BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN TÂM LÝ HỌC TÔN GIÁO
Chủ đề: HỒI GIÁO
Giảng viên phụ trách: ThS. Huỳnh Trần Hoài Đức
Họ và tên sinh viên:
Đinh Nhật Thiên Thanh
Mã số sinh viên:
46.01.611.110
Mã HP:
PSYC110801
Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 01 năm 2023
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................. 3
A.
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HỒI GIÁO.......................................................... 4
1.
Bối cảnh hình thành............................................................................................4
2.
Ngơn sứ Muhammad..........................................................................................5
3.
Thiên kinh Quran................................................................................................7
B.
NIỀM TIN CƠ BẢN CỦA HỒI GIÁO (IMAN)............................................... 8
1.
Tin có một Đấng Tối cao duy nhất.....................................................................9
2.
Tin có các thiên thần và ma quỷ.......................................................................10
3.
Tin vào các sách Mặc Khải...............................................................................11
4.
Tin vào các ngôn sứ..........................................................................................14
5.
Tin vào ngày Phán Xét Cuối cùng: Những người chết đi sẽ sống lại trong ngày
tận thế - tất cả kẻ sống và kẻ chết đều được Đấng Allah xét xử trong ngày Phán Xét
Cuối cùng...................................................................................................................16
6.
C.
Mọi việc do Đấng Tối cao tiền định, nhưng mọi người đều có ý chí tự do.....17
CÁC HÀNH VI TÔN GIÁO ĐẶC TRƯNG.................................................... 17
1.
Tuyên xưng đức tin (Kalima)...........................................................................18
2.
Cầu nguyện (salat)............................................................................................21
3.
Bố thí (zakat)....................................................................................................22
4.
Nhịn ăn tháng Ramadan (sawn).......................................................................24
LỜI KẾT....................................................................................................................... 27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 28
asfsdfasfsdf
3
LỜI MỞ ĐẦU
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội đặc biệt hiện hữu trong hầu hết đời sống của mỗi
người. Có nhiều tơn giáo khác nhau: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, đạo Cao Đài, đạo Bà
La Môn,… Và một trong số đó là Hồi giáo. Hồi giáo là tơn giáo lớn thứ 2 trên thế giới
với hơn một tỷ tín đồ. Tuy vậy, Hồi giáo thường bị xem là tôn giáo gắn liền với khủng
bố, với những giáo điều khắt khe, sự phân biệt đối xử về giới tính,… Có rất nhiều điều
về Hồi giáo được đem ra bàn luận, và người ta thường tỏ thái độ e sợ khi thấy một tín
đồ Hồi giáo. Nhưng có phải thực sự rằng Hồi giáo chỉ bao gồm những điều tiêu cực?
Với mục đích làm rõ hơn về Hồi giáo khi tìm hiểu sơ lược về đạo Hồi, niềm tin tơn
giáo của các tín đồ và các hành vi tơn giáo, người làm tiểu luận quyết định chọn chủ đề
“Hồi giáo”.
4
A. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HỒI GIÁO
Islam là một tơn giáo độc thần. Các tín đồ của đạo Islam tạo thành nhóm tơn giáo
lớn thứ hai trên thế giới. Theo ước tính vào năm 2022, Islam giáo có 1,97 tỷ tín đồ,
chiếm khoảng 25% dân số thế giới. Một người tin theo đạo Islam được gọi là Muslim,
có nghĩa là “người quy phục”. Islam giáo do Muhammad sáng lập. “Islam” có nghĩa là
“thuận tịng”, “tn theo”, tức là thuận tòng Allah, đấng tối thượng và duy nhất, tuân
theo vị ngơn sứ của Allah là Muhammad. Cịn Hồi giáo là tên quen dùng ở nước ta vì
người xưa tưởng rằng đạo này là đạo của người Hồi Hột ở Trung Quốc.
1. Bối cảnh hình thành
Hồi giáo ra đời ở bán đảo Ả Rập vào đầu thế kỷ VII sau Công nguyên. Trước khi
Hồi giáo ra đời, người Ả Rập theo tín ngưỡng đa thần. Mỗi thị tộc, bộ lạc thờ một vị
thần khác nhau: Mặt Trăng, Mặt Trời, các vì sao, thờ hòn đá trên sa mạc, cây cối trên
ốc đảo,... Đạo Do Thái và đạo Thiên Chúa đã từng được truyền bá đến Ả Rập nhưng
chưa gây được ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của cư dân Ả Rập. Đến thế kỷ
VII, con đường buôn bán giữa phương Đông với phương Tây chuyển sang khu vực
vịnh Ba Tư thuộc quyền kiểm soát của đế quốc Ba Tư. Việc mất quyền kiểm sốt đối
với con đường bn bán này đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế bán đảo Ả Rập.
Mâu thuẫn trong nội bộ thị tộc, bộ lạc gay gắt hơn. Ở bên ngoài, Ả Rập có nguy cơ bị
xâm lấn bởi đế quốc Ba Tư ở phía Đơng và Byzantium ở phía Tây. Hồn cảnh lịch sử
đặt ra một yêu cầu rằng cần có một chính quyền tập trung vững mạnh chấm dứt các
cuộc xung đột chiến tranh giữa các bộ lạc, thống nhất các bộ lạc, duy trì quyền thống
trị của quý tộc, thương nhân, khôi phục lại con đường buôn bán Đông Tây, đẩy lùi
nguy cơ bị xâm lược. Tín ngưỡng đa thần là trở ngại lớn nhất cho sự thống nhất các bộ
lạc. Chính trong hồn cảnh và u cầu đó, Hồi giáo đã ra đời và trở thành một vũ khí tư
tưởng thích hợp cho sự thống nhất bán đảo Ả Rập. Cùng với sự ra đời của Hồi giáo, sự
xuất hiện Kinh Quran vào đầu thế kỷ 7 đã đem lại cho các dân tộc Ả Rập một niềm tự
5
hào vì từ nay họ có Thiên Kinh viết bằng tiếng Ả Rập. Họ đón nhận đạo Hồi là đạo của
dân tộc chứ không phải là đạo ngoại lai. Kinh Quran và đạo Hồi là hai yếu tố quan
trọng đem lại sự hứng khởi tinh thần và là chất keo văn hóa nối kết các bộ lạc Ả Rập
lại với nhau và biến đại khối Ả Rập thành một lực lượng chính trị và quân sự hùng
mạnh trong nhiều thế kỷ. Lịch sử thống nhất nhà nước Ả Rập thành một nhà nước
phong kiến độc quyền dựa trên cơ sở thống nhất giữa các tín ngưỡng, tơn giáo trên bán
đảo Ả Rập bằng đạo Hồi.
