Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

CÁC YẾU TỐ GÂY RA CĂNG THẲNG CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÝ HỌC TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.46 KB, 36 trang )

Mục lục
I.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........................................................................................................4
1.

Lý do chọn đề tài.............................................................................................................................4

2.

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................................5

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................................5

4.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................6

5.

Ý nghĩa của nghiên cứu...................................................................................................................6

II.

NỘI DUNG.....................................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................................................6
1.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................................................6



2.

Các khái niệm cơ bản.....................................................................................................................12

3.

Các đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể..........................................................................12

4.

Các yếu tố gây Stress.....................................................................................................................15

5.

Ảnh hưởng.....................................................................................................................................17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ GÂY RA CĂNG THẲNG CHO SINH VIÊN KHOA
TÂM LÝ HỌC TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP.HCM............................................................................19
1. Bảng hỏi............................................................................................................................................19
2. Kết quả nghiên cứu............................................................................................................................21
KẾT LUẬN...........................................................................................................................................35
KHUYẾN NGHỊ...................................................................................................................................36
III.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................37


I.


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1. Lý do chọn đề tài.
Trong 2 năm gần đây, Việt Nam đã phải hứng chịu đại dịch Covid-19 diễn biến phức
tạp, điều này không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà, sức khỏe và tinh thần của
người dân mà còn là gánh nặng đè lên môi trường giáo dục. Đặc biệt ở môi trường đại
học tại Việt Nam, một mơi trường hồn tồn mới mẻ - nơi mà các sinh viên năm nhất còn
khá bỡ ngỡ. Đối với sinh viên năm hai, năm ba đã liên tục gián đoạn việc học tập trên lớp
buộc chuyển sang hình thức trực tuyến. Sinh viên năm tư lại cịn gặp nhiều khó khăn hơn
khi chưa thực hiện được các điều kiện tốt nghiệp, nơi thực tập và dẫn đến nguy cơ tốt
nghiệp trễ hạn.
Gánh nặng học tập và tác động của đại dịch đã và đang ảnh hưởng đến người học, điều
này được xã hội quan tâm nhiều hơn khi ngày càng xuất hiện nhiều sinh viên rơi vào tình
trạng áp lực, căng thẳng trong học tập gây ra. Căng thẳng học tập là một nguyên nhân
quan trọng dẫn đến hàng loạt các vấn đề tinh thần và rối loạn cách hành xử chẳng hạn
như trầm cảm, lo lắng và thậm chí dẫn đến nguy cơ tự sát.
Vấn đề áp lực, căng thẳng của sinh viên đại học là một chủ đề được quan tâm trong
nhiều năm gần đây, điều này đã thu hút các đề tài nghiên cứu tập trung vào các yếu tố gây
căng thẳng và hậu quả này ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên. Một số NC
thừa nhận rằng căng thẳng quá mức ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập và có thể dẫn
đến tình trạng bỏ học, khơng chỉ dừng lại ở đó mà kéo theo một số tâm bệnh, dẫn đến tự
sát và hậu quả khó lường trước được. Các yếu tố gây căng thẳng cho sinh viên như áp lực
học tập, thiếu thời gian dành cho cá nhân, sự sao nhãng bỏ bê, hạn chế tài chính, các yếu
tố mơi trường xung quanh như tình hình dịch bệnh nơi sinh viên học tập gây nhiều cản
trở và khó khăn. Ngồi ra, việc phần lớn xã hội tin rằng tốt nghiệp một môi trường đại
học với điểm số cao là một tấm vé quan trọng cho một công việc ổn định, lương cao, một
địa vị xã hội mong muốn, tất cả những điều này đã ảnh hưởng gián tiếp, trực tiếp gây ra
các yếu tố căng thẳng chủ yếu liên quan đến thành công trong học tập
Theo NC của Trever Butlin (2006), khi bị stress, sinh viên có khuynh hướng thích sử
dụng nhiều thức uống có cồn, ln muốn thu mình vào một chỗ, ngại tiếp xúc với mọi

người. Nhiều sinh viên tỏ ra thiếu kiên nhẫn, thiếu kiềm chế, bối rối, sợ hãi, bực dọc, rất
dễ có những hành vi gây gổ đối với người xung quanh. Họ làm việc thường mất rất nhiều
thời gian nhưng hiệu quả cơng việc lại thấp. Thậm chí những người bị stress nặng cịn có
thể dẫn đến các hành vi thiếu kiềm chế, mang tính chất phá hoại, nguy hiểm cho bản thân


