Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ y tế tại việt nam thực trạng và giải pháp (10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.26 KB, 5 trang )

49

viện Triều An (thành phố Hồ Chí Minh) phải tạm dừng triển khai hình thức này.
Xét về tính lâu dài, các bệnh viện cơng - tư cần có sự tính tốn, rút ngắn sự chênh
lệch về mức giá viện phí và đơn giản hóa thủ tục thanh tốn BHYT để các bệnh
nhân có thể sử dụng dịch vụ y tế ở bệnh viện cơng và tư như nhau.
Bên cạnh đó, hiện nay, các phòng khám tư nhân vẫn chưa đáp ứng đủ mọi nhu
cầu của người bệnh, dù đã phát triển đến mức độ tiên tiến nhưng không đồng đều tất
cả các lĩnh vực. Do đó, vẫn có những chuyên khoa cao cấp và phức tạp mà các
phòng khám tư không thể xử lý được. Điều này dẫn đến việc xét nghiệm chẩn đoán
và điều trị ở viện tư thường khơng có giá trị tham khảo ở bệnh viện cơng, gây lãng
phí nguồn lực xã hội và tăng chi phí y tế.
Ngồi ra, vẫn cịn những hạn chế rào cản khác giữa hợp tác cơng - tư, đó là:
Về mặt pháp luật, hệ thống pháp quy về lĩnh vực y tế tư nhân vẫn chưa được
hoàn thiện. Bộ Y tế chưa ban hành được Thông tư quy định về tiêu chí và xếp hạng
bệnh viện cho các phịng khám ngồi cơng lập, dẫn đến tình trạng khó khăn trong sử
dụng BHYT và xác định tuyến khám chữa bệnh BHYT,... Bên cạnh đó, cũng chưa
có quy trình chun mơn kỹ thuật, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị chuẩn nào được
ban hành dẫn đến các vướng mắc trong quá trình giám định và thanh tốn chi phí
khám chữa bệnh BHYT, đặc biệt là liên quan đến chỉ định điều trị và thực hiện các
quy trình chun mơn kỹ thuật.
Về mức phí dịch vụ, theo Luật giá, các nhà cung cấp dịch vụ có thể tự quyết
định mức phí dịch vụ y tế với điều kiện cơng khai mức phí đó. Do đó, mức phí của
cơ sở y tế tư nhân thường cao hơn cơng lập dù cùng một loại hình dịch vụ, vì mức
giá này sẽ phải bao gồm chi phí khấu hao, vốn đầu tư ban đầu. Thêm nữa, mức giá
này cũng cao hơn so với giá dịch vụ mà BHYT chi trả. Vì vậy, tệp khách này
thường khơng phải là tệp khách hàng mà các cơ sở y tế tư nhân hướng đến.
Về nguồn nhân lực, hầu hết các cơ sở y tế tư nhân đều có hợp đồng với các
nhân viên y tế tại các cơ sở y tế công lập dưới dạng làm việc bán thời gian. Tuy
nhiên, về mặt pháp lý, khơng có thỏa thuận bằng văn bản chính thức giữa các cơ sở
y tế cơng lập và ngồi cơng lập, mà thường là thơng qua các thỏa thuận giữa cá