Trên cơ bản, bối cảnh ra đời của Hồi giáo có những ý sau: Năm 610, Muhammad
bắt đầu truyền bá đạo Islam ở Mécca, nhưng bị quý tộc phản đối kịch liệt. Năm 622,
Muhammad cùng tín đồ của mình phải chạy lên thành phố Yathrib ở phía Bắc (cách
Mécca 400 km). Năm 622 được coi là năm thứ nhất của kỷ nguyên Hồi giáo.
Muhammad tự xưng là ngôn sứ. Năm 630, Muhammad đem 10.000 người chiếm
Mécca, thành lập nhà nước Ả Rập. Mécca trở thành thánh địa chủ yếu của Hồi giáo,
đền Caaba trở thành thánh thất. Quá trình hình thành nhà nước Ả Rập gắn liền với quá
trình hình thành, truyền bá Hồi giáo và sự nghiệp của Muhammad.
Hai dòng chủ yếu đã nổi lên trong số những người theo Muhammad sau khi ông
qua đời vào năm 632 Sau Công Nguyên. Họ bắt đầu chia rẽ vì câu hỏi ai là người kế
nhiệm ơng với vai trò lãnh đạo cộng đồng Hồi Giáo. Dòng lớn nhất được gọi là Sunni
(sunni là cộng đồng những người tuân theo sunna, sunna là một cụm từ chỉ cách thực
hành đạo Hồi đứng đắn theo Muhammad và tương đối linh hoạt trong vấn đề kế
nhiệm). Dòng kia, nổi lên với con rể của Muhammad, ‘Ali, được gọi là shi‘at ‘Ali
(dòng ‘Ali) và hiện được biết đến rộng rãi là Shi‘a. Khơng giống như dịng Sunni,
Shi‘a tin rằng quyền kế vị Muhammad sẽ thuộc về người nam có quan hệ gần nhất với
Ngôn sứ Muhammad, tức là ‘Ali, và những người kế tự của ông.
6
2. Ngôn sứ Muhammad
Sự ra đời của Hồi giáo gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Muhammad - người
khai sinh ra Hồi giáo. Sẽ là thiếu sót lớn nếu nhắc về đạo Hồi mà bỏ qua tiểu sử của
Muhammad. Ơng sinh năm 571 tại Mécca. Gia đình ơng thuộc một thị tộc nghèo của
bộ lạc Koraich. Ông mồ côi cha từ trong bụng mẹ và mồ côi mẹ khi mới 6 tuổi. Sau khi
ông nội qua đời, ông được người bác ni nấng. Người ta biết rất ít về thời niên thiếu
của ông được, chỉ biết ông chăn gia súc (lạc đà, bị, cừu), sau đó làm nghề dẫn đường
cho các thương nhân qua sa mạc. Có lẽ chính nghề dẫn đường nay đây mai đó đã cung
cấp cho ông nhiều tri thức, đặc biệt là những hiểu biết về đạo Do Thái và đạo Công
giáo mà sau này ơng đưa vào tơn giáo của mình. Ơng làm thuê cho bà Khadija và vào
năm 25 tuổi, ông đã kết hơn với bà. Từ đó, ơng có cuộc sống giàu sang, hạnh phúc và
suốt đời ông không quên ơn Khadija, mặc dù sau này ơng có 12 người vợ. Vào khoảng
năm 40 tuổi, Muhammad ngày càng trở nên trầm tư, khép kín. Ơng thường giấu mình
trong một cái hang ở núi Hira gần Mécca để suy ngẫm và cầu nguyện về tình trạng tơn
giáo hỗn loạn xung quanh ơng. Vào một đêm năm 610, thiên sứ Gabriel đã nói cho ông
biết rằng ông là “ngôn sứ của Đấng Allah” và truyền cho ông những lời khải thị của
Đấng Tối cao Allah, cụ thể là 5 câu kinh trong đoạn Sura Alak (đoạn Sura số 96 trong
số 114 đoạn Sura) của Kinh Quran. Kể từ lúc đó, Muhammad đã nhận được những
đoạn tiếp theo trong Kinh Quran cho đến khi bộ kinh này hồn chỉnh, tức là 22 năm
sau đó. Sau khi hoàn thiện Kinh Quran, Muhammad qua đời. Trong giai đoạn đó,
Muhammad cơng khai tự xưng là Ngơn sứ của Đấng Allah – Đấng Tối cao của Hồi
giáo. Những bài thuyết pháp của ông đặt cơ sở cho sự ra đời của tôn giáo mới – Islam
giáo hay Hồi giáo. Đầu tiên ơng bí mật truyền giáo trong số những bạn bè thân thiết và
họ trở thành những tín đồ đầu tiên, về sau sự truyền đạo trở nên công khai, đối tượng
mở rộng tới quần chúng ở Mecca. Ông chia sẻ những điều mặc khải đó với dân chúng
trong thị trấn của mình. Tuy nhiên sau đó, ơng bị giới quý tộc đả kích và bức hại.
Muhammad đã trốn được đến Yathrib. Ở đây ông phát động và tổ chức quần chúng đấu
7
tranh và cuộc cách mạng của ông giành được thắng lợi. Sau đó ơng tổ chức vũ trang
cho các tín đồ, dùng khẩu hiệu “Chiến đấu vì Allah” và đánh bại được giới quý tộc ở
Mecca. Cùng với việc mở rộng phạm vi truyền đạo, Muhammad còn liên minh với các
bộ tộc và dùng sức mạnh buộc các thế lực còn lại phải quy thuận theo Hồi giáo.
Cuộc cách mạng do Muhammad lãnh đạo là một cuộc cách mạng tôn giáo và cải
cách xã hội kết hợp với nhau. Sự ra đời của Hồi giáo đã mở ra một thời kỳ lịch sử mới
trên bán đảo Ả Rập. Sự thành lập ban đầu của một cộng đồng những người tin theo đã
cho đạo Hồi một bản sắc tôn giáo dựa trên luật pháp và công lý là những điểm đặc
trưng nổi bật và có ý nghĩa nhất.
