Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ y tế tại việt nam thực trạng và giải pháp (11)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.05 KB, 5 trang )

54

lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn cũng là một hình thức được chấp nhận ngày càng rộng.
Hình thức PPP này bao gồm các hình thức, từ hợp tác xây dựng, vận hành đến
nhượng quyền.
Hiện nay, một số địa phương ở nước ta đã bắt đầu khuyến khích khu vực tư
nhân tham gia vào dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bệnh viện dưới hình thức BT, BLT.
Theo các chuyên gia, đây như một đòn bẩy để huy động nguồn lực từ khu vực tư
nhân cả trong và ngoài nước đầu tư cho ngành y tế, khi mà NSNN có hạn.
Mặt khác, Nghị định 15/2015/NĐ-CP được ban hành đầu năm 2015 đã mở ra
hướng triển khai mới cho PPP về đầu tư cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ
cơng, trong đó có lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, tính đến hiện nay, chưa có dự án nào
trong lĩnh vực y tế được triển khai theo đúng tinh thần của Nghị định trên. Chỉ có
một số dự án mới bắt đầu nhen nhóm xuất hiện hình thức này, như: Bệnh viện Đa
khoa Đồng Nai (1.000 giường bệnh), bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ (với quy mô
hơn 1.300 giường bệnh), bệnh viện đa khoa Bình Định, Dự án của Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Tiền Giang, Tòa nhà kỹ thuật cao Bệnh viện Việt Đức, ... Địa phương
điển hình trong cả nước thực hiện mơ hình này là thành phố Hồ Chí Minh với thí
điểm đầu tiên là ở bệnh viện Quận 2. Theo đó, bệnh viện Quận 2 và công ty cổ phần
đầu tư tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo đã tiến hành ký kết hợp tác xây dựng khu Khám và
điều trị theo yêu cầu kỹ thuật cao theo hình thức PPP trong khn viên bệnh viện
Quận 2 với tổng mức đầu tư 320 tỷ đồng, gồm 100 giường bệnh cao cấp. Không chỉ
vậy, bệnh viện Quận 2 cũng huy động đội ngũ cán bộ y tế có chun mơn từ nhiều
bệnh viện lớn và các trường Đại học Y khoa để phục vụ nhu cầu y tế ngày càng cao
của người dân địa phương này. Dự kiến đến năm 2020, khu khám và điều trị theo
yêu cầu kỹ thuật cao này sẽ được khánh thành và giá khám bệnh tại đây sẽ thấp hơn
từ 30 - 35% so với khám bệnh dịch vụ tại các bệnh viện khác.
Dễ dàng nhận thấy, các hình thức PPP trong cung ứng dịch vụ y tế đã thu hút
đầu tư của khu vực tư nhân cho ngành y tế, góp phần giảm gánh nặng của NSNN.
Tuy nhiên, cho đến hiện tại, vẫn chưa có đánh giá chính xác nào so sánh về chất
lượng dịch vụ y tế giữa các cơ sở y tế công cung cấp và các cơ sở y tế có PPP. Do


đó, nhằm hướng đến mục tiêu đưa ra những quan điểm sao cho phục vụ tốt nhất cho


55

người bệnh, phần sau của Luận văn sẽ đánh giá tầm quan trọng của việc xuất hiện
PPP trong cải thiện chất lượng dịch vụ y tế của bệnh viện công và ngồi cơng.
2.4. Đánh giá tổng quan thực trạng PPP trong cung ứng dịch vụ y tế dựa trên
các tiêu chí đánh giá PPP
2.4.1. Những thành tựu đạt được
2.4.1.1. Nâng cao năng lực đáp ứng của ngành y tế dựa trên tiêu chí về hiệu suất
Khi có sự đầu tư của khu vực ngồi cơng, hệ thống các cơ sở y tế đã có những
bước phát triển mạnh mẽ về số lượng cũng như chất lượng với nhiều mơ hình côngtư và kết hợp công-tư phong phú, đa dạng. Số lượng cơ sở y tế tư nhân tăng lên
đáng kể hàng năm.
Theo thống kê gần đây nhất của Bộ Y tế, cả nước có 1.365 bệnh viện (chưa
tính các bệnh viện quân đội do Bộ Quốc phòng quản lý), với tổng số giường bệnh là
253.447 theo kế hoạch; 339.313 giường bệnh theo thực tế và gần 500.000 công
chức, viên chức y tế. Hàng năm, ngành y tế đã khám cho trên 158 triệu lượt và điều
trị nội trú cho trên 27 triệu lượt người.
Sau 9 năm thi hành Luật Khám, chữa bệnh, y tế tư nhân đã phát triển nhanh
chóng cả về quy mô và số lượng. Nếu như năm 2011 chỉ có 102 bệnh viện tư nhân
và bán cơng với 5.822 giường bệnh thì đến nay đã có 248 bệnh viện tư nhân với
21.048 phòng khám chuyên khoa và trên 15.475 giường bệnh. Cùng với sự tham gia
tích cực của hệ thống y tế tư nhân trong công tác khám chữa bệnh đã góp phần nâng
số giường bệnh/10.000 dân từ 23,56 (năm 2011) lên khoảng 29 giường/10.000 dân
(năm 2018) (bao gồm cả giường lưu của trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực,
giường điều trị của các đơn vị y tế dự phịng), trong đó giường bệnh viện công lập
đạt khoảng 27 giường bệnh kế hoạch/10.000 dân.