50

nhân hoặc bằng miệng. Điều này dẫn đến sự không đảm bảo tính ổn định của nhân
lực cũng như những quyền lợi cho người lao động.
Một số thách thức của nhà cung cấp dịch vụ y tế tư nhân đã được tìm hiểu
trong quá trình nghiên cứu, như sau:
Y tế tư nhân không nhận được sự đối xử không công bằng về nhiều mặt so với
cơ sở y tế công. Cụ thể, trong khi khu vực công nhận được đầu tư và trợ cấp của
Nhà nước, thì các bệnh viện tư nhân hầu như không được hỗ trợ và phải tự lo liệu
cho phần nguồn đầu tư của mình. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự chênh lệch
đáng kể về giá dịch vụ giữa hai khu vực này.
Nguồn nhân lực của các cơ sở y tế tư nhân luôn không ổn định và đang thiếu,
do chủ yếu dựa vào ba nguồn chính: các cán bộ y tế nghỉ hưu, bác sĩ mới tốt nghiệp
và bác sĩ đang làm việc trong các bệnh viện cơng. Đặc biệt, nhóm thứ ba đóng vai
trị cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của cơ sở y tế tư nhân vì họ
thường xuyên được đào tạo, nắm bắt kỹ thuật mới, nhưng lại chỉ có thể làm việc bán
thời gian. Trong khi những bác sĩ mới tốt nghiệp còn thiếu kinh nghiệm hoặc những
bác sĩ nghỉ hưu lại khó cập nhật thêm những kiến thức tiên tiến.
Mức hoàn trả BHYT cho người bệnh hiện nay cịn thấp và khơng đủ cho các
bệnh viện tư chi trả. Từ đó dẫn đến người bệnh sẽ phải cân nhắc khi sử dụng dịch
vụ của bệnh viện tư, và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của các cơ sở y
tế tư nhân.
Mặt khác, người bệnh cũng gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với dịch vụ ở
các cơ sở y tế ngồi cơng lập.
Tuy đã có thẻ BHYT, nhưng bệnh nhân thường vẫn phải trả thêm phí khi sử
dụng dịch vụ y tế ở khu vực tư nhân do BHYT thấp và không đủ chi trả. Điều này
không chỉ tạo ra gánh nặng tài chính cho người bệnh mà cịn cản trở việc tiếp cận
dịch vụ y tế của họ khi cần.

Do nhiều thủ tục và điều khoản nên chủ thẻ BHYT có thể gặp rất nhiều rủi ro
về tài chính khi đến viện tư, do đó họ thường cố gắng đến khu vực y tế cơng và điều
trị tại đó.


51

2.3.2. Hình thức liên doanh, liên kết
Bên cạnh việc huy động vốn góp của cán bộ bệnh viện để trang bị thiết bị sử
dụng trong bệnh viện, hình thức liên doanh, liên kết các đối tác bên ngoài để đặt
thiết bị trong một thời gian nhất định cũng là một giải pháp hiệu quả để có những
trang thiết bị y tế hiện đại và công nghệ cao nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa cho
người bệnh. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến nay, đã có khoảng 810 đề án liên
doanh, liên kết đối với các cơ sở y tế công lập được triển khai, với tổng số vốn là
3.882 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào đầu tư trang thiết bị chẩn đốn hình ảnh, xét
nghiệm và khám, chữa bệnh (Hình 2.2)

Hình 2.2: Phân loại các hình thức liên doanh, liên kết trong y tế
Nguồn: [13]
Có thể nói, hình thức liên doanh liên kết này mang lại lợi ích cho khơng chỉ
người bệnh mà cịn cả khu vực cơng lẫn ngồi cơng:
Về phía bệnh nhân: người bệnh có cơ hội tiếp cận với những kỹ thuật, phương
pháp điều trị mới chưa có trong danh mục thanh tốn BHYT. Bên cạnh đó, dịch vụ
và cơ sở trang thiết bị này có thể đáp ứng kịp thời và nhanh chóng các nhu cầu của
bệnh nhanh, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ trong khám chữa bệnh.


