Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ y tế tại việt nam thực trạng và giải pháp (15)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.5 KB, 5 trang )

74

đào tạo trả nợ lãi vay, gốc vay, mặc dù đã có sự huy động, hỗ trợ của nguồn lực bên
ngồi thơng qua việc vay vốn. Cơ chế tự chủ tài chính cho các cơ sở y tế cơng vẫn
chưa tạo được động lực, khuyến khích các đơn vị này chủ động liên doanh, liên kết,
từ đó thu hút nguồn vốn tư nhân tham gia vào đầu tư y tế
Thứ tám, nguyên nhân lớn nhất cho những vấn đề kể trên có lẽ là vai trị, tầm
quan trọng, cần thiết của Nhà nước vẫn chưa được xác định trong đầu tư phát triển
hệ thống y tế của nền kinh tế thị trường. Do đó, trong khi nhiều nơi đầu tư của Nhà
nước dàn trải thì một số nơi khác, trong lĩnh vực y tế, đầu tư Nhà nước lại lấn át đầu
tư tư nhân [50].
Tất cả các yếu tố trên có tác động khơng nhỏ đến sự tham gia của ư nhân trong
dự án PPP. Mặc dù vậy, các nhà đầu tư lại đều sẵn sàng cùng với khu vực cơng đầu
tư theo hình thức PPP dựa vào hai lý do chủ yếu: (i) Cải thiện chất lượng dịch vụ y
tế; (ii) Nâng cao khả năng tiếp cận của người dân. Do đó, khi khung pháp lý về PPP
và các chính sách cho y tế được hồn thiện, đầy đủ và rõ ràng thì mức độ tham gia
của khu vực ngồi cơng lập sẽ ngày càng tăng mạnh.


75

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỢP TÁC CÔNG - TƯ
TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ TẠI VIỆT NAM

3.1. Kinh nghiệm từ một số nước phát triển trên thế giới về hợp tác công-tư
trong lĩnh vực y tế và bài học cho Việt Nam
3.1.1. Kinh nghiệm của nước Mỹ
Từ những năm 1980, Mỹ đã triển khai hình thức hợp tác cơng - tư. Tính đến
nay, đã có trên 450 dự án đầu tư theo hình thức PPP với kinh phí triển khai lên tới
hàng trăm tỷ USD. Có thể nói, hình thức PPP đã thực sự mang tới hiệu quả cho


Chính phủ Mỹ trong cơng cuộc phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng
của nước này, nhất là khi Mỹ đang rơi vào tình trạng suy thối kinh tế. Mỹ đã thực
hiện tốt một số giải pháp sau để triển khai hiệu quả các dự án PPP:
+ Về xây dựng cơ chế chính sách và luật pháp, chính quyền liên bang một mặt
phân quyền cho các bang tự đưa ra quyết định trong việc tổ chức và triển khai hình
thức PPP, mặt khác vẫn chủ động xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách và
cơng cụ điều hành hướng dẫn triển khai PPP trên tồn nước Mỹ. Tính đến nay, đã
có 36 bang ở Mỹ ban hành luật và các cơ chế chính sách thực thi hình thức này.
+ Các dự án PPP phải mang lại lợi ích kinh tế - xã hội lâu dài. Do đó, q trình
tổ chức triển khai những dự án này cần chú trọng chất lượng hơn là số lượng. Thực
tế, tại Mỹ, đa số các dự án PPP đều là những cơng trình lớn, có tầm quan trọng và
mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội của liên hoặc hoặc toàn nước Mỹ.
+ Cần xác định rõ các lĩnh vực và hình thức đầu tư. Các dự án PPP tại Mỹ
hiện nay thường tập trung vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng, nhà ở, trường học và
bệnh viện (chiếm tới gần 90% tổng số dự án PPP tại Mỹ). Về các hình thức đầu tư,
Mỹ triển khai đa dạng các hình thức như: thiết kế, xây dựng; thiết kế, xây dựng, tài
trợ; thiết kế, xây dựng, tài trợ, vận hành và các hình thức khác.
+ Chính quyền Mỹ ln khuyến khích đối tượng là doanh nghiệp nước ngoài
tham gia dự án PPP nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm. Tuy nhiên,