56

Hình 2.4: Số bệnh viện y tế phân theo hình thức sở hữu
Nguồn: [8]; [29]
Y tế tư nhân phát triển nhanh cả về quy mô và số lượng qua các năm. Năm
2018, 2019 tiếp tục thu hút sự tham gia của khu vực y tế tư nhân, một số cơ sở y tế
tư nhân có quy mơ được thành lập mới, giải quyết phần nào tình trạng quá tải ở khu
vực bệnh viện cơng. Điển hình là các bệnh viện như: Bệnh viện Nhi Đức Tâm, Đăk
Lăk (50 giường bệnh), Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tại Gia Lai (100 giường bệnh),
Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Hải Phòng (180 giường bệnh), Bệnh viện
Phương Châu Sa Đéc (50 giường bệnh), Bệnh viện Đa khoa Medlatec với một loạt
cơ sở mới tại Hà Nội…Tại một tỉnh miền núi như tỉnh Yên Bái y tế tư nhân cũng có
những bước chuyển mình và phát triển nhanh. Hiện tại, Yên Bái có 201 cơ sở khám
chữa bệnh tư nhân; trong đó có 1 bệnh viện, 8 phòng khám đa khoa, 163 phòng
khám chuyên khoa và 26 dịch vụ y tế.
Tuy có những bước phát triển mạnh mẽ và trở thành địa chỉ tin cậy cho người
dân trong thời gian qua, nhưng công suất sử dụng giường bệnh của bệnh viện tư
nhân còn thấp. Chỉ có 5% bệnh viện có cơng suất sử dụng giường bệnh đạt 100% và
có tới 56% bệnh viện có công suất từ 20 đến 60% [8]; [36]. Tỷ lệ bệnh nhân tới
khám tại các cơ sở y tế tư nhân mới chiếm gần 10% tổng số bệnh nhân nội/ngoại trú


57

toàn quốc [36]. Điều này cho thấy, nguồn lực của các bệnh viện tư nhân vẫn chưa
được khai thác hết năng suất.
Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2017, tình trạng quá tải ở cả khu vực ngoại trú
lẫn nội trú đã được cải thiện đáng kể. Ở khu vực ngoại trú, thời gian khám bệnh đã
giảm trung bình 48,5 phút/lượt khám, tiết kiệm được 27,2 triệu ngày công lao
động/năm xã hội. Ở khu vực nội trú, tỷ lệ số khoa nằm ghép đã giảm được 58% ở

bệnh viện tuyến trung ương và 47% bệnh viện tuyến tỉnh tính từ năm 2012 - 2016.
Ngoài ra, nhiều chỉ tiêu tổng hợp về cung ứng dịch vụ y tế cũng như số lượt khám,
chữa bệnh; số bệnh nhân nội trú, ngoại trú; thời gian điều trị đều được cải thiện
đáng kể so với những năm trước đó (Bảng 2.4).
Bảng 2.4: Một số chỉ số hoạt động khám, chữa bệnh
Chỉ số
TS lượt khám bệnh
(1000 dân)
TS lượt điều trị nội trú
(1000 dân)
Số lượt khám bình
quân/người
Số lượt điều trị nội trú
bình quân/người
Số ngày điều trị bình
qn
Cơng suất sử dụng
giường bệnh (%)

2011

2013

2015

2017

2019

196.456,6 208.060,1 215.163,9 213.449,4 213.277,6


12.068,6

13.187,6

13.347,1

14.619,2

14.588,9

2,24

2,34

2,45

2,39

2,42

0,14

0,15

0,15

0,16

0,18


6,8

6,9

6,9

6,8

6,9

111,35

115,99

112,91

113,92

116,1
Nguồn: [9]

Chia theo loại hình cơ sở y tế cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nội trú ở khu vực ngồi
cơng lập có xu hướng tăng trong những năm gần đây, đạt 6,3%/ tổng số lượt người


58

điều trị nội trú (năm 2016). Trong khi đó, bệnh viện cơng lập có xu hướng giảm
nhẹ, điều này chứng tỏ người dân đã bắt đầu tin tưởng hơn và sẵn sàng chấp nhận

trả phí cao hơn để sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế, đặc biệt là người dân ở khu
vực thành thị (Bảng 2.5).
Bảng 2.5: Cơ cấu lượt người khám, chữa bệnh nội trú trong 12 tháng qua phân
theo loại hình cơ sở y tế
Chia theo loại cơ sở y tế
Cả

Bệnh

Trạm y tế

Phòng khám

viện Nhà

xã,

đa khoa khu

nước

phường

vực

2006 100,0

78,1

14,0


5,05

2008 100,0

84,5

8,7

2010 100,0

83,2

2012 100,0

nước

Chung

Y tế tư

Lang y

Khác

1,6

0,4

0,9


3,9

2,1

0,1

0,7

6,9

3,8

5,4

0,2

0,5

82,6

8,3

3,3

5,3

0,3

0,2


2014 100,0

85,7

5,7

3,9

4,2

0,1

0,4

2016 100,0

85,1

5,2

3,0

6,3

0,2

0,2

2018 100,0


86,2

5,6

3,2

6,1

0,3

0,3

nhân

Nguồn: [32]
2.4.1.2. Cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao chất lượng dịch vụ dựa
trên tiêu chí về cơng bằng trong y tế
Khu vực tư nhân đã đóng góp một phần rất lớn trong vấn đề cải thiện cơ sở vật
chất, trang thiết bị cho hệ thống y tế hiện nay, đặc biệt đã giảm bớt gánh nặng cho
Nhà nước khi ngân sách còn hạn hẹp. Nhờ đó, dịch vụ tại các bệnh viện được mở
rộng phạm vi, nhất là đối với các dịch vụ kỹ thuật cao cần đến các thiết bị công
nghệ tiên tiến, đắt tiền.
Ví dụ điển hình là hai bệnh viện lớn tại Hà Nội. Bệnh viện K có nhu cầu sử
dụng đến 6 máy gia tốc để xạ trị cho bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, bệnh viện chỉ



×