Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tiểu luận Thương mại Quốc tế Lập luận phản đối việc WTO tiếp tục tồn tại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.7 KB, 5 trang )

Môn học: Thương mại Quốc tế

Đề bài: Viết bài tiểu luận ngắn trình bày những lập luận PHẢN ĐỐI việc WTO TIẾP TỤC
TỒN TẠI ngày nay, khi mà số lượng và quy mơ các cuộc biểu tình chống lại sự tồn tại của tổ
chức này ngày càng gia tăng?

BÀI LÀM

·

Cơ chế của WTO chưa đủ mạnh để giải quyết tranh chấp.

Khi biện pháp của một nước bị đánh giá là trái với luật lệ của WTO, nước này sẽ phải chấm dứt
biện pháp này trong một thời hạn hợp lý, nếu không, hai phương án sẽ được lựa chọn áp dụng:
thoả thuận bù đắp thiệt hại (nước thua kiện sẽ bù đắp bằng tiền hoặc cam kết nới lỏng thương
mại trong một số lĩnh vực kinh tế cho nước thắng kiện) hoặc nước thắng kiện sẽ có quyền áp
dụng các biện pháp trả đũa. Tuy vậy, vấn đề là WTO lại không đưa ra bất cứ một tiêu chí hoặc
chỉ dẫn rõ ràng nào về cách thức xác định mức độ bù đắp. Sự thiếu rõ ràng này chính là một
trong những nguyên nhân khiến cho các cuộc thương lượng về mức độ đền bù thường không đi
đến kết quả, và dẫn tới các biện pháp trả đũa. Như vậy, trên sân chơi này, nếu các quốc gia thành
viên không tuân thủ nguyên tắc hoặc vi phạm quy định, WTO cho phép các nước cịn lại có thể
trả đũa thơng qua các biện pháp phòng vệ thương mại.
Tuy nhiên, biện pháp trả đũa không phải là một biện pháp tối ưu bởi chúng làm cho thương mại
bị hạn chế hơn trong khi mục tiêu của việc giải quyết tranh chấp lại là ngăn cản những biện pháp
gây cản trở cho thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, biện pháp trả đũa có thể khơng có ý nghĩa
hoặc ít có hiệu quả nếu nước trả đũa là nước đang phát triển, bởi khả năng trả đũa của các nước
này bị hạn chế do thực lực kinh tế yếu kém và tỷ trọng trong thương mại quốc tế chỉ chiếm phần
nhỏ. Do đó, việc trả đũa cũng khơng có tác dụng bù đắp được thiệt hại, ít có khả năng đem lại
một ảnh hưởng tích cực đến cách cư xử của các nước phát triển và tạo một tác động thật sự buộc
nước thua kiện phải chấm dứt biện pháp sai trái của mình. Khơng dừng lại ở đó, với cơ chế này,
các quốc gia vi phạm và bị áp dụng các biện pháp trả đũa có khả năng sẽ tiếp tục trả đũa lại khi


bị đối xử không công bằng. Và cứ thế, mâu thuẫn sẽ ngày càng leo thang nếu không đạt được
đồng thuận giữa hai bên. Câu chuyện chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện nay đang là một ví
dụ điển hình về cuộc leo thang về áp thuế và trả đũa lẫn nhau chưa đến hồi kết thúc. Có thể thấy
cơ chế hiện nay của WTO còn thiếu những biện pháp mạnh hơn về phạt vi phạm và tính cưỡng
chế đối với bên bị tuyên bố thua cuộc trong các vụ kiện ở WTO. Nếu trong tương lai còn xảy ra
nhiều cuộc chiến tranh thương mại và thậm chí trong các lĩnh vực khác dẫn đến các nước có thể
hạn chế toàn toàn hoạt động đầu tư - thương mại lẫn nhau thì ý nghĩa của WTO như ban đầu rất
khó có thể giữ vững được.
·

Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO thiếu sự minh bạch.


