Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp lào sang thị trường việt nam (21)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.2 KB, 3 trang )

88

phép để phù hợp với định hướng giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, ngăn chặn cơ
chế xin cho, phát sinh tiêu cực; xem xét phân cấp cho địa phương trong vấn đề cấp
Giấy phép để thuận lợi cho doanh nghiệp. Về hạn ngạch xuất khẩu, cần quy định rõ
điều kiện, loại sản phẩm áp dụng để không làm cản trở sự tự do hóa thương mại theo
tín hiệu thị trường.
Pháp luật về thủ tục hải quan: hoàn hiện việc sửa đổi Luật Hải quan phù hợp
với yêu cầu HNQT sâu rộng, tạo hành lang pháp lý cho hiện đại hóa hoạt động hải
quan, áp dụng rộng rãi và phổ biến hải quan điện tử, đáp ứng yêu cầu của cải cách
hành chính, cải cách thủ tục hải quan nhằm mục đích cơng khai, minh bạch, hiệu quả.
Cụ thể, sửa đổi Điều 11 về nhiệm vụ của Hải quan: ngồi các nhiệm vụ kiểm tra, giám
sát hàng hóa xuất nhập khẩu, phịng chống bn lậu, cần bổ sung thêm một số nhiệm
vụ trong thực tế Hải quan đã thực hiện như phòng chống gian lận thương mại đối với
các hành vi khai tên hàng, mã số phân loại hàng hóa.
Pháp luật về đất đai: Tiếp tục có những giải pháp tổng thể cho chiến lược tích
tụ ruộng đất; Tổ chức, rà sốt, phân loại các khó khăn, bất cập để hoàn thành việc cấp
Giấy chứng nhận đối với đất nông nghiệp; giải quyết dứt điểm việc cấp Giấy chứng
nhận sau khi dồn điền, đổi thửa. Đồng thời, xây dựng hệ thống thông tin đất đai đầy
đủ, khoa học, công khai minh bạch và dễ tiếp cận cho các đối tượng có nhu cầu, thuận
lợi cho việc đăng ký thực hiện các giao dịch đất đai. Ban hành chiến lược khuyến
khích th quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện
những dự án sản xuất nơng nghiệp.
Ngồi ra, tiếp tục hồn thiện các pháp luật khác có liên quan như pháp luật về
khuyến khích thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là nơng nghiệp cơng nghệ cao.
3.2.2.2. Hồn thiện xây dựng và thực thi chiến lược, kế hoạch, chương trình xuất khẩu
nơng sản
Trong điều kiện thị trường quốc tế suy giảm và hàng rào phi thuế đang có xu
hướng tăng, địi hỏi phải có cách tiếp cận mới trong phát triển hoạt động thương mại
nông sản. Đã đến thời điểm sau một giai đoạn tăng trưởng xuất khẩu dựa vào chiều



89

rộng, dựa vào một vài ngành hàng chủ lực, cần phải thiết kế một chiến lược phát triển
XKNS bền vững dựa theo chiều sâu và kích thích những nhân tố mới đột phá. Cần
phải thay đổi tổng thể chiến lược XKNS theo hướng tăng giá trị XKNS bằng cách đổi
mới công nghệ, xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến, đảm bảo VSATTP và tăng chất
lượng sản phẩm. Chiến lược XKNS cần định hướng cho các doanh nghiệp chuyển từ
việc chạy theo số lượng với giá cả, chất lượng thấp sang chú trọng xây dựng thương
hiệu, nâng cao giá trị hàng NSXK. Từ đó, giúp nơng sản Lào có cơ hội thâm nhập vào
thị trường các nước phát triển.
Cần xây dựng chiến lược xuất khẩu cho một số ngành hàng nông sản chủ lực
và một số ngành hàng tiềm năng. Trong thời gian tới, các mặt hàng gạo, cà phê, cao
su, hạt tiêu, hạt điều là những mặt hàng nông sản có KNXK cao, ảnh hưởng lớn tới
sản xuất nơng nghiệp, có tiềm năng cần phải xây dựng chiến lược phát triển. Ngành
gạo chiếm đến hơn 60% GTGT của ngành trồng trọt nhưng chưa có chiến lược phát
triển. Cần phải xây dựng chiến lược phát triển thị trường, chiến lược nâng cấp GTGT
ngành gạo, có tính đến những lợi ích của từng tác nhân trong chuỗi giá trị, đặc biệt là
của người nông dân. Hiện nay, người nông dân chiếm đến 34% tỷ lệ GTGT của toàn
chuỗi nhưng xét về khối lượng sản xuất trong một năm thì lại có mức GTGT thấp
nhất, chỉ đạt 224 USD) (xem tr.89 của Luận văn). Chiến lược đối với ngành cà phê
xuất khẩu cần phải tập trung vào việc đầu tư công nghệ, nâng cao tỷ lệ cà phê chế
biến, từ đó nâng cao GTGT.
Bên cạnh đó, chiến lược XKNS phải xây dựng và hoàn thiện theo hướng coi
trọng nhu cầu thị trường và hiệu quả trên cơ sở khả năng sản xuất trong nước. Tuy
không phải định hướng coi trọng tiềm năng sản xuất trong nước nhưng đó chính là
điều kiện cần để chiến lược XKNS quốc gia có tính khả thi cao. Nhà nước, cụ thể là
bộ Công thương cần công bố định hướng chiến lược XKNS để các doanh nghiệp chủ
động xây dựng các chương trình, kế hoạch kinh doanh gắn với chuẩn bị nguồn lực của
doanh nghiệp để thực hiện các chiến lược cạnh tranh trong dài hạn, trung hạn.