3. Thiên kinh Quran
Văn bản tơn giáo chính của người Hồi giáo là Thiên Kinh Quran, thường gọi tắt là
Kinh Quran. Thiên Kinh Quran là sách Allah mặc khải cho ngôn sứ Muhammad qua
trung gian của thiên thần Gabriel trong 22 năm liên tục (610 - 632). Phần lớn kinh
Quran (85 chương) được Muhammad viết tại Mecca, còn lại 29 chương viết tại
Medina. Muhammad viết Kinh Quran trên lá cọ khô và trên những tấm da súc vật phơi
khô. Sau khi Muhammad mất vào năm 632, phần lớn các bản chép tay nói trên bị thất
lạc hoặc phân tán rải rác nhiều nơi. Các tín đồ cảm thấy cuốn Thiên Kinh của họ có
nguy cơ bị tiêu vong nếu không gấp rút sưu tầm và thu hồi các nguyên bản của
Muhammad. Sau đó, cần phải có người tài giỏi biên tập tất cả các nguyên bản thành
một cuốn Thánh Kinh duy nhất. Để đáp ứng nhu cầu của các tín đồ Hồi Giáo, người có
thẩm quyền đầu tiên đứng ra lo việc này là Abu Bakr (632-634). Ông vừa là cha vợ vừa
là người đầu tiên kế vị Muhammad và cũng là vị vua Hồi Giáo đầu tiên thống nhất bán
đảo Ả Rập để biến nơi này thành điểm xuất phát để bành trướng Hồi Giáo ra khắp thế
giới. Abu Bakr giao cho một thanh niên 22 tuổi tên Zayd đi sưu tầm và gom góp các
thủ bản của Kinh Koran do Muhammad viết tập trung tại Medina. Công việc đang
được tiến hành tốt đẹp thì Abu Bakr qua đời. Các tài liệu do Zayd thu thập đều được
8
chuyển giao cho vị vua Hồi Giáo kế nhiệm là Umar Khattab. Vì quá mải mê lo việc
quân sự nên vị vua này đã bỏ quên công việc biên tập Kinh Koran. Hậu quả nghiêm
trọng là ở những địa phương khác nhau người ta truyền miệng những câu thơ của kinh
Quran khác nhau và sự tranh cãi về tính trung thực của kinh Quran càng ngày càng trở
nên gay gắt và hỗn loạn. Khi Hồi giáo tiếp tục lan rộng, các biến thể trong kinh Quran
bắt đầu nảy sinh. Những bất đồng này đã đủ nghiêm trọng để châm ngòi cho bạo lực,
dẫn đến cuộc “thánh chiến” giữa hai phe Hồi Giáo tại Nehavand, gây cảnh thịt rơi máu
đổ trong 7 năm (650 - 657). Vị vua kế nghiệp thứ ba là Uthman (644-657) đã chú tâm
đến việc phục hồi kinh Quran, và ông đã ra lệnh thu thập tất cả các bản sao bằng văn
bản của kinh Quran, bao gồm các mảnh rời. Năm 652, Uthman giao cho Zayd và 3
người phụ tá nhiệm vụ là biên tập các bản thảo đã được thu hồi của Muhammad thành
một cuốn sách duy nhất, xác định các từ và cách phát âm “chính xác”. Sau 5 năm,
nhóm biên tập của Zayd hồn thành nhiệm vụ. Năm 657, vua Uthman cơng bố bản
kinh Quran do Zayd biên tập và gọi nó là "MUSHAF" có nghĩa là “Thiên Kinh chính
thức của mọi người Hồi Giáo”. Ban biên tập của Zayd chép cuốn Thiên Kinh này thành
4 bản giống nhau để lưu trữ tại 4 thành phố: Medina, Basra và Kufa (Iraq) và tại
Damacus (Syria). Sau đó, Uthman ra lệnh tiêu hủy tồn bộ các bản viết tay của ngôn sứ
Muhammad trên lá cọ và da thú vật.
B. NIỀM TIN CƠ BẢN CỦA HỒI GIÁO (IMAN)
Đức tin hay Iman trong tiếng Ả Rập có nghĩa là khẳng định điều gì đó và tn thủ
điều đó. Đối với tín đồ Hồi giáo, chỉ có một Đấng Tối cao là Allah, và Muhammad là
vị ngôn sứ cuối cùng do Ngài sai xuống. Như vậy, đức tin theo Hồi giáo là phải phục
tùng Đấng Tối cao một cách hồn tồn và tuyệt đối (nói cách khác là độc thần) và được
chia thành sáu trụ cột chính sau:
1.
Tin có một Đấng Tối cao duy nhất.
2.
Tin có các thiên thần và ma quỷ.
9
3.
Tin vào các sách Mặc Khải.
4.
Tin vào các ngôn sứ.
5.
Tin vào ngày Phán xét Cuối cùng: Những người chết đi sẽ sống lại trong ngày
tận thế - tất cả kẻ sống và kẻ chết đều được Đấng Allah xét xử trong ngày Phán xét
Cuối cùng.
6.
Mọi việc do Đấng Tối cao tiền định, nhưng mọi người đều có ý chí tự do.
6 niềm tin được liệt kê chính là cột trụ trong cộng đồng người Hồi giáo. Cũng như
những tôn giáo khởi nguồn từ Abraham khác như Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo,
những niềm tin trụ cột trong Hồi giáo xuất phát từ thuyết Độc thần. Để làm rõ về 6
niềm tin trụ cột trong Hồi giáo, cần đi vào phân tích cụ thể từng niềm tin.
