Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến môn công nghệ tại trường ptdtnt thpt tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.36 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT TỈNH
–––––––––––––––––

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
TÊN SÁNG KIẾN: “Một số giải pháp nâng cao

chất lượng dạy học trực tuyến nội dung vẽ kỹ thuật cơ sở,
môn Công nghệ 11, tại trường PT Dân tộc nội trú THPT tỉnh Yên Bái”

Tác giả

: VƯƠNG DŨNG HÀ

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ SPKT
Chức vụ

: Giáo viên

Đơn vị công tác

: Trường PT DTNT THPT tỉnh

Yên Bái, tháng 02 năm 2022


1

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN:
1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến nội
dung vẽ kỹ thuật cơ sở, môn Công nghệ lớp 11, tại trường PT Dân tộc nội trú


THPT tỉnh Yên Bái”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Môn Công nghệ lớp 11
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 6 năm 2021.
5. Tác giả:
Họ và tên: Vương Dũng Hà
Năm sinh: 1982
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ SPKT
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: trường PT Dân tộc nội trú THPT tỉnh
Điện thoại: 0912.557.927
6. Đồng tác giả (nếu có): Khơng
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Trong thời đại Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, sự phát triển của công
nghệ thông tin (CNTT) là điều kiện thuận lợi và có sự ảnh hưởng rất lớn đến các
hoạt động GD-ĐT, dạy và học trực tuyến trở thành xu thế đào tạo trong thời kì
mới. Đặc biệt trước diễn biến phức tạp của dịch Covid thì dạy học trực tuyến là lựa
chọn tối ưu nhất và ngày càng phát huy nhiều ưu điểm nổi bật.
So với dạy học truyền thống, dạy học trực tuyến có nhiều ưu điểm: Học sinh
khơng phải đến trường, có thể học ngay tại nhà, đảm bảo yêu cầu phịng chống
dịch Covid; Giáo viên có thể phát huy hiệu quả của việc sử dụng hình ảnh, âm
thanh và video để truyền đạt nội dung học tập đến người học giúp bài học thêm
hấp dẫn và sinh động. Ngoài ra, Giáo viên cịn có thể quản lý học viên trong q
trình tham gia học tập; Học sinh có thể truy cập nguồn tài liệu học tập tại bất kỳ
nơi đâu: ở nhà, nơi làm việc hay các địa điểm mạng internet cơng cộng và vào bất
kỳ thời gian nào thích hợp khi họ muốn.
Bên cạnh đó, dạy học trực tuyến cũng có những hạn chế như: Việc dạy học
trực tuyến đòi hỏi hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật về Công nghệ thông tin luôn
đáp ứng được việc kết nối, đảm bảo tình trạng hình ảnh, âm thanh ổn định. Môi

trường dạy và học trực tuyến làm giảm sự tương tác giữa người dạy và người học:


2

Học trực tuyến qua mạng làm giảm khả năng truyền đạt với lòng say mê nhiệt
huyết của giáo viên đến học sinh; Học sinh khơng có nhiều cơ hội học hỏi trao đổi
thơng tin với bạn bè, khơng kích thích được sự chủ động và sáng tạo của học sinh.
Học trực tuyến online đòi hỏi cả người dạy và người học phải thành thạo trong việc
sử dụng máy tính, sử dụng các ứng dụng dạy học. Việc dạy học trực tuyến cũng
làm nảy sinh ra các vấn đề liên quan đến an ninh mạng cũng như các vấn đề về sở
hữu trí tuệ…Trong đó, nhược điểm quan trọng nhất của hình thức học online đó
chính là thiếu sự tương tác của người dạy với người học một cách trực tiếp.
Thực tế qua thời gian dạy học trực tuyến vừa qua, những hạn chế này đã bộc
lộ: Trong quá trình dạy học, có những lúc vì điều kiện mạng khơng đảm bảo, giáo
viên và học sinh không vào lớp đúng giờ, hoặc có khi đang dạy, đang học thì bị
treo máy, bị thoát ra làm gián đoạn việc dạy và học. Một số Giáo viên chưa sử
dụng thành thạo các ứng dụng dạy học nên cảm thấy áp lực, dạy học chưa mang lại
hiệu quả tích cực. Giáo viên và học sinh thiếu tương tác làm bài học thiếu sự hấp
dẫn, sinh động. Học sinh chưa tích cực, chủ động, cịn biểu hiện học cho có, học
đối phó,… Những hạn chế trên nếu không được khắc phục sẽ tác động lớn đến kết
quả, chất lượng của việc dạy học trong nhà trường.
Xuất phát từ những lý do đó, bằng kinh nghiệm giảng dạy trong thời gian vừa
qua, tôi lựa chọn viết sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học
trực tuyến nội dung vẽ kỹ thuật cơ sở, môn Công nghệ 11, tại trường PT Dân tộc
nội trú THPT tỉnh Yên Bái”.
2. Nội dung các giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ,của Sở GD&ĐT về công tác
chuyên môn. Đặc biệt các văn bản chỉ đạo dạy học trong bối cảnh dịch bệnh Covid