52

Về phía đội ngũ y bác sĩ: khi áp dụng hình thức liên doanh liên kết này, bác sĩ

và kỹ thuật viên có thể tiếp xúc được với các kỹ thuật, phương pháp điều trị mới mà
trước đó chưa có trong danh mục thanh tốn BHYT. Do đó, phúc lợi của nhân viên
y tế sẽ được nâng cao khi việc hợp tác thành công, nghĩa là thu hút được bệnh nhân,
và hạch toán rõ ràng.
Tận dụng được những ưu điểm của cả y tế cơng và tư, từ đó sẽ nâng cao chất
lượng dịch vụ y tế.
Mặt khác, hình thức này cũng có những điểm tiêu cực, như:
Với hình thức đóng góp tài chính cá nhân thơng qua việc nắm giữ cổ phần,
liên doanh mua sắm trang thiết bị trong các bệnh viện công sẽ dẫn tới nguy cơ lạm
dụng điều này để trục lợi cá nhân nhằm nhanh chóng bù đắp nguồn vốn đầu tư ban
đầu (Hộp 2.1). Bên cạnh đó, khung pháp lý cho việc tham gia của khu vực tư nhân
vào các viện cơng tuy đã có, nhưng cịn chưa đầy đủ, thiếu các cơng cụ chính sách
để quản lý, theo dõi, giám sát và kiểm toán.
Sự phân bổ không đồng đều trên cả nước thường là hệ quả tất yếu từ hình thức
liên doanh, liên kết này. Các bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố, trung ương thường
nằm ở khu vực đơng đúc dân cư. Vì thế, những vị trí này thường hấp dẫn các nhà
đầu tư hơn trong việc thu hồi vốn nhanh và có khả năng sinh lợi cao. Do đó, PPP
dưới hình thức mua sắm thiết bị chủ yếu tập trung ở các bệnh viện này và ít hơn tại
các bệnh viện tuyến huyện hoặc chun khoa có triển vọng thu nhập thấp hơn.
Ngồi ra, sự hấp dẫn từ các cơ sở y tế ở thành thị, tập trung dân cư đông đúc sẽ gián
tiếp gây ra nguy cơ dịch chuyển nguồn nhân lực y tế từ nơng thơn sang các thành
phố cũng như tình trạng quá tải nặng nề ở các bệnh viện tuyến trên.
Hình thức liên doanh PPP, mua sắm trang thiết bị địi hỏi trình độ của các nhà
quản lý cấp cao, nhưng hiện nay năng lực quản lý và điều hành của lãnh đạo trong
các bệnh viện cơng cịn rất nhiều hạn chế. Chính vì thế, nguy cơ rủi ro tiềm ẩn cho
các bên, nhất là khu vực công sẽ xảy ra, như trường hợp ở Bệnh viện Nguyễn Trãi
(gây ra mất vốn, đẩy rủi ro cho nhà nước gánh chịu). Bệnh viện dễ mất tự chủ trong
các dự án hợp tác liên doanh và gây thất thoát vốn của nhà nước do phụ thuộc quá



53

nhiều vào các nhà đầu tư bên ngồi. Như hình 2.3 ở trên, nguồn vốn hợp tác liên
doanh, liên kết ở đây thường xuất phát phần lớn vào các nhà đầu tư ngồi cơ sở
(83%), phần góp vốn từ cán bộ, nhân viên bệnh viện chỉ chiếm 15%.
Ngồi ra, có một biến thể khác của liên doanh liên kết là hợp tác sử dụng
chung kết cấu hạ tầng (cơ sở y tế cơng lập đặt phịng khám chữa bệnh trong cơ sở y
tế tư nhân ở tuyến dưới, và ngược lại). Điển hình như, tại thành phố Hồ Chí Minh,
phịng khám đa khoa DHA đặt tại Trạm y tế phường ở Quận 3 là cơ sở y tế đầu tiên
có hình thức PPP ở Việt Nam. Sau hơn nửa năm đi vào hoạt động, tổng lượt người
dân đến khám, chữa bệnh tại đây là hơn 3.000 lượt, tăng nhiều lần so với trước khi
thực hiện mơ hình này. Tuy nhiên, do nhận thức và thói quen của người dân cịn
chưa tin tưởng vào chất lượng dịch vụ y tế ở tuyến dưới thấp nên hình thức này cịn
đang ở trong giai đoạn thí điểm.

Hình 2.3: Nguồn vốn hợp tác liên doanh, liên kết
Nguồn: [13]
2.3.3. Hình thức xây dựng, vận hành và chuyển giao cơ sở y tế
Có thể hiểu hình thức này hoạt động dưới dạng: nhà đầu tư tư nhân góp vốn
đầu tư cùng với bệnh viện cơng lập; vốn góp của khu vực cơng lập có thể được tính
bằng tài sản (chủ yếu là đất) hoặc bằng tiền; sau đó hai bên cùng nhau khai thác
kinh doanh. Ngồi ra, hình thức mà các cơ sở y tế cơng lập có thể huy động khu vực
tư nhân góp vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật y học trong khuôn viên của mình, và chia



×