1. Tin có một Đấng Tối cao duy nhất
Allah, còn được gọi là Thượng đế hay Đấng Tối cao, khởi nguồn của vạn vật và
mọi sự, chẳng hạn như việc sáng tạo ra trời đất và con người (giống như Đấng Tối cao
của đạo Công giáo và Tin lành). Đấng Tối cao là thực thể có giá trị tuyệt đối, con
người khơng thể quan sát, bởi vậy người Islam khơng bao giờ thờ hình tượng, lại càng
không họa lại chân dung của Thượng đế như Cơng giáo. Thơng điệp chính của đạo Hồi
là thuyết độc thần. Thuyết độc thần là nền tảng của đức tin Hồi giáo. Người Hồi giáo
tin rằng tất cả các ngôn sứ được Đấng Allah gửi đến nhân loại đã chia sẻ một thơng
điệp chính: thuyết độc thần. Thuyết độc thần là một thuật ngữ dùng để chỉ niềm tin vào
sự tồn tại của duy nhất một vị thần (Đấn Allah). Người Hồi giáo tin rằng chỉ có một
Đấng Tối cao duy nhất tạo ra vũ trụ và mọi thứ trong đó. Đấng Tối cao duy nhất này đã
tạo dựng trời, đất, các vì sao, núi non, đại dương, con người, động vật, thực vật và
những thứ khác đang tồn tại. Niềm tin của đạo Hồi dành cho Đấng Tối cao khơng chỉ
có tình u mà cịn có sự kính sợ. Như vậy, người Hồi giáo tin rằng chỉ có một Đấng
Tối cao tạo ra và tiếp tục nâng đỡ con người, và cũng duy nhất một Đấng Tối cao mới
10
có thể thực sự giúp đỡ hoặc làm hại con người. Từ đó, tất cả các hành vi thờ phụng nên
được hướng về một Đấng Tối cao duy nhất. Điểm đặc biệt trong quan niệm về Đấng
Tối cao của đạo Hồi là ln ln nhấn mạnh đến đặc tính duy nhất và tuyệt đối của
Đấng Tối cao: “Đừng đặt bất kỳ ai ngang hàng với Đấng Allah.” (Đoạn Sura thứ 16 An
– Nahl, câu 74). Đạo Hồi phủ nhận các huyền thoại về “Con của Đấng Tối cao” hoặc
“Ngôi Hai Đấng Tối cao xuống thế làm người”. Bên cạnh đó, họ cũng phủ nhận việc
con người là hình ảnh của Đấng Tối cao bởi Đấng Tối cao là đấng vô hình, khơng có
thân thể. Điều này đã được thể hiện trong Kinh Quran đoạn Sura thứ 112 Al – Ikhlas,
câu 3 và 4: “Ngài không sinh con nối dõi và cũng khơng do ai sinh ra. Chẳng một ai có
thể so sánh với Đấng Tối cao.”
2. Tin có các thiên thần và ma quỷ
Người Hồi giáo tin rằng Đấng tối cao đã tạo ra con người và các thiên thần. Tuy
nhiên, con người được ban cho ý chí tự do, trong khi các thiên thần ln tn theo ý
chí của thần và thực hiện tất cả các nhiệm vụ được giao phó bởi Đấng Allah. Người
Hồi giáo khơng đi sâu vào những chi tiết về cách các thiên thần được tạo ra, chỉ biết
thiên thần (tiếng Ả Rập là )ملكlà những thực thể đầu tiên được Ngài tạo ra từ ánh
sáng. Nhiệm vụ của các thiên thần là phục tùng Đấng Tối cao, như là tạo ra các hành
tinh hay sự vật khác. Tất cả kiến thức chúng ta có về các thiên thần đã được Đấng Tối
cao mặc khải thông qua những vị ngôn sứ ngài gửi đến nhân loại. Trong đạo Hồi, thiên
thần Gabriel trở thành một vị Thiên sứ đặc biệt của Đấng Tối cao, làm nhiệm vụ truyền
mọi mệnh lệnh và mọi điều mặc khải cho Muhammad ghi chép. Vì vậy kinh Quran
được gọi là “Thiên Kinh” ghi chép lời Đấng Allah. Nếu không tin có Thiên thần thì
kinh Quran sẽ bị mất hết giá trị và khơng thể có đạo Hồi. Tin tức đầu tiên mà Gabriel
thông báo cho Muhammad biết là việc Đấng Tối cao đã chọn ông làm Tông Đồ của
Ngài: “Này Muhammad! Ngươi đã được Đấng Tối cao chọn làm tông đồ của Ngài! Và
ta là Gabriel.”. Niềm tin vào các thiên thần là niềm tin chung của các đạo độc thần. Nói
11
chung, người ta cho rằng thiên thần là những sinh vật linh thiêng có nhiệm vụ làm
trung gian giữa Đấng Tối cao và lồi người.
Mặt khác, đạo Hồi cịn có niềm tin về ma quỷ. Họ tin rằng Iblis – một thiên thần sa
đọa thành quỷ, sẽ được Đấng Tối cao tha tội trong ngày Phán Xét Cuối Cùng và được
phục hồi tư cách thiên thần như xưa. Bên cạnh đó, Đấng Tối cao trao chức vụ thủ lãnh
hỏa ngục cho thiên thần Malik. Đạo Hồi cịn có thêm một loại sinh vật là Jinn. Đoạn
Surah thứ 18 Al-Kahf, câu 50 đã chỉ ra rằng Iblis là một loại Jinn. Jinn là một loại sinh
vật thường biến hình thành người hoặc loài vật. Đoạn Sura thứ 72 Al – Jinn trong Kinh
Quran ghi rằng: “Ngài tạo nên con người từ bùn đất, và tạo nên Jinn từ ngọn lửa khơng
khói”. Kinh Quran cũng giải thích rằng giống như con người, Jinn là một tạo vật sở
hữu sức mạnh và quyền hạn. Jinn có thể lựa chọn giữa tuân phục và không tuân phục,
tin tưởng và không tin tưởng. Ở nhiều chỗ trong Kinh Quran, người ta cũng nói rằng
ngay từ khi Đấng Allah tạo ra Adam, Iblis đã quyết tâm làm lồi người lạc lối, và kể từ
đó, những lồi Jinn xấu đã liên tục cố gắng đánh lừa con người. Chúng khơng có quyền
bắt ép con người, tuy nhiên, chúng có thể lừa dối nhân loại, làm cho cái ác có vẻ tốt
đẹp với nhân loại và dẫn đường nhân loại đi đến những lựa chọn sai trái.
