Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp lào sang thị trường việt nam (40)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.9 KB, 3 trang )

19

1.2.2. Nội dung tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản
1.2.2.1. Chiến lược gia tăng quy mô xuất khẩu
Chiến lược gia tăng quy mơ XK chính là gia tăng XK về mặt giá trị và sản
lượng. Tăng kim ngạch xuất khẩu, tốc độ xuất khẩu đối với các thị trường truyền
thống. Nghiên cứu và áp dụng các giải pháp thâm nhập thị trường mới, khuyến khích
mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh xuất khẩu, nhất là những
doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và quy mô kinh doanh lớn. Nội dung này đề cập
đến khía cạnh phát triển thị trường xuất khẩu để phát triển xuất khẩu. Phát triển thị
trường đi theo cả hai hướng: phát triển theo chiều rộng (tương đương với việc mở
rộng thị trường mới) và phát triển theo chiều sâu (khai thác ngày càng sâu và hiệu quả
với các thị trường truyền thống, thị trường cũ).
1.2.2.2. Phát triển chiến lược mặt hàng thế mạnh xuất khẩu và chất lượng sản phẩm
xuất khẩu
Tập trung đầu tư phát triển xuất khẩu những mặt hàng thuộc về thế mạnh và có
khả năng cạnh tranh, trong đó chú ý đến các sản phẩm truyền thống. Đồng thời,
nghiên cứu phát triển những sản phẩm mới theo yêu cầu của thị trường.
- Phát hiện mặt hàng mới: tìm kiếm khám phá các mặt hàng mới tiềm năng với
thị trường nhập khẩu, như bí ngơ, hạt dưa..
- Nâng cao chất lượng mặt hàng thế mạnh và tiềm năng: Nơng sản Lào cần tìm
cách nâng cao chất lượng hàng hóa của mình. Phát huy thế mạnh sẵn có trong hàng
nông sản XK.
1.2.2.3. Phát triển chiến lược thị trường xuất khẩu
Thị trường XK là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác
động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hóa mua bán, chất lượng hàng hóa và
các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ và phải
làm thủ tục hải quan qua biên giới.
Việc tăng cường phát triển thị trường XK hàng nông sản được thể hiện qua các



20

tiêu chí như:
Quy mơ và tốc độ tăng trưởng thị trường XK: Quy mô của thị trường hàng
nông sản XK phản ánh qua quy mô số lượng khách hàng, số lượng các hợp đồng
ngoại thương về NK các mặt hàng nông sản của Lào trên thị trường Việt Nam.
Phát triển thị trường theo khu vực địa lý: mở rộng hoạt động XK theo từng khu
vực, trải dài khắp các tỉnh thành Việt Nam.
Phát triển thị trường theo từng phân khúc khác nhau: Phân khách hàng thành
từng nhóm, dựa trên động cơ mua hàng. Như khách hàng mua để bán buôn, mua làm đại
lý, hay khách hàng mua để tiêu dùng trực tiếp....
1.2.2.4. Chiến lược xuất khẩu phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và đảm
bảo bền vững môi trường
Xuất khẩu nông sản gắn liền với sản xuất nông sản: Phát triển mạnh hơn nữa
sản xuất nông sản để phục vụ XK nông sản. Phát triển ở các vùng miền, địa lý của
Lào, để có chất lượng nông sản tốt nhất, đảm bảo sự đồng bộ, và hiệu quả XK.
Xuất khẩu hàng nông sản phải gắn với phát triển bền vững. Xuất khẩu khai
thác các lợi thế, nguồn lực của một quốc gia, nhưng phải đảm bảo cho sự phát triển
bền vững trên cả ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường.
1.2.2.5. Chiến lược nâng cao giá trị gia tăng hàng xuất khẩu
Lào là một nước sản xuất nông sản chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế,
nhưng các mặt hàng xuất khẩu của Lào lại có giá trị và khả năng cạnh tranh thấp so
với các nước trong khu vực. .
Nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu là nội dung quan trọng để hạn chế
xuất khẩu các sản phẩm thô, chưa chế biến, dẫn đến giá trị thu được thấp, mà thay vào
đó là các mặt hàng có tỷ trọng chế biến ngày càng cao, để thu được giá trị cao hơn.
Việc nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu đòi hỏi việc quy hoạch, đầu
tư đúng mức cho công nghiệp chế biến, công nghệ và các dịch vụ. Đối với hàng nông
sản, giá trị gia tăng được tạo nên trong quá trình chế biến, bao bì đóng gói…



21

Vấn đề tăng giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu là mục tiêu mà tất cả các quốc
gia quan tâm. Nó thể hiện trình độ phát triển của quốc gia, nâng cao khả năng cạnh
tranh, tạo điều kiện thu được lợi nhuận lớn hơn, giúp quốc gia đó tham gia sâu hơn
vào chuỗi giá trị toàn cầu.
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá về tăng cường chiến lược xuất khẩu nơng sản
1.2.3.1. Tiêu chí về chiến lược tổng kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng kim
ngạch
Tiêu chí kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu của tất cả các (hoặc một)
hàng hoá xuất khẩu của quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kỳ nhất định qui
đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định.
Theo đó, tổng kim ngạch XK hàng nơng sản là tổng giá trị XK của tất cả các
hàng nông sản của Lào trong một thời kỳ nhất định như năm, quý, tháng, qui đổi đồng
nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định như của Kip Lào hoặc đơ la Mỹ.
Phương pháp tính:
L: Tổng sản lượng hàng nơng sản xuất khẩu bất kỳ.
G: Giá trị của từng loại nơng sản tính theo đơn vị tiền tệ.
TKW : Tổng kim ngạch xuất khẩu.
TKW= ∑𝒏𝒏=𝟏 𝑳 𝒙 𝑮
TKWi: Tổng kim ngạch XK năm bất kỳ.
T: Tỷ trọngkim ngạch giữa 2 năm bất kỳ
T=

𝐓𝐊𝐖
𝐓𝐊𝐖𝐢

x10%


-Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK tuyệt đối: ΔT= TKW-TKWi
-Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK tương đối: g=

𝐓𝐊𝐖−𝐓𝐊𝐖𝐢
𝐓𝐊𝐖𝐢

x 100%

(Theo Nguyễn Xuân Thiên, Giáo trình Thương mại quốc tế, 2017)
Phương pháp đánh giá:
-Tổng kim ngạch XK càng cao, thì giá trị hàng hóa XK càng nhiều. Hoạt động
XK của nước đó càng phát triển và ngược lại.



×