Chiến lược XKNS cần phải tập trung cho những mục tiêu hiệu quả và phát
triển bền vững, khắc phục việc có quá nhiều mục tiêu đặt ra, loại bỏ các mục tiêu


90

không phải ở tầm chiến lược, gia tăng việc định lượng các mục tiêu, giảm thiểu các
mục tiêu chung chung, không định lượng được.
Nhà nước cần xây dựng một chiến lược đồng bộ cho sản xuất và XKNS. Chiến
lược này được xây dựng trên cơ sở thị trường và hiệu quả xuất khẩu, phải bảo đảm
tính đa dạng hố hàng NSXK theo hướng hiện đại. Xây dựng chiến lược XKNS thống
nhất trong cả nước: trong việc xây dựng chiến lược XKNS, Nhà nước cần phải coi
trọng các biện pháp tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu xuất khẩu, xây dựng các mặt
hàng NSXK chủ lực để có hướng đầu tư hợp lý.
3.2.2.3. Hoàn thiện các chiến lược xuất khẩu nơng sản
Đối với chiến lược thị trường
Nâng cao vai trị chủ động của doanh nghiệp và trách nhiệm của Chính phủ,
các cơ quan bộ, ngành (trước hết là bộ Công Thương) trong việc tổ chức và hỗ trợ các
doanh nghiệp tìm kiếm, thâm nhập thị trường, bảo vệ và mở rộng thị phần hiện có,
phát triển thị trường mới. Chiến lược thị trường cần hướng tới phân chia thị trường
XKNS của Lào theo 3 nhóm sau:
Đối với chiến lược xúc tiến thương mại
Một là, quảng bá nông sản của Lào ra nước ngoài. Phối hợp tổ chức các hoạt
động XTTM ở trong và ngoài nước; hỗ trợ xây dựng các trung tâm tiếp thị nơng sản ở
các tỉnh có sản xuất hàng hố nơng sản lớn và tập trung; thường xuyên củng cố, xây
mới và trang bị thêm các trang thiết bị hiện đại cho các trung tâm kiểm định chất
lượng nông sản; tổ chức tốt việc cập nhật và phổ biến các thông tin về thị trường, giá
cả, các chiến lược mới liên quan đến sản xuất kinh doanh nông sản; đào tạo và nâng
cao năng lực của cán bộ làm công tác XTTM.
Hai là, xây dựng thương hiệu NSXK bằng nhiều cách: Lập Kế hoạch hành

động quốc gia xây dựng thương hiệu với các nội dung cụ thể và có nguồn tài chính
phân bổ rõ ràng, gắn với các mặt hàng nông sản chủ lực. Tiếp tục bổ sung và hoàn
thiện các chiến lược hỗ trợ về tài chính và hỗ trợ về phát triển nhân lực, về sử dụng
công nghệ trong xây dựng thương hiệu NSXK chủ lực của Lào.



×