1/15
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh tiểu học”
2. Mục đích của sáng kiến
Việc giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm giữ vai trị
rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thơng, đáp ứng luận điểm then
chốt của lí luận dạy học hiện đại; “ Dạy học hướng vào người học” và “ Học đi
đôi với hành”. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để
vận dụng những kiến thức học đường vào thực tế cuộc sống, từ đó hình thành
năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Hoạt
động trải nghiệm là một trong những phương pháp dạy học giúp phát triển năng
lực cho người học rõ ràng và toàn diện: Rèn luyện và phát triển các năng lực tự
hoàn thiện, năng lực tự thích nghi, năng lực tự giao tiếp, ứng xử, năng lực hoạt
động chính trị , xã hội, quản lí tổ chức. Hoạt động trải nghiệm là một triết lí về
dạy học tích cực, đem lại nhiều lợi ích trong việc nâng cao sự hiểu biết về văn
hóa, kiến thức, kỹ năng sống được hình thành từ trải nghiệm của người học có
giá trị và ý nghĩa phát triển trí tuệ cho học sinh.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động trải nghiệm là một nội dung rất thiết thực và
là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục hiện nay. Căn cứ vào
những việc thực tế mình đã làm, tôi viết thành sáng kiến: “ Một số biện pháp giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học” để chia sẻ với đồng nghiệp, bạn bè
những kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng tại Trường Tiểu học Minh Quang A năm học
2020 – 2021.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 5 trường Tiểu học Minh Quang A
4. Thời gian nghiên cứu:
Tôi viết và áp dụng sáng kiến: “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh tiểu học” từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2021
2/15
PHẦN 2:NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG
Việc triển khai tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học hiện
nay cịn nhiều mới mẻ, khó khăn. Các nhà trường chưa hiểu hết ý nghĩa mục
đích của hoạt động trải nghiệm nên chưa quan tâm đúng mức đến việc tổ chức
các hoạt động này cho học sinh. Giáo viên cịn lúng túng, khó khăn trong khâu
xây dựng kế hoạch; dè dặt, thiếu tự tin khi tổ chức thực hiện các hoạt động trải
nghiệm. Học sinh chưa mạnh dạn, tự tin; cịn thụ động, trơng chờ vào sự giúp đỡ
của giáo viên trong các hoạt động; chưa sẵn sàng tiếp cận phương pháp học tập
trải nghiệm.
Nguyên nhân của thực trạng là do khái niệm hoạt động trải nghiệm hiện
nay khá mới, trong khi đó chưa có tài liệu hướng dẫn cụ thể để thực hiện. Các
nhà trường thường chỉ chú trọng những tiết học trên lớp, cơ sở vật chất hầu như
chỉ đủ để tổ chức các hoạt động trải nghiệm đơn giản. Trên thực tế, các địa điểm
như khu di tích, bảo tàng, các địa danh hay các khu cơng nghiệp, nơng trại
thường khá xa trường học. Vì vậy sẽ rất khó khăn khi tổ chức cho học sinh đến
tham quan, dã ngoại, học tập khi khoảng cách địa lí khơng thuận lợi. Kinh phí
dành cho hoạt động học tập trải nghiệm ở các nhà trường hiện nay khá eo hẹp,
phụ huynh chưa hiểu hết mục đích ý nghĩa của các hoạt động trải nghiệm nên
việc huy động nguồn lực xã hội hóa khơng khả thi. Giáo viên ngại khó, ngại tổ
chức các hoạt dộng này địi hỏi đầu tư nhiều thời gian và công sức; sợ trách
nhiệm khi phải đảm bảo an toàn cho học sinh khi tham gia các hoạt động trải
nghiệm.
Ngoài ra, thực hiện hoạt động trải nghiệm là hoạt động cần nhiều thời
gian; trong khi đó, số mơn học ở tiểu học cịn nhiều nội dung chương trình cịn
nặng.
Từ những ngun nhân trên, tơi xin đề xuất các hoạt động trải nghiệm
cho học sinh lớp 5
1. Thuận lợi :
Minh Quang là một xã có tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh trật tự khá ổn định. Đảng ủy và chính quyền địa phương rất quan tâm đến
công tác giáo dục. Nhân dân địa phương cần cù lao động, dân trí ngày càng được
nâng cao đã tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy, nâng cao hiệu quả cơng tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan
Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội.Trong những năm gần đây, nhà
trường luôn được sự chỉ đạo sát sao về chuyên mơn của Phịng GD&ĐT Ba Vì, đặc
biệt là sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy
3/15
học. Đối với phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực", Phịng GD&ĐT đã có chỉ đạo cụ thể đến từng nội dung. Trên cơ sở đó, đơn vị
đã triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý về phong trào thi đua,
cụ thể hóa từng nội dung thực hiện đến 100% CB, GV, NV và HS của nhà trường.
