Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ y tế tại việt nam thực trạng và giải pháp (6)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.52 KB, 5 trang )

29

vực tư nhân sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu nguồn tài chính cho dự án khơng thể huy
động được.
\ Trên thực tế, theo hình thức này, hoạt động của khu vực tư nhân tách biệt
khỏi hoạt động chung của bệnh viện, đồng nghĩa với không thể tác động rộng rãi và
sâu sắc tới hoạt động chung của hệ thống, mà chỉ có những cải thiện đơn lẻ, riêng
biệt và giới hạn. Bên cạnh đó, Nhà nước vẫn chịu trách nhiệm chính về tài sản và
quy định biểu phí dịch vụ - đây là hai vấn đề nhạy cảm chính trị, nhưng lại là yếu tố
then chốt trong việc duy trì hệ thống.
 Hợp tác/liên doanh, liên kết trong đầu tư mua sắm thiết bị y tế hay sử dụng
kết cấu hạ tầng tầng viện chung (một dạng hình thức O&M).
Nhà nước và tư nhân hợp tác trong việc chung cấp một số dịch vụ nhất định,
trên cơ sở cùng đóng góp nguồn lực, cùng chia sẻ rủi ro và cùng hưởng lợi nhuận.
Hình thức này trong y tế thường áp dụng trong các trường hợp liên doanh, liên kết,
đặt các máy móc, thiết bị y tế để khám, chữa bệnh cho người có nhu cầu. Ở một
biến thể khác, Nhà nước và tư nhân có thể dùng chung cơ sở hạ tầng và điều hành
chung. Trong y tế, đối tác tư nhân thường liên doanh với bệnh viện công trong việc
đầu tư thêm những khu vực khám, chữa bệnh với chất lượng cao. Với hình thức
bệnh viện cơng góp vốn bằng cơ sở hạ tầng (đất đai) và đội ngũ y bác sĩ, trong khi
đó đối tác tư nhân góp vốn bằng cách đầu tư mua máy móc, thiết bị, đầu tư ban đầu.
Ngồi ra, cịn một biến thể khác của hình thức này là bệnh viện huy động vốn góp
của chính đội ngũ y tế để cùng nhau hợp tác đầu tư.
Ưu điểm:
- Đạt được những kết quả hoạt động từ việc kinh doanh và quản lý của khu
vực tư nhân mà không phải chuyển giao tài sản cho họ.
- Cần chi phí tương đối thấp do nhà điều hành cần ít nhân lực hơn.
Nhược điểm:
- Tồn tại sự phân tách giữa một bên là nghĩa vụ quản lý và kinh doanh với một
bên là việc lập các kế hoạch mở rộng và đầu tư vốn chứa đựng những rủi ro. Chính



30

vì vậy, thiếu đi sự thống nhất, bàn bạc kỹ lưỡng khi quyết định đầu tư hoặc mở rộng
một mũi nhọn nào đó.
- Đối tác tư nhân trực tiếp quản lý nhưng khơng có thẩm quyền/ quyền tự chủ
cần thiết (ví dụ như với lực lượng lao động) để đạt được những thay đổi sâu sắc, có
tính lâu dài.
Ngồi các hình thức trên, trong thực tế cịn có các hình thức hợp tác cơng - tư
khác, đó là các hình thức hỗn hợp giữa các hình thức trên.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến PPP trong cung ứng dịch vụ y tế
● Nhân tố thứ nhất: Vai trò của Nhà nước
Theo nghiên cứu, Nhà nước giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển
và quản lý các dự án PPP. Việc xây dựng cơ chế, áp dụng không phù hợp bắt nguồn
từ năng lực yếu kém của Nhà nước, dẫn đến các thất bại của PPP. Do đó, nhiệm vụ
của Nhà nước là phải tạo lập những điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư
tham gia vào hợp tác công - tư, cụ thể:
Một là môi trường đầu tư hấp dẫn: một môi trường đầu tư hấp dẫn sẽ thu hút
được đối tác tư nhân tham gia đầu tư. Nhà nước cần tạo lập một môi trường đầu tư y
tế thuận lợi với điều kiện xã hội, pháp luật, kinh tế và tài chính ổn định. Ngoài ra để
tăng sức hấp dẫn cho các dự án PPP, Nhà nước cần có những ưu tiên, những chính
sách hỗ trợ cho khu vực tư nhân khi tham gia vào các dự án PPP.
Hai là thiết lập khung pháp lý đầy đủ: Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý
đầy đủ, tạo sự thuận lợi cho nhà đầu tư. Một khung pháp lý đầy đủ và minh bạch là
điều kiện tiên quyết cho sự thành công của PPP nhằm gia tăng niềm tin của nhà đầu
tư tư nhân, đảm bảo sự hiệu quả của dự án, cách phân chia rủi ro hợp lý và tránh
những rủi ro tiềm tàng. Bên cạnh đó, nhà nước cũng nên xây dựng định hướng phát
triển, mà ở đây là định hướng phát triển chăm sóc sức khỏe ở tầm quốc gia. Trong
đó, sự tham gia của Nhà nước và tư nhân trong phát triển hệ thống y tế quốc gia,
những định hướng cơ bản về lộ trình cải cách y tế (tài chính, các cơ sở y tế công,