thời gian vừa qua. Thông qua các đợt tập huấn chuyên môn. Bằng kinh nghiệm
giảng dạy, đề xuất một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học của hình thức
dạy học trực tuyến, phần vẽ kỹ thuật cơ sở Công nghệ 11. Nhằm phát triển phẩm
chất, năng lực của học sinh đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018.
2.2. Nội dung giải pháp
* Điểm mới của sáng kiến: đề xuất một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng
dạy học trực tuyến phần vẽ kỹ thuật cơ sở, môn Công nghệ 11 trong bối cảnh dịch
bệnh covid. Nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, khắc phục hạn chế


3

của DHTT đó là việc tương tác trong dạy và học đáp ứng yêu cầu chương trình
GDPT 2018.
Nội dung cụ thể của sáng kiến là:
PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
I. Các căn cứ tổ chức triển khai
1. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT-GDTrH ngày 26 tháng 12 năm 2018
ban hành Chương trình giáo dục phổ thơng.
2. Thơng tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 03 năm 2021 quy định
về quản lí và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở
giáo dục thường xuyên.
3. Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021 quy định về
đánh giá học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
4. Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 về việc
hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung
tâm giáo dục thường xuyên qua mạng.
5. Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017 về việc
hướng dẫn thực hiện chương tr.nh giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng

phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 – 2018.
6. Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020 về việc
hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT.
7. Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH ngày 23 tháng 6 năm 2021 về việc
triển khai thực hiện chương tr.nh giáo dục trung học năm học 2021 – 2022.
8. Công văn số 3699/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2021 về việc
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 – 2022.
9. Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 về việc
xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.
10. Công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 16 tháng 09 năm 2021 về việc
hướng dẫn thực hiện Chương tr.nh GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với dịch
Covid-19 năm học 2021-2022.
II. Các hình thức dạy học trực tuyến do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
Dự thảo Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định có 3 hình thức tổ
chức dạy học trực tuyến.
Thứ nhất là hình thức Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp. Theo đó,
giáo viên có thể cung cấp tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn
học sinh tự học, chuẩn bị cho các hoạt động dạy học trực tiếp.


4

Hình thức thứ hai là Dạy học trực tuyến thay thế một phần quá trình dạy học
trực tiếp. Lúc này, giáo viên giao cho học sinh một số nội dung tự học ở nhà để
tăng thời gian luyện tập, thực hành, trải nghiệm làm việc nhóm, thảo luận khi học
sinh ở trường.
Hình thức thứ ba là Dạy học trực tuyến thay thế hồn tồn q trình dạy học
trực tiếp. Theo đó, các hoạt động của tiến trình dạy học được tổ chức thực hiện
hồn tồn thơng qua mơi trường Internet. Hình thức này chỉ áp dụng khi học sinh
khơng thể đến trường.

Nguồn: Thùy Linh ( />
Trong nội dung của sáng kiến này, tác giả tập chung vào hình thức dạy học
thứ ba là Dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp.
PHẦN 2: MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
Việc dạy học trực tuyến đòi hỏi hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật về Công
nghệ thông tin luôn đáp ứng được việc kết nối, đảm bảo tình trạng hình ảnh, âm
thanh ổn định. Môi trường dạy và học trực tuyến làm giảm sự tương tác giữa người
dạy và người học: Học trực tuyến qua mạng làm giảm khả năng truyền đạt với lòng
say mê nhiệt huyết của giáo viên đến học sinh; Học sinh khơng có nhiều cơ hội
học hỏi trao đổi thơng tin với bạn bè, khơng kích thích được sự chủ động và sáng
tạo của học sinh. Học trực tuyến online đòi hỏi cả người dạy và người học phải
thành thạo trong việc sử dụng máy tính, sử dụng các ứng dụng dạy học. Việc dạy
học trực tuyến cũng làm nảy sinh ra các vấn đề liên quan đến an ninh mạng cũng
như các vấn đề về sở hữu trí tuệ… Trong đó, nhược điểm quan trọng nhất của hình
thức học online đó chính là thiếu sự tương tác của người dạy với người học một
cách trực tiếp.
Thực tế qua thời gian dạy học trực tuyến vừa qua, những hạn chế này đã bộc
lộ: Trong q trình dạy học, có những lúc vì điều kiện mạng khơng đảm bảo, giáo
viên và học sinh khơng vào lớp đúng giờ, hoặc có khi đang dạy, đang học thì bị
treo máy, bị thốt ra làm gián đoạn việc dạy và học. Một số Giáo viên chưa sử
dụng thành thạo các ứng dụng dạy học nên cảm thấy áp lực, dạy học chưa mang lại
hiệu quả tích cực. Giáo viên và học sinh thiếu tương tác làm bài học thiếu sự hấp
dẫn, sinh động. Học sinh chưa tích cực, chủ động, cịn biểu hiện học cho có, học
đối phó,…
PHẦN 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
TRỰC TUYẾN
3.1. Xác định nội dung bài học khi dạy học trực tuyến
- Khi dạy học trực tuyến, GV cần chú ý xác định đúng nội dung cốt lõi của
bài học, đảm bảo tính khả thi, tăng thời lượng làm việc chủ động của HS, giảm thời
lượng kết nối trực tuyến thời gian thực. Sau đây là một số định hướng điều chỉnh:



5

- Xác định cụ thể những yêu cầu cần đạt đối với mỗi bài học không thể thực
hiện được trên môi trường mạng.
- Điều chỉnh mục tiêu bài học theo hướng tinh gọn tập trung vào các nội
dung cốt lõi gắn với YCCĐ trong Chương trình giáo dục phổ thơng.
- Đánh giá để phân loại những nội dung mà HS có thể thực hiện được một
cách tự chủ (có thể chỉ một phần) để giao nhiệm vụ cho HS. Trong phần vẽ kỹ
thuật cơ sở các bài thực hành học sinh có thể tự thực hiện tại nhà thơng qua các
học liệu điện tử do giáo viên xây dựng.
- Lựa chọn những nội dung có thể thay thế việc giảng trực tiếp bằng một học
liệu điện tử (hình ảnh/ âm thanh/ video). Các hướng dẫn của giáo viên về cách vẽ
hình chiếu/hình chiếu trục đo, thực hiện hình cắt-mặt cắt, hình chiếu phối cảnh...
Giáo viên có thể xây dựng thành các clip hướng dẫn để chuyển cho học sinh tự
xem và tự thực hiện tại nhà.
- Lựa chọn phương án và phương tiện để kiểm tra, đánh giá thường xuyên; kịp
thời điều chỉnh quá trình dạy học, quá trình học tập và biện pháp phối hợp với gia đình.
3.2. Xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) trực tuyến
Việc xây dựng kế hoạch bài dạy (trực tiếp hay trực tuyến) đều cần lưu ý
những điểm chính sau đây:
- Căn cứ vào Mức độ cần đạt trong Chương trình GDPT 2006 để xác định
mục tiêu bài học.
- Sau khi xác định được mục tiêu của từng hoạt động trong tiến trình dạy
học, ta cần gia công thiết kế từng hoạt động.
- Trong quá trình thiết kế từng hoạt động, ta cần xem xét để lựa chọn thiết bị
dạy học và học liệu phù hợp cho từng hoạt động tương ứng.
- Với cùng một mục tiêu, có thể có nhiều phương án thiết kế hoạt động tuỳ
thuộc vào điều kiện về thiết bị dạy học, học liệu và đối tượng HS.

- Việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực khác nhau cũng
cho ta các phương án khác nhau để đáp ứng được mục tiêu của từng hoạt động.
- Tuy nhiên, mọi phương án đều có điểm chung là bốn bước tổ chức thực
hiện một hoạt động học (theo Cơng văn số 5555/BGDĐT-GDTrH) và tại mỗi bước
ln có sự tương tác giữa GV và HS.
3.3. Tiến trình thực hiện dạy học trực tuyến
Bước 1: Chuẩn bị dạy học trực tuyến
1. Biên soạn kế hoạch bài dạy và xây dựng tư liệu dạy học
So với việc dạy học trên lớp, việc biên soạn kế hoạch bài dạy khi thực hiện
dạy học trực tuyến đòi hỏi một cách tiếp cận mới để đạt hiệu quả:
- Tăng cường đổi mới về phương pháp dạy học, biên soạn tiến trình dạy học
phù hợp: Chẳng hạn, tăng cường chỉ dẫn để học sinh sử dụng có hiệu quả SGK và
mơi trường xung quanh HS tại gia đình.


6

- Sưu tầm hoặc xây dựng tư liệu dạy học phù hợp với bài học: Chẳng hạn,
chuyển thể một số kiến thức cốt lõi của bài học thành PowerPoint; dùng điện thoại
hoặc phần mềm quay màn hình máy tính để ghi hình trước một số nội dung cần
giảng; ghi chú lại những chỉ dẫn cần thiết cho HS. Cụ thể: Trong phần vẽ kỹ thuật
cơ sở, có nhiều nội dung liên quan đến hướng dẫn vẽ hình, giáo viên có thể tự xây
dựng học liệu là các video hướng dẫn vẽ sau đó cho học sinh tự nghiên cứu tại nhà
trước khi kết nối trực tiếp.
- Có phương án đánh giá trong q trình và sau mỗi bài học:
• Mục đích: (1) đánh giá thái độ học tập của HS có nghiêm túc hay khơng (nội
dung hỏi nằm trong video bài giảng, SGK và tài liệu mà GV được giao nhiệm vụ); (2)
kiểm tra mức độ hiểu bài của HS; (3) tích luỹ điểm số để đánh giá q trình.
• Ví dụ, đối với mỗi buổi học, biên soạn một số câu hỏi trắc nghiệm để kiểm
tra kiến thức liên quan; sử dụng các phần mềm online để soạn nội dung kiểm tra,

