Nam.
Tại nhiều cơ sở các hệ thống kỹ thuật vệ sinh như: thông gió, chống nóng,
chống bụi và hơi khí độc, chống ồn, chống bức xạ có hại,…các hệ thống thiết
bị an toàn chưa có hoặc có lâu ngày không được kiểm tra, bảo dưỡng. Phương
tiện bảo vệ cá nhân chưa đầy đủ hoặc có nhưng công nhân chưa sử dụng khi
làm việc. ở một số nơi môi trường lao động bị ô nhiễm, các yếu tố nguy hiểm
và có hại còn cao như tiếng ồn, bụi, rung động, bức xạ điện từ ,… vượt quá
giới hạn cho phép.
Theo khảo sát, thực trạng về khả năng đáp ứng của y tế công nghiệp:

Về nhân lực y tế của các ngành công nghiệp, tỷ lệ bác sỹ chiếm khá cao. Về
phương tiện sơ cứu, số lượng các trang thiết bị y tế cần thiết để cấp cứu tai
nạn lao động là khá đầy đủ. Về tủ thuốc cấp cứu, ngành công nghiệp nặng
75% số cơ sở y tế có tủ thuốc cấp cứu tai nạn lao động trong khi đó ở ngành
công nghiệp nhẹ, tỷ lệ cơ sở y tế có tủ thuốc cấp cứu chiếm 88%. Ngành công
nghiệp hoá chất có tủ thuốc cấp cứu nhiều hơn cả. Về thuốc cấp cứu, chỉ có
69,6% các cơ sở y tế của các ngành công nghiệp có đủ thuốc cấp cứu tai nạn
lao động.
Như vậy, có thể nhận thấy vấn đề đảm bảo an toàn lao động đang ngày
càng trở nên bức xúc và vấn đề cải thiện môi trường lao động của ngành công
nghiệp nước ta hiện nay đang rất cần được quan tâm. Có như vậy thì công
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
13
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
nghiệp mới đạt được sự phát triển bền vững, có tính cạnh tranh mạnh trên thị
trường thế giới và xứng đáng là ngành kinh tế dẫn đầu trong công cuộc công
nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta.
2.2 Tình hình thực hiện an toàn - vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp
công nghiệp ở nước ta.
2.2.1 Tình hình tai nạn lao động
Đảng và nhà nước ta coi trọng công tác an toàn - vệ sinh lao động trong
các doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện rõ qua một loạt các văn bản
quyphạm pháp luật của nước ta (phụ lục 2)
Tuy vậy, tình hình vi phạm an toàn - vệ sinh lao động trong các doanh
nghiệp công nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây xảy ra rất nhiều, gây
ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Tai nạn lao động thường xảy ra ở bất kỳ những cơ sở sản xuất nào, đặc
biệt là ở những cơ sở sản xuất công nghiệp và có thể gây ra những chấn
thương về mặt thể lực, về mặt tâm lý, về mặt xã hội, cũng như có thể gây ra tử

