Tải bản đầy đủ (.docx) (190 trang)

Kế toán quản trị chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 190 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

PHẠM THỊ THU HỒI

KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC
THAN THUỘC TẬP ĐOÀN CƠNG NGHIỆP THAN –
KHỐNG SẢN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

PHẠM THỊ THU HỒI

KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC
THAN THUỘC TẬP ĐOÀN CƠNG NGHIỆP THAN –
KHỐNG SẢN VIỆT NAM
Chun ngành: Kế tốn
Mã số

: 934.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học

1. PGS, TS. ĐỖ MINH THÀNH
2. TS. TRẦN HẢI LONG

Hà Nội, năm 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới
sự hướng dẫn của Tập thể người hướng dẫn khoa học. Các số liệu trong luận án là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.
Hà nội, ngày

tháng

năm 2022

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phạm Thị Thu Hoài


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận án xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Sau

đại học, Khoa Kế tốn – Kiểm tốn và Bộ mơn Kế tốn tài chính trường Đại học
Thương mại đã tạo điều kiện và giúp đỡ trong trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và thực hiện luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các thành viên của các doanh
nghiệp khai thác than thuộc Tập đồn cơng nghiệp than – khoáng sản Việt Nam, các
chuyên gia tại các trường Đại học, viện nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ trong việc
cung cấp số liệu, cho ý kiến đóng góp trong suốt q trình điều tra, phỏng vấn phục
vụ thực hiện luận án.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tập thể người hướng dẫn khoa học
PGS,TS. Đỗ Minh Thành và TS. Trần Hải Long đã ln đồng hành, giúp đỡ và
đóng góp những ý kiến quý báu cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận án.
Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn đến những người thân trong gia đình, các đồng
nghiệp và bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho
tác giả trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận án.
Tác giả

Phạm Thị Thu Hoài


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ............................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu và xác lập vấn đề nghiên cứu...............................2
3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................18
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................18
5. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................19
6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................19
7. Những đóng góp của luận án............................................................................19
8...........................................................................................................................Kết cấu luận
án......................................................................................................................20
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT
KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.........................21
1.1 Khái niệm, bản chất, vai trị của kế tốn quản trị chí phí sản xuất kinh doanh
trong các doanh nghiệp sản xuất...........................................................................21
1.1.1 Khái niệm, bản chất kế tốn quản trị chi phí sản xuất kinh doanh...............21
1.1.2 Vai trị của kế tốn quản trị chi phí sản xuất kinh doanh.............................24
1.2 Nội dung kế tốn quản trị chi phí SXKD trong doanh nghiệp sản xuất........25
1.2.1 Nhận diện và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh...................................27
1.2.2 Xây dựng hệ thống định mức và lập dự tốn chi phí sản xuất kinh doanh. .31
1.2.3 Thu thập, xử lý, cung cấp thơng tin thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh
phục vụ yêu cầu quản trị......................................................................................37
1.2.4 Phân tích thơng tin chi phí SXKD phục vụ u cầu quản trị.......................44
1.2.5.Kế tốn theo trung tâm trách nhiệm chi phí SXKD......................................50
1.3 Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc áp dụng kế tốn quản trị chi phí
SXKD trong doanh nghiệp sản xuất.....................................................................51
1.3.1. Cơ sở lý thuyết............................................................................................51
1.3.2 Các yếu tố tác động đến việc áp dụng KTQT chi phí SXKD trong DNSX....54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................57
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................58
2.1 Quy trình nghiên cứu của luận án.................................................................58
2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính................................................................60

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu..................................................................60


iv

2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu định tính.....................................................61
2.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng...............................................................67
2.3.1 Mơ hình nghiên cứu.....................................................................................67
2.3.2 Mẫu nghiên cứu................................................................................................68
2.3.3 Xây dựng bảng khảo sát...............................................................................69
2.3.4 Phương pháp xử lý dữ liệu định lượng.........................................................69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................74
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC THAN THUỘC
TẬP ĐỒN CƠNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM................75
3.1 Tổng quan về các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đồn cơng nghiệp
than - khoáng sản Việt Nam.................................................................................75
3.1.1 Khái quát chung về Tập đồn cơng nghiệp than – khống sản Việt Nam 75
3.1.2 Khái quát về các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đồn cơng
nghiệp than - khống sản Việt Nam....................................................................77
3.2. Thực trạng kế tốn quản trị chi phí sản xuất kinh doanh tại các DN khai thác
than thuộc Tập đoàn cơng nghiệp than – khống sản Việt Nam...........................89
3.2.1 Thực trạng về nhận diện và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh trong các
doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đồn cơng nghiệp than - khống sản Việt
Nam 89
3.2.2 Thực trạng xây dựng hệ thống định mức và lập dự tốn chi phí sản xuất
kinh doanh trong các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đồn cơng nghiệp
than
– khống sản Việt Nam.......................................................................................93
3.2.3 Thực trạng thu thập, xử lý và cung cấp thơng tin thực hiện chi phí sản xuất

kinh doanh phục vụ yêu cầu quản trị trong các DN khai thác than thuộc Tập
đồn cơng nghiệp than – khống sản Việt Nam..................................................97
3.2.4 Thực trạng phân tích thơng tin chi phí SXKD phục vụ yêu cầu quản trị trong
các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đồn cơng nghiệp than – khoáng sản
Việt Nam
.......................................................................................................................................... 104
3.2.5 Kế toán theo trung tâm trách nhiệm chi phí SXKD....................................105
3.3. Kết quả nghiên cứu định lượng các yếu tố tác động đến việc áp dụng
KTQT chi phí SXKD tại các DN khai thác than thuộc Tâp đồn cơng nghiệp
than – khống sản Việt Nam.............................................................................106
3.3.1 Kiểm định chất lượng thang đo.......................................................................106
3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá.....................................................................109
3.3.3 Phân tích hồi quy tuyến tính bội..............................................................112
3.3.4 Các kết luận...............................................................................................116


