Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ y tế tại việt nam thực trạng và giải pháp (16)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.92 KB, 5 trang )

79

trình hạ tầng y tế phải ln ở trạng thái “sẵn sàng” để các cơ sở y tế có thể sử dụng
theo các cách thức cần thiết để đảm bảo các dịch vụ cho công dân. Đồng thời, do
các dự án PFI có quy mơ lớn và dài hạn, nên cơ chế thanh tốn có vai trị then chốt.
Trong đó, các điều khoản và điều kiện phải được xác định rõ để các cơ sở y tế có
thể thanh tốn cho các cơng ty tư nhân. Nhìn chung, sáng kiến PFI chính là một
hình thức của DBFO. Trong các dự án này, một công ty tư nhân sẽ ký một hợp đồng
với chính phủ để phát triển bệnh viện và cung cấp các dịch vụ phi lâm sàng thường
là khoảng thời gian 15 - 25 năm. Trong khoảng thời gian này, hàng năm, chính phủ
sẽ dành một khoản tiền cụ thể từ doanh thu bệnh viện để thanh toán cho cơng ty và
do đó chịu trách nhiệm duy trì và có thể quản lý bệnh viện. Mơ hình này cũng được
áp dụng ở Canada, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.
Các điều kiện cần thiết cho PPP y tế: Kinh nghiệm của Anh đã cho thấy để có
thể đạt được các kết quả như nói ở trên, cần có các điều kiện đảm bảo nhất định,
bao gồm: (i) Có một hệ thống thị trường đủ lớn cho sự tham gia của khu vực kinh tế
tư nhân vào xây dựng và bảo trì các bệnh viện; (ii) Nhà nước có khả năng (cao)
trong việc đảm bảo các khoản thanh toán cho các dịch vụ này; (iii) Nhà nước có khả
năng ban hành và thực thi các quy chế, hướng dẫn, vừa thống nhất vừa đúng chuẩn
mực kỹ thuật cho quá trình đấu thầu mua sắm cơng, giúp cho q trình này được
thực hiện sn sẻ, nhanh chóng và minh bạch ở tất cả các địa phương trong cả nước.
Bộ Y tế luôn sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho chính quyền các địa phương, sẵn sàng
thảo luận về các vấn đề của địa phương với các cơng ty tư nhân để tìm ra giải pháp
cho các vấn đề phát sinh; và (iv) xác định sớm các rủi ro có thể có khi hợp tác với
khu vực tư nhân.
3.1.5. Kinh nghiệm của Ấn Độ
Nếu các nước đã nêu trên áp dụng PPP để phát triển cả hệ thống y tế, thì với
Ấn Độ, thành tựu đáng kể khi có sự tham gia của PPP chính là trong lĩnh vực y tế
cộng đồng. Những thập kỷ gần đây, Ấn Độ đã có những thành tựu đáng kể trong
ngành y tế: hình thành các hệ thống dược phẩm có chất lượng; cải thiện cơ sở hạ
tầng cho y tế; xây dựng được đội ngũ y tế với số lượng lớn và chất lượng cao.




80

Mặc dù đã có sự tiến bộ tích cực, nhưng gánh nặng về bệnh tật của người dân
Ấn Độ vẫn còn rất lớn, chủ yếu là các bệnh dịch truyền nhiễm. Trong khi đó, khả
năng cung ứng các dịch vụ y tế để phòng ngừa và chống chọi lại các căn bệnh này từ
phía Chính phủ cịn rất thấp, chưa đủ đáp ứng nhu cầu người dân [71]. Bên cạnh đó,
các đơn vị y tế tư nhân lại chủ yếu hoạt động trong những lĩnh vực y tế mang lại thu
nhập cao, khả năng hồi vốn nhanh và lợi nhuận đáng kể. Rất ít đơn vị tham gia vào
cung ứng dịch vụ y tế dự phòng. Một số tổ chức quốc tế hỗ trợ Ấn Độ bằng cách cho
vay vốn ưu đãi để xây dựng cơ sở hạ tầng y tế, tuy nhiên số vốn này lại không được
sử dụng hiệu quả. Các tổ chức tự nguyện tham gia chủ yếu trên cơ sở hợp đồng và
thường lựa chọn chương trình giáo dục đào tạo, nâng cao nhận thức cộng đồng, khám
chữa bệnh. Hiện có đến hàng trăm huyện, làng xã và cộng động ở Ấn Độ nằm trong
tình trạng lạc hậu, cần được hỗ trợ để phát triển cơ sở hạ tầng y tế.
Đứng trước thách thức này, Chính phủ Ấn Độ đã coi PPP là một trong những
cơ chế hữu hiệu nhất hiện nay. Thực tế, trong vài thập kỷ gần đây, Chính phủ trung
ương và chính quyền các địa phương Ấn Độ đã triển khai hàng loạt các dự án theo
cơ chế PPP trong ngành y tế, dưới nhiều hình thức đa dạng như:
+ Hợp đồng PPP về dịch vụ bảo dưỡng cơ sở hạ tầng; các dịch vụ như dọn dẹp
vệ sinh, bảo dưỡng các cơ sở y tế; quản lý chất thải; tiêm chủng; dịch vụ tư vấn y tế;
các chiến dịch hiến máu nhân đạo; các chiến dịch chữa bệnh về mắt; ... thường được
thực hiện theo cơ chế hợp tác PPP và đã mang lại những hiệu quả đáng ghi nhận.
+ Triển khai các khóa đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ cho các bộ y tế.
+ Các dịch vụ can thiệp y tế: các dự án PPP được thiết lập để thực hiện các dự
án về phịng khám kế hoạch hóa gia đình; xét nghiệm và tư vấn HIV/AIDS; dịch vụ
về thần kinh và bệnh trẻ em; cung ứng các dịch vụ khám và chữa bệnh ở cấp cơ sở.
Đó là những nỗ lực của Chính phủ Ấn Độ trong thu hút và tạo môi trường đầu
tư thân thiện cho khu vực tư nhân đổ vốn vào lĩnh vực y tế thông qua hình thức