đánh giá và gửi yêu cầu cho HS.
- Giao cho HS một số bài tập tự luận để luyện tập, vận dụng và củng cố kiến
thức sau mỗi bài học: Chẳng hạn, hướng dẫn học sinh làm bài vào vở, chụp kết quả
bài làm và nộp bài (qua LMS, Zalo, Email hoặc những công cụ thay thế khác mà
nhà trường đang sử dụng).
2. Lựa chọn nền tảng để tổ chức dạy học
- Lựa chọn công cụ phù hợp cho từng định dạng tư liệu dạy học.
+ GV có thể sử dụng các nền tảng dạy học trực tuyến khác nhau dựa theo
điều kiện và ý đồ dạy học của mình (Video: Youtube, Google Drive,...; Trắc
nghiệm: Google Forms, Kahoot,...; ...).
+ Công cụ phải đơn giản đối với HS, nhưng vẫn hỗ trợ GV kiểm sốt được
q trình học tập.
- Khuyến khích sử dụng các nền tảng cho phép kết nối/hỗ trợ nhiều loại tư
liệu dạy học số hoá.
+ Hạn chế việc đặt các tư liệu dạy học một cách rời rạc, dẫn đến khó tổ chức
dạy học hoặc tổ chức khơng hiệu quả.
+ Giúp thể hiện được tiến trình dạy học theo ý đồ sư phạm của GV và để HS có
thể dễ dàng tiếp cận, đáp ứng được sơ đồ dạy học trực tuyến 3 giai đoạn trong DHTT.
- Lựa chọn công cụ/mạng xã hội để tổ chức nhóm thảo luận và giao tiếp với
phụ huynh học sinh.
• Đảm bảo cho việc liên lạc thông suốt, chuẩn bị cho việc tổ chức tiến trình
dạy học qua mạng.
• Ví dụ: lập nhóm Zalo cho từng lớp; thống nhất với phụ huynh về khung giờ
nhất định để học sinh được sử dụng thiết bị và phối hợp giám sát HS.
Bước 2: Tổ chức tiến trình dạy học trực tuyến
Tuỳ vào từng nội dung bài học, GV có thể linh hoạt sử dụng kế hoạch bài
dạy theo nhiều cách khác nhau khi thực hiện. Tuy nhiên, với mục tiêu giảm thời


7


lượng kết nối trực tuyến thời gian thực, đồng thời tăng thời lượng làm việc tự chủ
của HS.

Đối với hình thức trực tuyến, GV cần lưu ý thêm rằng sự tương tác của GV
và HS trong bốn bước tổ chức thực hiện hoạt động (xem Hình 1) cần được xem xét
rộng hơn để xây dựng và thực hiện kế hoạch bài dạy trực tuyến phù hợp. Cụ thể là,
thay vì chỉ tương tác trực tiếp và theo thời gian thực (xem Hình 2), khi dạy học
trực tuyến, GV và HS có thể: (i) tương tác trực tiếp thời gian thực qua phần mềm;
(ii) tương tác gián tiếp qua hệ thống dạy học trực tuyến (sau đây viết tắt là LMS –
Learning Management System) và qua học liệu mà GV lựa chọn hoặc tự xây dựng
để giao cho HS. Do đó, khoảng thời gian và thời điểm tương tác sẽ linh hoạt hơn
(xem Hình 3), thời lượng kết nối trực tiếp thời gian thực qua phần mềm sẽ giảm đi
mà vẫn đảm bảo được tiến trình dạy học tổng thể.

Hình 3: Mốc thời gian tổ chức dạy học trực tuyến

Hình 2 và Hình 3 cho ta một so sánh trực quan về mối liên hệ giữa hai hình
thức tổ chức dạy học trực tiếp và trực tuyến.
Ví dụ: Với những phân tích trên đây, có thể tổ chức dạy học trực tuyến cho
mỗi bài học theo 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1 (Trước khi kết nối trực tiếp): Giao nhiệm vụ trên LMS
hoặc công cụ thay thế
+ GV chuẩn bị câu hỏi/ yêu cầu để giao nhiệm vụ cho HS tự đọc SGK (chỉ
dẫn cụ thể khai thác nội dung, ngữ liệu, hình ảnh nào trong SGK) hoặc video bài