vong.
Trong ngành công nghiệp, điều kiện và môi trường lao động đáng lo
ngại, nguy cơ tiếp xúc với bụi, nóng, ồn và hoá chất cao. Các chất gây ô
nhiễm môi trường xung quanh chủ yếu là nước thải độc hại, hơi khí độc, hoá
chất, bụi và ồn. Các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường xung quanh thường
là các cơ sở sản xuất giấy, dệt, cán thép, đúc, nhựa và vật liệu xây dựng. Tai
nạn lao động do điện giật là thường gặp hơn cả trong cả 3 ngành công nghiệp
(công nghiệp nặng khoảng 70% các vụ tai nạn, công nghiệp nhẹ khoảng
82.35% và công nghiệp hoá chất khoảng 77.78%). Tiếp theo là các loại tai
nạn khác như shock phản vệ, say nóng, say nắng, và bỏng. Tuy nhiên, một số
tai nạn lao động phổ biến như sơ cấp cứu gẫy xương, ngộ độc CO thì lại
không có sẵn. Đặc biệt, các vụ cấp cứu ngừng tim thì các cơ sở y tế ngành
công nghiệp nặng và hoá chất đều không có.
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
14
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
Qua kiểm tra thực tế tại nhiều doanh nghiệp cho thấy, những chủ doanh
nghiệp quan tâm đến người lao động và sự an toàn của doanh nghiệp mình, họ
sẽ đầu tư trang thiết bị đủ những phương tiện an toàn - vệ sinh lao động trong
lao động và cháy nổ. Tuy vậy,nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế dân
doanh hầu như không tổ chức một hoạt động gì về an toàn, vệ sinh lao động,
thậm chí còn tìm nhiều cách hay chỉ trang bị chiếu lệ, hình thức để đối phó
với ngành chức năng, nhất là ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kiểm tra tại
một số đơn vị thì thấy doanh nghiệp cũng cho xây dựng và lắp đặt hệ thống
chống bụi, chống ồn, chống ô nhiễm nhưng chỉ cho hoạt động khi có đoàn
kiểm tra để đỡ tốn kinh phí…
Theo báo cáo thống kê của các tỉnh, thành phố trong cả nước thì khu
vực công nghiệp từ năm 2000 đến năm 2004 trung bình mỗi năm xảy ra 4245
vụ tai nạn lao động làm 4415 người bị nạn với 480 người chết. Số vụ tai nạn

lao động tăng hàng năm là 17,38%, riêng năm 2005, có tới 4095 vụ làm 4220
người bị nạn trong đó có tới 463 vụ làm chết 495 người. Đây là những con số
thiệt hại rất đáng tiếc về con người. Thiệt hại vật chất ước tính lên tới 47,107
tỷ đồng, thiệt hại về ngày làm việc (số ngày nghỉ việc vì tai nạn) là 49.571
ngày. Đó là còn chưa kể đến chi phí cơ hội do phải gải quyết hậu quả của các
vụ tai nạn này.
So với năm 2004, số vụ, số vụ làm chết người, tổng số người chết có
giảm (năm 2005 giảm 32%) nhưng so với số liệu bình quân 5 năm qua thì số
vụ có người chết, số người chết vẫn ở mức cao. Đây mới chỉ là con số thống
kê chưa đầy đủ (3400 doanh nghiệp/160.000 doanh nghiệp báo cáo). Do vậy,
trên thực tế tình hình tai nạn lao động vẫn còn ở mức cao và nghiêm trọng.
Tỷ lệ tai nạn lao động tăng lên đáng kể, có thể thấy điều này từ số ca
tiếp nhận bệnh nhân của các bệnh viện, điển hình là Bệnh viện Chấn thương
Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận 4.954 trường hợp bị tai nạn lao
động năm 2004 và 5.087 ca năm 2005, tăng 2,7%.
Bảng tổng hợp tỷ lệ tai nạn lao động theo ngành công nghiệp năm 2005
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
15
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
(đơn vị: %)
Ngành công nghiệp Tỷ lệ tai nạn lao động Tỷ lệ người chết
Xây lắp 37,55 36,25
Khai thác than 10,18 14,29
Cơ khí chế tạo 9,08 8,24
Sản xuất vật liệu xây dựng 8,30 8,06
Ngành công nghiệp có đến 500 nghề trong danh sách các nghề nặng
nhọc, độc hại và nguy hiểm và có tới hơn 50% số công nhân toàn ngành trực
tiếp sản xuất trong các ngành đó. Có thể thấy ngành xây lắp và khai thác than
là hai ngành chiếm tỷ lệ lớn về cả số vụ tai nạn lao động, về cả tỷ lệ người