v

3.4. Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất kinh doanh tại các
doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đồn cơng nghiệp than – khống sản Việt
Nam...................................................................................................................118
3.4.1 Những kết quả đạt được..................................................................................118
3.4.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân...................................................119
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................124
CHƯƠNG 4. HOÀN THIỆN KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC THAN THUỘC
TẬP ĐỒN CƠNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM.............125
4.1 Định hướng phát triển của các doanh nghiệp khai thác than..........................125
4.1.1 Định hướng phát triển của ngành than..........................................................125
4.1.2 Mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp khai thác than..........................126

4.2 Yêu cầu hoàn thiện kế tốn quản trị chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh
nghiệp khai thác than thuộc Tập đồn cơng nghiệp than – khoáng sản Việt Nam 127
4.3 Các giải pháp hồn thiện kế tốn quản trị chi phí sản xuất kinh doanh tại các
doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đồn cơng nghiệp than – khống sản
Việt Nam...........................................................................................................128
4.3.1 Giải pháp hồn thiện nhận diện và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh tại
các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đồn cơng nghiệp than – khống sản
Việt Nam
.......................................................................................................................................... 128
4.3.2 Giải pháp hoàn thiện xây dựng hệ thống định mức và lập dự tốn chi phí
sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đồn cơng
nghiệp than
– khống sản Việt Nam.......................................................................................131
4.3.3 Giải pháp hồn thiện thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thực hiện chi phí
sản xuất kinh doanh phục vụ yêu cầu quản trị tại các doanh nghiệp khai thác than
thuộc Tập đoàn cơng nghiệp than – khống sản Việt Nam.................................137
4.3.4 Giải pháp hồn thiện phân tích thơng tin chi phí SXKD phục vụ yêu cầu
quản trị tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đồn cơng nghiệp than –
khống sản Việt Nam........................................................................................146
4.3.5 Giải pháp hồn thiện kế tốn theo trung tâm trách nhiệm chi phí SXKD 150
4.4 Khuyến nghị nâng cao khả năng áp dụng KTQT chi phí SXKD tại các DN
khai thác than thuộc Tập đồn cơng nghiệp than – khoáng sản Việt Nam..........151
4.5. Điều kiện thực hiện giải pháp.......................................................................153
4.5.1 Về phía Nhà nước......................................................................................153
4.5.2 Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam................................154
4.5.3 Kiến nghị với doanh nghiệp khai thác than............................................155
4.6. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo...................................157


vi


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................158
KẾT LUẬN.......................................................................................................159
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Bảng phân tích khái quát chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí
SXKD..................................................................................................................44
Bảng 1.2. Tổng hợp các yếu tố tác động đến việc áp dụng KTQT chi phí SXKD 54
Bảng 2.1: Mã hóa các thuộc tính của KTQT chi phí SXKD.................................70
Bảng 3.1 Các doanh nghiệp khai thác than theo mơ hình cơng ty TNHH MTV...83
Bảng 3.2. Các doanh nghiệp khai thác than theo mô hình cơng ty cổ phần........84
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát chính sách kế tốn áp dụng tại DN khai thác than.....88
Bảng 3.4. Tổng hợp phân loại chi phí SXKD trong các DN khai thác than................92
Bảng 3.5 Kết quả khảo sát cơng tác xây dựng định mức chi phí SXKD...................94
Bảng 3.6 Bảng Định mức chi phí vật liệu đối với gương lò chống neo hỗn hợp...95
Bảng 3.7 Kết quả khảo sát cơng tác lập dự tốn chi phí.......................................96
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả khảo sát kế toán theo trung tâm trách nhiệm chi phí
SXKD................................................................................................................105
Bảng 3.9: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “Quy mô và cơ cấu tổ chức
hoạt động SXKD”...................................................................................................106
Bảng 3.10: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “Quan điểm của nhà quản trị
DN về KTQT chi phí SXKD”............................................................................107
Bảng 3.11: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “Đặc thù ngành nghề sản xuất

kinh doanh”........................................................................................................107
Bảng 3.12: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “Trình độ nhân viên kế toán”.
108 Bảng 3.13: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “Quản lý chi phí mơi
trường” 108 Bảng 3.14: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “KTQT chi phí
SXKD”
109
Bảng 3.15 Bảng phân tích các yếu tố mới..........................................................110
Bảng 3.16 Bảng phân tích yếu tố khám phá (EFA).............................................110
Bảng 3.17. Phân tích tương quan tuyến tính Pearson..........................................112
Bảng 3.18: Bảng kết quả kiểm định hệ số hồi quy..............................................113
Bảng 3.19. Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính chính thức..........................................115
Bảng 3.20: Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy...............................114
Bảng 3.21: Bảng ANOVA..................................................................................115
Bảng 4.1. Phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát của nhà quản trị......................132
Bảng 4.2 Định mức chi phí vật tư máy khoan....................................................132
Bảng 4.3 Định mức chi phí vật tư cho đào lò theo hệ số kiên cố........................133
Bảng 4.4 Dự tốn chi phí sản xuất kinh doanh...................................................137
Bảng 4.5 Phiếu theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...................................140
Bảng 4.6. Phiếu theo dõi nhân công....................................................................140
Bảng 4.7. Nội dung các tài khoản kế toán..........................................................141
Bảng 4.8. Sổ chi tiết tài khoản chi phí NVLTT..................................................142
Biểu 4.9. Báo cáo chi phí SXKD tại cơng trường, phân xưởng...........................143
Bảng 4.10. Báo cáo phân tích chi phí sản xuất kinh doanh.................................144
Bảng 4.11. Báo cáo chi phí môi trường theo công đoạn và theo công trường,
phân xưởng, bộ phận sản xuất, quản lý, bộ phận phụ trợ....................................145


vi

Bảng 4.12. Báo cáo đánh giá khối lượng chất thải..............................................145

