Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thươ (36)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.98 KB, 3 trang )

3
Kỳ. Các biện pháp có thể kể đến như: hỗ trợ từ các cơ quan chính phủ có liên quan; cơ
cấu quản trị ổn định; khả năng kinh doanh khác biệt dựa trên công nghệ thông tin &
truyền thông (CNTT-TT). Ngoài ra, cần hạn chế các quy định về sở hữu và vận hành
các dịch vụ ngân hàng điện tử để tạo điều kiện cho sự đổi mới. Các chính sách hỗ trợ
trong ngành ngân hàng nên được đưa ra vì đây là một phần quan trọng của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Cuối cùng, các ngân hàng nên cố gắng tạo sự khác biệt bằng
cách tận dụng các khả năng CNTT-TT của họ.
Anisa Abdikarim Ibrahim, Fathi Ahmed Sudi & Said Ali Warsame (2018),
Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề quản lý ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương
mại Mogadishu-Somalia. Nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn tổng quát về sự phát triển
của dịch vụ Internet banking và cách thức để ngân hàng quản lý dịch vụ hiệu quả.
Đặc biệt, đề tài đánh giá cao việc ngân hàng tập trung vào việc cải thiện các website
ngân hàng trực tuyến, giao diện người dùng thân thiện và hấp dẫn, dễ sử dụng. Chế
độ bảo mật và quyền riêng tư của ngân hàng trực tuyến là một trong những yếu tố
đóng vai trị quyết định việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Do đó, các ngân
hàng nên đảm bảo rằng bảo mật và quyền riêng tư của hệ thống ngân hàng điện tử
được phát triển đúng hướng, thông tin của khách hàng được bảo vệ.
Tewodros Mulisa (2018), Thách thức và triển vọng của dịch vụ ngân hàng
điện tử tại các ngân hàng thương mại ở Ethiopia. Đề tài đã chỉ rõ các động lực
chính thúc đẩy các ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng
là bởi sự cạnh tranh cao trong ngành ngân hàng, sự thay đổi nhanh chóng nhu cầu
và sở thích của khách hàng, mong muốn cải thiện hiệu suất của ngân hàng, mong
muốn cải thiện mối quan hệ với khách hàng, mong muốn giảm chi phí giao dịch,
mong muốn mở rộng mạng lưới, mong muốn xây dựng danh tiếng tổ chức, mong
muốn làm hài lòng khách hàng và giữ vững tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế. Tác giả
sử dụng phương pháp CFS và đưa ra kết quả rằng những nguy cơ rủi ro, thiếu nhân
viên được đào tạo và làm việc hiệu quả, thiếu khung pháp lý và quy định phù hợp,
thiếu mạng lưới tài chính liên kết các ngân hàng, mức độ thâm nhập internet thấp và
cơ sở hạ tầng viễn thơng kém phát triển, chi phí internet và bảo mật cao… là những
thách thức chính đối với việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng




4
thương mại ở Ethiopia.
➢ Tình hình nghiên cứu trong nước:
Tại Việt Nam có một số cơng trình nghiên cứu cũng có đề cập đến vấn đề liên
quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, cụ thể như sau:
Phạm Thu Hương (2012), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý
luận về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế; phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển các dịch vụ ngân
hàng điện tử và các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Thân Thị Xuân (2013), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội. Tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ
cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Bên cạnh đó, đề tài cịn phân
tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Chi nhánh Hà
Nội – Ngân hàng TMCP Sài Gịn và từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao chất
lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại chi nhánh này.
Cù Thị Hồng Quyên (2014), Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đề tài đã phân tích thực trạng, những
thành cơng, thuận lợi cũng như khó khăn trong q trình phát triển ngân hàng điện
tử tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hồn
thiện và phát triển ngân hàng điện tử tại BIDV trong giai đoạn 2015-2020.
Đặng Cơng Hồn (2015), Phát triển dịch vụ Thanh tốn khơng dùng tiền mặt
cho khu vực dân cư ở Việt Nam. Tác giả tập trung vào việc nghiên cứu về phát triển
dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt dành cho khu vực dân cư Việt Nam, trong
đó đặt trọng tâm vào nghiên cứu đánh giá sự phát triển, và lợi ích mà việc phát triển
dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt mang lại cho dân cư và nền kinh tế thị
trường. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra những đề xuất, định hướng, giải pháp cho việc

phát triển dịch vụ này một cách hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện thực tế Việt
Nam.
Cao Thị Thủy (2016), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng


5
TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long. Đề tài tập trung nghiên
cứu thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietinbank - Chi nhánh
Thăng Long, đánh giá được tình hình thực tế của dịch vụ ngân hàng điện tử tại chi
nhánh, những biện pháp mà ngân hàng này đang áp dụng để phát triển dịch vụ cũng
như những thành công, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của dịch vụ, để từ đó đề xuất
một số giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử cho
chi nhánh.
➢ Khoảng trống trong các nghiên cứu:
Cũng giống như một số đề tài đã nghiên cứu trước đây, tác giả cũng đi sâu
nghiên cứu các vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, thực trạng
phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại một ngân hàng và đưa ra giải pháp nhằm
phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng này. Tuy nhiên, các đề tài nghiên
cứu trước đây thường chỉ đề cập về một sản phẩm riêng lẻ của dịch vụ ngân hàng
điện tử nào đó ví dụ như Internet Banking hoặc các cơng trình khoa học nghiên cứu
về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử thường ở phạm vi rộng là toàn hệ thống
ngân hàng thương mại hoặc ở phạm vi hẹp hơn là cấp chi nhánh của một ngân hàng
thương mại. Có thể nói, các nghiên cứu về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử khá
nhiều nhưng chưa được xem xét tổng thể ở mức độ toàn hệ thống Vietcombank.
Bên cạnh đó, đối tượng nghiên cứu của các cơng trình khoa học trước đây là dịch vụ
ngân hàng điện tử nói chung, còn đề tài của tác giả tập trung vào dịch vụ ngân hàng
điện tử chỉ dành cho khách hàng cá nhân. Do vậy, luận văn có kế thừa một số vấn
đề thuộc lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá
nhân nhưng khơng trùng lặp với những đề tài, cơng trình, luận văn, luận án đã được
nghiên cứu trước đây.

3. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển của dịch vụ Ngân hàng
điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt
Nam trong giai đoạn 2015-2019, từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển hơn nữa
dịch vụ thông qua các nhiệm vụ cụ thể sau:
• Làm rõ cơ sở lý thuyết về dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá



×