3. Tin vào các sách Mặc Khải.
Người Hồi giáo tin rằng Đấng Allah đã tiết lộ một số thông điệp nhất định để
hướng dẫn nhân loại và dạy họ điều đúng đắn, giúp con người thiết lập luật lệ để giảm
thiểu bất công. Những thông điệp này được gọi là Sách Thánh. Chúng bao gồm Torah,
Kinh thánh và Kinh Qur'an. Trong các văn bản tơn giáo của người đạo Hồi, có tầm 106
quyển sách thánh (tầm 106 quyển), nhưng kinh Quran được cho là bản hoàn thiện nhất
và được chọn làm văn bản tơn giáo chính thống của đạo Hồi, cũng như là văn bản tôn
giáo quan trọng nhất. Người Hồi giáo tin đây lời nói thiên khải cuối cùng của Thượng
đế, là nguồn gốc căn bản cho đức tin và hành động của mỗi người Islam và được coi là
kiệt tác hoàn hảo nhất trong văn học Ả Rập cổ điển.
12
Kinh Quran là sách Đấng Tối cao mặc khải cho tiên tri Muhammad qua trung gian
của thiên thần Gabriel trong 23 năm liên tục (610 – 632), theo lịch Ả Rập. Kinh Quran
nói rất nhiều đến các sách Mặc Khải và cũng là một phần của sách Mặc Khải. Thánh
Kinh Quran là sách Mặc Khải cao quý nhất và quan trọng nhất với người Hồi giáo. Do
vậy, Quran được gọi là “Mẹ của tất cả các sách”. Sách Torah của đạo Do Thái, sách
Phúc Âm của đạo Kitô và kinh Quran đều được coi là các sách do Đấng Tối cao mặc
khải để dạy dỗ và hướng dẫn loài người.
Về các sách mặc khải, kinh Quran nói rất nhiều đến sách Torah của Maisen, các
Thánh Vịnh của David và Sách Phúc Âm của đạo Thiên Chúa.
1. Torah (The Law). Nhiều sách kinh của Hồi Giáo gọi sách này là Tawrah theo phiên
âm Ả Rập. Đây là minh chứng cho việc Đấng Tối cao mặc khải cho Thánh Mai-sen
(Moses) khoảng năm 1250 TCN trên núi Sinai và là sách mặc khải quan trọng nhất của
đạo Do Thái, người ta gọi Đạo Do Thái là Đạo của Luật. Bộ Luật này được Đấng Tối
cao mặc khải trên núi Sinai vào thế kỷ II TCN, tóm tắt lại thành "Kinh Mười Điều
Răn" (The Ten Commandments). Bộ luật này đã chi phối toàn bộ đời sống tinh thần,
đời sống kinh tế xã hội của mọi người dân Do Thái trong nhiều ngàn năm qua. Có
nhiều điều luật rất chi tiết, chẳng hạn như những điều luật về nghi lễ thờ kính Đấng
Tối cao: Khi đi lễ phải mang theo súc vật, giết súc vật lấy máu để rưới lên bàn thờ và
phải đọc sách mặc khải cho mọi người cùng nghe... Luật Torah của đạo Do Thái đã đi
vào đạo Ki Tô với bài "Kinh Mười Điều Răn" trong các sách Kinh Nguyện. Đạo Hồi
khơng có Kinh Mười Điều Răn như đạo Thiên Chúa nhưng Kinh Quran cũng liệt kê
mười điều tương tự:
1. Chỉ tơn thờ một Đấng Tối cao.
2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
3. Tôn trọng quyền của người khác.
13
4. Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
5. Tránh giết người, ngoại trừ trường hợp cần thiết.
6. Cấm ngoại tình.
7. Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ cơi.
8. Hãy cư xử công bằng với mọi người.
9. Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
10. Hãy khiêm tốn
2. Thánh Vịnh David: Theo đạo Hồi thì các Thánh Vịnh của David là do Đấng Tối cao
mặc khải. Sở dĩ David được đề cao trong đạo Do Thái vì lịch sử của dân tộc Do Thái
coi David là một anh hùng và là một minh quân hàng đầu. David trở thành biểu tượng
của một vị “Cứu Tinh Dân tộc”. Cứ mỗi lần Do Thái gặp nguy khốn, dân Do Thái lại
cầu xin Chúa ban cho họ một đấng Cứu Nguy dần dần tạo nên tâm lý của toàn dân Do
Thái mong chờ một Đấng Cứu Thế với ý nghĩa là “một David mới”. Cũng do vậy nên
đã xuất hiện truyền thuyết cho rằng Đấng Cứu Thế phải là người thuộc dòng dõi vua
David. Đạo Thiên Chúa giáo khai thác triệt để truyền thuyết này nên đã tìm mọi cách
chứng minh Jesus thuộc dòng dõi của vua David và là Chúa Cứu Thế mà Do Thái
mong đợi từ lâu.
3. Phúc Âm: là một bộ sách viết về cuộc đời của Jesus sau khi Jesus đã chết trên 40
năm. Jesus sinh trưởng tại Do Thái nhưng lại nói tiếng Aramaic là ngơn ngữ của xứ
Syria. Các sách Phúc Âm lại được viết bằng tiếng Hy Lạp căn cứ trên những lời đồn
đại về Jesus ở Jerusalem trên 40 năm trước và điều này cho rằng Phúc Âm khơng chính
xác. Các sách Tân Ước/Phúc Âm là các sách Đấng Tối cao mặc khải cho Thánh Paul
và bốn vị Thánh Sử: Matthew, Mark, Luke và John trong thế kỷ 1. Đạo Do Thái hoàn
toàn phủ nhận các sách Phúc Âm của đạo Kitô. Trái với đạo Do Thái, đạo Hồi công
14
nhận các sách Phúc Âm là các sách Mặc Khải của Đấng Tối cao và công nhận Jesus là
một sứ giả của Đấng Tối cao đứng hàng thứ hai sau Muhammad. Tuy vậy, quan niệm
của đạo Hồi về Phúc Âm và Jesus rất khác biệt với quan niệm của đạo Thiên Chúa.
4. Tin vào các ngơn sứ
Người Hồi giáo có niềm tin vào sự tồn tại của các nhà tiên tri: Muhammad là người
cuối cùng trong số họ, Jesus là người áp chót và những người khác được gửi đến trước
họ [như Moses, Abraham, David, Joseph, Jacob]. Người Hồi giáo tin rằng Đấng Tối
cao đã tạo ra con người và rằng Ngài muốn chúng ta có thể sống một cuộc sống tốt
đẹp. Ngài không muốn chúng ta lạc lối, làm hại người khác hoặc làm những việc xấu
xa hay đau khổ trong cuộc sống. Vì Đấng Tối cao sẽ có phán xét vào ngày cuối cùng
nên Ngài đã gửi các ngôn sứ và thiên sứ để dạy cho nhân loại điều đúng điều sai.