Đội ngũ giáo viên đồng tình hưởng ứng cuộc vận động của ngành và các nội dung
đã xây dựng.
Nhà trường đã huy động được nhiều sự đóng góp của cha mẹ học sinh và các
lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong việc xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất, cảnh
quan trường lớp học.
2. Khó khăn:
Địa phương là một xã thuần nông, điều kiện kinh tế của đa số nhân dân địa
phương cịn gặp khó khăn. Một số gia đình học sinh cả bố và mẹ đều đi làm ăn xa
nhà nên sự quan tâm của cha mẹ dành cho con cái còn nhiều hạn chế. Về cơ hội
học tập, sinh hoạt, giao lưu, vui chơi giải trí bên ngồi nhà trường cũng như các
điều kiện khác khơng có nhiều. Xã xa trung tâm huyện nên việc giao lưu, tiếp cận
với các hoạt động trải nghiệm hạn chế. Sự phối hợp giữa nhà trường và một số gia
đình học sinh chưa thường xuyên.
* Kết quả khảo sát khi chưa thực hiện sáng kiến năm học 2020 - 2021 : Tổng
số học sinh khối 5 là 117 em
- Về kiến thức, kĩ năng các môn học và các hoạt động giáodục
Môn học /
TS
HĐGD
HS
Tốn
Hồn thành tốt
Hồn thành
Chưa hồn
thành
SL
%
SL
%
SL
%
117
39
33,3
72
61,6
6
5,1
Tiếng Việt
117
38
32,5
73
62,4
6
5,1
Khoa học
117
45
38,5
66
56,4
6
5,1
LS & ĐL
117
45
38,5
66
56,4
6
5,1
Tiếng Anh
117
39
33,3
72
61,6
6
5,1
Âm nhạc
117
43
36,8
74
63,2
0
Mĩ thuật
117
43
36,8
74
63,2
0
Kĩ thuật
117
45
38,5
72
61,5
0
Thể dục
117
43
36,8
74
63,2
0
Đạo đức
117
45
38,5
74
61,5
0
4/15
- Mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất
Năng lực, phẩm
chất
Tốt
TS
Đạt
Cần cố gắng
HS
SL
%
SL
%
SL
%
Tự phục vụ, tự quản
117
45
38,5
69
58,9
3
2,6
Hợp tác
117
45
38,5
69
58,9
3
2,6
117
45
38,5
69
58,9
3
2,6
44
37,6
69
58,9
4
3,5
1, Năng lực
Tự học, tự GQVĐ
2, Phẩm chất
Chăm học, chăm
làm
117
Tự tin, trách nhiệm
117
44
37,6
69
58,9
4
3,5
Trung thực, kỉ luật
117
44
37,6
69
58,9
4
3,5
Đoàn kết, yêu
thương
117
44
37,6
69
58,9
4
3,5
Chương 2: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Biện pháp 1: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh thơng qua các tiết học
chính khóa.
Chương trình giáo dục hiện hành cịn nặng về lí thuyết, xem nhẹ thực
hành. Trong thực tế giảng dạy, đa số giáo viên mới chỉ quan tâm đến việc thực
hiện dạy đúng chương trình, đảm bảo mục tiêu tiết học; sau bài học học sinh nắm
được kiến thức gì chứ chua quan tâm đến việc sau tiết học này học sinh có thể
vận dụng được điều gì vào thực tế cuộc sống. Chính vì vậy, muốn tổ chức các
hoạt động trải nghiệm cho học sinh thơng qua tiết học chính khóa thì giáo viên
phải nghiên cứu kĩ chương trình, mục tiêu của từng tiết học; nhất là mục tiêu về
kĩ năng cần đạt của học sinh trong tiết học đó. Trong chương trình lớp 5, có rất
nhiều tiết học, mơn học có thể tổ chức lồng ghép các hoạt động trải nghiệm cho
học sinh, chẳng hạn:
Mơn tốn:
Q trình dạy học từ những năm trước, tơi đã gặp nhiều HS làm tốn rất
giỏi về chuyển đổi đơn vị đo, giải tốn có lời văn liên quan đến đơn vị đo. Tuy
nhiên các em lại khơng biết ước lượng , vì vậy có em làm văn tả cô giáo em cao
5/15
2 m, cột cờ cao 2 cm…Vì lẽ đó mà việc dạy lồng ghép hoạt động trải nghiệm là
rất cần thiết.)