PPP, từ đó từng bước đạt mục tiêu của mình, nhất là trong lĩnh vực y tế cộng đồng.


81

3.1.6. Bài học rút ra cho Việt Nam
Thứ nhất, do hình thức PPP ln đa dạng, phong phú và mỗi nước đều có
chiến lược riêng dựa theo bối cảnh, thể chế, nguồn vốn và tính chất dự án, nên cần
đặc biệt nghiên cứu và thỏa thuận rõ ràng các khái niệm trong hợp đồng PPP. Sự
khác biệt về hình thức hạch toán và kinh doanh, nhất là những quan điểm khác nhau
về chính phạm trù PPP cũng như các nội dung cụ thể của nó đã tạo nên những rắc
rối, mâu thuẫn khơng cần thiết khi nhìn nhận cùng một vấn đề giữa các bên tham
gia. Chính vì vậy, trước và trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng PPP, các bên
đối tác cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ đối phương để từ đó nhận thức và thống nhất
quan điểm với nhau về các nội dung và khái niệm được đề cập đến trong các hồ sơ
của dự án.
Thứ hai, để đảm bảo sự thành công cho các dự án PPP, Nhà nước phải chủ
động, phối hợp với chủ đầu tư khảo sát, nghiên cứu và dự báo được chính xác thực
trạng và những chuyển biến của mơi trường kinh doanh cũng như các yếu tố ảnh
hưởng đến việc đầu tư. Đây là tiền đề quan trọng để từ đó, Nhà nước đưa ra những
cam kết về trách nhiệm của mình trong tương lai đối với các nhà đầu tư. Dự báo các
rủi ro chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và tác động to lớn đến việc đàm phán, ký
kết và triển khai các dự án PPP. Không chỉ vậy, những rủi ro như: đối tác không đủ
năng lực, nhân viên khơng nỗ lực hết mình, thiếu động lực khi cơ chế đãi ngộ không
thỏa đáng, ... vẫn còn là vấn đề cần được xem xét, quan tâm và giải quyết.
Thứ ba, Nhà nước đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong sự thành công của PPP
khi Nhà nước được xem như là chủ thể tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhất để sử
dụng nguồn lực hiệu quả cũng như thu hút các thành phần, lực lượng trong xã hội
tham gia vào lĩnh vực y tế. Các yếu tố mà Nhà nước cần xem xét để đảm bảo sự
thành công cho các dự án PPP chính là: lựa chọn đối tác có năng lực; tối đa hóa lợi

ích cho các đối tác; phải có khung pháp lý minh bạch, rõ ràng và đầy đủ; tạo ra môi
trường vĩ mô ổn định, phân bổ rủi ro hiệu quả.
Thứ tư, Nhà nước cần chủ động kêu gọi sự tham gia của khu vực nước ngoài
và tư nhân để phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế. Mặc dù có thu hút được