Cho đến nay, tất cả các cuộc thảo luận và phiên làm việc của các Ban hội thẩm và cơ quan phúc
thẩm đều không công khai, người dân không được quyền theo dõi tiến trình giải quyết tranh chấp
cũng như lắng nghe lập luận của các bên và được tiếp cận với các báo cáo của Ban hội thẩm và
Cơ quan phúc thẩm. Trong khi đó, quyết định của Cơ quan giải quyết tranh chấp có tác động trực
tiếp tới nhiều lĩnh vực kinh tế của các nước và do vậy tác động trực tiếp đến lợi ích của người
dân. Không chỉ vậy, thực tiễn đang cho thấy một xu hướng phát triển rất đáng ngại: các Ban hội
thẩm và Cơ quan phúc thẩm đang dần trở thành “những người làm ra luật lệ của WTO”. Cho đến
nay, cơ quan giải quyết tranh chấp và Đại hội đồng trên thực tế là một cơ quan, với cùng một
thành phần. Như vậy, trên thực tế, Đại hội đồng “vừa là người đá bóng, vừa là người thổi cịi”.
Nhiều quốc gia và tổ chức phi chính phủ cũng đã đề nghị tách chức năng xét xử khỏi chức năng
điều hành của WTO để đảm bảo tính cơng minh và chun nghiệp của cơ quan giải quyết tranh
chấp.

·

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO bất lợi đối với các nước đang phát triển.


Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO có xu hướng thiên về các yếu tố kỹ thuật, pháp lý, địi
hỏi các bên tham gia phải có một đội ngũ chuyên giàu kinh nghiệm. Khi xảy ra tranh chấp với
các nước thành viên của WTO, nhìn chung các nước đang phát triển sẽ ở vị trí yếu thế hơn, và
đây thực sự là một thách thức đối với những nước này. Các nước đang phát triển khi tham gia tố
tụng giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO đều phải thuê các luật sư, chuyên
gia tư vấn pháp lý và chun mơn của nước ngồi với mức chi phí đắt đỏ bởi những nước này
chưa có đủ đội ngũ chun gia pháp lý có chun mơn và kinh nghiệm để xử lý các tranh chấp
thương mại quốc tế. Ví dụ trong vụ kiện cá tra, cá ba sa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ xảy ra vào
năm 2000, ngoài đội ngũ chuyên gia pháp lý của Việt Nam, chúng ta cịn phải mời thêm các
chun gia nước ngồi có kinh nghiệm để tham gia giải quyết vụ việc và phải chi trả một khoản
tiền không nhỏ cho các chuyên gia này.

·

Bất cập trong tiến trình gia nhập.

Là một tổ chức căn cứ trên những quy tắc chung nhưng WTO lại khơng có tiêu chuẩn khách
quan và thủ tục rõ ràng để kết nạp thành viên. Một quốc gia muốn trở thành thành viên của WTO
không chỉ phải tôn trọng và tuân thủ tất cả các luật lệ của WTO, mà từng quốc gia thành viên
trong tổ chức còn có thể địi hỏi nước xin gia nhập phải có thêm những nhượng bộ khác (trường
hợp này được gọi là “WTO-cộng”), để đổi lại việc sẽ được ủng hộ gia nhập vào tổ chức thương
mại. Khơng có sự ủng hộ của các thành viên WTO có vai trị then chốt, nước xin gia nhập sẽ gặp
khó khăn trong tiến trình gia nhập. Hậu quả là nước xin gia nhập bao giờ cũng ở vào một vị trí
bất lợi hơn trong q trình đàm phán. Ví dụ, khi gia nhập WTO, Việt Nam đã buộc phải cam kết
thêm nhiều điều khác: bãi bỏ ngay mọi trợ cấp trong xuất khẩu nông sản; từ bỏ quyền sử dụng
biện pháp tự vệ trong nông nghiệp. Vào WTO, Trung Quốc đã phải chấp nhận: giảm thuế quan


trên nông sản ở dưới mức mà các thành viên khác có cam kết; quyền của các nước khác áp dụng
biện pháp tự vệ đặc biệt đối với hàng mà Trung Quốc xuất khẩu. Thuộc nhóm các nước kém phát

triển nhất, Campuchia cũng phải chấp nhận: từ bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản, áp dụng hiệp định
về bảo hộ sở hữu trí tuệ TRIPs trong thời hạn ba năm,...

·

Chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng.