Khi dạy về đơn vị đo đại lượng, có thể cho học sinh thực hành ước lượng
hoặc cân, đo các vật trong thực tế như: gói bột mì, hộp sữa,…;chiều cao bạn
trong lớp; chiều dài, chiều rộng phòng học; cạnh của viên gạch lát nền; khoảng
cách từ nhà đến trường…Học sinh có thể ước lượng và thực hành tính.
Diện tích hình vng (diện tích viên gạch lát nền); diện tích hình chữ nhật
(nền phịng học, sân, nhà), Chu vi và diện tích hình trịn (miệng giếng, mâm).
Sau khi ước lượng diện tích, ước lượng số viên gạch để lát nền, số gạch, học
sinh trải nghiệm bằng thực hành đo, tính tốn, rồi so sánh với phần ước lượng
xem có tương ứng với kết quả tínn khơng?
Diện tích xung quanh, diện tích tồn phần hình hộp chữ nhật, hình lập
phương (diện tích cần qt sơn hoặc diện tích tơn, bìa cần dùng khi làm hộp hay
thùng dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương (diện tích cần qt sơn hoặc diện
tích tơn, bìa cần dùng khi làm hộp chữ nhật, hình lập phương)…
Thể tích hình hộp chữ nhật (thể tích bể nước, thể tích thùng xe chở cát….)
Từ đó, giáo viên cung cấp các khái niệm “cao - thấp” “ dài- ngắn”; “xagần”….( HS có khái niệm “cao - thấp” “ dài- ngắn”; “xa- gần”…)
Tức là các thuật ngữ so sánh, đo đại lượng thường dùng trong thực tế. Ví
dụ: Bạn Nam cao hơn bạn Bình, gói bột mì nặng hơn hộp sữa…Đồng thời giáo
viên cung cấp bổ sung các đơn vị đo diện tích thường dùng đồng bằng Bắc Bộ
ngồi bảng đơn vị đo diện tích đã học: sào, mẫu, thước những đơn vị đo được sử
dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của các em, mà ông bà bố mẹ ở
nhà hay nhắc đến (cấy 3 sào ruộng, trồng 1 mẫu ổi…) hay các đơn vị đo khối
lượng ngoài bẳng đơn vi đo khối lượng đã học nhưng rất thông dụng trong thực
tế là cân, lạng; biết “cân” trong tương ứng với đơn vị đo đã học là ki-lơ-gam cịn
“lạng” tương ứng với đơn vị đo là hec-tơ-gam thịt” mà thường nói “ Tơi mua 5
lạng thịt”, hoặc “ Tôi mua nửa cân thịt này . Tôi cho HS trải nghiệm việc cân
khối lượng các đồ vật qua hoạt động trải nghiệm qua trò chơi “đi chợ” . Từ đó
HS tự nhận ra 1 kg = 1 cân, 1 lạng = 100 g , 10 lạng = 1 kg.)
Hay khi học về toán chuyển động đều, học sinh vận dụng, ước lượng và
dự kiến được thời gian cần để đi từ nhà đến trường hoặc đến một địa điểm nào
đó đã định trước. Điều đó giúp em chủ động và tiết kiệm được thời gian. Các em
sẽ biết trong thực tế thuật ngữ “ Nhanh- chậm” vừa chỉ vận tốc, vừa chỉ thời
gian; thuật ngữ “ cây” (cây số) chỉ ki-lô-mét.
Môn Tiếng Việt:
6/15
Mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là hình thành và rèn
luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp
trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Để đạt được mục tiêu này, hầu hết các
phân môn của Tiếng Việt đều hướng đến việc tổ chức các hoạt động giao tiếp
cho học sinh. Trong đời sống hàng ngày, giao tiếp là kĩ năng cần thiết nhất, được
sử dụng nhiều nhất. Trải nghiệm kĩ năng giao tiếp cho học sinh là việc làm có ý
nghĩa quan trọng, giúp học sinh nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ trong học
tập và cuộc sống. Vì vậy, giáo viên có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học
sinh trong tất cả các phân mơn của Tiếng Việt. Ví dụ:
Phân mơn Tập đọc: Học sinh được rèn phát âm đúng, trải nghiệm cảm
xúc của nhân vật khi luyện đọc diễn cảm, luyện đọc phân vai.
Phân mơn Chính tả: Học sinh trải nghiệm thực tế nghe- viết đúng chính tả, rèn
viết, phát âm tiếng có âm đầu dễ lẫn ở địa phương.
Phân môn Luyện từ và câu: Học sinh phân biệt và sử dụng đúng từ đồng
nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong thực tế. Rèn nói, viết câu đúng ngữ
pháp, rõ ý. Thể hiện cảm xúc, tình cảm khi nói, viết câu; câu văn có hình ảnh.