và xã hội. Do vậy tìm cách ứng phó có hiệu quả, phù hợp với điều kiện bản thân là rất
quan trọng đối với sinh viên.
Ý thức được tầm quan trọng của các yếu tố gây ra căng thẳng cho sinh viên. Đã khơng
ít các bài báo, nghiên cứu về stress và các yếu tố gây căng thẳng ở các lứa tuổi khác nhau,
trong đó có sinh viên. Tuy nhiên, nghiên cứu về các yếu tố gây căng thẳng ở sinh viên
cịn khá mờ nhạt và ít. Đặc biệt đối với sinh viên sư phạm Trường ĐH Sư Phạm
TP.HCM- Trường ĐH đào tạo sư phạm bậc nhất phía Nam mang tầm ảnh hưởng quan
trọng của Giáo dục đặc trưng, ngày càng khẳng định vị thế của mình so với các trường
ĐH đào tạo về khối ngành sư phạm. Cũng giống như sinh viên các trường ĐH khác, sinh
viên trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng không tránh khỏi áp lực, căng thẳng trong học
tập và đời sống tinh thần của sinh viên. Từ việc nghiên cứu các yếu tố gây căng thẳng cho
sinh viên,từ đó chúng tơi đưa ra các giải pháp, kỹ năng ứng phó stress trong hoạt động
học tập và cũng là nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm đang trở thành một yêu cầu cách
bách. Quan tâm hơn nữa, chúng tôi xin được phép đề cập và làm rõ vấn đề được giới hạn
dành cho sinh viên Khoa Tâm lý học – Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM.
Vì những lý do trên trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Các yếu tố gây ra
căng thẳng cho sinh viên Khoa Tâm lý học - Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM”.

2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu tổng quát: Phân tích các yếu tố gây ra căng thẳng đối với sinh viên khoa
tâm lý học trường Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh. Từ đó góp phần bổ sung tài liệu vào
các nghiên cứu thực nghiệm, đồng thời làm căn cứ tham khảo cho nhà trường có thể tìm
ra giải pháp giúp giảm bớt áp lực cho sinh viên, giúp họ có một sức khỏe tinh thần tốt
hơn.

Mục tiêu cụ thể:
Nghiên cứu lý luận các yếu tố gây ra áp lực đối với sinh viên khoa tâm lý học trường
Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh về mặt hình thức.
Tiến hành khảo sát thực trạng các yếu tố gây ra áp lực.
Đề xuất một số giải pháp với nhà trường để giúp sinh viên giảm bớt áp lực.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố gây ra áp lực đối với sinh viên khoa tâm lý học
trường Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh.
Khách thể nghiên cứu là sinh viên khoa tâm lý học trường Đại học Sư phạm HCM.


Phạm vi về nội dung được giới hạn chỉ tập trung nghiên cứu về các yếu tố gây ra căng
thẳng đối với sinh viên khoa tâm lý học Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh.
Phạm vi về khách thể nghiên cứu được giới hạn ở các sinh viên đang học khoa tâm lý
học trường Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh.

4. Phương pháp nghiên cứu.
Điều tra bằng bảng hỏi: Dùng bảng hỏi để khảo sát về mặt hình thức các yếu tố gây
ra căng thẳng cho sinh viên khoa Tâm lý học.
Phương pháp thống kê toán học: Xử lý và phân tích dữ liệu từ bảng hỏi. Đề tài sử
dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu với các phép thống kê suy diễn để kiểm định sự
khác biệt của các các sinh viên khác nhau về giới tính, thời gian theo học, khối ngành
bằng cách tiến hành kiểm định. Phân tích phương sai (Analysis of variance, ANOVA).
Ngồi ra, chúng tôi sẽ sử dụng thống kê mô tả như tần suất, tần số, điểm trung bình, độ
lệch chuẩn để mô tả dữ liệu được thu thập.

5. Ý nghĩa của nghiên cứu.
Về mặt thực tiễn: Thông qua nghiên cứu này để đánh giá được sự tác động của các
yếu tố gây căng thẳng đối với sinh viên Khoa Tâm lý Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM.

Từ đó sẽ có sự phối hợp giữa sinh viên - gia đình - nhà trường và xã hội để góp phần hỗ
trợ cho sinh viên vượt qua những căng thẳng trong hiện tại và tương lai. Trên cơ sở đó,
các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước có thể đưa ra những điều chỉnh về chính sách phù
hợp hơn nhằm tăng cường sự phối hợp và hiệu quả của giáo dục làm giảm những yếu tố
gây căng thẳng cho sinh viên Khoa Tâm lý Trường Đại học Sư Phạm TP. HCM nói riêng
và sinh viên trên địa bàn TP. HCM nói chung.
Về mặt lý luận: Nghiên cứu cung cấp những thông tin thiết thực về mặt hình thức
trong sự ảnh hưởng của các yếu tố gây căng thẳng đến đời sống tinh thần của sinh viên
Khoa Tâm lý Trường Đại học Sư Phạm TP. HCM. Chúng tôi hy vọng nghiên cứu sẽ là
nền tảng cơ sở cho việc giảm thiểu và can thiệp những căng thẳng của sinh viên trong
tương lai.