Bảng 4.13. Đánh giá hiệu quả môi trường................................................................150
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1: Các chức năng cơ bản của nhà quản trị doanh nghiệp.........................24
Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu của luận án.........................................................59
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức Tập đồn cơng nghiệp than – khống sản Việt Nam 76
Sơ đồ 3.2. Công nghệ khai thác than hầm lị........................................................80
Sơ đồ 3.3. Cơng nghệ khai thác than lộ thiên.......................................................80
Sơ đồ 3.4 Chi phí SXKD theo nội dung kinh tế của chi phí.................................92
Mơ hình 1.1: Mơ hình nghiên cứu lý thuyết các yếu tố tác động đến việc áp
dụng KTQT chi phí SXKD trong DN..................................................................56
Mơ hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu Các yếu tố tác động đến việc áp dụng KTQT
chi phí SXKD............................................................................................................67
Đồ thị 3.1: Đồ thị của phần dư chuẩn hóa..........................................................115


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

ABC

Activities Based Costing

ACCA

The Association of Chartered Certified Accountants


BCTC

Báo cáo tài chính

BHXH, BHYT, KPCĐ

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Kinh phí cơng đồn

CCDC

Cơng cụ dụng cụ

CP

Cổ phần

DNSX

Doanh nghiệp sản xuất

DN

Doanh nghiệp

IFAC

International Federation of Accountants

KTQT


Kế toán quản trị

MTV

Một thành viên

mks

Mét khoan sâu

NVLTT

Nguyên vật liệu trực tiếp

NCTT

Nhân công trực tiếp

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

QTDN

Quản trị doanh nghiệp

Sc

Diện tích chống lị




Diện tích đào lị

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SXC

Sản xuất chung

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

T.km

Tấn.kilomet

TKV

Tập đồn cơng nghiệp than – khống sản Việt Nam

XDCB


Xây dựng cơ bản


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đã và
đang nắm bắt nhiều cơ hội song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải giảm tối đa các khoản chi phí sản xuất để
hạ giá bán sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo chất lượng
cao, từ đó tạo cơ sở cho doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thương trường. Chi
phí sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, nó cho thấy khả năng tiết
kiệm chi phí, hiệu quả sử dụng vốn, cũng như trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp
phải luôn quan tâm đến công tác quản lý chi phí SXKD, bởi vì nếu khơng quản lý tốt
chi phí, sẽ làm tăng giá thành và giảm lợi nhuận. Do đó hạ thấp chi phí sản xuất kinh
doanh là mục tiêu mà các doanh nghiệp luôn mong muốn và là điều kiện đảm bảo cho
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả,
doanh nghiệp phải so sánh giữa chi phí bỏ ra với kết quả đạt được, đảm bảo tăng
doanh thu, tăng lợi nhuận và mở rộng quy mô kinh doanh. Chính vì vậy, u cầu
quản lý đối với chi phí sản xuất kinh doanh là cấp thiết tất yếu đối với mỗi doanh
nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường.
Kế tốn nói chung và kế tốn quản trị chi phí SXKD nói riêng là một trong
những cơng cụ quan trọng cung cấp thơng tin hữu ích để các nhà quản trị có thể đưa ra
các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Kế
tốn quản trị chi phí SXKD cần xác định đúng, đủ các nguồn lực đã tiêu hao trong
quá trình sản xuất kinh doanh; Xác định chi phí trong các doanh nghiệp một cách
khoa học hợp lý; Xây dựng định mức và lập dự tốn chi phí SXKD và phân tích
thơng tin chi phí SXKD để phục vụ cho yêu cầu kiểm sốt chi phí; Nhận diện thơng

tin từ đó đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp là
vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm. Đối với quyết định chiến lược của nhà quản trị
cấp cao, KTQT chi phí SXKD cung cấp các thơng tin có tính chất chiến lược như:
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp, của từng bộ phận, nhu cầu về vốn, thiết bị,...
Với quyết định chiến thuật của nhà quản trị cấp trung gian, KTQT chi phí SXKD
cung cấp các thông tin trong việc sử dụng các nguồn lực như: Báo cáo phân tích biến
động, báo cáo dự tốn,... Các quyết định tác nghiệp, KTQT chi phí SXKD cung cấp
các thông tin hoạt động cho cấp quản lý cơ sở nhằm giúp nhà quản trị điều hành,
thực thi nhiệm vụ ở phân xưởng hay phịng ban.
Ngành than đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm cung cấp nhiên liệu hoạt
động cho hầu hết các ngành đặc biệt như điện, phân bón, giấy, xi-măng, … những ngành
sử dụng nhiều than nhất trong sản xuất. Hiện nay, có khoảng 100 doanh nghiêp hoạt
động trong ngành than trong đó các cơng ty dẫn đầu về sản lượng sản xuất gồm Tập
đoàn công nghiệp