Phân mơn Tập làm văn: Học sinh được trải nghiệm với những vấn đề
thực tế, gần gũi trong cuộc sống. Ví dụ: Trong bài Luyện tập làm đơn ( tuần 11)
từ tình hình thực tế về mơi trường nơi thơn xóm ( xả rác bừa bãi, xử lí chất th ải
trong chăn ni lợn của một số học gia đình), học sinh sẽ nên lên những tác động
xấu do ô nhiễm môi trường đã xảy ra và viết đơn đề nghị UBND xã có biện pháp
ngăn chặn, xử lí để bảo vệ mơi trường. Hay trong bài học về Làm biên bản cuộc
họp (tuần 14), học sinh được trải nghiệm với vấn đề thực tế qua việc ghi biên
bản cuộc họp lớp bàn về việc chuẩn bị chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân
dân Việt Nam.
Môn khoa học:
Khoa học là một trong những mơn học có thể tổ chức nhiều hoạt động trải
nghiệm cho học sinh. Cụ thể là:
Tổ chức hoạt động trải nghiệm theo phương pháp Bàn tay nặn bột ở rất
nhiều bài môn khoa học 5 (Bài 35: Sự chuyển thể của chất; Bài 37: Dung dịch ;
Bài 38-39; Sự biến đổi hóa học ; Bài 46-47; Lắp mạch điện đơn giản; Bài 53:
Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ…). Chính các em tìm ra
câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thơng qua tiến hành thí
nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra. Ví dụ như:
Bài 37: Dung dịch. Các em sẽ trực tiếp thực hành pha chế dung dịch nước
đường, nước muối. Từ dung dịch pha chyế được, các em sẽ so sánh, phân biệt
được hỗn hợp và dung dịch. Giáo viên dẫn dắt, nêu tình huống có vấn đề: úp đĩa
7/15
lên một cốc nước muối nóng khoảng một phút, sẽ thu được những giọt nước
động trên đĩa; nhũng giọt nước đó có vị gì? Học sinh sẽ bộc lộ những suy nghĩ
ban đầu ( nước có vị mặn, khơng mặn, hoặc mặn nhưng không mặn bằng nước
trong cốc dung dịch); nêu ý kiến thắc mắc và đề xuất phương án thực nghiệm.
Các em được quan sát, trải nghiệm qua thí nghiệm nhỏ sẽ tự mình kiểm chứng
suy nghĩ ban đầu và rút ra được kết luận: Nước thu được trên đĩa khơng có vị;
đồng thời hiểu được đó chính là q trình chưng cất. Từ đó giải thích được cách
người dân sản xuất muối từ nước biển hay sản xuất nước cất dùng trong y tế.
Hoặc trong Bài 53: Cây con mọc lên từ hạt và Bài 54: Cây con có thể mọc lên từ
một số bộ phận của cây mẹ, giáo viên nêu vấn đề từ trước đó khoảng 1 tuần để
các em được thí nghiệm trồng cây trong thực tế( Từ hạt, từ thân, rẽ hoặc lá).
Học sinh được trải nghiệm thơng qua việc tự mình thực hành, quan sát và tương
tác, chăm sóc mầm non mới trồng. Các em khơng những có được năng lực thực
hiện mà cịn có cả trải nghiệm về cảm xúc, tâm lí hồi hộp, mong chờ. Kết quả
đạt được không chỉ là kiến thức, sự hiểu biết về sự sinh sản của thực vật mà cịn
hình thành, phát triển cho các em tình u thiên nhiên, cây cối.
Bên cạnh các bài có thể áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột, hầu hết
các bài hoặc một số hoạt động thành hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
Ở bài 9-10: Thực hành nói “ khơng” đối với các chất gây nghiện: Giáo
viên có thể tổ chức bài học dưới hình thức diễn đàn “ Chúng em nói về chất gây
nghiện”. Các em sẽ trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến, suy nghĩ, tâm sự của mình
với bạn trong lớp và cơ giáo về tác hại của các chất gây nghiện ( rượu, bia, thuốc
lá, ma túy ) mà các em biết qua thực thế hoặc sách báo và bộc lộ quan điểm: nói
“ khơng” với các chất gây nghiện. Kết quả đạt được thực hành quyền được bày
tổ ý kiến, quyền được tham gia,…mà cịn hình thành cho học sinh kĩ năng từ
chối, tự bảo vệ mình trước các chất gây nghiện.
Mơn Kĩ thuật
Học sinh được trải nghiệm thực tế cuộc sống thơng qua các bài có thể dạy
ngồi lớp học. Học sinh trải nghiệm các hoạt động chuẩn bị nấu cơm, rửa dụng
cụ nấu ăn, rán đậu phụ… cũng như việc ni dưỡng. chăm só gà trong thực tế.