Những ngôn sứ này là những người được chọn để đảm nhận vai trò tiếp nhận sự hướng
dẫn và những điều mặc khải từ Đấng Tối cao thông qua thiên thần Gabriel và để truyền
bá thông điệp cho phần còn lại của nhân loại. Theo giáo lý của đạo Hồi thì từ thuở
thiên lập địa đến nay, Đấng Tối cao đã gửi xuống thế gian 25 sứ giả của Ngài để dạy
dỗ loài người. Vị sứ giả đầu tiên chính là Adam, tổ tiên của lồi người và vị sứ giả cuối
cùng chính là Muhammad. Muhammad là ngôn sứ bất khả kế nhiệm và là ngôn sứ lớn
hơn tất cả mọi ngôn sứ khác. Đối với các tín đồ Hồi Giáo, ngơn sứ Muhammad chỉ là
một người thường như mọi người nhưng khơng có ai vượt qua Ngài về sự khôn ngoan
và đạo đức. Trong 25 vị ngơn sứ thì đạo Do Thái chiếm tới 18 vị, 3 vị thuộc Kitơ Giáo
và 4 vị cịn lại thuộc về Ả Rập. Trong phạm vi bài viết này, nhóm xin tóm lược tiểu sử
một số vị ngơn sứ quan trọng:
Một số ngôn sứ của đạo Do Thái cũng là ngơn sứ của đạo Hồi:
Adam: Đạo Hồi có quan niệm về Adam khác với đạo Do Thái và đạo Kitô. Ngồi
thiên chức là tổ tơng của lồi người, Adam cịn là vị ngôn sứ đầu tiên của Chúa. Theo
đạo Hồi, Adam cao quý hơn các thiên thần - các thiên thần phải cúi rạp xuống để thần
15
phục Adam và phải tuân lệnh của Adam. Thiên thần Iblis không chịu cúi chào Adam
nên bị Đấng Allah trục xuất khỏi thiên đường.
Noah: là cháu đời thứ 10 của Adam-Evà. Noah là người cơng chính trong thế hệ
của ơng nên Đấng Allah cho ông biết tin trước về trận đại hồng thủy. Ơng đóng một
chiếc tàu lớn để chứa gia đình ơng và mỗi thứ súc vật một cặp. Sau trận đại hồng thủy
thì cả lồi người đều chết hết chỉ còn lại những người và những vật ở trên tàu mà thôi.
Trận lụt kéo dài 7 ngày. Khi nước rút thì tàu của Noah bị kẹt trên đỉnh núi Arafat (cao
5168m ở miền đơng Thổ Nhĩ Kỳ).
Moses: Ơng Moses đã lãnh đạo một nhóm nơ lệ cũ ra khỏi Ai Cập vào sa mạc của
Bán đảo Ả Rập. Ở đó, tại Núi Sinai, ơng đã nhận được Mười Điều Răn từ Chúa. Sau
đó, ơng đã thiết lập một số luật và phong tục, dựa trên các Điều răn, do đó hình thành
nền tảng của văn hóa Do Thái. Chuyện về nhân vật hàng đầu sáng lập đạo Do Thái
hiện hành là Moses kể trong 2 cuốn sách thuộc Cựu Ước là Xuất Hành (Exodus) và
Dân Số Ký (Numbers). Vì dân Do Thái đã thờ tượng bị thay vì thờ Chúa trên trong
Cựu Ước Do Thái, Muhammad đã kết tội dân Do Thái và thể hiện sự tôn trọng Maisen
trong việc cấm thờ ảnh tượng và ông tin là Chúa đã cho Moses quyền cai trị.
Ngồi ra thì cịn một vài vị ngôn sứ khác như Elijah (Elisha), Solomon, Isaiah,... Ba
vị của Kitô Giáo được Hồi Giáo coi là Ngôn Sứ: Jesus, Gioan Baotixita và thân phụ
Gioan là Zakaria. Và như vậy, trong số 25 vị ngôn sứ (gồm có 18 vị thuộc đạo Do
Thái, 3 vị thuộc đạo Kitơ và 4 vị Ả Rập) chỉ có 6 vị được đạo Hồi coi là những vị ngôn
sứ quan trọng nhất. Đó là:
- Ngơn Sứ Mohammed Nabi Muhammad
- Ngơn sứ Jesus Christ Nabi Isa
- Ngôn sứ Moses (Maisen) Nabi Musa
16
- Tổ phụ Abraham Nabi Ibrahim
- Ngôn sứ Noah (ông No-e) Nabi Nuh
- Ngôn sứ Adam (ông A-dong) Nabi Adam
5. Tin vào ngày Phán Xét Cuối cùng: Những người chết đi sẽ sống lại trong ngày
tận thế - tất cả kẻ sống và kẻ chết đều được Đấng Allah xét xử trong ngày Phán
Xét Cuối cùng.
Cộng đồng Hồi giáo tin có Thiên Đàng và Hỏa ngục, và Hỏa ngục khơng có tính
vĩnh cửu mà chỉ là hình phạt tạm thời. Ngày tận thế là ngày trái đất này bị hủy diệt
hồn tồn. Các tín đồ Hồi giáo tin rằng vào ngày phán xét cuối cùng (tận thế), Allah sẽ
quyết định thưởng - phạt dựa trên hành vi của mỗi cá nhân. Đây là một tín điều tổng
hợp liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp nhưng lại là những điều mà cả 3 đạo độc thần
chấp nhận hồn tồn. Đó là:
-
Tin rằng con người có hai phần, hồn và xác. Hồn là phần linh thiêng vĩnh cửu.
Xác sau khi chết bị hủy hoại hoàn toàn, nhưng đến ngày tận thế xác của mọi
người đều sống lại nhập với hồn và sẽ tồn tại vĩnh cửu.
-
Tin có ngày tận thế. Khi chết, mỗi người đều đã được Chúa xét xử tạm thời. Đến
ngày tận thế, tất cả mọi người sống và chết (sống lại) đều được xét xử chung
trong Ngày Phán Xét Cuối Cùng.