chết. Tai nạn lao động tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực: khai thác than,
xây lắp, cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng,…
Bảng tổng hợp số liệu về tai nạn lao động theo tỉnh thành phố năm 2005
Tỉnh, thành phố
Số vụ tai nạn lao
động (vụ)
Số người chết (%)
Đồng Nai 1207 29,80
Hồ chí Minh 543 13,41
Bình Dương 226 5,58
Quảng Ninh 256 6,32
Năm 2005, số vụ tai nạn lao động ở Đồng Nai và thành phố Hồ Chí
Minh, là cao nhất.
2.2.2 Tình hình bệnh nghề nghiệp
Từ khi tham gia lao động, con người cũng bắt đầu phải chịu ảnh hưởng
tác hại của nghề nghiệp và do đó có thể bị bệnh nghề nghiệp. Người lao động
bị bệnh nghề nghiệp phải được hưởng các chế độ bù đắp về vật chất, để có thể
bù lại phần nào sự thiệt hại của họ về thu nhập từ tiền công lao động do bị
bệnh nghề nghiệp làm mất đi một phần sức lao động. Phải giúp họ khôi phục
sức khoẻ và chức năng nếu có thể.
Các quốc gia đều công bố danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo
hiểm và ban hành các chế độ đền bù hoặc bảo hiểm. Tổ chức lao động quốc tế
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
16
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
đã xếp bệnh nghề nghiệp thành 29 nhóm gồm hàng trăm bệnh nghề nghiệp
khác nhau.
Ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1976, Nhà nước đã công nhận 8 bệnh nghề
nghiệp được bảo hiểm, năm 1991 bổ sung thêm 8 bệnh nghề nghiệp và đến

tháng 2/1997 công nhận bổ sung thêm 5 bệnh nghề nghiệp mới. Cho đến nay
đã có 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
Đa số người lao động không được khám tuyển và khám sức khoẻ định
kỳ. Bệnh tật của người lao động phổ biến là đau lưng, đau cột sống, hội chứng
dạ dày, viêm phế quản, phổi, dị ứng ngoài da và đau mắt.
Trong những năm gần đây, dù cho các doanh nghiệp đã có quan tâm
nhiều hơn đến việc cải thiện điều kiện làm việc và chăm lo hơn đến chăm sóc
sức khoẻ người lao động nhưng trên thực tế vẫn xuất hiện nhiều bệnh nghề
nghiệp mới. Ngoài các bệnh nghề nghiệp thông thường đã xuất hiện nhiều
loại bệnh nghề nghiệp mới, nguy hiểm hơn như bụi phổi silic, điếc nghề
nghiệp, nhiễm độc chì, độc nicotin, lao phổi nghề nghiệp, viêm gan siêu vi B
nghề nghiệp…Hầu hết các bệnh này diễn ra từ từ do quá trình tích tụ dần các
chất độc, dẫn đến mãn. Những bệnh này không chỉ gây nguy hiểm cho tính
mạng người lao động mà còn ảnh hưởng nặng nề đến những thế hệ tương lai.
Qua kiểm tra thực tế của đoàn kiểm tra liên ngành tại một số nhà máy
thuộc các ngành công nghiệp như kim loại nặng, hoá chất, xây dựng… thì hầu
hết các quy định về tiếng ồn, nhiệt độ, bụi, khí hơi độc và một số chỉ số môi
trường khác đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra, một số mẫu đo hơi
dung môi, khí độc các loại, hơi chì và nicotin ở một số nhà máy sản xuất
thuốc là, sơn, gạch ngói, gạch men, khai thác đá… cũng vượt ở mức đáng báo
động.
Bên cạnh đó, các biên pháp bảo hộ lao động chưa được các chủ doanh
nghiệp và người lao động thực hiện đầy đủ, chưa có những loại bảo hộ lao
động đặc chủng theo đúng tính chất, đúng yêu cầu công việc, khiến nguy cơ
mắc các bệnh nghề nghiệp ở người lao động nhiều lên, đặc biệt là các bệnh:
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
17
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
lao phổi, điếc, viêm giác mạc, viêm xoang, bệnh phụ khoa, các bệnh nội