Hay học sinh đang ở địa bàn nơng thơn, nơi có rất nhiều trang trại gà, thì việc
thu xếp thời gian, liên hệ với trang trại gần đó cho học sinh tham quan, trải
nghiệm việc cho gà ăm, chăm sóc gà thì khơng phải là một việc làm khó và
khơng cần kinh phí. Vì vậy giáo viên hồn tồn có thể tổ chức cho học sinh trải
nghiệm được.
Biện pháp 2: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh thơng qua các hoạt động
ngồi giờ lên lớp.
8/15
Các hoạt động ngoài giờ lên lớp hiện nay chúng ta đang tiến hành chủ yếu
được tổ chức dựa triên các chủ đề đã được quy định trong chương trình:
+ Truyền thống nhà trường (tháng 9)
+ Người học sinh ngoan (tháng 10)
+ Nhớ ơn thầy cô ( tháng 11)
+ Uống nước nhớ nguồn; Yêu đất nước Việt Nam, yêu chú bộ đội (tháng 12)
+ Yêu đất nước Việt Nam; Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc (tháng 1)
+ u đất nước Việt Nam; Mừng Đảng quang vinh (tháng 2)
+ Mẹ và cơ; Tiến bước lên Đồn (tháng 3)
+ Hịa bình và hữu nghị (tháng 4)
+ Bác Hồ kính u (tháng 5)
Có thể tổ chức các hoạt động này phong phú hơn cả về nội dung, phương
pháp và hình thức, đặc biệt, mỗi hoạt động phải phù hợp với mục tiêu phát triển
những phẩm chất, năng lực nhất định của học sinh nghĩa là học sinh được học từ
trải nghiệm. Giáo viên có thể tổ chức các hoạt động theo lớp hoặc kết hợp với
giáo viên khác trong khối và Đoàn thanh niên. Tổng phụ trách Đội chủ động dồn
tiết, tổ chức thành một buổi sinh hoạt theo chủ đề. Ví dụ: Tháng 12, giáo viên
các khối kết hợp với Đoàn thanh niên , tổng phụ trách Đội chủ động dồn 3 tiết
hoạt động ngoài giờ, tổ chức thành một buổi sinh hoạt theo chủ đề “ Uống nước
nhớ nguồn; Yêu đất nước Việt Nam, yêu chú bộ đội” với các hoạt động sau:
Giao lưu: Mời một bác cựu chiến binh đến kể chuyện về kỉ niệm ngày
22/12, những tấm gương chiến đấu dũng cảm hoặt truyền thống của Quân đội
nhân dân Việt Nam… ( tổ chức cho học sinh xem phim, tư liệu về lịch sử, truyền
thống địa phương…)
Triển lãm báo ảnh về các chú bộ đội và tình quân dân.
Trò chơi dân gian: Thi kéo co, nhảy dây…
Xen kẽ các hoạt động là các tiết mục văn nghệ ca ngợi đất nước, Đảng,
Bác Hồ, quê hương, chú bộ đội…
Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh thông qua
việc giáo dục kĩ năng sống.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông nhằm
mục tiêu trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù
hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh,
tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cự trong các mối quan hệ, các tình
huống và hoạt đồng hằng ngày. Giáo dục kĩ năng sống tạo cơ hội thuận lợi để
học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể
chất, tinh thần và đạo đức.
9/15
Để đạt được mục tiêu đó, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khơng thể
hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự học tài liệu mà phải thông qua các hoạt
động tương tác với người khác. Đó chính là các hoạt động trải nghiệm. Thông
qua các hoạt động trải nghiệm, nhiều kĩ năng sống được hình thành trong quá
trình học sinh tương tác với bạn cùng học và những người xung quanh. Vì vậy,
việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường tạo cơ hội để giáo dục
kĩ năng sống hiệu quả. Kĩ năng sống chỉ được hình thành khi người học được trải
nghiệm qua các tình huống thực tế. Học sinh chỉ có kĩ năng khi em tự làm việc
đó, chứ khơng chỉ nói về việc đó. Giáo viên cần thiết kế và tổ chức thực hiện các
hoạt động trong và ngoài giờ học sao cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng cá
nhân, tự trải nghiệm sống của chính mình và người khác.