đầu tư của Nhà nước) cần rõ ràng.


31

Ba là có hướng dẫn, quy định cụ thể rõ ràng về thực hiện dự án PPP: Cụ thể là
trong ngành y tế Nhà nước phải xây dựng tiêu chí, định mức và quy trình khám,
chữa bệnh cũng như cơng tác đảm bảo an toàn và chất lượng dịch vụ y tế. Bên cạnh
đó, để đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư, Nhà nước cho phép khu vực tư nhân trực tiếp
thu phí từ những người sử dụng hoặc mua sản phẩm/dịch vụ được cung cấp bưởi
cơng trình mà dự án PPP tạo ra (cụ thể là phí chữa bệnh).
Bốn là tích cực tham gia trong suốt vịng đời dự án: trong các dự án PPP, mặc
dù khu vực tư nhân tham gia và chịu trách nhiệm, nhưng do đặc thù của ngành y tế
cũng như để đảm bảo sự hiệu quả của dự án này, Nhà nước vẫn cần tham gia trong
suốt vòng đời dự án với vai trò giám sát, quản lý nhà nước để đảm bảo dự án đáp
ứng các mục tiêu.
● Nhân tố thứ hai: lựa chọn đối tác tư nhân
Sự thành công của dự án hợp tác công - tư cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự
lựa chọn đối tác tư nhân. Khi tham gia dự án PPP, khu vực tư nhân có trách nhiệm
đầu tư vốn, xây dựng, quản lý, vận hàng và cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho
đến khi kết thúc thời hạn hợp đồng. Bởi vậy, việc lựa chọn được nhà đầu tư có đủ
năng lực và kinh nghiệm chuyên môn là rất quan trọng, cần thông qua quy trình đấu
thầu minh bạch và cạnh tranh. Các tiêu chí cần cân nhắc để đánh giá năng lực của
một khu vực tư nhân muốn đầu tư vào lĩnh vực y tế là:
- Mức độ cam kết của đối tác với dự án và thành cơng của nó (khơng chỉ xem
xét lợi ích vật chất, mà cả các yếu tố khác như chiến lược phát triển/kinh doanh của
đối tác, lợi ích phi vật chất, vai trị, vị trí của dự án PPP đối với chiến lược của họ,
lịch sự đầu tư của họ mà dự án PPP dự kiến sẽ triển khai.
- Năng lực kinh tế, kỹ thuật, tài chính của đối tác. Đặc biệt là năng lực tổ chức,
điều hành những dự án đầu tư lớn, trong đó có hợp tác công - tư.

- Khả năng thu hút và kêu gọi sự tham gia của các chủ thể khác cùng tham gia
dự án.
- Hiệu quả đầu tư dự án, gồm cả yếu tố kinh tế, lợi ích cho người sử dụng.