2

than – khoáng sản Việt Nam (TKV) (năm 2020 đạt 41 triệu tấn), Tổng công ty Đông
Bắc (năm 2020 đạt hơn 6 triệu tấn). Năm 2021, do tác động của đại dịch Covid -19, các
doanh nghiệp (DN) khai thác than thuộc Tập đồn TKV vừa thực hiện phịng, chống
dịch đồng thời bảo đảm sản xuất, kinh doanh, chủ động, linh hoạt trong công tác chỉ đạo
điều hành phù hợp với tình hình và nhu cầu của thị trường. Các DN khai thác than
tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào quản trị doanh nghiệp, thực hiện tiết kiệm
chi phí, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả; quan tâm chăm lo, đảm
bảo việc làm và thu nhập cho người lao động. Trong năm 2021, các DN khai thác than
dự kiến sẽ tiến hành liên thông các mỏ lộ thiên, hầm lị để mở rộng khơng gian và tiết
giảm chi phí quản lý, sản xuất (do điều kiện khai thác mỏ ngày càng khó khăn); Phát
triển các mỏ than đảm bảo sản lượng cao, tác động ít nhất tới mơi trường xung quanh.
Đổi mới hồn thiện cơng tác quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị chi

phí SXKD nói riêng nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh thực hiện mục
tiêu chiến lược của DN là yêu cầu cấp thiết có ý nghĩa quản trị. Đặc biệt đối với
KTQT chi phí SXKD, một cơng cụ quản lý quan trọng và hữu hiệu. Qua khảo sát
thực tế tại các DN khai thác than thuộc TKV cho thấy cơng tác kế tốn tại các DN
khai thác than chỉ chú trọng vào cơng tác kế tốn tài chính, các nội dung kế tốn quản
trị chi phí SXKD trong các DN khai thác than còn một số hạn chế như nhận diện và
phân loại chi phí SXKD phục vụ cho cho quá trình ra quyết định điều hành sản xuất
kinh doanh của DN (định phí, biến phí, chi phí trong định mức, chi phí ngồi định
mức, …) cịn hạn chế. DN chưa nhận diện rõ chi phí mơi trường; Việc thu thập, xử lý
và cung cấp thông tin thực hiện cịn chưa đầy đủ; Phân tích thơng tin chi phí SXKD
phục vụ u cầu quản trị cịn sơ sài, chưa đi sâu phân tích các yếu tố tác động đến việc
áp dụng KTQT chi phí SXKD, … Trong mơi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt,
KTQT chi phí SXKD ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thông tin
cho các nhà quản trị ra các quyết định hiệu quả, tăng cưởng nâng cao vị thế cạnh
tranh của các DN khai thác than. Do vậy, việc nghiên cứu KTQT chi phí SXKD để đưa
ra các giải pháp phù hợp giúp cho KTQT chi phí SXKD trong các DN khai thác than
được hoàn thiện trở thành yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn đề tài luận án tiến sĩ
“Kế tốn quản trị chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác
than thuộc Tập đồn cơng nghiệp than - khống sản Việt Nam”.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu và xác lập vấn đề nghiên cứu
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Kế tốn chi phí sản xuất kinh doanh nói chung, kế tốn quản trị chi phí
SXKD trong các doanh nghiệp nói riêng là vấn đề luôn được các nhà nghiên cứu,
các nhà quản lý quan tâm. Trong những năm qua đã có nhiều cơng trình khoa học
như đề tài


3


nghiên cứu khoa học, các luận án tiến sĩ nghiên cứu được cơng bố, mỗi cơng trình
có cách tiếp cận khác nhau, sử dụng phương pháp nghiên cứu khác nhau và có phạm
vi, đối tượng nghiên cứu khác nhau, như:
2.1.1 Các nghiên cứu về nội dung kế toán quản trị chi phí SXKD trong các DN
Nghiên cứu nội dung KTQT chi phí SXKD có nhiều cơng trình được thực
hiện theo các hướng tiếp cận khác nhau, điển hình:
+ Tiếp cận KTQT chi phí SXKD là hệ thống thơng tin chi phí phục vụ u
cầu quản trị
KTQT nói chung và KTQT chi phí SXKD nói riêng đã từng bước khẳng định
tầm quan trọng trong việc thu thập, xử lý, cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu của
các nhà quản trị. Có nhiều tác giả tiếp cận KTQT chi phí SXKD theo hướng nghiên
cứu này như Topor Ioan Dan (2013), Nguyễn Thị Bình (2018), Nguyễn Thị Thái An
(2018), Lã Thị Thu (2021), …
Xuất phát từ quan điểm nhu cầu thông tin chi phí của nhà quản trị trong lĩnh vực
sản xuất rượu vang, tác giả Topor Ioan Dan (2013) trong nghiên cứu “New dimensions
of cost type information for decision making in the wine industry” sử dụng phương
pháp phân tích và tổng hợp thơng tin, phương pháp quy nạp, phân tích so sánh,
nghiên cứu điển hình, … để nghiên cứu và phân tích vai trị của thơng tin chi phí
trong q trình ra quyết định. Đồng thời, tác giả đã nhấn mạnh việc xử lý thơng tin
chi phí SXKD thơng qua việc áp dụng một số phương pháp KTQT chi phí hiện đại
để đáp ứng nhu cầu thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản trị.
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Bình (2018), KTQT chi phí SXKD
là kênh thơng tin quan trọng, cung cấp thơng tin tồn diện về chi phí SXKD giúp
nhà quản trị xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát, đánh giá hoạt động và
đưa ra các quyết định tối ưu. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
để nghiên cứu thực trạng KTQT chi phí SXKD tại các doanh nghiệp kinh doanh
dược phẩm Thanh Hóa, từ đó đề xuất các giải pháp hồn thiện KTQT chi phí SXKD
đáp ứng u cầu quản trị doanh nghiệp trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện, cung
cấp thông tin thực hiện và kiểm tra, kiểm sốt chi phí SXKD. Tuy nhiên tác giả chưa
đưa ra giải pháp giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá hiệu quả tình hình thực