Mỗi bài học thực hành kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 gồm 5 phần:
+ Mục tiêu
+ Câu chuyện
+ Trải nghiệm
+ Bài học
+ Đánh giá, nhận xét.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần quan tâm đến phần Trải nghiệm
và phần bài học, đặc biệt là phần Trải nghiệm : những u cầu về xử lí tình
huống, thực hiện bài tập, trò chơi…liên quan đến bài học để giúp học sinh vận
dụng tri thức vào thực tế. Ví dụ ở bài 2 “ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao”, học sinh được thực hành “ Lập kế hoạch cho lớp làm vệ sinh sân trường”
(yêu cầu 2- phần trải nghiệm). Có trải nghiệm qua thực tế việc làm vệ sinh sân
trường, học sinh mới biết cần chuẩn bị những gì khi thực hiện cơng việc đó và
lập được kế hoạch cho lớp. Sau đó, ở hoạt động tiếp nối, học sinh tiếp tục được
thực hành lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ trực nhật lớp học; lập kế hoạch và
thực hiện dọn dẹp nhà cửa (ở nhà). Qua thực hành trải nghiệm, học sinh sẽ phát
huy được tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân, học sinh
được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ lựa chọn ý tưởng,
thiết kế hoạt động, tham gia chuẩn bị, thực hành trải nghiệm, tự đánh giá, khẳng
định.
Biện pháp 4: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh qua hoạt động của Câu
lạc bộ.
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh
cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu… dưới sự định hướng của giáo viên nhằm
tạo mơi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa
học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác.
10/15
Hoạt động của Câu lạc bộ tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến
thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển
các kĩ năng của học sinh như: Kĩ năng giao tiếp, biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình
bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm
việc nhóm, kĩ năng….
Biện pháp 5: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh thông qua hoạt đông
thăm quan, dã ngoại.
Thăm quan, dã ngoại là một hình thức trải nghiệm, tổ chức học tập thực tế
rất hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của thăm quan, dã ngoại là để học sinh
được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn
hóa,…ở gần hoặc ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được
những kiến thức kinh nghiệm thực tế.
Nội dung thăm quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh
như: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống
lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn , của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ
Chí Minh. Các lĩnh vực thăm qua, dã ngoại có thể được tổ chức là: Thăm quan
các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; Thăm quan các Viện bảo tàng;
Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo…
Thăm quan, dã ngoại là hoạt động thu hút sự chú ý của đông đảo học sinh,
nhiều em muốn tham gia bởi tính hấp dẫn của nó. Thăm quan, dã ngoại là điều
kiện và môi trường tốt cho các em tự khẳng định mình, thể hiện tính tự quản,
tính sáng tạo và biết đánh giá sự cố gắng, sử trưởng thành của bản thân cũng như
tạo cơ hội để các em thực hiện phương châm “ học đi đôi với hành” “lí luận đi
đơi với thực tiễn”
Tuy nhiên, cơ sở vật chất cũng như kinh phí của cha mẹ học sinh, của nhà
trường hạn hẹp, khơng có điều kiện tổ chức cho các em thăm quan, dã ngoại ở xa
nên các cơ sở như khu di tích lịch sử văn hóa địa phương, nhà vườn, khu chăn
ni, đồng ruộng… gần đó; hoặc ở mỗi gia đình đều có thể là địa điểm lý tưởng
để học sinh được thực hành, trải nghiệm sáng tạo.
Với điều kiện thực tế của lớp, giáo viên có thể tổ chức cho các em:
Thăm quan, dâng hương Di tích lịch sử văn hóa ở địa phương vào ngày
hội và trải nghiệm các hoạt động trong ngày hội của các làng trong xã.
Thăm hộ gia đình chăn nuôi nhiều gà giúp các em trải nghiệm về cách cho
gà ăn, uống, chăm sóc và vệ sinh phịng bệnh cho gà (Bài 13 nuôi dưỡng gà, bài
14 chăm sóc gà, bài 15 vệ sinh phịng bệnh cho gà- môn kĩ thuật)
11/15
Thăm quan trụ sở Ủy ban nhân dân xã để tìm hiểu về vai trị cũng như một
số hoạt động của Ủy ban nhân dân xã (Bài 10: Ủy bân nhân dân xã mơn Đạo
đức)
Viếng, chăm sóc các ngơi mộ Liệt sĩ ở Nghĩa trang liệt sĩ của xã để thể
hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn…
Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể phối hợp với nhà trường tổ chức các
chuyến thăm quan học tập các di tích lịch sử, cảnh đẹp của địa phương, đất
nước: như K9, đền Trung, Đền Hùng, Lăng Bác, Quốc tử giám,…Khi đưa các
em đi thăm quan cần chú ý: Liên hệ trước với nơi sẽ đưa các em đến, tìm hiểu
quy định cũng như nội quy ở đó để nhắc nhở các em thực hiện theo. Giáo viên
cần sắp xếp thời gian phù hợp với mỗi hoạt động và đảm bảo an toàn cho các em
trên đường đi về. Học sinh cần ghi chép, chủ động, tích cực tìm hiểu hoạt động ở
nơi đến để phát triển năng lực của bản thân.