II.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.1. Nghiên cứu ở nước ngồi

Trong cuộc sống hiện đại thì ở mọi lứa tuổi, ngành nghề khác nhau đều có nguy cơ bị
stress, trong độ tuổi từ 18-25 đây là lứa tuổi chịu nhiều tác động hay những sự kiện, biến


cố trong học tập, gia đình, cơng việc và cuộc sống, đặc biệt là sinh viên nói chung và sinh
viên các khoa ngành kỹ thuật, công nghệ và điện tử viễn thơng nói riêng [1]. Sinh viên
cũng là lực lượng lao động chính trong tương lai gần, điều đáng lo ngại ở đây nếu khơng
được phịng ngừa và điều trị kịp thời thì stress sẽ để lại một hậu quả rất nghiêm trọng đối
với bản thân sinh viên, gia đình và tồn xã hội. Stress khơng những ảnh hưởng đến sức
khỏe tinh thần và thể chất, mà nó có thể ảnh hưởng tới các mối quan hệ trong xã hội
(MQHXH) như quan hệ gia đình (QHGĐ), quan hệ bạn bè. và ảnh hưởng tới khả năng

học tập cũng như lao động của con người, làm cản trở sự phát triển xã hội. Bởi vậy việc
nhận thức và xác định rõ nguy cơ của stress, để phòng ngừa và điều trị stress cho sinh
viên phải được đẩy mạnh và phát triển.
Tại Mỹ, theo nghiên cứu của R. Beiter và cộng sự tại Đại học Franciscan, bang Ohio,
cho thấy có tới 38% số sinh viên báo cáo là có stress, đặc biệt 11% số sinh viên ở mức
stress nặng và rất nặng [1]. Một nghiên cứu khác tại trường Đại học Uludag, Thổ Nhĩ Kỳ
của Nuran Bayram và Nazan Bilgel, cho thấy có tới 48,2% số sinh viên có stress, (6,9%)
là stress nặng [2].
Khi đối mặt với những vấn đề gây stress trong học tập, cách mà sinh viên ứng phó
đóng vai trị rất quan trọng bởi nó quyết định mức độ ảnh hưởng tiêu cực của nguồn gây
stress đối với sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và hiệu quả học tập của sinh viên.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những cách ứng phó thiếu thích ứng với stress trong học
tập của sinh viên có mối liên hệ với nhiều vấn đề, chẳng hạn như kết quả học tập giảm sút
(Struthers, Perry, & Menec, 2000), trầm cảm (Aktekin và c.s., 2001 ; Bouteyre, Maurel ,
& Bernaud, 1, 2007 ; Steinhardt & Dolbier, 2008), lo âu (Renk & Eskola, 2007), rối loạn
ăn uống (Wichianson, Bughi, Unger, Spruijt - Metz, & Nguyen - Rodriguez, 2009), hay
sử dụng để uống có cồn (Pritchard, Wilson, & Yamnitz, 2007) . Ngược lại, với những
chiến lược ứng phó chủ động và tích cực, sinh viên có thể có mức độ stress thấp hơn
(Coiro, Bettis, & Compas, 2017), ít lo âu hơn (Renk & Eskola, 2007), có khả năng thích
ứng với mơi trường cao hơn (Leong, Bonz, & Zachar, 1997), và sức khỏe thể chất tốt hơn
(Park & Adler , 2003). Những kết quả này đặt ra yêu cầu cho các nhà quản lý giáo dục ,
các nhà tâm lý học đường, các nhà tham vấn và trị liệu phải tiến hành các nghiên cứu tìm
hiểu về ứng phó với stress trong học tập ở sinh viên, để từ đó xây dựng được các chương
trình can thiệp nhằm giúp sinh viên ứng phó hiệu quả hơn trước các tình huống hay vấn
đề gây stress trong học tập.

1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng và cộng sự (2019) cho thấy để tìm hiểu về
các yếu tố gây ra rối nhiễu lo âu ở sinh viên đã tiến hành khảo sát rối nhiễu lo âu của sinh
viên năm thứ 4 hệ chính quy đang theo học tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.