hiện chi phí SXKD theo từng trung tâm trách nhiệm chi phí SXKD.
Theo Nguyễn Thị Thái An (2018), tiếp cận kế toán quản trị chi phí SXKD
theo hướng thu nhận, xử lý, cung cấp và phân tích các thơng tin chi phí SKKD về
q khứ và tương lai. Theo tác giả, để đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp trong
việc kiểm soát chi phí SXKD, doanh nghiệp thơng qua chứng từ, tài khoản, sổ sách
để tiến hành thu nhận và xử lý thông tin thực hiện chi phí SXKD, sử dụng hệ thống
báo cáo KTQT


4

chi phí SXKD để cung cấp thơng tin cho nhà quản trị và tiến hành phân tích thơng
tin thực hiện chi phí từ đó đánh giá hiệu quả quả hoạt động cũng như là ra các quyết
định kinh doanh phù hợp. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như
phương pháp khảo sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát, phương
pháp thống kê mô tả, … để hệ thống hóa lý luận cũng như đánh giá thực trạng
KTQT chi phí xây lắp cầu đường tại các Tổng cơng ty xây dựng cơng trình giao
thơng thuộc Bộ Giao thông vận tải. Luận án đã chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế
trong việc thu nhận, xử lý, cung cấp và phân tích thơng tin thực hiện chi phí SXKD
của các tổng cơng ty xây dựng cơng trình giao thơng, đồng thời đề xuất các giải
pháp hồn thiện nội dung này. Đồng quan điểm trên, tác giả Phạm Quang Thịnh
(2018) cho rằng KTQT chi phí SXKD phát triển dựa trên nhu cầu thông tin của nhà
quản trị trong doanh nghiệp, thơng tin KTQT chi phí SXKD thu thập, xử lý và cung
cấp thông tin quá khứ, hiện tại và tương lai nhằm mục tiêu giúp nhà quản trị lập kế
hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện cũng như kiểm sốt chi phí để đề ra được các quyết
định đúng đắn. Luận án đã sử dụng phương pháp khảo sát, tổng hợp kết quả khảo sát
để phân tích thực trạng KTQT chi phí tại các cơng ty sản xuất xi măng trên địa bàn
tỉnh Hải Dương trên các nội dung thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin chi phí. Từ
đó, đề xuất các giải pháp hồn thiện KTQT chi phí phù hợp với từng đặc thù của
doanh nghiệp. Luận án chỉ nghiên cứu các công ty sản xuất xi măng trên địa bàn

tỉnh Hải Dương, do đó, mẫu nghiên cứu cịn hẹp. Ngồi ra, nội dung phân tích thơng
tin chi phí sản xuất, chi phí ngồi sản xuất cũng như chi phí mơi trường chưa được
luận án đề cập đến.
Đào Thúy Hằng (2020) cho rằng KTQT chi phí là một phần của KTQT nhằm
cung cấp thông tin quá khứ và thơng tin tương lai về chi phí và giá thành thong qua
các brng dự toán trên cơ sở các định mức chi phí nhằm kiểm sốt tình hình chi phí
và giá thành thực tế giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn cho kế hoạch
sản xuất của kỳ kế tiếp, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thông tin phục
vụ cho hoạt động xây dựng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Tác giả
đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để nghiên cứu, đánh giá thực trạng kế
tốn quản trị chi phí tại các cơng ty xây dựng cơng trình thủy lợi ở Việt Nam theo
các nội dung: Nhận diện và phân loại chi phí; Xây đựng định mức và lập dự tốn chi
phí; Tập hợp, tính tốn phân bổ chi phí cho các đối tượng tính giá; tổ chức thực hiện
kiểm sốt chi phí; …. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí
và giá thành tại các cơng ty xây dựng cơng trình thủy lợi ở Việt Nam. Tuy nhiên,
giải pháp tác giả đưa ra chưa giải quyết tốt vấn đề kiểm sốt chi phí, bên cạnh đó,
tác giả chưa nhận điện chi phí mơi trường đối với ngành xây dựng (việc xây dựng sẽ
phát sinh nhiều chất thải ra môi trường như đất đá thải, bụi, …).


5

Lã Thị Thu (2021) đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng để nghiên cứu thực trạng KTQT chi phí SXKD tại các doanh nghiệp
sản xuất thuộc lá thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam dưới góc độ thực hiện chức
năng thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp, trình bày và báo cáo về các thơng tin tài
chính, thơng tin phi tài chính, thơng tin có tính q khứ và tương lai cho nhà quản
trị nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản trị ra quyết định. Theo tác giả, khi
thu thập thơng tin chi phí, KTQT chi phí SXKD cần quan tâm đến nguồn thông tin
thu thập, phương pháp thu thập, hệ thống hóa thơng tin chi phí cũng như phương