tiết… Chưa kể ở một số nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, nhiều công nhân
do không thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động nên bị nhiễm bụi phổi silic -
một chứng bệnh điều trị khó khăn, lâu dài và tốn kém. Số người lao động bị
các chứng giảm trí nhớ, các biểu hiện rối loạn thần kinh cũng tăng lên.
Trên thực tế, không chỉ những người lao động ở những nhà máy có
công nghệ sản xuất cũ kỹ lạc hậu, môi trường lao động kém mới bị bệnh nghề
nghiệp nhiều, mà ngay cả những nhà máy có công nghệ hiện đại như sản xuất
linh kiện điện tử, cũng phát sinh nhiều chứng bệnh mới như: nhiễm chì (từ
việc hàn chấm các vi mạch), chức năng cơ bắp bị giảm (dù không phải làm
việc nặng), đau mỏi toàn thân, đau vùng thắt lưng (không rõ nguyên nhân),
mỏi mắt, giãn tĩnh mạch chi dưới (do phải đứng nhiều giờ trong ngày), giảm
thị lực dẫn đến những biến chứng lạ khi sức khoẻ cơ thể giảm sút.
Qua kết quả khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề
nghiệp ở trung tâm y tế trong những năm qua cho thấy số người có sức khoẻ
loại tốt đã giảm xuống và người có sức khoẻ loại trung bình và yếu có chiều
hướng tăng lên: nhóm sức khoẻ loại 1-2 tăng 2-3%, loại 3-4 giảm 2-3%
Phải nói rằng, trong rất nhiều vi phạm về an toàn - vệ sinh lao động thì
vi phạm luật lao động trong bố trí việc làm, vi phạm quy định về kiểm tra sức
khoẻ định kỳ cho người lao động là nhiều nhất. Luật lao động quy định người
lao động làm việc ở môi trường nặng nhọc, độc hại, một năm phải được kiểm
tra sức khoẻ 2 lần, còn người làm việc ở điều kiện bình thường, mỗi năm
kiểm tra một lần. Luật nghiêm cấm bố trí, sử dụng các lao động nữ vào các
khâu sản xuất độc hại… nhưng xem ra rất ít doanh nghiệp thực hiện quy định
này. Theo thống kê của trung tân y tế, năm 2005 mới chỉ có khoảng 2/5 số
doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động. Tỷ lệ này
quá thấp và đây là điều dễ hiểu vì sao bệnh nghề nghiệp cứ mỗi ngày một
tăng.
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
18
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh

doanh
Trước tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp gia tăng, ngành
Lao động - Thương binh Xã hội cũng như các ngành khác có liên quan đã
quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này bằng cách tổ chức những lớp huấn luyện
về an toàn - vệ sinh lao động cho người lao động; thanh - kiểm tra để phát
hiện những vi phạm của doanh nghiệp đối với công tác an toàn - vệ sinh lao
động, thậm chí xử phạt hoặc kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh buộc ngưng sản
xuất. Nhiều chủ doanh nghiệp đã ý thức hơn đến việc phòng tránh tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động thông qua trang bị đầy đủ các
thiết bị bảo hộ lao động, cải tạo môi trường lao động, cung cấp đủ phương
tiện bảo hộ cho người lao động… Thế nhưng vẫn chưa giải quyết được tình
trạng ô nhiễm môi trường lao động ngày một tăng, dẫn đến bệnh nghề nghiệp
cũ vẫn gia tăng, bệnh nghề nghiệp mới lại xuất hiện với nhiều chứng lạ, nguy
hiểm hơn, mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và các thế hệ con
cái của họ cũng nặng nề hơn.
Muốn công tác an toàn - vệ sinh lao động được hiệu quả, giảm bệnh
nghề nghiệp, giảm các nguy cơ tử vong do tai nạn lao động cần phải vận động
và đi đến kiên quyết buộc các doanh nghiệp phải thay đổi dần công nghệ,
không được sử dụng các máy, thiết bị quá cũ kỹ, lạc hậu; tăng cường công tác
kiểm tra việc thực hiện luật Bảo hộ lao động tại các doanh nghiệp…Song,
trên thực tế triển khai những vấn đề này không phải một sớm một chiều khi
đã từ lâu nhiều doanh nghiệp, nhiều chủ sử dụng lao động, thậm chí bản thân
người lao động vốn đã không có thói quen tốt với việc phải thực hiện công tác
bảo hộ lao động, nhiều người, nhiều doanh nghiệp còn xem thường tính
mạng, sức khoẻ của mình, thậm chí đến nguy cơ sống còn của nhà máy.
3. Đánh giá thực trạng công tác an toàn - vệ sinh lao động trong các
doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam hiện nay
3.1 Kết quả đạt được
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
19

Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn đảm bảo thực hiện
công tác an toàn - vệ sinh lao động đã được xây dựng và đưa ra các tiêu chí
đầy đủ, cụ thể tương đối phù hợp với đặc điểm ngành công nghiệp nước ta.
Bộ máy tổ chức thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động bước đầu
được củng cố ở nhiều cấp từ chính quyền địa phương đến các nhà máy cụ thể.
Công tác thông tin, tuyên truyền được đổi mới, đa dạng hoá do được
quan tâm thực hiện. Thông tin được truyền bá rộng rãi khuyến khích, cảnh
báo, thường xuyên nhắc nhở người sử dụng lao động và người lao động thực
hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động, nâng cao nhận thức của mọi
người về vai trò của công tác và thể hiện sự quan tâm thực hiện công tác
này.
Công tác huấn luyện có những chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp
đã đưa công tác huấn luyện vào kế hoạch hoạt động của mình và chi nhiều
kinh phí hơn cho công tác.
Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu lấy chuẩn an toàn - vệ sinh lao động là
thước đo, thương hiệu của doanh nghiệp mình. Đây là dấu hiệu tốt vì như vậy
doanh nghiệp sẽ quan tâm cải thiện môi trường lao động trong tất cả các khâu
của hoạt động sản xuất kinh doanh, quan tâm giáo dục, huấn luyện đội ngũ
công nhân viên thực hiện tốt các tiêu chuẩn về an toàn - vệ sinh lao động.
Để tăng khả năng cạnh tranh của mình, có nhiều doanh nghiệp đã mua
sắm máy móc trang thiết bị mới phục vụ cho quá trình sản xuất. Các máy móc
thiết bị hiện đại được chế tạo hướng theo mục đích đảm bảo an toàn cho
người sử dụng vì thế nên việc mua sắm này cũng thể hiện phần nào sự quan
tâm của doanh nghiệp đến công tác đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động.
Tổ chức khám bệnh thường xuyên cho công nhân đã được các doanh
nghiệp thực hiện không chỉ do bị bắt buộc. Đó là vì ngày càng nhiều doanh
nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn - vệ
sinh lao động, hay trước hết là do họ nhận thức rõ hơn về vai trò quan trọng

của người lao động đối với kết quả sản xuất kinh doanh. Việc làm này là rất
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
20
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
đúng đắn vì nó hợp với nguyện vọng của công nhân, đặc biệt là công nhân
làm việc trong các lĩnh vực nguy hiểm. Từ đó, người lao động sẽ hăng say
tích cực lao động đóng góp vào xây dựng doanh nghiệp.
Trồng cây tạo môi trường xanh - sạch - đẹp là công việc mà hầu hết các
doanh nghiệp đã thực hiện. Cảnh quan nơi làm việc và xung quanh nơi làm
việc thường tác động khá nhiều đến tâm lý của con người. Ngày nay, các
công ty đều cố gắng tạo cho mình một không gian thoáng đãng, thoải mái và
việc làm này đã góp phần nâng cao năng suất lao động của công nhân.
Đã có một số công ty làm tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động. Hầu
hết các cơ sở đã xây dựng xong báo cáo đánh giá tác động môi trường và triển
khai các dự án cải tạo môi trường.
Các doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư để cải thiện điều kiện làm
việc. Chưa cần tính đến hiệu quả của điều kiện làm việc tốt, mà chỉ riêng nỗ
lực này cũng sẽ khích lệ nhiều đến người lao động khi họ nhận ra được sự
quan tâm dành cho mình.
Hàng năm, các cơ sở y tế trong ngành đã tổ chức quản lý tốt sức khoẻ,
bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Nhờ đó, các tai nạn lao động được xử
lý kịp thời, giảm thiểu thiệt hại về người và của, các bệnh nghề nghiệp cũng
được phát hiện và chữa trị kịp thời.
3.2 Tồn tại
Bên cạnh những doanh nghiệp có ý thức cao về vấn đề an toàn - vệ sinh
lao động còn có những doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này.
Doanh nghiệp có đông công nhân nhưng chưa thành lập được hội đồng bảo hộ
lao động và an toàn vệ sinh theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương
binh Xã hội. Chưa có hợp đồng lao động đối với những lao động hợp đồng