8

giảng (do GV tự thực hiện hoặc video có sẵn) để trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu

của GV.
+ HS nộp kết quả (sản phẩm học tập) thực hiện cho GV qua mạng (LMS
hoặc công cụ thay thế).
+ GV tổng hợp kết quả của HS để chuẩn bị cho hoạt động thảo luận khi
chuyển sang giai đoạn kết nối trực tiếp.
– Giai đoạn 2 (Kết nối trực tiếp): Báo cáo, thảo luận về kết quả thực
hiện nhiệm vụ ở giai đoạn 1 và hình thành kiến thức, kĩ năng
+ GV và HS kết nối qua phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp (như
Zoom, Google Meet, Microsoft Teams, ...).
+ GV tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận. GV chọn một số HS có kết quả ở
Giai đoạn 1 cần đưa ra để thảo luận. GV kết luận và chốt lại các kết quả tốt/ chưa
tốt/ chưa hồn thiện. Từ đó, GV tổ chức hoạt động tiếp nối, giúp HS nắm chắc kiến
thức/ kĩ năng cốt lõi cần dạy trong bài.
– Giai đoạn 3 (Sau khi kết nối trực tiếp): Vận dụng
Kết thúc Giai đoạn 2, GV giao cho HS hệ thống câu hỏi/ bài tập để luyện
tập; HS tự chủ thực hiện và nộp bài làm qua LMS (hoặc các công cụ thay thế) mà
nhà trường có thể tiếp cận.
GV chấm/ đánh giá bài làm cho HS; tổng hợp lại những điểm cần lưu ý từ
kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS và xây dựng tư liệu hướng dẫn/ chữa bài tập
(video hoặc tài liệu thay thế phù hợp).
Lưu ý về sử dụng sơ đồ:
Đối với bài học trang bị kiến thức mới thì: Ở Giai đoạn 1, GV giao cho HS
đọc SGK hoặc xem video bài giảng; ở Giai đoạn 2, GV tổ chức cho HS hoạt động
hình thành kiến thức mới và luyện tập; ở Giai đoạn 3, HS tự chủ thực hiện hoạt
động vận dụng.
Đối với bài học ơn/luyện tập thì: Ở Giai đoạn 1, GV giao cho HS một hệ
thống câu hỏi/ bài tập để thực hiện trước; ở Giai đoạn 2, GV chữa bài tập cho HS;
ở Giai đoạn 3, GV giao thêm một số bài tập luyện tập hoặc/và vận dụng khác.
Giai đoạn 3 là giai đoạn do HS được giao tự làm việc ở nhà (tương ứng với
hoạt động vận dụng ở nhà). Thời lượng của kế hoạch bài dạy được tính cho Giai

đoạn 1 và Giai đoạn 2.
Khi xây dựng kế hoạch bài dạy trực tuyến để tổ chức theo 3 giai đoạn như
trên, nếu có sự chuẩn bị tốt cho Giai đoạn 1 và Giai đoạn 3 thì sự hiệu quả của Giai
đoạn 2 nói riêng và của tiến trình dạy học nói chung sẽ được duy trì trong khi thời
lượng kết nối trực tiếp sẽ giảm. Điều đó sẽ mang lại nhiều lợi ích về sức khoẻ cho
HS, GV và về lâu dài sẽ tác động tích cực đến chất lượng dạy học nói chung.
Bước 3: Kiểm tra, đánh giá, ôn tập trực tuyến
1. Lựa chọn công cụ


9

Sau mỗi bài học hoặc một nhóm bài học, GV có thể tổ chức kiểm tra, ơn
luyện qua mạng thơng qua các phần mềm hoặc công cụ trực tuyến như Google
Forms, Kahoot, Microsoft Forms,… Trong đó có những cơng cụ thích hợp để tổ
chức kiểm tra, đánh giá; có cơng cụ lại thích hợp để tổ chức cho HS làm trắc
nghiệm trên nền tảng trò chơi. Như vậy, việc lựa chọn cơng cụ nào tuỳ thuộc vào
mục đích sử dụng của GV cũng như điều kiện thực tế của HS.
2. Tổ chức kiểm tra, ơn luyện qua mạng
Mặc dù có thể được tổ chức trên nhiều công cụ khác nhau, nhưng nhìn
chung q trình kiểm tra, ơn luyện qua mạng đều trải qua quy trình sau:

3.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM
3.4.1. Xây dựng quy tắc khi tương tác

Tắt Micro (Unmute) khi nghe các báo cáo, trao
đổi tại lớp; chỉ bật Micro (Mute) khi giáo viên
mời phát biểu

Sử dụng biểu tượng giơ tay khi muốn phát biểu

ý kiến

Tích cực trao đổi, thảo luận nhóm


10

Ví dụ về: sử dụng các tính năng phần Reaction trong phần mềm Zoom.

3.4.2. Tổ chức hoạt động tương tác
- Chia nhỏ nội dung thành chuỗi hoạt động ngắn
- Đa dạng hoạt động, đan xen giữa thuyết trình, tương tác, chò chơi và kiểm
tra đánh giá.
- Tận dụng các biểu tượng để thiết lập các quy tắc tương tác.
- Tạo cơ hội cho học sinh tương tác với giáo viên, với bạn và với học liệu.

3.4.3. Quản lí lớp học hiệu quả
- Điểm danh nhanh chóng và thường xuyên.
- Yêu cầu học sinh bật cam và mic khi tương tác.
- Tổ chức nhiều hoạt động tương tác cả lớp.
- Quản lí hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm.
- Động viên khích lệ học sinh.