pháp xác định chi phí.
Theo tác giả Lê Văn Tân (2021) để phục vụ nhu cầu cung cấp thông tin đáp
ứng nhu cầu của nhà quản trị DNSX, nội dung KTQT chi phí được thực hiện theo
q trình ghi nhận, xử lý và cung cấp thơng tin chi phí. Tác giả sử dụng phương
pháp thu thập dữ liệu, xử lý và tổng hợp dữ liệu thông qua phiếu khảo sát để nghiên
cứu thực trạng KTQT chi phí tại các DN chế biến gỗ khu vực Nam Trung Bộ. Từ đó
tác giả để xuất các giải giải hoàn thiện KTQT chi phí tại các DN chế biến gỗ như
hồn thiện phân loại chi phí, xây dựng định mức và lập dự tốn chi phí, xác định chi
phí cho các đối tượng chịu phí, phân tích thơng tin chi phí để kiểm sốt chi phí và
phân tích thơng tin chi phí để ra quyết định. Tuy nhiên, để cung cấp thông tin thực
hiện chi phí thơng qua các hệ thống báo cáo KTQT chi phí thì chưa được tác giả đề
cập đến.
+ Tiếp cận KTQT chi phí SXKD theo chu trình kế toán
Theo Lê Thị Minh Huệ (2016), xuất phát từ nhu cầu thơng tin KTQT chi phí
SXKD, tác giả tiếp cận nội dung KTQT chi phí SXKD theo chu trình kế tốn. Theo
đó, nội dung nhận diện chi phí SXKD sẽ là tiền đề cho việc thực hiện các nội dung
xây dựng định mức và lập dự tốn chi phí, phân bổ chi phí và xác định chi phí, phân
tích chi phí phục vụ cho quản trị doanh nghiệp và nội dung báo cáo KTQT chi phí
SXKD sẽ là kết quả cuối cùng của quy trình thực hiện KTQT chi phí SXKD. Tác
giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phương pháp thu thập dữ
liệu sơ cấp, thứ cấp, phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu tình hình thực
tiễn, phương pháp phỏng vấn, … để nghiên cứu thực trạng, đánh giá những mặt đã
đạt được và những tồn tại về KTQT chi phí SXKD tại các doanh nghiệp mía đường
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, từ đó đưa ra các giải pháp hồn thiện KTQT chi phí
SXKD. Ngoài các thành tựu mà tác giả đã đạt được khi nghiên cứu thì cịn tác giả
cịn chưa đề cập đến phần nhận diện chi phí mơi trường ở chu trình đầu tiên cũng
như là báo cáo chi phí mơi trường trong khâu cuối cùng, giải pháp mà tác giả đưa ra
chưa đi sâu phân tích thơng tin chi phí để kiểm sốt chi phí mà chỉ mang tính chất
hồn thiện thêm cơng tác phân tích để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của các
nhà quản trị.



6

Hồng Thu Hiền (2016), “Kế tốn quản trị chi phí trong các doanh nghiệp
chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam”, tác giả vận dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng phương pháp điều
tra, hệ thống hóa, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, diễn giải để nghiên cứu
thực trạng KTQT chi phí trong các doanh nghiệp chuyên kinh doanh số Việt Nam
theo các nội dung phân loại chi phí, nhận diện trung tâm chi phí và xác định đối
tượng chịu phí, hệ thống định mức và dự tốn chi phí, phương pháp xác định chi phí
và phân tích chi phí để kiểm sốt chi phí và ra quyết định kinh doanh. Trên cơ sở
đó, tác giả đề xuất các giải pháp hồn thiện KTQT chi phí tại các DN chuyên kinh
doanh nội dung số để phục vụ cho việc cung cấp thơng tin của KTQT chi phí giúp
nhà quản trị kiểm sốt chi phí tốt hơn. Tuy nhiên, nhóm giải pháp tác giả đưa ra,
chưa đề cập đến nội dung báo cáo KTQT chi phí SXKD giúp cung cấp thơng tin chi
phí SXKD cho các nhà quản trị.
Tơ Minh Thu (2019) “Hồn thiện kế tốn quản trị chi phí trong các doanh
nghiệp sản xuất giấy Việt Nam”. Luận án sử dụng phương pháp tra cứu tài liệu để
nghiên cứu lý luận cơ bản về KTQT chi phí theo hướng tiếp cận quy trình kế tốn
bao gồm nhận diện chi phí, xây dựng định mức và lập dự tốn chi phí; Phương pháp
xác định chi phí; Phân tích chi phí và Báo cáo kế tốn quản trị chi phí. Tác giả tiến
hành khảo sát thực địa, phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra nhằm đánh giá thực
trạng KTQT chi phí trong các DN sản xuất giấy ở Việt Nam đồng thời đề xuất các
giải pháp hoàn thiện. Tác giả đề xuất hướng hoàn thiện phương pháp xác định
CPSX theo hai nhóm: Nhóm DNSX giấy có quy mơ cơng suất vừa và lớn; Nhóm
DNSX giấy có quy mơ công suất nhỏ. Tuy nhiên các giải pháp của tác giả chỉ nêu ra
quá trình vận dụng các phương pháp theo các nhóm cụ thể mang tính chất liệt kê mà
chưa nêu rõ nên áp dụng phương pháp nào mang lại kết quả tối ưu nhất cho đặc thù
doanh nghiệp mà tác giá nghiên cứu. Tác giả để xuất các giải pháp để hồn thiện

phân tích chi phí, tuy nhiên tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu hoàn thiện việc
phân tích chi phí ngun vật liệu trực tiếp, cịn các chi phí khác như chi phí nhân
cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung và nhóm chi phí ngồi sản xuất thì chưa được
nêu cụ thể, đặc biệt là chi phí mơi trường. Bên cạnh đó, tác giả cũng chưa đề cập
đến các loại báo cáo quản trị của các bộ phận khác cũng rất cần thiết đối với các
doanh nghiệp như báo cáo theo dõi chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN, chi phí
mơi trường.
+ Tiếp cận KTQT chi phí SXKD gắn với chức năng quản trị doanh nghiệp
Với quan điểm KTQT chi phí cung cấp thơng tin chi phí cho các nhà quản trị
thực hiện các chức năng quản trị và ra quyết định. Tác giả Vũ Thị Kim Anh (2012) đã
sử dụng phương pháp khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia làm căn cứ để nghiên cứu,
đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí SXKD trong DN vận tải trên cơ sở thực
hiện các chức năng