-
Tin có Thiên Đàng và Hỏa ngục. Riêng đạo Hồi tin Hỏa ngục khơng có tính
vĩnh cửu mà chỉ là hình phạt tạm thời.
Ngày tận thế là ngày trái đất này bị hủy diệt hoàn toàn. Đoạn Sura thứ 25 Al –
Furqan câu 25 đến 27 của Kinh Quran mô tả: “˹Hãy chờ đợi ngày bầu trời sẽ nổi đầy
mây, và các thiên thần sẽ lần lượt được phái xuống. Và ˹hãy coi chừng˺ Ngày kẻ phạm
tội sẽ ˹hối hận˺ và nói: “Ơi! Ước gì tơi đã theo Đạo cùng với Ngôn sứ!”. Đoạn Sura thứ
50 Qaf, từ câu 41 đến 44 có nói về Ngày Phán Xét Cuối Cùng như sau: “ Hãy lắng tai
17
để nghe! …. đó sẽ là Ngày mà kẻ chết trỗi dậy ‘từ mộ địa˺. Chắc chắn là Ngài, người
ban sự sống và gây cái chết. Và với chúng ta là sự trở lại cuối cùng. ˹Coi chừng˺ Ngày
trái đất sẽ nứt ra… sẽ là Ngày họp mặt của toàn thể nhân loại.”. Đối với cộng đồng Hồi
Giáo thì những đa thần hoặc thờ ngẫu tượng đều phải sa hỏa ngục.
6. Mọi việc do Đấng Tối cao tiền định, nhưng mọi người đều có ý chí tự do
Cả 3 tơn giáo độc thần (Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi Giáo) đều xác nhận
mọi sự trên đời đều do Đấng Tối cao tiền định. Thuyết tiền định nói rằng, mọi hành vi
tốt hay xấu của mỗi người cũng do Chúa định, con người khơng có quyền tự do chọn
lựa vì số phận của con người tốt hay xấu, sướng hay khổ đều đã do Đấng Tối cao ấn
định từ trước. Tuy nhiên, sự tiền định của Đấng Tối cao và ý chí tự do của con người là
hai ý niệm tương phản nhau. Nếu đã tin vào thuyết tiền định thì khơng thể tin rằng con
người có ý chí tự do. Ngược lại, nếu đã tin con người có quyền tự do chọn lựa thì
khơng có tiền định. Thế nhưng, cả ba tôn giáo đều chấp nhận cả hai. Hồi Giáo lập luận:
“Đấng Tối tạo nên và sắp đặt tất cả một cách hoàn hảo, Ngài đã ấn định mọi thứ chính
xác và phù hợp” (Đoạn Sura thứ 87 Al – A’la Thánh Kinh Quran, câu 2 và 3). Nhưng
mỗi người có quyền tự do chọn lựa, hoặc tin hoặc không tin, theo như đoạn Sura thứ 18
Al – Kahf câu 29: “Đây là sự thật Đấng tối cao tiết lộ. Ai muốn thì hãy tin, ai khơng
muốn thì đừng tin”. Như vậy, người Hồi giáo tin rằng Đấng Tối cao biết tất cả. Nhưng,
điều này khơng có nghĩa là Ngài kiểm sốt con người mà con người có tồn quyền
kiểm sốt hành động của mình. Mọi người đều bình đẳng trước Thượng đế Allah,
nhưng tài năng và số phận tạo ra sự khác biệt giữa những cá nhân với nhau, và Đấng
Tối cao chỉ đơn giản là biết tất cả sự kiện đã xảy ra trong quá khứ hoặc sẽ xảy ra trong
tương lai.
C. CÁC HÀNH VI TÔN GIÁO ĐẶC TRƯNG
Kinh Quran là nền tảng niềm tin, thực hành tôn giáo đồng thời cũng là cơ sở của
đạo đức, lối sống, văn hóa, luật pháp cho cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới. Hồi
18
giáo là một tơn giáo khơng có hệ thống phẩm trật chức sắc, tuy nhiên giáo luật Hồi
giáo lại chứa đựng nhiều nội dung và hành vi xử thế trong cuộc sống xã hội - con
người có tính chất bắt buộc cao và rất khắt khe. Nó vượt ra khỏi phạm vi đức tin và
những sinh hoạt tôn giáo thuần tuý để trở thành tiêu chuẩn pháp lý trong đời sống xã
hội, chi phối mọi hoạt động của người Hồi giáo. Vì vậy, một số quốc gia Hồi giáo áp
dụng và đưa luật Hồi giáo vào quản lý đất nước hoặc được thực hiện với luật pháp nhà
nước. Giáo luật Hồi giáo tập trung vào 5 điều sống đạo cơ bản (cịn gọi là 5 cốt đạo)
sau:
1.
Xác tín hoặc cịn gọi là biểu lộ đức tin (Kalima).
2.
Cầu nguyện 5 lần mỗi ngày (Salat).
3.
Tháng ăn chay Ramadan - tháng 9 Hồi lịch (Sawm).
4.
Bố thí (Zakat).
5.
Hành hương (Hajj) viếng thánh địa Mecca.
Islam giáo quy định đặc biệt ở nhận thức về nghĩa vụ của người tín đồ trong đời
sống hằng ngày, gồm 5 việc phải theo đuổi và vâng phục trong suốt cuộc đời, dẫn đến
sự tuân thủ rất cao tạo ra kỷ luật và nếp sống của người Islam. Trong phạm vi bài tiểu
luận, xin được phép phân tích 4 trong số 5 hành vi tôn giáo đặc trưng của các tín đồ
Hồi giáo, bao gồm tuyên xưng đức tin, cầu nguyện 5 lần mỗi ngày, nhịn ăn trong tháng
Ramadan và bố thí.
1. Tuyên xưng đức tin (Kalima)
Tuyên xưng đức tin là biểu hiện nền tảng của đức tin Hồi giáo và cốt lõi của tất cả
luật lệ trong Hồi giáo. Có 6 câu tuyên xưng đức tin. 6 câu này được gọi là Kalima.