11

3.4.4. Nguyên tắc giao học liệu
- Vừa sức: Tính vừa sức được thể hiện ở việc các nội dung giáo viên yêu cầu
học sinh thực hiện trên cơ sở kiến thức nền học sinh đã được học kết hợp với sự
hiểu biết của học sinh. Tránh việc giao các nhiệm vụ vượt quá khả năng của học

sinh. Đảm bảo khả thi trong việc tìm hiểu, tự học, khơng gây nhàm chán, nản chí
đối với học sinh.
- Rõ ràng: Các kiến thức rõ ràng, cụ thể, không chung chung. Hướng đến
mục tiêu cần đạt.
- Hướng dẫn cụ thể. Thông qua các video đi kèm hoặc chỉ dẫn cách thức
thực hiện cụ thể từng nội dung.
- Đánh giá, phản hồi: Đây là việc làm hết sức quan trọng của quá trình dạy
học nói chung và DHTT nói riêng. Giáo viên cần có đánh giá các nội dung, kết quả
chuẩn bị của học sinh, đồng thời có phản hồi để học sinh có thể tự đánh giá, qua đó
điều chỉnh phương pháp dạy và học.


12

3.4.5. Quy tắc 5T về DHTT hiệu quả

“ …Điều trở ngại nhất của học trực tuyến không phải nằm ở vấn đề kỹ thuật.
Mà là ở đam mê và nỗ lực của người làm giáo dục, để mang đến những khoảnh
khắc tuyệt vời nhất cho học sinh…” Don Le
3.5. Kế hoạch bài dạy minh họa (phần phụ lục)


13

3. Khả năng áp dụng của giải pháp
- Sáng kiến kinh nghiệm đã và đang được áp dụng tại trường PT Dân tộc nội
trú THPT tỉnh và được các đồng nghiệp sử dụng, đánh giá cao.
- Nội dung của sáng kiến đưa ra phù hợp với nhiều đối tượng học sinh của
nhà trường. Ngồi ra có thể sử dụng trong kiểm tra đánh giá, hướng dẫn học sinh
học ở nhà...

4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp
Qua quá trình dạy học trực tuyến trong năm học 2020 - 2021 với việc áp dụng
các giải pháp đưa ra trong dạy học môn Công nghệ tại nhà trường. Thông qua đánh
giá kết quả học tập của học sinh và đánh giá từ giáo viên tác giả nhận thấy đã khắc
phục được các khó khăn của DHTT, học sinh học tích cực, chủ động, hứng thú học
tập, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo và đặc biệt là việc tương tác giữa giáo viên
và học sinh được cải thiện, nâng cao; việc quản lí lớp dễ dàng, hiệu quả hơn.
Để đánh giá được hiệu quả của các giải pháp đã được áp dụng trong dạy
môn Công nghệ tác giả đã tiến hành thực nghiệm; khảo sát thực tế; tham khảo ý
kiến đồng nghiệp trong nhà trường. Kết quả cụ thể như sau:
* Đánh giá thông qua kết quả học tập của học sinh:
+ Lớp đối chứng:
Lớp

Sĩ số

Loại giỏi
8,0 đến 10

Loại khá
6,5 đến 7,9

Loại TB
5,0 đến 6,4

Loại Yếu
3,5 đến 4,9

11A


35

03

21

11

0

11B

35

05

21

09

0

Tổng số

70

08 (11,4%)

42 (60%)


20 (28,6%)

0

+ Lớp thực nghiệm:
Lớp

Sĩ số

Loại giỏi
8,0 đến 10

Loại khá
6,5 đến 7,9

Loại TB
5,0 đến 6,4

Loại Yếu
3,5 đến 4,9

11C

36

05

28

03


0

11D

35

06

27

02

0

Tổng số

71

11 (6,5%)

55 (77,5%)

05 (7%)

0


14


* Đánh giá về sự tích cực, chủ động của học sinh trong các giờ học:
Sau khi ứng dụng các giải pháp vào các tiết học tác giả nhận thấy đã mang
lại hiệu quả thiết thực như: Giúp học sinh tích cực, chủ động, tự giác trong việc
học; các kiến thức được nhớ nhanh, nhớ sâu và nhớ lâu. Mặt khác, giúp học sinh
sôi nổi, hào hứng hơn trong tiết học. Đổi mới phương pháp dạy học có ích phát
triển tư duy logic, kĩ năng khái quát cho học sinh…Đặc biệt là sự tương tác trong
giờ học được diễn ra sôi nổi, hiệu quả.
Với kết quả như trên tác giả nhận thấy nội dung của sáng kiến là phù hợp
với DHTT trong bối cảnh dịch bệnh Covid và đáp ứng xu thế dạy học hiện nay.
Khắc phục được các khó khăn, hạn chế của DHTT, chất lượng học tập bộ môn
từng bước được nâng lên. Học sinh chủ động, hứng thú hơn.
Với kết quả như trên tôi nhận thấy nội dung của đề tài là phù hợp với
phương pháp dạy học mới. Chất lượng học tập bộ môn từng bước được nâng lên.
Học sinh đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và u thích bộ mơn Cơng
nghệ hơn.
5. Các thông tin cần được bảo mật : Không
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Các học liệu điện tử, máy tính, điện thoại có kết nối mạng Internet...
7. Tài liệu gửi kèm: Khơng
III. CAM KẾT KHƠNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN:
Trên đây là những nội dung tóm tắt trong sáng kiến. Tơi xin cam kết những nội
dung trong báo cáo không vi phạm bản quyền. Nếu có gian dối hoặc khơng đúng sự
thật trong báo cáo, xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.
Yên Bái, ngày 05 tháng 02 năm 2022
Người viết