7

của KTQT chi phí như xây dựng hệ thống các chỉ tiêu quản trị chi phí vận tải, xác
định các trung tâm trách nhiệm, phân loại chi phí vận tải đường sắt, lập dự tốn chi
phí vận tải đường sắt, xác định chi phí và giá thành dịch vụ vận tải đường sắt, phân
tích chi phí vận tải đường sắt, hệ thống báo cáo kế tốn quản trị chi phí, đánh giá hiệu
quả kiểm sốt chi phí vận tải. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu phân tích các thơng tin
phục vụ cho quá trình ra quyết định: chấp nhận hay từ chối đơn hàng vận tải; tự thực
hiện hợp đồng hay thuê ngoài thực hiện. Trong nội dung về hệ thống báo cáo kế tốn
quản trị chi phí trong các doanh nghiệp vận tải, tác giả mới so sánh giữa chi phí thực
tế và chi phí dự tốn để xác định chênh lệch mà chưa phân tích nhân tố nào (nhân tố
lượng, nhân tố giá, nhân tố mức tiêu hao) tác động làm phát sinh chênh lệch và
nguyên nhân dẫn đến chênh lệch chi phí cũng như các báo cáo cung cấp thơng tin
thích hợp. Điều này làm hạn chế q trình cung cấp thơng tin giúp cho nhà quản lý
thực hiện các chức năng kiểm tra đánh giá và ra quyết định. Bên cạnh đó, tác giả

Nguyễn Phương Ngọc (2016) tiếp cận nội dung KTQT chi phí theo chức năng quản
trị DN bao gồm: Xác định các trung tâm trách nhiệm chi phí; Phân loại chi phí; Hệ
thống định mức và lập dự tốn chi phí; Xác định chi phí cho đối tượng chịu chi phí;
Phân tích và cung câp thơng tin chi phí cho quản trị DN. Trong đó, tác giả coi các
trung tâm trách nhiệm chi phí là đối tượng quản trị chi phí cho rằng việc phân tích
thơng tin chi phí thể hiện qua hai nội dung: (1) Đánh giá hiệu quả hoạt động của các
trung tâm trách nhiệm chi phí và (2) Phân tích thơng tin chi phí cho việc ra quyết định
tương lai. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến nội dung thu thập và xử lý thơng tin
thực hiện chi phí mà chỉ đề cập đến nội dung lập báo cáo KTQT chi phí SXKD để
cung cấp thơng tin chi phí và phân tích thơng tin chi phí.
Tác giả Nguyễn La Soa (2016) tiếp cận nội dung KTQT chi phí theo chức
năng của nhà quản trị bao gồm các nội dung: Nhận diện chi phí; KTQT chi phí phục
vụ chức năng lập kế hoạch; KTQT chi phí phục vụ chức năng tổ chức thực hiện;
KTQT chi phí phục vụ chức năng kiểm sốt; KTQT chi phí phục vụ chức năng ra
quyết định. Luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để hệ thống hóa các
vấn đề lý luận về KTQT chi phí, sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát trực tiếp tại
doanh nghiệp nhằm đánh giá thực trạng KTQT chi phí tại Tổng cơng ty xây dựng
cơng trình giao thơng 8. Luận án đã phân tích u cầu, phương hướng hồn thiện
KTQT chi phí tại Tổng cơng ty xây dựng cơng trình giao thơng 8, đề xuất các giải
pháp hồn thiện KTQT chi phí với chức năng quản trị DN. Tuy nhiên, nội dung
cung cấp thông tin thực hiện chi phí thơng qua hệ thống báo cáo KTQT chi phí thì
chưa được luận án đề cập chi tiết cả về lý luận và thực tiễn.
Tác giả Đặng Nguyên Mạnh (2019) cho rằng nhu cầu thông tin của nhà quản
trị rất đa dạng, được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, KTQT chi phí với vai trị
là một


8

công cụ quan trọng trong hoạt động quản trị, cung cấp thông tin giúp các nhà quản

