Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp lào sang thị trường việt nam (7)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.22 KB, 3 trang )

46

một số tỉnh, có một số doanh nghiệp có thể thâm nhập và xuất khẩu sản phẩm trồng trọt
vào những thị trường khó tính, u cầu cao là EU, Mỹ như: doanh nghiệp trồng chuối
xuất khẩu ở Bô Li Khăm Xay. Mặc dù sản lượng xuất khẩu còn hạn chế, giá trị thu
được chưa cao, một số doanh nghiệp còn thua lỗ, khơng duy trì được mơ hình sản xuất
(như doanh nghiệp trồng cam, quýt xuất khẩu tại Bô Li Khăm Xay) nhưng đây là
những tín hiệu đáng mừng về việc phát triển xuất khẩu tại Lào.
2.1.4. Xuất khẩu bền vững và hiệu quả xuất khẩu hàng nông sản sang thị
trường Việt Nam
Thực trạng phát triển thị trường XK của các doanh nghiệp Lào thể hiện ở các
khía cạnh sau:
*Doanh thu và thị phần hàng nông sản XK của Lào tại Việt Nam
Các doanh nghiệp XK Lào qua việc nghiên cứu rõ thị trường NK hàng nông
sản Việt Nam đã nhận thức được Việt Nam là một thị trường tiềm năng về hàng nông
sản. Do vậy, phát triển các mặt hàng nông sản đa dạng, đáp ứng được nhu cầu thị
trường Việt Nam, làm gia tăng thị phần hàng nông sản của mình trên thị trường Việt
Nam là một trong các yếu tố tiên quyết đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Doanh thu của các sảm phẩm nông sản Lào xuất khẩu sang Việt Nam ngày
càng tăng.
Bảng 2.8: Tổng doanh thu hàng nông sản Lào XK sang thị trường Việt Nam giai
đoạn 2014-2019
(Đơn vị tính: USD)
Năm

Tổng doanh thu

2014

233.397.988


2015

368.012.186

2016

355.764.052

2017

534.439.535

2018

646.478.752

2019

725.674.237

( Nguồn: Tổng cục Hải Quan Lào, 2019)


47

Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng giá trị, doanh thu từ mặt hàng nông sản Lào
qua các năm đều tăng. Năm 2014 đạt 233.397.988 USD thì năm 2016 là
368.012.186USD, tăng 134.614.198USD. Năm 2017 tăng hơn 122.366.604USD so
với năm 2014. Năm 2018 tăng 413.080.764USD. Nhìn chung, giá trị hàng nơng sản
Lào tăng theo từng năm.


Các nước XK gỗ vào thị trường Việt Nam
năm 2019
10.50%

32.42%
57.08%

Lào
Cam pu chia
Các nước khác

Biểu đồ 2.4: Các nước XK gỗ vào thị trường Việt Nam năm 2019
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam, 2019)

- Gỗ và các sản phẩm từ gỗ chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 57,078% trong thị
phần gỗ nhập khẩu của Việt Nam ( Năm 2019, giá trị gỗ XK sang Việt Nam đạt 625
triệu USD, trong khi tổng giá trị nhập khẩu gỗ của Việt Nam năm 2019 là 1095 triệu
USD). Đây là mặt hàng có giá trị cao nhất, và phát triển mạnh nhất tại thị trường Việt
Nam của Lào.
- Trâu, bị, dê chiếm tỷ trọng ít trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam.
- Rau, quả, ngô, chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam.
*Quy mô, tốc độ tăng trưởng thị trường
Các doanh nghiệp Lào ngày càng mở rộng thị trường Việt Nam cả hai chiều


48

sâu, và chiều rộng. Các doanh nghiệp XK Lào mở rộng quy mô hàng XK với số lượng
hàng lớn, và các loại mặt hàng đa dạng hơn, để đáp ứng các khách hàng nhập khẩu cũ.

Đồng thời giới thiệu các mặt hàng mới như cao su, bông, để mở rộng thị trường, tiếp
cận các khách hàng mới.
Việc mở rộng thị trường theo cả hai chiều sẽ tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi
cho các doanh nghiệp để thúc đẩy XK hàng nơng sản có giá trị hơn nữa vào thị trường
Việt Nam.
*Sức hấp dẫn của thị trường
Năm 2009 là thời điểm Việt Nam thực hiện tự do hóa thương mại nội vùng
ASEAN và mở cửa thị trường bán lẻ trong nước theo lộ trình WTO. Thực tế, độ hội
nhập thương mại của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới rất cao, tỷ lệ kim
ngạch xuất nhập khẩu so với GDP trong những năm gần đây luôn vào khoảng trên
160%. Với việc bãi bỏ thuế nhập khẩu vào đầu năm 2009, hàng hóa từ các nước trong
khu vực ASEAN đang tràn vào Việt Nam.
Thị trường hàng nông sản Việt Nam luôn là một thị trườn trường tiềm năng với
các nước trong khu vực Asean.
Các doanh nghiệp Lào ngày càng gia tăng số lượng các doanh nghiệp XK
nông sản vào Việt Nam.
Tổng số doanh nghiệp đăng ký năm 2014 là 65.733 đơn vị, tổng số vốn đăng
ký là 33.208.071.569 USD. Khối doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngồi tăng lên
nhanh chóng. Đây là kết quả tốt trong chủ trương huy động vốn của tư nhân trong và
ngồi nước của chính phủ Lào.
Các doanh nghiệp xuất khẩu của Lào hiện chiếm khoảng 1,5% tổng số các đơn
vị kinh doanh đăng ký, bao gồm các hình thức: tư nhân, nhà nước, liên doanh…Các
doanh nghiệp xuất khẩu tại Lào rất ít doanh nghiệp lớn, phần lớn là doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản chiếm khoảng 3% tổng số các doanh
nghiệp xuất khẩu. Phần lớn các doanh nghiệp này chỉ thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu
khi có đơn hàng, khơng có thu mua, dự trữ hàng hóa nơng sản.




×