Mục tiêu ban đầu của việc thành lập WTO là tự do hóa thương mại, chống lại chủ nghĩa bảo hộ
và các hành vi thương mại khơng cơng bằng làm bóp méo hoạt động thương mại toàn cầu. Tuy
nhiên, kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ vào năm 2008-2009, kinh tế và hoạt
động thương mại toàn cầu đã rơi vào suy giảm và ảm đạm trong nhiều năm sau đó. Các quốc gia
đã bắt đầu quay lại với xu hướng bảo hộ bằng các biện pháp thuế quan và phi thuế ngày càng
tinh vi hơn nhằm bảo vệ cho ngành sản xuất nội địa.

Đặc biệt, tổng thống Donald Trump nắm chính quyền ở Mỹ vào năm 2016 với chủ trương “bảo
hộ sản xuất trong nước” và “mang việc làm về với nước Mỹ” đã phát động cuộc chiến tranh
thương mại với rất nhiều quốc gia (EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada, Mexico...) thông qua
các biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Cùng với việc tiến hành đàm phán lại NAFTA, ông
Trump làm dấy lên phong trào bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Trước làn
sóng chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, WTO với nguyên tắc và cơ chế hiện hành đã gần như tê liệt
không thể ngăn cản lại được xu hướng này. Như vậy, một số ý kiến cho rằng đã đến lúc WTO
cần phải thay đổi hoặc tan rã vì không thể đáp ứng trước điều kiện và bối cảnh mới của toàn cầu.

·

Sân chơi và các luật chơi của WTO thiếu công bằng

Không công bằng bắt đầu từ chỗ chọn sân chơi: quyết định sân chơi là các nước phát triển, do họ
làm chủ chương trình nghị sự các hội nghị. Do vậy, các cuộc đàm phán cho đến nay tập trung
vào những lĩnh vực mà các nước phát triển quan tâm thay vì những vấn đề trọng tâm của các

nước đang phát triển. Tất cả những gì có hiệu ứng tiêu cực trên các nước đang phát triển đều bị
loại ra khỏi chường trình nghị sự. Cụ thể, WTO bàn nhiều về lưu thơng vốn và có hiệp định
TRIMs bảo vệ đầu tư nước ngoài (lợi thế của các nước phát triển), mà hầu như khơng nói đến
lưu thơng lao động và khơng có hiệp định tương đương bảo về người lao động nhập cư (lợi thế
của nước đang phát triển). Và khi hiệp định GATS về thương mại hoá dịch vụ đề cập đến xuất
khẩu lao động, WTO chỉ quan tâm đến việc đi lại của người lao động chuyên môn cao (lợi thế
của các nước phát triển) và loại ra khỏi chương trình nghị sự vấn đề đi lại của người lao động
không chuyên môn (lợi thế của các nước đang phát triển). Như vậy, có thể nói rằng các hiệp định
TRIMs (đầu tư), TRIPs (sở hữu trí tuệ) và GATS (dịch vụ) của WTO đều có những thiệt thịi
nhất định cho các nước đang phát triển, nó loại bỏ những lĩnh vực khơng phải trọng tâm của các


nước này. Một thực trạng hiện nay là nhóm cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu
Âu (EU), Nhật Bản, Canada và Úc đang tận dụng các cuộc đàm phán của WTO nhằm phục vụ
những lợi ích cốt lõi riêng cho mình.

Bên cạnh đó, những nước hơ hào tự do trao đổi mạnh nhất cũng là những nước biết vận dụng chế
độ bảo hộ một cách hệ thống nhất, căn cứ vào quyền bảo vệ mậu dịch mà WTO cơng nhận,
chống lại cạnh tranh khơng chính đáng như: quyền tự vệ, quyền chống trợ cấp, quyền chống phá
giá. Suy cho cùng, các biện pháp nhằm bảo đảm mậu dịch công bằng này thường bị biến dạng để
phục vụ thương mại phi cơng bằng.

Ngồi ra, việc tham gia vào WTO tạo ra cơ hội mở rộng thị trường, kéo theo đó là các cuộc cạnh
tranh, chạy đua khơng cân sức giữa các nước giàu, các tập đoàn tư bản khổng lồ với các nước
kém phát triển hơn. Trong cuộc chạy đua đó, các nước đang và kém phát triển hơn sẽ bị thua
thiệt. Ví dụ, các quốc gia xuất khẩu và sản xuất lớn là những quốc gia hưởng lợi chính từ việc gia
nhập WTO, trong đó có những quốc gia như Hàn Quốc và Mexico sẽ tiếp tục hưởng lợi nhiều
hơn. Trong khi đó, các quốc gia châu Âu có lĩnh vực sản xuất yếu hơn nên khơng hưởng lợi
nhiều từ việc gia nhập WTO như những thành viên khác.