76

song song với đó là những quy định mang tính đặc thù nhằm hạn chế cao nhất
những rủi ro có thể xảy ra và phải có sự phê chuẩn cũng như cấp phép của chính
quyền Liên bang.
3.1.2. Kinh nghiệm của nước Canada
Theo một báo cáo gần đây, Chính phủ Canada rất tích cực trong việc huy động
nguồn vốn đầu tư ngoài Nhà nước tham gia vào y tế dưới dạng PPP, do Chính phủ
nhận định đầu tư cơng truyền thống không thể đem lại hiệu quả cao như đầu tư dưới

hình thức PPP. Tính đến tháng 6 năm 2014, có tới 85 dự án / tổng số 254 dự án đầu
tư theo PPP được triển khai tại Canada là dành cho lĩnh vực y tế. Trong số đó, đã
hồn thành và đi vào hoạt động là 45 dự án.
Tại Canada, bang Ontario với 52 dự án kết cấu hạ tầng và dịch vụ y tế (trong
tổng số 104 dự án PPP) đã dẫn đầu về số dự án PPP trong tất cả các lĩnh vực, đặc
biệt là trong y tế với tổng giá trị là 11.417,4 triệu đô la Canada (CAD). Đứng thứ
hai là bang British Columbia với 41 dự án PPP và trong đó có 16 dự án thuộc về
lĩnh vực y tế, thu hút được 2.302,2 triệu CAD. Ngồi ra, bang Quebec tuy có số dự
án PPP trong lĩnh vực y tế ít hơn bang British Columbia, song lại có tổng giá trị đạt
4.233,1 triệu CAD. Một số dự án PPP lớn tại Canada có thể kể đến như: Bệnh viện
Halmiton, Bệnh viện Brampton, Bệnh viện Montfort, Trung tâm Ung thư Ottawa tại
Ontario, Khu liên hợp Dịch vụ y tế Niagara, ... Các dự án PPP y tế này được thực
hiện để đạt những mục tiêu do khu vực cơng đặt ra. Chính phủ Canada sẽ tận dụng
năng lực sáng tạo của khu vực tư nhân thông qua việc đặt các mục tiêu như số
giường bệnh, diện tích cơ sở y tế, tiết kiệm năng lượng.
Trong vòng 15 năm, tính từ 2000, có đến 41 dự án PPP y tế được thực hiện
theo hình thức hợp đồng BOT - chiếm 48% tổng số dự án PPP trong lĩnh vực y tế.
Các hình thức này đều tập trung vào vai trò tài trợ và phân bổ nguồn lực cho các
bên, trong đó có các định chế tài chính, mà thơng q đó việc huy động vốn được đa
dạng và linh hoạt hơn. Các nhà thầu tư nhân tại Canada được cho phép huy động
vốn bằng nhiều cách, như: từ các ngân hàng thương mại, phát hành trái phiếu, cổ


77

phiếu để chi trả cho những chi phí trả trước trong quá trình triển khai dự án, đồng
thời đảm bảo cân bằng tài chính.
Mặc dù triển khai các dự án PPP y tế hơn 13 năm, nhưng Canada đã thu lại
được những kết quả rất khả quan. Tính riêng trong một thập kỷ (từ 2003 đến 2013),
đã có thêm 85 bệnh viện được xây dựng và mở rộng, tăng thêm 1.500 giường bệnh

