Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp lào sang thị trường việt nam (36)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.95 KB, 3 trang )

7

phân tích các con số (mặt lượng) của hiện tượng kinh tế-xã hội để tìm hiểu bản chất
và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và không gian
cụ thể. Từ các số liệu thống kê, bài luận văn đi đến phân tích và rút ra các nhận xét
khách quan nhất.
-Phương pháp tổng hợp: Từ các số liệu so sánh, phân tích, thống kê, sẽ được
tổng hợp lại để làm cho vấn đề được sáng tỏ rõ ràng nhất.
-Phương pháp tư duy: Kết các phương pháp trên, dùng phương pháp tư duy để
thấy được sự logic, chặt chẽ trong từng con số, biểu đồ, bảng biểu... Từ đó làm rõ vấn
đề của đề tài đưa ra
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các
doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các
doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các
doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam.


8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG CƯỜNG CHIẾN LƯỢC XUẤT
KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Đặc điểm và vai trị của xuất khẩu nơng sản
1.1.1. Khái niệm về hàng nông sản và xuất khẩu nông sản
1.1.1.1. Khái niệm về hàng nơng sản
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về nông sản như sau:
-Theo wikipedia tiếng Việt: Nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành


phẩm của ngành sản xuất hàng hóa thơng qua gây trồng và phát triển của cây trồng.
Sản phẩm nông nghiệp bao gồm nhiều nhóm hàng thực phẩm, tơ sợi, nhiên liệu,
nguyên vật liệu, dược phẩm và ma túy bất hợp pháp (thuốc lá, cần sa), các sản phẩm
độc đáo đặc thù. Ngày nay, nơng sản cịn hàm nghĩa những sản phẩm từ hoạt động
làm vườn và thực tế nông sản thường được hiểu là những sản phẩm hàng hóa được
làm ra từ tư liệu sản xuất là đất. (Theo Wikipedia.com, năm 2019).
- Theo FAO (Tổ chức nông lương thế giới): Hàng nông sản là tập hợp của
nhiều nhóm hàng hóa khác nhau bao gồm: nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới, nhóm
hàng ngũ cốc, nhóm hàng thịt và các sản phẩm từ thịt, nhóm hàng dầu mỡ và các sản
phẩm từ dầu, nhóm hàng sữa và các sản phẩm từ sữa, nhóm hàng nơng sản ngun
liệu, nhóm hàng rau quả. (Theo FAO, năm 2019).
-Theo khái niệm của WTO trong Hiệp định Nông nghiệp: Trong WTO, hàng
hóa được chia thành 2 nhóm là nơng sản và phi nông sản. Nông sản được xác định
trong Hiệp định Nông nghiệp là những sản phẩm được kiệt kê từ chương I đến
chương XXIV (trừ cá và các sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác
thuộc hệ thống thuế HS (Hệ thống hài hòa hóa mã số thuế).
Với cách hiểu này, nơng sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hóa
có nguồn gốc từ nông nghiệp như:
Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như: lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật
sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, hoa quả tươi,v.v…


9

Các sản phẩm phái sinh như: bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt,v.v…
Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nơng nghiệp như: bánh kẹo, sản
phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô,v.v…
-Theo Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp của Lào: Theo phân loại của Bộ Nông
nghiệp và Lâm nghiệp của Lào, hàng hố nơng sản được hiểu theo nghĩa bao trùm cả
ngành sản xuất của khu vực I (sản xuất nông lâm thủy sản) bao gồm 19 chủng loại.

Đối với cách hiểu này, nông sản bao gồm: Các sản phẩm từ trồng trọt như: ngô, khoai,
lúa, gạo, cà phê,v.v…; Các sản phẩm từ chăn ni như: trâu, bị, lợn, gà,v.v…; Gỗ và
sản phẩm từ gỗ, các lâm sản ngoài gỗ.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và sản phẩm chế biến từ nông sản được xem
là sản phẩm công nghiệp. (Theo Tổng cục Thống kê Lào).
Như vậy, cách hiểu về nơng sản của Lào và Việt Nam có sự tương đồng với
nhau. Trong nội dung nghiên cứu đề tài này, nông sản là bao gồm các sản phẩm từ
nông nghiệp (trồng trọt ), và các sản phẩm lâm nghiệp.
1.1.1.2. Khái niệm xuất khẩu nơng sản
Xuất khẩu hàng hóa nói chung và XKNS nói riêng là một hoạt động TMQT,
xuất hiện từ lâu trên thế giới. Nhiều lý thuyết TMQT đã được hình thành từ nhiều thế
kỷ nay. Nhiều cơng trình nghiên cứu đã lý giải từ khái niệm, vai trò, lợi ích và nhiều
vấn đề khác liên quan đến TMQT nói chung và xuất khẩu hàng hóa, XKNS nói riêng.
Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, khái niệm xuất
khẩu hàng hóa nói chung và XKNS nói riêng chưa được thống nhất.
Theo Đại Học Ngoại Thương, Giáo trình Kinh tế ngoại thương, 2017: “Xuất
khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho nước ngồi. Theo Điều 28 Luật Thương mại
(năm 2006), xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực
hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Theo Thư viện mở Việt Nam (VOER), xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa,
dịch vụ ra nước ngồi một cách có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài, nhằm mục tiêu



×