32

● Nhân tố thứ ba: người sử dụng dịch vụ (người bệnh)
Do tính chất đặc thù của dịch vụ y tế, người bệnh quan tâm hàng đầu là chất
lượng dịch vụ do các cơ sở y tế mang lại, Đây là yếu tố then chốt quyết định người
bệnh lựa chọn cơ sở y tế, loại hình cơ sở nào để khám, chữa bệnh.
Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người bệnh, cụ thể ở đây là chi phí khám,
chữa bệnh là rất quan trọng. Do mức thu nhập của người dân Việt Nam vẫn cịn ở
mức trung bình thấp, trong khi đó mức độ bao phủ của BHYT vẫn chưa cao, nên
nếu chi phí cho khám, chữa bệnh mà vượt quá khả năng chi trả của người dân sẽ
gây ra gánh nặng cho khơng chỉ người dân đó mà là tồn xã hội.
Vì vậy, dù là cơ sở y tế công hay tư đều cần chú trọng mục tiêu phục vụ người
bệnh sao cho cung cấp được các dịch vụ y tế công bằng, hiệu quả và chất lượng.
Muốn đạt được mục tiêu này, các cơ sở y tế phải phục thuộc vào các yếu tố đầu vào
cho y tế, bao gồm nhân lực, tài chính, thơng tin, trang thiết bị và cơ sở y tế, quản lý
và quản trị.
● Nhân tố thứ tư: Sự phân bổ các rủi ro của dự án
Phân bổ rủi ro là sự phân chia các công việc giữa các đối tác trong cùng một
dự án. Trong đó mỗi đối tác có trách nhiệm tài trợ, xây dựng, kinh doanh và gánh
chịu các rủi ro phát sinh từ công việc được giao. Cả hai bên công và tư khi tham gia
PPP cần phải xác minh và hiểu rõ tất cả các rủi ro tiềm tàng khi thực hiện dự án
này. Rủi ro được phân chia hợp lý sẽ giúp các bên có đủ khả năng tài chính và kỹ
thuật tốt nhất để xử lý chúng.
1.2.4. Tiêu chí và phương pháp đánh giá PPP
Trong các nghiên cứu của ADB (2008) hay báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu

tư (2018) cho thấy: để đo lường tính hiệu quả đầu tư của dự án thường liên quan
đến việc sử dụng phương pháp định tính và định lượng hoặc kết hợp cả hai. Phân
tích hiệu quả đầu tư theo phương pháp định tính bao gồm việc kiểm tra sự hợp lý
trong việc áp dụng hình thức đầu tư PPP cho dự án và đánh giá xem dự án được đề
xuất có phù hợp với mục tiêu hay không?


33

Một số dự án hợp tác công - tư cũng yêu cầu đánh giá định lượng hiệu quả đầu
tư của dự án. Đánh giá này sẽ được triển khai dưới dạng so sánh giữa phương án
thực hiện dự án theo hình thức PPP với “phương pháp so sánh với khu vực cơng”
(Public Sector Comparator -PSC). So sánh này có rất nhiều cách, tùy theo quan
điểm mỗi bên.
Do lĩnh vực y tế có tính đặc thù cao, bên cạnh yếu tố liên quan đến tài chính,
các tiêu chí khác về phúc lợi cho người dân đôi khi sẽ vượt lên, được ưu tiên số
một, hơn cả hiệu quả đầu tư của dự án, nên yếu tố này cũng cần phải xem xét. Nhìn
chung, hệ thống y tế của các quốc gia trên toàn cầu đều hướng đến mục tiêu nâng
cao chất lượng dịch vụ, công bằng, đáp ứng nhu cầu và nâng cao hiệu quả cung ứng
dịch vụ.
Với định hướng như vậy, để đánh giá dự án PPP cần xem xét đến tính hiệu
quả và sự cơng bằng cho xã hội. Do đó, Bộ Y tế đã xây dựng các bộ tiêu chí và chỉ
tiêu để theo dõi giám sát như:
Thứ nhất, tiêu chí cải thiện chất lượng dịch vụ y tế với mục tiêu làm hài lòng
người bệnh.
Để đo lường tiêu chí này, nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã sử dụng chỉ số
về tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân đối với dịch vụ khám chữa bệnh để đánh giá.
Ở Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12
tháng 7 năm 2013 và Quyết định số 4448/QĐ-BYT ngày 6 tháng 11 năm 2013 của
Bộ trưởng Bộ Y tế. Theo đó, để xác định mức độ hài lòng chung của người sử dụng

dịch vụ sẽ được tính bằng cách gộp tỷ lệ hài lịng của năm nhóm chỉ số theo cơng
thức trung bình cộng. Do y tế là một ngành đặc thù, nên trong quá trình nghiên cứu
đánh giá mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và độ thỏa mãn hài lòng của người
bệnh cần bổ sung thêm hoặc hiệu chỉnh một số nhân tố trong mơ hình đánh giá. Đặc
biệt, các nghiên cứu đều cho rằng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, trong đó
yếu tố về cơ sở vật chất được xem là tiền đề quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự
hài lòng của người bệnh và người bệnh sẽ chọn khám ở những cơ sở y tế đáp ứng
được sự hài lịng của họ và từ đó chất lượng cơ sở y tế sẽ bị tác động đáng kể. Vì



×