nội trú điều trị dài hạn, 4.790 giường bệnh điều trị thường xuyên, mở rộng diện tích
khu nội trú thêm 1,16 triệu mét vuông, nâng cao năng lực khám chữa bệnh và chăm
sóc sức khỏe cũng như đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Khơng
chỉ vậy, các dự án PPP cũng có những đóng góp tích cực vào GDP của Canada.
Tổng GDP được tạo ra bởi các dự án PPP trong lĩnh vực y tế là 22,04 tỷ CAD. Bên
cạnh đó, đây cũng là nguồn thu thuế thu nhập đáng kể của Chính phủ Canada. Tổng
số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuế phát sinh từ các dự án PPP là 7,51 tỷ
CAD. Chỉ số giá trị dòng tiền VFM của các dự án y tế được đầu tư theo hình thức
hợp tác công - tư đạt từ 5% đến 15%. Qua đó có thể thấy, hình thức PPP đã mang
lại những lợi ích đáng kể và vượt trội cho Chính phủ Canada hơn là phương pháp
tiếp cận dự án truyền thống.
3.1.3. Kinh nghiệm của nước Úc
Chính phủ Úc vào những năm 90 muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự tham gia
của các nhà đầu tư tư nhân vào mở rộng các dịch vụ y tế, nhằm đáp ứng nhu cầu
kinh tế ngày càng tăng của người dân [40]. Với bề dày kinh nghiệm của mình, Úc
được coi là một trong những nước có nhiều nhất kinh nghiệm thành cơng về triển
khai hình thức PPP trong những năm qua. Theo Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ
quốc tế (IMF), năm 2013, Úc là một trong mười nước có đầu tư PPP hiệu quả nhất
trên tổng số gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Để giải thích cho những thành cơng
này, chúng ta có thể thấy:
+ Chính phủ Úc khuyến khích cắt giảm chi phí chuẩn bị đấu thầu. Trước khi
thực hiện bất kì một dự án PPP nào, Chính phủ Úc ln khuyến khích các sáng kiến
để cắt giảm chi phí chuẩn bị đấu thầu dự án PPP, tiết kiệm một khoản chi phí khơng
nhỏ cho dự án, từ đó tăng cường hiệu quả kinh tế.


78

+ Quá trình thực hiện các dự án PPP tại Úc cũng ln được chuẩn hóa thơng
qua hợp đồng, từ đó giảm số lượng hồ sơ cần nộp khi tham gia đấu thầu các dự án

PPP.
+ Chính phủ Úc đã ban hành được khung chính sách vững chắc về PPP, đặc
biệt là quy trình dự thầu rất chặt chẽ, góp phần tối ưu hóa hiệu quả kinh tế cho các
dự án.
+ Tại Úc, các dự án PPP luôn phải tuân thủ chặt chẽ quy định về thời gian.
Trung bình thời gian dự thầu cho một dự án PPP về hạ tầng xã hội ở Úc là 17 tháng,
thấp hơn nhiều so với ở Anh (34 tháng).
3.1.4. Kinh nghiệm của Vương quốc Anh
Trên thực tế, chương trình PPP đầu tiên được áp dụng vào khu vực dịch vụ
cơng một cách chính thức và mang tính hệ thống là ở Vương quốc Anh, từ năm
1992, khi Chính phủ Anh thơng qua “Sáng kiến tài chính tư nhân (PFI)”. “Sáng kiến
PFI” là chính sách kêu gọi tài chính tư nhân, với mục tiêu thu hút sự đóng góp của
khu vực tư nhân vào cung ứng dịch vụ công. PFI xuất hiện trước hết là do sức ép
phải đổi mới hình thức mua sắm hàng hóa, dịch vụ cơng truyền thống; do nợ Nhà
nước quá lớn - hậu quả của những sai lầm trong phân bổ nguồn lực cơng. Nhà nước
đã khơng có đủ nguồn lực để bảo đảm đáp ứng đầy đủ cơ sở hạ tầng công đến người
dân. Trong lĩnh vực y tế, PFI là cơ chế được sử dụng tích cực để thu hút khu vực tư
nhân vào cấp vốn và thực hiện dịch vụ duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng lớn cho các
cơ sở y tế của Nhà nước. Nhà nước ký hợp đồng với khu vực tư nhân để mua dịch
vụ của họ (chứ không chỉ là mua tài sản cố định) trong một thời gian tương đối dài.
Trong khi đó, khu vực tư nhân phải chịu trách nhiệm không chỉ về việc cung ứng
dịch vụ, mà còn tham gia vào xây dựng và vận hành các tài sản thuộc cơ sở hạ tầng
do chính họ xây nên. Điều này đã giúp các cơ sở y tế tránh được các khó khăn do
các cơ sở y tế thường khơng có các kiến thức chun mơn cao về đấu thầu mua sắm
công. Đồng thời, việc áp dụng PPP cịn xuất phát từ u cầu phải có đủ vốn để làm
mới lại các tài sản hạ tầng của hệ thống dịch vụ y tế quốc gia - vốn từ lâu đã không
được duy tu bảo dưỡng. Nguyên tắc hợp tác cơ bản trong PPP y tế ở Anh là công




×