Biện pháp 6: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh thông qua hoạt động
nhân đạo.
Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng
cảm của học sinh trước những con người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Được
trải nghiệm thơng qua hoạt đơng nhân đạo, học sinh biết thêm những hồn cảnh
khó khăn của người nghèo, người nhiễm chất độc da cam, trẻ em mồ côi, người
tàn tật, khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, người có hồn cảnh
đặc biệt khó khăn, những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống…để kịp
thời giúp đỡ, giúp họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn
lên hòa nhập với cộng đồng. Trải nghiệm thông qua hoạt động nhân đạo giúp
học sinh được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm và giá trị vật chất của mình với
những thành viên trong cộng đồng, giúp các em biết quan tâm hơn đến những
người xung quanh từ đó giáo dục các giá trị cho học sinh như: Tiết kiệm, tôn
trọng, chia sẻ, cảm thơng , u thương, trách nhiệm, hạnh phúc…
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trong lớp tham gia các hoạt động
nhân đạo như:
+ Mua tăm tre ủng hộ người mù
+ Quyên góp quần áo, sách vở, đồ dùng học tập, tiền…ủng hộ các bạn nhỏ
vùng cao, vùng bị thiên tai.
+ Giúp đỡ các gia đình có hồn cảnh neo đơn trong làng, trong xã…
Biện pháp 7: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh qua các hội thi, cuộc thi.
Hội thi, cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn,
lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và
định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân,
12/15
nhóm hoặc tập thể ln hoạt động tích cực để vươn lên đạt dược mục tiêu mong
muốn thông qua việc tìm ra người/ đội thắng cuộc. Chính vì vậy, tổ chức hội thi
cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên
trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm.
Mục đích tổ chức hội thi, cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một
cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của lớp, của nhà trường; đáp
ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh; thu hút tài năng và sự sáng tạo của
học sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp
phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong
quá trình nhận thức.
Tùy theo nội dung theo từng chủ điểm mà hội thi, cuộc thi trong lớp học
có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:
+ Thi vẽ tranh
+ Thi viết chữ đẹp
+ Thi đố vui; thi giải ô chữ
+ Thi kể chuyện theo sách, theo tranh
+ Thi đọc thơ diễn cảm. Ngoài các hội thi tổ chức theo đợn vị lớp, giáo
viên động viên học sinh tham gia các cuộc thi, giao lưu cấp trường, huyện, tỉnh
tổ chức như:
+ Thi đầu cầu lông, cờ vua, đá cầu, bóng đá mi ni…
Chương 3: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP CỦA SÁNG KIẾN
Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh đã đem lại hiệu quả
và lấy được sự tín nhiệm học sinh, phụ huynh học sinh, nền nếp cũng như chất
lượng giáo dục đi lên rõ rệt. Học sinh đã có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận
dụng những kiến thức học được vào thực tế; từ đó hình thành năng lực thực tiễn,
phát huy phẩm chất nhân cách và tiềm năng sáng tạo của bản thân; khơng khí
học tập trong lớp tự nhiên. Sự tương tác giữa giáo viên với học sinh và giữa học
sinh với học sinh diễn ra thường xuyên. Học sinh tham gia các hoạt động trải
nghiệm tướng đối bài bản, luôn hứng thú, sẵn sàng tiếp cận các hoạt động trải
nghiệm, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Từ đó giúp các
em tự tin hơn, tích cực trong giao tiếp, trong các hoạt động học tập, các em thấy
yêu trường, yêu lớp. Học sinh có tinh thần hợp tác giúp đỡ nhau và đoàn kết hơn.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên, với sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán
bộ, giáo viên, các em học sinh, sự vào cuộc của cha mẹ học sinh, việc tổ chức
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học Minh
13/15
Quang A đã gặt hái được rất nhiều thành quả đáng khích lệ, làm thay đổi cách
nhìn nhận của mọi người về một vùng nơng thơn. Điều đó thể hiện ở sự đồng
thuận và tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho nhà trường từ phía lãnh đạo địa
phương. Đảng uỷ, chính quyền địa phương khơng những nhất trí về quan điểm
chỉ đạo mà cịn tích cực động viên về tinh thần, hỗ trợ về kinh phí cho nhà
trường hoạt động, lãnh đạo các đoàn thể nhân dân cùng tham gia vào cuộc với
nhà trường. Nhận thức của cha mẹ học sinh cũng thay đổi, cha mẹ học sinh hiểu
được vai trị, tầm quan trọng của mình trong việc phối hợp tổ chức các hoạt động
giáo dục học sinh. Cha mẹ học sinh thấu hiểu, chung tay với giáo viên chủ
nhiệm, với nhà trường vào từng hoạt động.