Kết quả cho thấy tỷ sinh viên khơng có rối nhiễu lo âu chiếm tỷ lệ tương đối cao là
59,7%. Trên 69% đối tượng tham gia nghiên cứu có sự hiểu biết về lo âu thông qua sự tự
đánh giá mức độ hiểu biết của mỗi sinh viên và 88.3% sinh viên đã biết tìm các hoạt động
để làm giảm lo lắng, căng thẳng. Yếu tố ảnh hưởng đến lo âu ở sinh viên năm thứ 4
trường Đại học Điều dưỡng Nam Định rất đa dạng, trong đó yếu tố học tập và công việc
sau khi ra trường là yếu tố chủ đạo, ảnh hưởng trực tiếp gây ra tình trạng lo âu cẳng thẳng
cho sinh viên.
aQua nghiên cứu 500 SV, các yếu tố ảnh hưởng đến lo âu ở SV năm thứ 4 rất đa
dạng và phong phú. Trong nghiên cứu này chỉ tập trung vào 5 yếu tố chủ yếu sau: học
tập, sức khỏe, công việc sau khi ra trường, mối quan hệ với bạn bè, tiền bạc. Có thể thấy
trong các yếu tố ảnh hưởng thì cơng việc sau khi ra trường và việc học tập có điểm trung
bình cao (DTB: 2.44, xếp thứ bậc 1) và điều này nói lên rằng giai đoạn này sinh viên
đang chịu áp lực về học tập, thi cử và công việc sau khi ra trường là rất lớn.
Kết quả nghiên cứu mà đề tài có được hồn tồn phù hợp với thực tế những SV có sự
hiểu biết về lo âu, biết cách ứng xử trước các tình huống căng thẳng, biết cách phịng
tránh lo âu sẽ khơng rơi vào trạng thái lo âu. Chính vì vậy, trong đề tài nghiên cứu thực
hiện tỷ lệ SV có rối nhiễu lo âu không cao 59,7 %. Yếu tố ảnh hưởng đến lo âu ở SV năm
thứ 4 trường ĐH ĐDNĐ rất đa dạng và phong phú và 2 yếu tố học tập và công việc sau
khi ra trường là 2 yếu tố chủ đạo, ảnh hưởng trực tiếp gây ra tình trạng lo âu căng thẳng
cho SV và nếu chúng ta khơng nhìn nhận đúng đắn thì sẽ làm tình trạng lo âu của các em
ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Nguyễn Thị Nguyệt và cộng sự (2020) thực hiện một nghiên cứu nhằm xác định các
yếu tố gây ra áp lực tâm lý lên sinh viên Học viện Ngân hàng (HVNH) hiện nay. Từ kết
quả khảo sát trực tiếp hơn 400 sinh viên của Học viện, dựa vào phương pháp phân tích
hồi quy đa biến, nghiên cứu đã chỉ ra 7 nhân tố gây ra áp lực tâm lý lên sinh viên gồm:
Phát triển, Gia đình, Mơi trường đại học, Thích ứng, Kinh tế, Xã hội, Học tập. Trong đó,
Áp lực phát triển bản thân, Áp lực học tập và Áp lực kinh tế có ý nghĩa thống kê, biểu
hiện là những yếu tố cốt lõi gây ra áp lực tâm lý cho sinh viên của HVNH. Kết quả

nghiên cứu là tài liệu tham khảo có thể giúp ích cho việc tìm ra giải pháp nâng cao sức
khỏe tinh thần cho sinh viên, tạo ra môi trường học tập lành mạnh, sáng tạo và hiệu quả,
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại HVNH.
Trên cơ sở thực tế tình hình của sinh viên Việt Nam ít nhiều đều phải chịu những áp
lực đến từ nhiều phía trong cuộc sống. Cuối cùng với số mẫu, nghiên cứu rút ra có 3 yếu
tố có ý nghĩa thống kê, là yếu tố cốt lõi gây ra những áp lực tâm lý đến sinh viên bao
gồm: Phát triển, Học tập và Kinh tế. Với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, của khoa
học kỹ thuật và yêu cầu về kỹ năng, năng lực đối với nhân lực có thể thấy sinh viên


HVNH có khả năng thích ứng tương đối tốt với sự thay đổi của thời đại, đã có sự tương
tác tốt trong giao tiếp với gia đình, thầy cơ, bạn bè và người xung quanh nên không bị
ảnh hưởng bởi các nhân tố này. Nhưng vấn đề phát triển trong tương lai, định hướng
nghề nghiệp, phát triển bản thân, kết quả học tập và những lo lắng thường ngày liên quan
đến kinh tế vẫn đang là những vấn đề đeo bám, gây ra áp lực tâm lý lên hầu hết sinh viên
của Học viện. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập, chất lượng đầu ra của sinh
viên.
Tuy nhiên, những kết luận của nghiên cứu có được mới chỉ dừng lại ở mẫu khảo sát
với số lượng hạn chế hơn 400 sinh viên HVNH, điều này có thể đã ảnh hưởng đến kết
quả phân tích với chỉ số R2 hiệu chỉnh là 0,39 các biến độc lập giải thích được 39% sự
biến thiên của biến phụ thuộc, cịn 61% cịn lại được giải thích bởi các biến khác và sai số
ngẫu nhiên. Do đó, trong những nghiên cứu tiếp theo, nhóm tác giả cần mở rộng hơn nữa
đối tượng khảo sát để tìm ra các yếu tố khác nữa gây ra áp lực lên sinh viên HVNH. Mặt
khác, nghiên cứu này đã dựa trên sự khảo sát lấy mẫu ngẫu nhiên, mà chưa chú ý đến sự
khác nhau giữa các nhóm sinh viên đến từ những địa phương khác nhau (từ thành phố lớn
và tỉnh lẻ); giữa sinh viên học các chương trình đào tạo khác nhau (chất lượng cao,
chương trình liên kết quốc tế và chương trình đào tạo đại học thông thường), hay sự khác
biệt về tình trạng học tập của những sinh viên được khảo sát… sẽ ảnh hưởng đến nhận
thức của họ khi điền phiếu điều tra. Vì thế nghiên cứu trong tương lai cần đi sâu phân tích
sự khác nhau này để có được những khuyến nghị phù hợp cho từng đối tượng.