·
Vai trò và hoạt động của WTO đang bị lung lay trong bối cảnh chủ nghĩa tồn cầu hóa có
dấu hiệu thối trào và sự bất đồng lợi ích giữa các nước thành viên.

Cơ chế của WTO ngày càng thay đổi theo xu hướng dành nhiều đối xử ưu đãi dành cho các nước
đang và kém phát triển. Quay lại lịch sử phát triển, Mỹ là một quốc gia có vai trị chủ đạo trong
việc hình thành các tổ chức quốc tế và cơ chế đa phương với mục đích tạo ra luật chơi toàn cầu
và phục vụ cho lợi ích của Mỹ. Tuy nhiên, cho đến nay, Mỹ nhận thấy rằng khi tham gia vào một
số cơ chế đa phương, đặc biệt là trong khuôn khổ WTO, Mỹ đang phải chịu nhiều thiệt hại và bất
lợi, trong khi đó Trung Quốc lại được hưởng quá nhiều lợi ích và đối xử đặc biệt. Do đó, Mỹ
đang muốn thay đổi lại tồn bộ cơ chế đa phương và thậm chí là thiết lập lại cơ chế mới cho bố
cục của thế giới. Kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, Mỹ - quốc gia có ảnh
hưởng lớn trong WTO ngày càng ủng hộ chủ nghĩa đơn phương với trọng tâm là chính sách
“Nước Mỹ trước tiên”. Tổng thống Trump tỏ ra không tin tưởng các tổ chức đa phương nói
chung và WTO nói riêng, cho rằng các thỏa thuận trong khuôn khổ WTO khiến Mỹ phải chấp
nhận thương mại khơng cơng bằng với các đối tác chỉ vì vị thế là nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Do đó, ơng khơng ít lần bày tỏ sự thất vọng về WTO và đe dọa sẽ rút Mỹ khỏi tổ chức này.

Để gây sức ép đối với tổ chức thương mại đa phương này, Mỹ đã giới hạn các nguồn lực ngân
sách dùng để kéo dài nhiệm kỳ của các thẩm phán. Việc Mỹ ngăn chặn WTO bổ nhiệm thẩm
phán mới cho tịa phúc thẩm WTO đã làm vơ hiệu hóa khả năng phán quyết tranh chấp thương


mại quốc tế của WTO và chính thức châm ngịi cho cuộc khủng hoảng hiện tại của WTO. Thiếu
vắng cơ quan phúc thẩm để lắng nghe, giải quyết tranh chấp và ban hành các quy chế thưởng
phạt, có khả năng các bên tranh chấp sẽ đưa vấn đề của họ vào vòng “đối đầu” riêng và châm
ngòi cho các cuộc chiến thương mại. Điển hình, sự cạnh tranh gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc
trong thời gian qua đã khơi mào cho vịng xốy áp thuế - trả đũa và các biện pháp mang tính
trừng phạt lẫn nhau, đe dọa thương mại toàn cầu. Những điều này đặt WTO đứng trước nhiều
khó khăn và thách thức trong việc giữ vững vai trị để duy trì trật tự thương mại thế giới. Trung

Quốc đã ba lần khiếu nại Mỹ lên WTO về vấn đề thuế quan, song quá trình phân xử kéo dài đã
cho thấy sự bế tắc của tổ chức này trong việc giải quyết tranh chấp. Sau một thời gian dài căng
thẳng với hàng loạt biện pháp đáp trả bằng thuế quan khiến kinh tế thế giới chao đảo, xung đột
thương mại Mỹ - Trung đã có dấu hiệu lắng dịu với việc hai bên nhất trí ký kết thỏa thuận
thương mại giai đoạn 1. Tuy nhiên, kết quả tích cực này là đến từ các cuộc đàm phán thương mại
song phương chứ khơng phải nhờ vào vai trị phán quyết của WTO.

Trên thực tế, Mỹ không phải là quốc gia duy nhất phàn nàn về cơ chế của WTO. Nhiều quốc gia
khác cũng thất vọng khi WTO thất bại trong việc hiện đại hóa một thỏa thuận để giải quyết các
vấn đề như thương mại kỹ thuật số hay các khoản trợ cấp.



×