82

vốn đầu tư từ các đối tác ngồi cơng, Nhà nước vẫn phải đưa ra những cam kết và
có trách nhiệm nhất định, thậm chí phải đảm nhận cung cấp chi phí ngay trong q
trình chuẩn bị, đầu tư hoặc vận hành các cơng trình sẽ được bàn giao sau này. Vì
thế, Nhà nước cần nghiêm túc cân nhắc, tính toán cẩn thận, thận trọng khi đưa ra
quyết định triển khai một dự án nào đó và cam kết tạo điều kiện cho các nhà đầu tư
tư nhân thực hiện dự án, tránh trường hợp cơng trình khơng khai thác được có hiệu
quả khi xây dựng xong.
Thứ năm, song song với các nguyên tắc chung để có một dự án PPP thành
cơng, cần cân nhắc đến tính đặc thù của ngành y tế. Cụ thể là: (i) Năng lực kỹ thuật
và quản lý của các bệnh viện công cần được nâng cao; (ii) Đưa ra các tiêu chí đảm
bảo chất lượng dịch vụ y tế do chủ đầu tư tư nhân cung cấp; (iii) Hình thức PPP
phải phù hợp với quy mô dự án. Bên cạnh việc huy động nguồn vốn tư nhân cho y
tế, Nhà nước vẫn cần phải đầu tư tăng cường cho các bệnh viện công, khi tham gia
PPP nhằm củng cố hệ thống y tế công cộng, hạn chế khoảng cách chênh lệch với
các khu vực tư nhân và từ đó tận dụng được ưu thế của các nhà đầu tư tư nhân trong
quá trình hợp tác cơng - tư.
Thứ sáu, các hình thức PPP nói chung và trong lĩnh vực vực y tế nói riêng
ln rất đa dạng, phong phú. do vậy, Việt Nam cần phải cân nhắc, xem xét trong
điều kiện kinh tế - xã hội của chính mình để vận dụng các hình thức này sao cho
hiệu quả.
Những bài học trên cũng là một nguồn tham khảo cho Việt Nam trong việc áp
dụng PPP vào lĩnh vực y tế khi đất nước đang trong q trình đổi mới khu vực cơng

và cải cách huy động các nguồn lực ngồi cơng lập.
3.2. Một số giải pháp thúc đẩy hợp tác công – tư trong cung ứng dịch vụ y tế ở
Việt Nam trong một thập kỷ tới
3.2.1. Hồn thiện một khn khổ pháp lý chung về PPP
Từ phân tích ở trên cũng như bài học kinh nghiệm từ các nước tiên tiến trên
thế giới, có thể thấy rằng: PPP có tầm quan trọng đặc biệt trong cơ chế huy động tài
chính từ nguồn lực ngoài Nhà nước. Áp dụng vào thực tế ở Việt Nam, đất đai chính


83

là cơ hội lớn nhất để thu hút, thực hiện PPP trong lĩnh vực đầu tư vào cơ sở hạ tầng
y tế nói riêng và xã hội nói chung.
Trong quá khứ, giao đất quản lý là hình thức Nhà nước đã áp dụng từ rất lâu
để khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư hạ tầng. Tuy nhiên, phải đến
những năm gần đây, hình thức này mới được triển khai trong y tế với ví dụ điển
hình là đầu tư đổi đất lấy hạ tầng cơ sở của trường Đại học Y cơng cộng [46].
Bên cạnh hình thức đầu tư cho hạ tầng như trên, cũng cần khuyến khích các
hình thức hợp tác PPP trong y tế khác, như:
Thứ nhất là hợp đồng kinh tế. Các cơ sở tư nhân sẽ ký với cơ quan Nhà nước
đầu tư tài chính. các hợp đồng sau: hợp đồng dịch vụ các dịch vụ y tế và không phải
y tế; hợp đồng xây dựng, duy tu và bảo dưỡng trang thiết bị; hợp đồng quản lý; hợp
đồng thuê nhà đất và các hợp đồng kết hợp khác, ... để đáp ứng nhu cầu và nâng cao
hiệu quả các lĩnh vực cần chú trọng.
Một trong những hình thức này đã được áp dụng tại các nước tiên tiến đem lại
hiệu quả cao chính là hình thức lãnh đạo cơng, quản trị tư trong các cơ sở y tế theo
nguyên tắc quản trị doanh nghiệp trong bệnh viện cơng nhằm thúc đẩy tính năng
động, sáng tạo và không ngại đổi mới trong quản trị và điều hành.
Thứ hai là tư nhân hóa. Nhà nước có thể bán bệnh viện cơng cho tư nhân với
điều kiện bệnh viện đó vẫn phải phục vụ người dân theo hợp đồng ký với Nhà nước.

Tuy nhiên, khơng có nghĩa là bán toàn bộ, mà cần lựa chọn bệnh viên để bán lại tư
nhân sao cho phù hợp với điều kiện cho khu vực tư nhân đó cũng như đảm bảo
được chất lượng dịch vụ y tế cho người dân.
Thứ ba, Nhà nước thuê lại bệnh viện mà tư nhân đã bỏ vốn xây dựng và sở
hữu. Nhà nước sẽ tiếp quản, điều hành bệnh viện và trả chi phí đầu tư, một phần lợi
nhuận cho tư nhân.
Thứ tư, hợp đồng thuê lại các cơ sở y tế công lập. Các nhà đầu tư tư nhân sẽ
thuê lại bệnh viện công thông qua hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên cơng - tư để
cung cấp dịch vụ, từ đó giảm bớt gánh nặng cho NSNN, nâng cao chất lượng dịch
vụ y tế, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, kỹ thuật nhờ vào việc quản lý tốt hơn,



×