Vương Dũng Hà


15


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
HIỆU TRƯỞNG

Vũ Hải


16

PHỤ LỤC
Kế hoạch bài dạy minh họa
BÀI 4: MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT
Thời lượng : 01 tiết
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức: Mô tả được khái niệm, đặc điểm; mô tả cách thực hiện và ứng dụng
của mặt cắt và hình cắt.
2. Năng lực:
- Vẽ được mặt cắt và hình cắt của vật thể đơn giản.
- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông
qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức mắt cắt và hình cắt
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua đặt câu hỏi khác nhau về mặt cắt và hình cắt.
3. Phẩm chất:
- Nghiêm túc trong giờ học; tích cực trao đổi, thảo luận.

- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật khi vẽ mặt cắt và hình cắt của vật thể.
- Có ý thức tự học, tự nghiên cứu bài học.
II. Thiết bị, tài liệu dạy học
Giáo viên: - Chuẩn bị giáo án điện tử.
- Đồ dùng dạy học: máy tính
- Tài liệu sử dụng: Sách giáo khoa, sách giáo viên Cơng nghệ 12.
Học sinh: - Tranh ảnh có trong SGK và tranh ảnh sưu tầm có liên quan đến nội
dung của bài học.
- Dụng cụ vẽ kĩ thuật.
III. Hình thức dạy học
Trực tuyến qua phần mềm zoom
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tập
A. HOẠT ĐỘNG GIAO NHIỆM VỤ (10 phút)
1. Mục tiêu: Học sinh tự tìm hiểu để có kiến thức ban đầu về hình cắt và mặt cắt.
2. Phương thức: (Giao bài qua zalo, HS hoàn thiện chụp bài gửi lại GV)
Xem clip về khái niệm hình cắt – mặt cắt đã chuyển lên zalo lớp, kết hợp SGK. Em
hãy tìm hiểu các kiến thức về mặt cắt và hình cắt theo những gợi ý sau:
- Em hiểu thế nào là hình cắt và mặt cắt?
- Mặt cắt dùng trong trường hợp nào? Dùng để làm gì?
- Hình cắt dùng trong trường hợp nào? Dùng để làm gì?
(Yêu cầu học sinh viết ra giấy)
3. Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau,
GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.


17

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (25 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về mặt cắt và hình cắt
- Mục tiêu: hiểu được khái niệm về mặt cắt và hình cắt

- Phương tiện: Máy tính, học liệu điện tử, SGK.
- Hình thức tổ chức: Học sinh báo cáo kết quả đã chuẩn bị
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
* GV: - Yêu cầu HS quan sát thao tác hình ảnh; hình 4.1 và hướng dẫn HS cách
hình thành mặt cắt và hình cắt:
- Mặt phẳng cắt tưởng tượng có mối quan hệ như thế nào so với mặt phẳng
hình chiếu?
- Mặt phẳng cắt cắt vật thể làm hai phần
- Chiếu phần vật thể sau mặt phẳng cắt lên mặt phẳng hình chiếu theo
phương nào?
- Trình bày khái niệm mặt cắt và hình cắt?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (hình thức: HS hoạt động cá nhân). HS đọc SGK kết
hợp nội dung trong clip để tìm hiểu.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận (hình thức: HS báo cáo kết quả, nhận xét).
HS: Báo cáo kết quả, GV chia sẻ sản phẩm HS đã gửi lên để cả lớp quan sát,
thảo luận, đánh giá.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ (hình thức thuyết trình,
phát vấn)
+ Kiểm tra lại sự nắm bắt kiến thức của HS
+ GV chốt lại kiến thức
Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt
cắt.
Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là
hình cắt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mặt cắt
Mục tiêu: + Trình bày, giải thích được một số kiến thức về mặt cắt chập và mặt
cắt rời
+ Biết cách biểu diễn mặt cắt chập và mặt cắt rời
- Hình thức tổ chức: Học sinh báo cáo kết quả đã chuẩn bị
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

* GV: Yêu cầu học sinh quan sát thao tác trên máy chiếu, đưa ra nhận xét:
Quan sát hình vẽ 4.2 và 4.3 trình bày những đặc điểm của mặt cắt chập?
Quan sát hình 4.4 trình bày đặc điểm của mặt cắt rời?
- So sánh mặt cắt chập và mặt cắt rời?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (hình thức: HS hoạt động cá nhân) HS quan sát tháo
tác hình ảnh; kết hợp SGK, quan sát hình vẽ trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận (hình thức: HS báo cáo kết quả, nhận xét).