Sau khi thực hiện các giải pháp trên: Kết quả giữa kì 2 năm học 2020 2021 : Tổng số học sinh khối 5 là 117 em:
- Về kiến thức, kĩ năng các mơn học và các hoạt động giáodục
Mơn học /
TS
HĐGD
HS
Tốn
Hồn thành tốt
Chưa hoàn
thành
Hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
117
45
38,5
69
58,9
3
2,6
Tiếng Việt
117
45
38,5
69
58,9
3
2,6
Khoa học
117
48
41,1
66
56,3
3
2,6
LS & ĐL
117
48
41,1
66
56,3
3
2,6
Tiếng Anh
117
45
38,5
69
58,9
3
2,6
Âm nhạc
117
45
38,5
72
61,5
0
Mĩ thuật
117
45
38,5
72
61,5
0
Kĩ thuật
117
48
41,1
69
58,9
0
Thể dục
117
45
38,5
72
61,5
0
Đạo đức
117
48
41,1
69
58,9
0
- Mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất
Năng lực, phẩm
chất
Tốt
TS
Đạt
Cần cố gắng
HS
SL
%
SL
%
SL
%
Tự phục vụ, tự quản
117
48
41,1
67
57,1
2
1,8
Hợp tác
117
48
41,1
67
57,1
2
1,8
117
48
41,1
67
57,1
2
1,8
1, Năng lực
Tự học, tự GQVĐ
14/15
2, Phẩm chất
Chăm học, chăm
làm
117
Tự tin, trách nhiệm
47
40,2
67
57,2
3
2,6
117
47
40,2
67
57,2
3
2,6
Trung thực, kỉ luật
117
47
40,2
67
57,2
3
2,6
Đoàn kết, yêu
thương
117
47
40,2
67
57,2
3
2,6
PHẦN III: KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT (Khuyến nghị)
1. Kết luận:
Trải nghiệm là nguồn gốc của việc học tập và phát triển. Hoạt động trải
nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của
nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực
tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách
là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách
và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt
động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng
bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng
hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau. Bằng hoạt động trải
nghiệm của bản thân, mỗi học sinh lớp 5 vừa là người tham gia, vừa là người kiến
thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên học sinh khơng những biết cách
tích cực hố bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ
chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm”
Sau một năm thực hiện, bước đầu đã thu được những kết quả tích cực. Đội
ngũ cán bộ giáo viên đã nhận thức được về vai trò, vị trí của hoạt động trải nghiệm
sáng tạo trong quá trình phát triển tồn diện cho học sinh. Giáo viên các nhà trường
đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề và tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện. Thông
qua việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, các nhà trường đã
xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh học sinh và cộng đồng. Đồng
thời, các nhà trường còn huy động sự tham gia của cộng đồng vào cơng tác giáo
dục, chăm sóc học sinh, nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp với
nhiệm vụ, yêu cầu của mỗi nhà trường.
15/15
Sáng kiến kinh nghiệm này đã áp dụng thành công tại trường tiểu học Minh
Quang A đối với HS lớp 5, thì cũng sẽ thực hiện tốt ở các đơn vị trường Tiểu học
khác trong huyện. Tôi tin rằng sáng kiến kinh nghiệm này sẽ được các trường bạn
tin tưởng lựa chọn ứng dụng thực hiện.
2. Một số bài học kinh nghiệm
- Công tác tuyên truyền cần khéo léo tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của
chính quyền, các đồn thể và nhân dân địa phương tham gia thật đông đảo.
- Kiên định với sinh hoạt chuyên môn đổi mới, tăng cường kiểm tra việc
thực hiện dạy - học hàng ngày của giáo viên, học sinh.
- Phối hợp tốt với cha mẹ học sinh để họ cùng tham gia giải quyết một số
nhiệm vụ như bàn bạc, định hướng cho họ cách phối hợp giáo dục học sinh.
- Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thường xuyên
- Cần khuyến khích cá nhân, tập thể có thành tích trong quá trình thực hiện.
3. Đề xuất (Khuyến nghị)
a. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo : Phối hợp với Huyện Đoàn tổ chức
các hoạt động trong hè cho học sinh khối 4,5 để các em được tham gia hoạt động
vui tươi lành mạnh, bổ ích.
b. Đối với hiệu trưởng các trường : Tạo điều kiện cho giáo viên tổng phụ
trách phát huy hơn nữa sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học và
giáo dục học sinh. Chỉ đạo tốt việc xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp
để thúc đẩy chất lượng giáo dục.
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan sáng kiến này là do tôi viết, không sao chép của ai. Nếu sai
tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Minh Quang, ngày 15 tháng 04 năm 2021
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
Đinh Văn Trình