Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp lào sang thị trường việt nam (37)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.72 KB, 3 trang )

10

lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Theo cách hiểu này, xuất khẩu hàng
hóa khơng đơn thuần chỉ là việc bán hàng hóa cho nước ngồi mà còn là việc tổ chức
nguồn hàng trong nước, tổ chức mạng lưới tiêu thụ ở nước ngoài nhằm mục tiêu bán
được nhiều hàng hóa với giá cao cho nước ngồi. Hoạt động xuất khẩu không chỉ
mang lại lợi nhuận cho chính những chủ thể mà cịn mang lại lợi ích to lớn của cả đất
nước. Đó là thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển KTXH, nâng cao năng lực sản xuất trong
nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Khác với xuất khẩu dịch vụ, trong xuất khẩu hàng hóa thì hàng hóa xuất khẩu
là những sản phẩm hữu hình, được sản xuất hoặc gia công tại các cơ sở sản xuất hoặc
các khu chế xuất nhằm mục đích để tiêu thụ tại nước ngoài. Chủ thể thực hiện xuất
khẩu hàng hóa có thể là Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Đối tượng của xuất
khẩu hàng hóa là các loại hàng hóa hữu hình được sản xuất ra ở trong nước.
Từ các phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm XKNS như sau: XKNS là một
loại xuất khẩu hàng hóa, đó là việc bán hàng nơng sản cho nước ngồi nhằm đạt
được các lợi ích kinh tế, xã hội.
Theo đó, chủ thể của hoạt động XKNS là các doanh nghiệp XKNS. Đây là
những doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh hàng nông sản theo quy định của pháp
luật, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, thực hiện hoạt động bán hàng nơng sản ra nước
ngồi. Đối tượng của XKNS là hàng nơng sản, có thể được sản xuất, chế biến trong
nước hoặc mua để xuất khẩu (như tạm nhập, tái xuất). Lợi ích của hoạt động XKNS:
Đối với doanh nghiệp XKNS, thực hiện hoạt động XKNS nhằm thu được lợi nhuận
để tái đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường; đối với người dân,
hoạt động XKNS nhằm nâng cao thu nhập, nâng cao năng suất, cải thiện đời sống; đối
với Nhà nước, hoạt động XKSN nhằm thu ngoại tệ, tăng tích lũy cho ngân sách nhà
nước, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia.
Khác với hoạt động thương mại nội địa, hoạt động XKNS gắn với thị trường
ngồi nước có phạm vi rộng lớn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng như nhu cầu, văn hóa, thói
quen, lối sống. Trong thế giới hội nhập ngày nay, các quốc gia đều quan tâm đến chiến




11

lược khuyến khích xuất khẩu bởi nhiều mục đích, như: mở rộng thị trường ngoài nước
trong khi thị trường trong nước đang có xu hướng khơng tăng trưởng; xuất khẩu thu
được ngoại tệ để bù đắp khoản ngoại tệ cho nhập khẩu; và các mục tiêu tiếp nhận các
văn minh của nước nhập khẩu cho doanh nghiệp và người tiêu dùng…
So với việc xuất khẩu các hàng hóa phi nơng sản thì hoạt động XKNS cũng có
nhiều khác biệt. Thứ nhất, hàng hóa xuất khẩu là hàng nơng sản với đặc điểm là chịu
sự tác động mạnh bởi điều kiện tự nhiên và môi trường như dễ bị hư hỏng, ẩm mốc,
biến chất. Có những nơng sản đặc trưng cho từng địa phương khác nhau tùy theo điều
kiện về tự nhiên như đất đai, thời tiết, khí hậu. Do đó, XKNS cũng cần phải tính tốn
kỹ lưỡng về thời gian thu mua - bán hàng, về điều kiện bảo quản, chế biến.
Thứ hai, XKNS là lĩnh vực quan trọng, mang tính nhạy cảm cao và thường gặp
các hàng rào bảo hộ thuế quan và phi thuế quan. Hầu hết các nước đều muốn bảo vệ
ngành nông nghiệp cũng như người nơng dân nên nhiều chiến lược có lợi cho nền sản
xuất trong nước được ban hành, gây khó khăn cho các nước XKNS. Hầu hết các quốc
gia trên thế giới đều XKNS và cũng nhập khẩu hàng nông sản do điều kiện thời tiết, khí
hậu, thổ nhưỡng ở các quốc gia là khác nhau.
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất và xuất khẩu nông sản
Một là, đối tượng xuất khẩu là hàng nông sản. Ở Lào, hàng nông sản là sản
phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, và từ hoạt động khai thác, đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản, các sản phẩm nghề muối. Đó là những sản phẩm trực tiếp do sản xuất
nơng nghiệp tạo ra có thể nằm dưới dạng thơ hoặc ở dạng sơ chế.
Có sự khác biệt trong khái niệm hàng nông sản giữa WTO và Lào. Ở Lào,
nông nghiệp thường được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm nông nghiệp (trồng trọt và
chăn nuôi), thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Các ngành công nghiệp chế biến
NLTS lại được gộp vào lĩnh vực công nghiệp. Trong WTO, hàng nông sản là tất cả
các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản

phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hịa hóa mã
số thuế).


12

NSXK là một loại hàng hoá xuất khẩu, được bán trên thị trường ngồi nước.
Vì vậy, nó cần phải đáp ứng được các nhu cầu của nước nhập khẩu và người tiêu dùng
tại nước nhập khẩu về các chỉ số dinh dưỡng, an tồn thực phẩm, an tồn kỹ thuật,
mơi trường. Nông sản chủ yếu là các hàng tiêu dùng thiết yếu, việc XKNS chịu sự
kiểm soát ngặt nghèo về chất lượng, đặc biệt là VSATTP. Đồng thời, hàng nông sản
có đặc điểm là cầu nhìn chung ít co giãn, do đó, việc QLNN đối với XKNS phải
hướng tới việc ổn định cung.
Hai là, chủ thể của XKNS (hay còn gọi là người bán) là doanh nghiệp kinh
doanh XKNS. Các thương lái và người nông dân của nước sở tại là các trung gian
trong quá trình XKNS. Nếu tổ chức không tốt dễ dẫn đến tranh giành, cạnh tranh
không lành mạnh, bán phá giá.
Ba là, người bán và người mua hàng NSXK là những người sống ở các nước
khác nhau, có phong tục, tập quán và những nhu cầu khác nhau đối với tiêu dùng
hàng nông sản.
Bốn là, xem xét hoạt động XKNS theo chuỗi giá trị. Từ sản xuất đến xuất
khẩu, hàng nông sản phải trải qua ba khâu chính: sản xuất nơng sản (thuộc lĩnh vực
sản xuất nơng nghiệp), thu mua, sơ chế/chế biến và bảo quản nông sản (thuộc lĩnh vực
sản xuất công nghiệp - dịch vụ), và cuối cùng là xuất khẩu nông sản (thuộc lĩnh vực
thương mại). Các khâu này đều liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau. Mỗi một khâu trong
quá trình này đều có những đặc điểm riêng biệt. Xuất khẩu (tiêu thụ) là khâu cuối
cùng trong chuỗi giá trị của hàng nông sản. Đây là khâu thu được nhiều lợi nhuận
nhất trong chuỗi. Hoạt động XKNS tuân theo sự điều tiết của thị trường và được tiến
hành trên cơ sở tự do, bình đẳng theo giá cả thị trường. Trong QLNN, cần điều tiết lợi
ích giữa các khâu, phối hợp giữa các bộ ngành để nâng cao GTGT của nông sản.

Năm là, hoạt động XKNS có nhiều nước tham gia. Mỗi nước có thể thực hiện
tất cả các khâu trong chuỗi giá trị hàng NSXK, từ sản xuất, chế biến, đến XKNS, hoặc
chỉ tham gia khâu chế biến và XKNS tùy thuộc vào khả năng và điều kiện của từng
nước. Các nước có lợi thế trong hoạt động XKNS khơng phụ thuộc vào việc nước đó
đã XKNS nhiều năm hay khơng. Điều quan trọng để giành được lợi thế cạnh tranh



×