Trên cơ sở những phân tích trên, với kỳ vọng cải thiện tình trạng stress trong sinh
viên, giúp sinh viên có thể giải tỏa bớt các vấn đề đang đè nặng lên tâm lý của họ, giúp
họ tự tin hoàn thiện bản thân, cải thiện chất lượng học tập và bớt lo lắng về vấn đề kinh
tế, bài viết đề xuất một số kiến nghị sau: (1) Thông qua nhiều phương pháp khác nhau
hướng dẫn sinh viên tiến hành lên kế hoạch phát triển bản thân, giảm thiểu tâm lý khủng
hoảng, mơ màng sau khi nhập học. (2) Đối với những cá nhân có nguồn gốc xuất thân
khác nhau cần có hướng tiếp cận khác nhau để tìm hiểu áp lực của họ và đưa ra những
can thiệp giúp đỡ phù hợp. (3) Thiết lập và đưa ra thêm nhiều hơn nữa hạng mục hỗ trợ
tài chính khác nhau giúp sinh viên vừa có thể học tập, vừa có thể làm thêm kiếm thu nhập
để giải tỏa áp lực kinh tế. (4) Nâng cao sự quan tâm đối với sức khoẻ tâm lý của sinh
viên, nhận thức thích đáng về việc giải trừ áp lực, có thể bố trí mơn học liên quan phù
hợp, dựa vào trung tâm tư vấn tâm lý giảm nhẹ áp lực tâm lý cho sinh viên.
Nguyễn Việt Anh và cộng sự (2021) Stress là vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt ở
sinh viên. Stress có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần, khả năng học tập,
chất lượng cuộc sống của các bạn sinh viên. Sinh viên răng hàm mặt là nhóm đối tượng
có nguy cơ cao bị stress do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả


thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên răng hàm mặt đang học tập tại
Trường Đại học Y Hà Nội năm 2020-2021. Nghiên cứu được thực hiện theo phương
pháp mô tả cắt ngang trên 383 sinh viên răng hàm mặt. Trong tổng số 383 sinh viên, có
256 sinh viên có stress (chiếm tỷ lệ 66,84%), tỷ lệ stress ở nam là 63,45%; ở nữ là
68,91%. Theo mức độ stress, tỷ lệ sinh viên bị stress ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao
nhất 34,46%, mức độ nặng và rất nặng lần lượt là 8,88% và 6,27%. Tỷ lệ stress theo năm
học, cao nhất ở sinh viên năm thứ 6 là 73,97%. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng
stress ở sinh viên răng hàm mặt bao gồm: thiếu tự tin vào bản thân, sự kỳ vọng của bố mẹ
khiến cảm thấy áp lực. Như vậy, tỷ lệ stress ở sinh viên răng hàm mặt rất cao và liên quan
đến sự tự tin của bản thân, áp lực từ kỳ vọng của bố mẹ. Nghiên cứu của chúng tôi mới
chỉ tiến hành trên sinh viên răng hàm mặt Trường Đại học Y Hà Nội và lấy số liệu tại 1
thời điểm nghiên cứu, do vậy nên có các nghiên cứu tiếp theo ở các trường đại học khác

có hệ đào tạo bác sĩ răng hàm mặt và có thể lấy số liệu ở những thời điểm khác nhau
trong năm học, để so sánh tỷ lệ stress ở sinh viên giữa các trường, ở các thời điểm khác
nhau và xác định thêm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến stress ở sinh viên răng hàm
mặt.
Các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng các yếu tố thuộc nhóm chương trình
học tập và yếu tố học lâm sàng là hai nhóm yếu tố gây stress cho sinh viên nha khoa
nhiều nhất.15 Theo Kumar và cộng sự, các yếu tố hàng đầu gây stress cho sinh viên nha
khoa là: áp lực thi cử và điểm số, phải học tập cả ngày, lo sợ thi trượt, lo lắng thất nghiệp
khi ra trường, khơng khí học tập tạo ra bởi giảng viên... Điều đó cho thấy, để giảm bớt
tình trạng stress ở sinh viên nha khoa cần các giải pháp ở nhiều lĩnh vực khác nhau như
cải tiến chương trình học tập, cách thi cử cũng như cần sự quan tâm hỗ trợ của giảng
viên, đặc biệt khi sinh viên học lâm sàng…, về phía gia đình, bố mẹ cũng không nên đặt
kỳ vọng quá cao, gây thêm áp lực cho các bạn sinh viên, đặc biệt khi kết quả học tập
không được như mong muốn của bố mẹ.
Nguyễn Thanh Trúc và Nguyễn Thị Bích Tuyền (2020) đã nghiên cứu rằng ở sinh
viên năm cuối ngành Dược phải thường xuyên đối mặt với nhiều nguồn gây stress, căng
thẳng, trầm cảm khác nhau, dẫn đến chất lượng cuộc sống suy giảm và việc thực hành
chuyên môn kém hiệu quả. Mục đích của nghiên cứu này là nhằm xác định những yếu tố
ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên đại học ngành Dược năm cuối (n = 134)
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong năm học 2019-2020. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy
3 nhân tố tác động thuận chiều đến stress, lo âu và trầm cảm của sinh viên gồm: học tập
(p<0,001), gia đình (p<0,001) và dự định nghề nghiệp (p<0,05); trong đó, yếu tố học tập
có ảnh hưởng lớn nhất. Những phát hiện này cho thấy sinh viên cần được dạy kỹ năng
giải quyết những trở ngại, khó khăn về học tập, gia đình để hồn thành chương trình học