Kalima là những lời từ chính Allah gửi đến các tín đồ để họ tuyên xưng đức tin, từ đó
19
hiểu về sự tồn tại của Ngài và tôn thờ Ngài. Chúng ta biết về Kalima thông qua các
ngôn sứ chứ khơng phải thơng qua Thánh Kinh Quran.
Có 6 câu Kalima:
-
Kalima Tayyab: Laaa Ilaaha Illa-llaahu Muhammadur-Rasoolu-llaah, có nghĩa
là “Khơng có ai xứng đáng được tôn thờ ngoại trừ Đấng Tối cao Allah và Muhammad
là Sứ giả của Ngài”.
-
Kalima Shahadat: Ash-hadu Al-laaa Ilaaha Illa-llaahu Wahdahoo Laa Shareeka
Lahoo Wa-Ash-hadu Anna Muhammadan ‘Abduhoo Wa Rasooluhu, có nghĩa là “Tơi
làm chứng rằng khơng có ai xứng đáng được tôn thờ ngoại trừ Allah, Đấng duy nhất,
khơng có ai đồng vị, và tơi làm chứng rằng Muhammad là tôi tớ và là Sứ giả của Ngài.
-
Kalima Tamjeed: Subhaana-llaahi Walhamdu Lillaahi Walaaa Ilaaha Illa-llaahu
Wallaahu Akbar. Walaa Hawla Walaa Quwwata Illaa Billaahi-l ‘Aliyyil ‘Azeem, có
nghĩa là Vinh quang thay Allah và mọi lời ngợi khen dâng lên Ngài, khơng có ai xứng
đáng được tơn thờ ngoại trừ Allah, và Ngài là Đấng Vĩ Đại nhất. Khơng có quyền năng
nào ngoại trừ quyền năng từ Allah, Đấng tối cao, Đấng Đấng Vĩ Đại.
-
Kalima Tauheed: Laaa Ilaaha Illa-llaahu Wahdahoo Laa Shareeka-lahoo Lahu-l
Mulku Walahu-l Hamdu Yuhyee Wayumeetu Wahuwa Hayyu-l Laa Yamootu Abadan
Abada. Dhu-l Jalaali Wal Ikraam. Biyadihil Khair. Wahuwa Alaa Kulli Shai-’in
Qadeer, có nghĩa là Khơng có ai xứng đáng được tôn thờ ngoại trừ Allah. Ngài là độc
tôn và không ai đồng vị. Mọi Vương quốc thuộc về Ngài và mọi sự ngợi khen dành cho
Ngài. Ngài trao tặng sự sống và ban sự chết. Trong tay Ngài có mọi sự tốt lành và Ngài
có quyền năng trong mọi sự trên đời.
-
Kalima Astaghfar: Astaghfiru-llaaha Rabbi Min Kulli Dhambin Adhnabtuhoo
‘Amadan Aw Khata-an Sirran Aw ‘Alaaniyata-wn Wa-atoobu Ilaihi Min-adh Dhambi-l
Ladhee A’lamu Wamina-dh Dhambi-l Ladhi Laaa A’lamu Innaka Anta ‘Allaamu-l
20
Ghuyoobi Wasattaaru-l ‘Uyoobi Wa Ghaffaaru-dh Dhunubi Walaa Hawla Walaa
Quwwata Illaa Billaahi-l ‘Aliyyil ‘Azeem, có nghĩa là Tơi cầu xin Allah, Đấng Tạo
Hóa và Đấng che chở của tơi, tha thứ cho mọi tội lỗi mà tôi đã phạm một cách cố ý hay
vơ tình, bí mật hay cơng khai. Tơi cũng xin Ngài tha thứ cho mọi tội lỗi mà tơi biết
hoặc khơng biết. Chắc chắn, Ngài (Ơi Allah!), là Đấng Biết những điều ẩn giấu, Đấng
Che giấu lỗi lầm và Đấng Tha thứ tội lỗi. Và khơng có quyền năng nào ngoại trừ quyền
năng của Allah, Đấng Tối Cao, Đấng Vĩ Đại.
-
Kalima Radd-e-Kufar: Allaa-humma Inneee A’udhu-bika Min An Ushrika Bika
Shay-awn Wa-ana A’lamu Bihee Wa- astaghfiruka Limaa Laaa A’lamu Bihee Tubtu
‘Anhu Wata-barraatu Mina-l Kufri Wash-shirki Wal-kidhbi Wal-gheebati Wal-bid’ati
Wan-nameemati Wal-fawahishi Wal-buhtaani Wal-m’aasi Kulli-haa Wa-Aslamtu Waaqoolu Laaa Ilaaha Illa-llaahu Muhammadu-r Rasoolu-llah, có nghĩa là Ơi, Allah! Tơi
cầu xin ở Ngài nơi nương náu để tránh khỏi việc cố ý so sánh Ngài với bất kì ai. Tơi
cầu xin Ngài tha thứ cho tội lỗi mà tôi không hề hay biết. Tôi ăn năn về điều đó. Bằng
việc đã trở nên ghê tởm bởi sự vơ tín và thờ ngẫu tượng, dối trá và nói xấu sau lưng,
đổi mới và vu khống, dâm dục và thù ghét, và tất cả các hành vi bất tuân khác, tôi phục
tùng ý muốn của Ngài. Tôi tin tưởng và tun bố rằng khơng có ai xứng đáng được tôn
thờ ngoại trừ Allah và Muhammad là Sứ giả của Ngài (Tức là trong câu tuyên xưng
này, tín đồ liệt kê một số tội lỗi tồi tệ nhất mà con người đã làm, bày tỏ sự mệt mỏi khi
nhìn thấy những điều xấu xa nhân loại đã làm nên bây giờ họ muốn tìm kiếm sự bình
yên bằng cách thần phục Allah và tuân theo những giáo điều của Ngài).
Trong 6 câu Kalima, câu Kalima đầu tiên Kalima Tayyab sẽ là điều cuối cùng một
người sẽ thì thầm trước khi chết nếu người đó cịn ý thức, do tín đồ Hồi giáo tin rằng
nếu làm vậy người đó sẽ được lên thiên đường. Với trẻ sơ sinh, người Hồi giáo thường
sẽ đọc cho trẻ nghe hai câu Kalima Tayyab và Kalima Shahadat để cầu chúc đứa trẻ có
một đời sống đạo lành mạnh, tốt đẹp.