thời vụ, chưa khám sức khoẻ định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho những lao
động làm việc trong môi trường độc hại… vẫn là điều có thể nhận thấy ở một
số đơn vị.
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
21
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
Còn tồn tại nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chủ sử dụng lao động
quá xem nhẹ hay cẩu thả trong việc trang bị phương tiện phòng chống các tai
nạn cho nhà xưởng và người lao động. Bên cạnh đó, công tác diễn tập cũng
không đáp ứng được đòi hỏi thực tế khi có tai nạn hay sự cố cháy nổ xảy ra.
Doanh nghiệp và người lao động tỏ ra khá thờ ơ với hoạt động cần thiết này.
Nhận thức của cả người sử dụng lao động và người lao động đều chưa
cao. Các quy định về an toàn - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ hiện
vẫn chưa được phổ biến, tuyên truyền đến đúng đối tượng.
Công tác theo dõi, thực hiện kiểm soát đối với doanh nghiệp quốc
doanh bỏ ngỏ, các cơ sở doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có sự quan tâm của các
ngành.
Thông tin duy trì chưa thường xuyên, rộng rãi, thiếu sự phối hợp đồng
bộ giữa các bộ ngành có liên quan gây ra những chậm trễ không đáng có
trong các khâu cải thiện môi trường lao động hay khâu xử lý các hậu quả của
tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Bộ máy công tác quản lý nhà nước bất cập giữa chức năng với nhiệm
vụ.
Do thiếu quan tâm đầy đủ nên vấn đề về y tế công nghiệp vẫn còn yếu,
số lượng tai nạn lao động là chưa được cập nhật thường xuyên. Đặc biệt, các
phương tiện chuyên dụng cho cấp cứu tai nạn lao động là chưa đầy đủ, dẫn
đến nhiều trường hợp tai nạn lao động chưa được cấp cứu kịp thời. Công tác
dự phòng tai nạn lao động trong công nghiệp còn là một điểm yếu. Công tác
tuyên truyền giáo dục được tiến hành thường xuyên, nhưng các biện pháp cụ

thể và trang bị bảo hộ lao động cá nhân và điều kiện an toàn lao động chưa
được chú ý nhiều. Nhiều cơ sở sản xuất chưa có đủ thiết bị an toàn lao động
cho công nhân.
3.3 Nguyên nhân
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
22
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
Tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đang có chiều hướng
gia tăng trong thời gian vừa qua đang là mối quan tâm của toàn xã hội.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên có thể chỉ ra:
Công nghiệp đang phát triển theo chiều hướng sản xuất trên những quy
trình mới, sử dụng nhiều thiết bị hiện đại nên luôn tiềm ẩn các mối nguy hiểm
có thể xảy ra. An toàn - vệ sinh lao động chỉ được đảm bảo khi người sử dụng
và quản lý các máy móc thiết bị mới này có hiểu biết đúng đắn về cách thức
sử dụng chúng.
Sự ra đời của nhiều ngành công nghiệp, sự gia tăng nhanh về số lượng
và loại hình công nghiệp đã thu hút hàng vạn lao động. Nguồn cung ứng lao
động chính cho các dự án công nghiệp, khu công nghiệp chủ yếu là từ nông
thôn. Đây là đội ngũ lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo phải tiếp cận
ngay với môi trường lao động mới, những công việc nguy hiểm, môi trường
sản xuất độc hại. Do vậy còn một số lớn lao động chưa có hiểu biết đúng đắn
về tác hại của tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nguy cơ bị tai nạn cao do
chưa biết các cách thức đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động khi làm việc
Môi trường sản xuất tiếp tục bị ô nhiễm nghiêm trọng vì nhiều yếu tố
nguy hiểm độc hại mà chúng ta chưa kiểm soát hết được. Điều này cho thấy
năng lực yếu kém của vấn đề quản lý môi trường lao động ở nước ta.
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phần lớn hình thành và phát triển
trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế, vốn đầu tư ban đầu ít, nguồn lực tài chính
yếu, cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật, công nghệ và thiết bị còn lạc hậu, cũ kỹ