như mong đợi. Công tác định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp cho sinh viên cũng cần
được hoàn thiện với đầu ra rõ ràng, phù hợp hơn.
Nghiên cứu này đã phát hiện được các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của
sinh viên năm cuối ngành Dược trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, bao gồm nhóm các yếu tố về

học tập (p < 0,001), quan hệ trong gia đình (p < 0,001) và dự định nghề nghiệp (p <
0,05). Trong đó, các yếu tố về học tập có tác động mạnh nhất (ĐTB = 2,30), đến nhóm
các yếu tố về gia đình (ĐTB = 2,16). Các yếu tố về học tập, quan hệ trong gia đình và dự
định nghề nghiệp cũng có khả năng dự báo theo chiều thuận cho mức độ stress, trầm cảm,
lo âu của sinh viên. Trên cơ sở đó, để giảm thiểu tác động tiêu cực từ các yếu tố này,
nhóm tác giả đề xuất: - Về phía bản thân, các sinh viên cần biết sắp xếp kế hoạch và thời
gian cho việc học tập, thực tập hợp lý; đồng thời, cần tìm đến sự hỗ trợ từ phía gia đình
để giải quyết những khó khăn của bản thân, giúp giải tỏa áp lực thi cử năm cuối, hồn
thành chương trình đào tạo với kết quả như mong đợi. - Về phía gia đình, cha mẹ và
người thân cần trị chuyện, chia sẻ, lắng nghe sinh viên nhiều hơn để kịp thời nhận biết
những áp lực, lo lắng của con và hỗ trợ tốt nhất. Đồng thời, bầu khơng khí gần gũi, ấm
áp, cởi mở trong gia đình cần được duy trì để mỗi thành viên thoải mái nói ra những cảm
xúc của mình, nhất là khi cảm thấy căng thẳng. - Về phía nhà trường và bộ mơn, cần phân
bổ các mơn học trong chương trình đào tạo phù hợp, đặc biệt là phân chia mơn học xen
kẽ các kì thi quan trọng một cách hợp lý cho sinh viên năm cuối; đồng thời, tăng cường
nhiều chương trình dạy kỹ năng mềm cho sinh viên. Ngồi ra, cơng tác định hướng nghề
nghiệp cũng cần được đẩy mạnh để tránh những lo lắng tiêu cực về tương lai của sinh
viên sau khi tốt nghiệp, đảm bảo đầu ra rõ ràng và cụ thể hơn.
Hoàng Thị Quỳnh Lan (2020) cho thấy mối liên hệ giữa trầm cảm, lo lắng, stress
(DASS) và những căng thẳng trong học tập (ESSA) của sinh viên Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội. Tổng số 354 sinh viên đã tham gia vào một cuộc điều tra bằng việc sử dụng
thang đo DASS-42 và ESSA. Những phân tích thống kê nghiêm ngặt đã đưa đến những
phát hiện thú vị. Kết quả trả lời DASS-42 đã báo cáo một tỷ lệ trầm cảm, lo lắng và stress
của sinh viên từ mức trung bình và cao hơn lần lượt là 4%, 49.9% và 69.5%. Yếu tố giới
tính khơng ảnh hưởng tới sự trầm cảm và stress ở sinh viên. Cuối cùng, sự tương quan
giữa từng yếu tố của DASS-42 với từng yếu tố của ESSA cũng được báo cáo trong
nghiên cứu này.
Kết quả phân tích số liệu đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Thứ nhất, tỷ lệ
trầm cảm, lo âu, stress ở mức độ nhẹ đến rất nặng biểu hiện trong thang đo DASS-42 của
sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lần lượt là 4%, 49,9%. 69,5%. Có sự khác

biệt giữa sự lo âu của nam và nữ nhưng khơng tìm mối tương quan giữa giới tính với mức
độ trầm cảm, stress. Thứ hai, mức độ căng thẳng trong học tập của sinh viên được đánh


