Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ y tế tại việt nam thực trạng và giải pháp (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.93 KB, 5 trang )

4

- PwC (2010) “Build and Beyond: The revolution of Healthcare PPPs”: báo
cáo này lý giải xu hướng lựa chọn PPP dựa trên tổng hợp số liệu tình hình chi tiêu ý
tế tồn cầu cũng như các hình thức PPP trong y tế hiện nay. Qua đó, nhấn mạnh
rằng PPP như là một cuộc cách mạng khi giải quyết được rất nhiều vấn đề liên quan
đến nguồn lực trong y tế.
- KPMG (2010) “PPP Procurement: review of barriers to completion and
efficiency in the Procurement of PPP Projects”: Ngoài những vấn đề chung về PPP,
KPMG đã chỉ ra rằng muốn hình thức PPP thành cơng phải đảm bảo lợi ích của các
bên, trong đó vai trị của Chính phủ là rất quan trọng. Khu vực cơng cần xác định rõ
vai trị của mình và coi khu vực tư nhân là đối tác, sẵn sàng tạo điều kiện hợp tác.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy PPP, như chính
sách ưu đãi thuế, cho vay vốn,
Ngồi ra, còn rất nhiều những nghiên cứu khác, như của Stephen (2016), Ngân
hàng phát triển châu Á (ADB, 2012), ... chỉ ra vai trò, tầm quan trọng của PPP trong
dịch vụ hàng hóa cơng nói chung và trong y tế nói riêng. Nhìn chung, các nghiên
cứu đều nhấn mạnh bên cạnh tính hiệu quả tài chính, thì các yếu tố khác như hiệu
quả dịch vụ, chất lượng dịch vụ cũng cần phải xem xét.
2.2. Ở trong nước
Ở Việt Nam, hình thức huy động các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước cho các
lĩnh vực cơ sở hạ tầng, dịch vụ cơng đã được triển khai thơng qua hình thức xã hội
hóa. Đã có một vài nghiên cứu đề cập đến hình thức này (hay cịn gọi là hình thức
PPP) ở Việt Nam, nhưng chủ yếu tập trung đến kinh nghiệm quốc tế và từ đó rút ra
những bài học cho Việt Nam nhằm khuyến khích phát triển PPP.
Một số nghiên cứu tiêu biểu như:
- Huỳnh Thị Thúy Giang, 2012, “Hình thức hợp tác công - tư để phát triển cơ
sở hạ tầng giao thơng đường bộ Việt Nam”: Cơng trình nghiên cứu này tập trung
vào cách thức PPP hoạt động tại những quốc gia mà thị trường PPP chưa tồn tại như
Việt Nam. Từ đó, tìm cách thu hút vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ bằng việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới, từ đó




5

tìm hiểu, lựa chọn và vận hành các hình thức PPP phù hợp với điều kiện ở Việt
Nam. Nghiên cứu cũng đưa ra những đánh giá cụ thể cho tình hình đầu tư trong lĩnh
vực đường bộ và đo lường mức độ sẵn sàng của khu vực tư nhân khi đầu tư vào các
dự án PPP đường bộ ở Việt Nam thông qua độ thỏa mãn và kỳ vọng của đối tượng
này. Cuối cùng, nghiên cứu trình bày một số cách thức để PPP khởi động và hoạt
động thành công trong ngành đường bộ Việt Nam.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011, “Hoàn thiện khung pháp lý về hợp tác giữa
Nhà nước và tư nhân”: Đề tài nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới và
qua đó phân tích, đánh giá thực trạng việc triển khai các quy định về đầu tư phát
triển hạ tầng của Việt Nam cũng như hệ thống các quy định về PPP trong đầu tư
phát triển hạ tầng. Bên cạnh đó, đề tài cũng tập trung nghiên cứu các nguyên lý và
yếu tố tác động lên sự vận hành của hình thức PPP trên thế giới để đưa ra phương
hướng hoàn thiện khung pháp lý về PPP ở nước ta.
- Viện Chiến lược và chính sách y tế, 2003, “Nghiên cứu thực trạng và xây
dựng mơ hình huy động xã hội thực hiện xã hội hóa y tế đảm bảo cơng bằng và hiệu
quả trong chăm sóc sức khỏe tồn dân”: từ một góc độ khác, xã hội hóa y tế có thể
là sự tham gia của cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân như các cá nhân tự
chăm sóc sức khỏe bản thân, công tác khám chữa bệnh cho người nghèo hay hộ gia
đình trồng thuốc nam. Như vậy, dưới nhiều khía cạnh, xã hội hóa y tế lại có những
ý nghĩa nhất định nhưng đây vẫn chưa phải là tồn bộ nội dung xã hội hóa.
- Võ Quốc Trường, 2011, “Hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế: Nghiên cứu
trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh”: Ngoài những nghiên cứu chung về PPP,
điểm mới mẻ của Luận văn này là đánh giá các mặt tích cực và tiêu cực trong hợp
tác PPP và từ đó đưa ra một số đề xuất về hợp tác PPP nhằm giải quyết khó khăn
nguồn vốn cho y tế ở địa phương.
- Ngô Minh Tuấn, 2018, “Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt

Nam”. Công trình nghiên cứu này tập trung vào cách làm sao để vận hành, ứng
dụng hiệu quả nhất các hình thức hợp tác giữa khu vực tư nhân và khu vực Nhà
nước, thơng qua việc tìm hiểu các hình thức PPP từ lý thuyết đến thực tiễn. Tuy


6

nhiên, luận án này mới chỉ phản ánh được lợi ích mà hợp tác công - tư mang lại cho
Nhà nước, mà chưa làm sáng tỏ được những lợi ích mà nhà đầu tư, đặc biệt là người
dân cũng được hưởng.
- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2011, “Các hình thức đối tác
cơng - tư trong dịch vụ cơng: kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt
Nam”: nghiên cứu tập trung nhìn nhận lại vai trò của Nhà nước trong đảm bảo cung
cấp các dịch vụ công; đánh giá khung pháp lý ở Việt Nam liên quan đến sự tham gia
của khu vực tư nhân vào hàng hóa cơng, từ đó chỉ ra ngun nhân dẫn đến các hạn
chế còn tồn tại, cần khắc phục và đổi mới ở Việt Nam trong những năm tới.
Nhìn chung, các nghiên cứu kể trên đã phần nào giải đáp và cung cấp cái
nhìn mới mẻ về nội dung của PPP, bao gồm cơ sở lý luận và thực tiễn đã triển khai
PPP trên thế giới. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
cơ sở hạ tầng mà vẫn chưa lý giải được bản chất của PPP trong lĩnh vực y tế, cũng
như lý giải vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ y tế và sự cần thiết của
việc áp dụng PPP trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, để đưa ra cái nhìn tồn cảnh
hơn, đặc biệt là đánh giá tình hình thực hiện thí điểm hình thức PPP tại Việt Nam
theo Nghị định 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác
cơng tư (nay là Nghị định 63/2018/NĐ-CP), Luận văn này sẽ tập trung giải quyết
các vấn đề mà các nghiên cứu trên chưa đề cập đến, đó là: vai trị của Nhà nước
trong cung ứng dịch vụ y tế; lợi ích và thách thức với PPP trong lĩnh vực y tế; các
hình thức PPP trong y tế và chất lượng dịch vụ cung cấp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận văn là đánh giá thực trạng và đề xuất các giải
pháp nhằm thúc đẩy hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế tại Việt Nam. Từ
đó, thu hút, khuyến khích các nguồn vốn đầu tư ngoài Nhà nước cho lĩnh vực y tế
thơng qua các hình thức hợp tác cơng - tư.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn được thực hiện với nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:


7

- Làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ y tế,
nhìn nhận sự thay đổi về vai trò của Nhà nước trong thời gian gần đây, cũng như
đưa ra các khái niệm và cơ chế PPP trong lĩnh vực y tế.
- Tổng hợp và rút ra kinh nghiệm quốc tế về PPP trong cung ứng dịch vụ y tế,
từ đó đưa ra bài học cho Việt Nam.
- Xác định các hình thức PPP y tế đang tồn tại ở Việt Nam và đánh giá những
lợi ích mà PPP đang cung cấp dịch vụ y tế cho người dân.
- Để xuất các giải pháp, kiến nghị chính sách nhằm thúc đẩy hợp tác công - tư
trong cung ứng dịch vụ y tế, giúp hồn thiện mơi trường, khuyến khích các nguồn
vốn đầu tư ngồi Nhà nước cho lĩnh vực y tế thơng qua các hình thức PPP.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình thức PPP trong cung ứng dịch vụ y tế
tại Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: tập trung nghiên cứu thực trạng hợp tác cơng - tư tại Việt Nam,
trong đó nhấn mạnh vào việc giải quyết vấn đề về thu hút vốn đầu tư tư nhân vào
lĩnh vực y tế thông qua hình thức PPP.
Về thời gian, đề tài chủ yếu tìm hiểu thực trạng hợp tác công - tư ở Việt Nam
trong giai đoạn 2005-2019 và một số giải pháp trong thập kỷ tiếp theo.

Về không gian, luận văn nghiên cứu thực trạng hợp tác công – tư ở Việt Nam
ở phạm vi tồn quốc. Đồng thời, đề tài cũng có nghiên cứu kinh nghiệm của một số
quốc gia trên thế giới, từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Bài luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau để làm sáng tỏ các
vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nội dung nghiên cứu như: phương pháp


8

tổng hợp, phân tích, ngoại suy, diễn giải, quy nạp, so sánh, thống kê và đánh giá số
liệu được minh họa qua các bảng biểu, hình vẽ.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu - hình vẽ, danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế
Chương 2: Thực trạng hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam
Chương 3: Bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển và đề xuất một số giải
pháp nhằm thúc đẩy hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế tại Việt Nam



×