18

HS: Báo cáo kết quả, thảo luận, đánh giá.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ ( hình thức thuyết trình,
phát vấn)
Mặt cắt chập
Mặt cắt rời
- vẽ ngay lên hình chiếu tương ứng
- vẽ ở ngồi hình chiếu và đặt gần hình
- đường bao được vễ bằng nét liền chiếu, liên hệ với hình chiếu bằng nét
mảnh
gạch chấm mảnh
- đường bao được vễ bằng nét liền
đậm
+ GV giới thiệu cho HS ký hiệu mặt cắt một số vật liệu thơng dụng

Hoạt động 3 : Tìm hiểu hình cắt.
- Mục tiêu: + Biết được 3 loại hình cắt.
+ Biết cách vẽ hình cắt của vật thể đơn giản.
- Hình thức tổ chức: Làm việc cá nhân
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK và trả lời các câu hỏi sau:
- So sánh 3 loại hình cắt?
- Vẽ hình cắt tồn bộ của giá đỡ cho trong hình 4.8?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (hình thức: HS hoạt động cá nhân) HS đọc SGK, quan
sát hình vẽ trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo (hình thức: HS báo cáo kết quả, nhận xét).
HS: Báo cáo kết quả, GV chia sẻ sản phẩm HS đã gửi lên để cả lớp quan sát,
thảo luận, đánh giá.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ (hình thức thuyết trình,
phát vấn)
- GV nhận xét thái độ, kết quả làm việc của các nhóm. Nếu có kết luận sai thì
kịp thời sửa chữa.
+ Kiểm tra lại sự nắm bắt kiến thức của HS
+ GV chốt lại kiến thức
• Điểm giống nhau của 3 loại hình cắt: đều được biểu diễn trên hình chiếu
đứng.


19

• Khác nhau:
Hình cắt tồn bộ
- Cắt một nửa vật thể
- Biểu diễn tồn bộ hình
dạng bên trong của vật thể.

Hình cắt một nửa
- Cắt ¼ vật thể
- Biểu diễn gồm một nửa
hình cắt ghép với một

nửa hình chiếu.

Hình cắt cục bộ
- Cắt một phần vật thể
bất kì.
- Biểu diễn một phần
vật thể dưới dạng hình
cắt.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH (8 phút)
1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về mặt cắt và hình cắt
2. Phương thức:
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật tia chớp, thông tin - phản hồi.
- Hình thức tổ chức: Cuộc đua kỳ thú trên phần mềm Quizizz
* Lựa chọn các phương án đúng
Câu 1: Hình cắt là hình biểu diễn:
A. Mặt phẳng cắt
B. Mặt phẳng hình chiếu bằng
C. Phần cịn lại của vật thể
D. Phần bỏ đi của vật thể
Câu 2: Mặt cắt nào được vẽ ngay trên hình chiếu:
A. Chập
B. Tồn bộ
C. Một nửa
D. Rời
Câu 3: Để thể hiện bề dày của thép chữ I ta thường dùng
A. hình cắt tồn bộ
B. Mặt cắt rời
C. Hình cắt cục bộ
D. Mặt cắt chập
Câu 4: Điều nào sau đây không đúng trong phương pháp biểu diễn hình cắt

một nửa?
A. Là hình biểu diễn gồm một nửa hình chiếu ghép với một nửa hình cắt
B. Là hình biểu diễn gồm một nửa hình cắt ghép với một nửa mặt cắt
C.Thường không vẽ các nét đứt ở phần hình chiếu nếu chúng đã được thể hiện
trên phần hình cắt
D. Dùng để biểu diễn những vật thể đối xứng
Mặt cắt được vẽ ngồi hình chiếu
Câu 5: Điều nào không đúng trong phương pháp biểu diễn mặt cắt rời
A. Mặt cắt được vẽ ngồi hình cắt
B. Dùng để biểu diễn mặt cắt của vật có hình dạng phức tạp
C. Mặt cắt được vẽ ngồi hình chiếu
D. Đường bao được vẽ bằng nét liền đậm
Câu 6: Trong BVKT hình cắt dùng để biểu diễn phần vật thể nào dưới đây?
A. Đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt
B. Mặt cắt và các đường bao của vật thể của vật thể sau mặt phẳng cắt
C.Phần vật thể từ mặt phẳng cắt đến người quan sát
D. Phần vật thể từ mặt phẳng cắt từ mặt phẳng cắt đến phía sau mặt phẳng cắt



×