giá bằng thang ESSA ở mức nhẹ với M = 36,89 và có mối tương quan nhiều nhất với lo
âu, kế tiếp là stress và khơng có tương quan với trầm cảm của sinh viên. Trong đó. các
yếu tố đánh giá mình khơng đủ giỏi, khó tập trung trong giờ học, áp lực học tập để tìm
kiếm được một cơng việc trong tương lai có ảnh hưởng nhiều nhất đến mức độ lo âu của
sinh viên. Những kết luận trên đây là thông tin tham khảo, gợi ý cho giảng viên, chuyên
viên đào tạo. chuyên viên tư vấn tâm lý của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong quá
trình xây dựng nội dung, chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp giáo dục phù
hợp với sinh viên hơn.
Từ những nghiên cứu trên có thể thấy được, căng thẳng có thể bắt gặp được ở hầu hết
các bạn sinh viên bất kỳ và đặc biệt là tình trạng căng thẳng nhiều thường gặp ở các bạn
sinh viên năm cuối khi phải đối mặt với nhiều vấn đề như công việc sau khi ra trường, gia
đình, kinh tế, học tập,… Các yếu tố gây ra căng thẳng cho sinh viên khá nhiều, đa dạng
phong phú nhưng tóm gọn lại có những yếu tố nổi bật nhất là học tập, sức khỏe, công
việc, mối quan hệ, kinh tế. Tuy nhiên, sinh viên vẫn chưa có thể tự mình giải quyết
những căng thẳng của bản thân, vẫn cần có sự phối hợp giúp đỡ từ nhiều phía.

2. Các khái niệm cơ bản.
Căng thẳng là phản ứng sinh lý hoặc tâm lý của cá nhân đối với các tác nhân gây
căng thẳng bên trong hoặc bên ngoài. (APA)
Căng thẳng liên quan đến những thay đổi ảnh hưởng đến gần như mọi hệ thống của
cơ thể, ảnh hưởng đến cách mọi người cảm thấy và hành vi. Ví dụ, nó có thể được biểu
hiện bằng đánh trống ngực, đổ mồ hơi, khơ miệng, khó thở, bồn chồn, nói nhanh, tăng
cảm xúc tiêu cực (nếu đã trải qua) và thời gian căng thẳng mệt mỏi kéo dài hơn. Căng
thẳng nghiêm trọng được biểu hiện bằng hội chứng thích ứng chung. [được mơ tả lần đầu
trong bối cảnh tâm lý học vào khoảng năm 1940 bởi nhà nội tiết học người Canada gốc
Hungary Hans Selye (1907–1982)]

Căng thẳng là phản ứng của cơ thể chúng ta đối với áp lực. Nhiều tình huống hoặc
sự kiện cuộc sống khác nhau có thể gây ra căng thẳng. Nó thường được kích hoạt khi
chúng ta trải nghiệm điều gì đó mới mẻ, bất ngờ hoặc đe dọa ý thức về bản thân của
chúng ta, hoặc khi chúng ta cảm thấy mình có ít khả năng kiểm sốt tình huống.
Như vậy căng thẳng trong học tập là phản ứng sinh lý hoặc tâm lý của sinh viên đối
với hoạt động học tập.

3. Các đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể.


Theo TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần,
Bệnh viện Bạch Mai: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chúng ta về thể chất, tinh thần,
cảm xúc và hành vi. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
● Thể chất: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, đau nhức/chuột rút cơ bắp (đặc biệt là cổ,
vai và lưng), tim đập nhanh, huyết áp rối loạn, đau ngực và buồn nôn. Vã
mồ hôi, run chân tay, hụt hơi, chứng bụng, nóng cổ, trào ngược
● Tinh thần: giảm tập trung và trí nhớ, thiếu quyết đốn, lơ ngơ, lú lẫn và mất hài
hước, kết quả làm việc hay học hành giảm sút
● Cảm xúc: lo âu, căng thẳng, trầm cảm, tức giận, thất vọng, lo lắng, sợ hãi, khó
chịu, thiếu kiên nhẫn và nóng tính;
● Hành vi: bồn chồn bất an, ăn uống nhiều, hút thuốc, uống rượu, đôi lúc khóc, la
hét, đổ lỗi và thậm chí đập vỡ hay ném đồ vật xung quanh, là những tín hiệu cảnh báo mà
cơ thể gửi đến để báo cho chúng ta biết: Bạn có thể đang đối diện với căng thẳng. Tuy
nhiên, phần lớn chúng ta lại bỏ qua những tín hiệu này và kết quả là chúng ta khơng kiểm
sốt được tâm trạng của mình.
Theo TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng cho biết, có các biểu hiện cơ bản để nhận biết
căng thẳng:
Thứ nhất là đau cơ. Khi chúng ta bị đau cổ, chúng ta thường nghĩ đó là do mình đã
ngồi trước máy vi tính quá lâu nhưng thực tế, các triệu chứng co cơ bắp có thể là một dấu
hiệu của căng thẳng. Để khắc phục tình trạng này, hãy hít thở sâu khoảng 5- 10 lần và tập