trị thực hiện được các chức năng quản trị DN bao gồm chức năng lập kế hoạch, chức
năng tổ chức thực hiện, chức năng kiểm sốt và đánh giá, ứng dụng thơng tin KTQT
chi phí với việc ra quyết định. Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn, phương pháp
bảng hỏi phục vụ cho việc đánh giá thực trạng KTQT chi phí với chức năng quản trị
và các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng KTQT chi phí. Từ đó, tác giả đề xuất các
giải pháp hồn thiện KTQT chi phí với chức năng quản trị doanh nghiệp tại các
DNSX gốm sứ xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình bao gồm các giải pháp về nhận
diện, phân loại chi phí, các giải pháp hồn thiện KTQT chi phí với chức năng lập kế
hoạch, chức năng tổ chức thực hiện, chức năng kiểm soát. Bên cạnh đó, luận án cịn
một số hạn chế như mẫu nghiên cứu hẹp, một số giải pháp mang tính giả định, việc
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng KTQT chi phí chỉ dừng lại ở kết quả
thống kê mô tả.
2.1.2 Các nghiên cứu về các phương pháp KTQT chi phí SXKD
Trong nhiều năm qua, nghiên cứu về các phương pháp KTQT chi phí SXKD
được nhiều nhà khoa học quan tâm và mỗi tác giả nghiên cứu sử dụng các phương
pháp theo các hướng khác nhau phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.
Trong nghiên cứu “Management Accounting feed forward and Asian
perspectives”, tác giả Akira Nishimura (2003) đã đề cập đến sự phát triển của kế
toán quản trị ở châu Á mà điển hình là Nhật. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra lý do của sự
phát triển trên chịu sự ảnh hưởng của truyền thống văn hóa, đặc tính, quan điểm,
phương thức quản lý khác nhau đã hình thành phương pháp xác định chi phí mục
tiêu (Target costing). Tác giả đã chứng minh sự thành công trong việc áp dụng
phương pháp chi phí mục tiêu của các công ty lớn ở Nhật khi tham gia vào thị
trường quốc tế. Đồng thời tác giả nêu sự ảnh hưởng của Target costing đối với các
công ty lớn của các nước châu Á khác. Thông qua nghiên cứu, Akira Nishimura
cũng đã đề cập đến xu hướng phát triển kế toán quản trị đó là kế tốn quản trị gắn
liền với quản trị doanh nghiệp đặc biệt là quản trị chiến lược. Tuy nhiên nghiên cứu
đề cập sâu vào sự áp dụng của Target costing để kiểm sốt chi phí mà chưa nghiên
cứu đến các khía cạnh khác của kế tốn quản trị.
Tác giả Moll, Sarah Elizabeth (2005) đã trình bày phương pháp xác định chi

phí dựa trên hoạt động (ABC) trong môi trường doanh nghiệp New Zealand. Tác giá
đã phát bảng hỏi cho những người sử dụng và không sử dụng phương pháp ABC
nhằm xác định sự khác biệt giưa hai nhóm này liên quan đến việc nhận thức ưu
điểm của ABC, sự phức tạp của tổ chức, sự hài lịng với chi phí và hiệu quả hoạt
động. Tác giả đã phân tích và chỉ ra sự khác biệt đáng kể về mức độ hài lịng về
thơng tin chi phí của những DN áp dụng phương pháp ABC và những DN, từ đó
đánh giá được


9

tính ưu việt cũng như lợi ích của việc áp dụng phương pháp ABC. Tác giả Abdel –
Kader và Luther (2006) điều tra việc sử dụng phương pháp KTQT trong lĩnh vực
công nghiệp thực phẩm và đồ uống ở Anh. Tác giả sử dụng 38 phương pháp chia
thành 5 nhóm bao gồm: Hệ thống chi phí; Dự tốn; Đánh giá hiệu quả; Thơng tin
cho q trình ra quyết định và phân tích chiến lược. Tác giả sử dụng bảng hỏi điều
tra 650 doanh nghiệp, kết quả thu được là các phương pháp ABC, chu kỳ sống của
sản phẩm, đo lường hiệu quả phi tài chính ít được sử dụng trong các doanh nghiệp,
cịn các phương pháp chi phí – khối lượng – lợi nhuận, chi phí trực tiếp, dự tốn
thơng thường, phân tích chất lượng theo sản phẩm thì được áp dụng rộng rãi trong
các doanh nghiệp.
Naughton – Travers, Joseph P. (2009) đã đề cập đến phương pháp KTQT chi
phí theo hoạt động (Phương pháp ABC). Theo tác giả, áp dụng phương pháp ABC
vào việc xác định giá thành sản phẩm bao gồm tồn bộ các chi phí phát sinh trong
kỳ kể cả các chi phí gián tiếp (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp), các
chi phí này được phân bổ vào giá thành mỗi sản phẩm dựa trên mức độ hoạt động
và mức độ đóng góp của mỗi hoạt động trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm. Tác giả Khataie, Amir H. (2011) đã đưa ra mơ hình mục tiêu lợi nhuận và dự
kiến khả năng sinh lời trong việc quản lý hiệu quả các quyết định chấp nhận đơn đặt
hàng trong chuỗi cung ứng, chịu tác động khi sử dụng phương pháp xác định chi phí

dựa trên hoạt động (ABC). Tác giả cũng đánh giá những ưu điểm và nhược điểm
khi áp dụng phương pháp xác định chi phí theo mức độ hoạt động trong việc hỗ trợ
ban giám đốc kiểm soát chi phí, đồng thời phân tích và đánh giá kết quả từng đơn
hàng. Đồng quan điểm với tác giả Abdel Kader and Luther chia các phương pháp ra
thành 5 nhóm như trên, tác giả Ahmad (2012) cũng tiến hành nghiên cứu việc áp
dụng các phương pháp KTQT chi phí SXKD tại các DN sản xuất vừa và nhỏ tại
Malaysia. Trong đó, tác giả đề xuất nghiên cứu 46 phương pháp tại 1000DN, kết
quả cho thấy phương pháp KTQT truyền thống theo định hướng tài chính được sử
dụng cao.
Tác giả Sorinel Capusneanu – Artifex University, Bucuresti, Rumania
(2012), “Implementation Opportinities of Green Accounting for Activity - based
Costing in Romania” đã đề cập đến cơ hội triển khai phương pháp xác định chi phí
dựa trên hoạt động của kế toán xanh. Kế toán xanh tuân thủ các nguyên tắc của
phương pháp ABC, nêu lên những ưu điểm và hạn chế của việc thực hiện xác định
chi phí dựa trên hoạt động trong một doanh nghiệp. Tác giả cũng nêu lên sự khác
biệt giữa phương pháp xác định chi phí theo hoạt động và phương pháp truyền
thống. Phương pháp ABC bao gồm toàn bộ chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, sau
đó phân bổ chi phí gián tiếp



×