thiếu an toàn. Vấn đề cải thiện môi trường làm việc trở nên khó khăn và khiến
các chủ doanh nghiệp tỏ ra e ngại. Trong khi đó Nhà nước chưa đủ sức kiểm
soát, thanh tra, kiểm tra các vấn đề liên quan đến đảm bảo an toàn, vệ sinh lao
động. Vì vậy ở khu vực sản xuất này chứa đựng nhiều yếu tố nguy hiểm (số
lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh ta chiếm trên 90%), công tác y
tế chưa được quan tâm đầu tư.
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
23
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
Nhà nước chưa đủ sức kiểm soát, thanh tra, kiểm tra các vấn đề liên
quan đến đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động. Do vậy tình trạng vi phạm các
tiêu chuẩn về an toàn - vệ sinh lao động trong các năm qua trở nên báo động
đối với các cơ quan chức năng. Công tác xử lý sau khi tai nạn lao động xảy ra
không nhanh chóng, hiệu quả, việc truy cứu trách nhiệm không nghiêm và
chưa triệt để.
Nhận thức của người lao động về an toàn - vệ sinh lao động chưa cao là
nguyên nhân chủ yếu cần được khắc phục sớm. Bởi vì người lao động là
người gánh chịu hậu quả nhiều nhất nếu xảy ra tai nạn lao động hay mắc phải
bệnh nghề nghiệp. Họ là người chịu ảnh hưởng trực tiếp và bị đe doạ đến sức
khoẻ, tính mạng khi bản thân và đồng nghiệp không thực hiện tốt các quy
định về an toàn - vệ sinh lao động dù cho các nhân tố khác (quản lý nhà nước,
người sử dụng lao động,…) đã nỗ lực đến đâu. Bên cạnh đó, việc sử dụng các
phương tiện bảo hộ cá nhân chưa được giám sát chặt chẽ.
Bảng tổng hợp nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong năm 2005
Nguyên nhân Tỷ lệ (%)
Người sử dụng lao động và người lao động vi
phạm tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn
4
Điều kiện lao động không đảm bảo 38

Trang bị phương tịên bảo vệ cá nhân chưa đầy đủ 2
Không có biện pháp an toàn 14
Các nguyên nhân khác 42
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
24
Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh
doanh
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG TÁC
AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1. Định hướng của việc nâng cao năng lực an toàn - vệ sinh lao động
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta, thực hiện chủ
trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định:
Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Chính vì vậy,
việc đảm bảo môi trường lao động lành mạnh và an toàn, giảm và ngăn ngừa
nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ là yêu cầu quan trọng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh và lao động xã hội.
Những năm gần đây, quá trình công nghiệp hoá đã có những bước phát
triển nhanh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên phạm vi cả nước.
Cùng với sự quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp, yếu tố an toàn trong sản
xuất luôn được các cấp các ngành quan tâm đặc biệt.
Từ năm 1999, Đảng và nhà nước ta đã tổ chức thực hiện các tuần lễ
quốc gia về an toàn - vệ sinh lao động là hoạt động quan trọng công tác bảo
hộ lao động của nước ta. Một thực tế cho thấy qua 8 năm thực hiện tuần lễ
Quốc gia về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ đã tạo ra phong trào thi
đua mạnh mẽ, nhiều đơn vị đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để cải tiến dây
chuyền công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động, quản lý chặt chẽ hơn về
an toàn vệ sinh lao động. Có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật phục vụ cho
mục đích cải thiện điều kiện nhằm giảm thiểu tác động môi trường, hạn chế
tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Chủ đề năm 2006 là: an toàn - vệ sinh

lao động, phòng chống cháy nổ trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ về tai nạn
lao động, cháy nổ và bệnh nghề nghiệp tập trung vào việc tuyên truyền ý
nghĩa, mục đích và phản ánh thực tế điều kiện làm việc của người lao động, tổ
chức mít tinh phát động phong trào thi đua làm tốt công tác này.
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
25

×