trung thả lỏng cơ thể. Đối với cổ, hãy cố gắng xoay cổ và xoa bóp nhẹ nhàng.
Tín hiệu thứ hai là Co giật mí mắt. Nếu bạn đã từng bị co giật mí mắt thì bạn cần
hiểu rằng triệu chứng nhất thời khơng nên bỏ qua bởi tình trạng này được gọi là
blepharospasm (một hình thức rối loạn trương lực cơ). Để khắc phục tình trạng này, bạn
hãy nhắm mắt lại để mắt được nghỉ ngơi. Ngoài ra nên tránh các công việc khiến cho mắt
bạn phải làm việc nhiều. Nếu công việc của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính,
hãy kéo dài cơng việc thêm 20 phút để nhìn ra ngồi cửa sổ nơi có khơng gian thống
đãng.
Tín hiệu thứ ba là cắn móng tay. Nghe có vẻ rất phi lý nhưng việc cắn móng tay có
thể là kết quả của sự căng thẳng thần kinh.Cắn móng tay mỗi khi lo lắng là khi chúng ta
đã quá căng thẳng và tự làm xao nhãng bản thân bằng hoạt động cắn móng tay. Cắn móng
tay là một cách phổ biến mà nhiều phụ nữ lựa chọn để đối phó với cảm giác căng thẳng
và lo lắng. Nếu bạn đang bị căng thẳng, hãy thử nén chặt sự căng thẳng ấy bằng cách gọi


điện thoại cho bạn bè hoặc người thân. Hoặc là bạn có thể thư giãn bằng cách đọc sách
báo, nghe nhạc, đi dạo…
Tín hiệu thứ tư là sâu răng. Chúng ta đều biết, lười vệ sinh răng miệng sẽ dẫn đến sâu
răng, nhưng chính căng thẳng cũng là một thủ phạm. Các chuyên gia nói rằng, căng thẳng
dẫn đến việc bạn thường nghiến răng vào ban đêm, hoặc cả ban ngày.
Nghiến răng là một thói quen xấu vì nó sẽ ăn mòn răng, làm tổn hại răng dẫn đến sâu
răng. Để giải quyết vấn đề, chúng ta hãy chuyển nỗi lo lắng của mình thành những con
chữ. “ Hãy dành thời gian để viết ra các vấn đề của bạn, nhìn nhận chúng theo hướng tích
cực, và tự đề xuất ra những giải pháp”. Nếu nghiến răng là thói quen khó bỏ, thì hãy đến
gặp các sĩ nha khoa để tìm cách bảo vệ răng miệng của mình tốt nhất.
Tín hiệu thứ năm là các nốt phát ban. Nghe có vẻ lạ nhưng làn da có thể làm một
thước đo khá chuẩn xác về mức độ căng thẳng mà chúng ta đang phải đối mặt. Căng
thẳng có thể gây ra phát ban. Đó là những vùng da nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng, cánh tay và
khuôn mặt. Chứng phát ban được gây ra bởi tác dụng phụ của sự căng thẳng trên các hệ
thống miễn dịch histamine đang được tiết ra, gây ra các vết ngứa và mẩn đỏ. Nếu bạn

cảm thấy căng thẳng, hãy đặt tay vào vùng bụng. Mỗi khi hít vào, tay của bạn sẽ nổi lên
và khi thở ra bàn tay sẽ hạ xuống. Hít thở sâu từ 5 đến 10 lần đều đặn trong suốt cả ngày.
Tín hiệu thứ sáu là cảm giác buồn ngủ. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Đó có thể
do bạn quá căng thẳng. Hormone căng thẳng sẽ làm tăng lượng adrenaline trong cơ thể
bạn khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Sự căng thẳng cũng sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ
của bạn, bạn sẽ mệt mỏi và cáu kỉnh khi thức dậy. Để giải quyết vấn đề này, hãy đi ngủ
sớm hơn hoặc có một giấc ngủ trưa khoảng 30 phút. Chúng ta sẽ tràn đầy năng lượng cho
những phần việc cịn lại.
Tín hiệu thứ bảy là sự đãng trí. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng stress mãn
tính có thể làm thu hẹp khu hippocampus – một phần của não trước có nhiệm vụ lưu giữ
thơng tin và hình thành ký ức. May mắn thay, kích thước của khu hippocampus sẽ trở lại
bình thường khi mức độ căng thẳng của bạn giảm.Nếu muốn não của mình hoạt động tốt
bạn cần tập thể dục, leo cầu thang hoặc nhảy theo giai điệu sôi động. Tập thể dục sẽ giúp
não hoạt động tốt và thậm chí sẽ giúp bạn chịu đựng tốt hơn với những giây phút căng
thẳng trong tương lai.
Mức độ căng thẳng trong cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố cá nhân như
sức khỏe thể chất, các mối quan hệ, cam kết và trách nhiệm của mỗi người. Ngoài ra,
mong đợi từ bản thân hay xã hội, sự hỗ trợ từ người khác và những thay đổi về sức khỏe
hay điều kiện sống cũng là những yếu tố gây căng thẳng.


Căng thẳng trong học tập là phản ứng sinh lý hoặc tâm lý của sinh viên đối với hoạt
động học tập, có thể ảnh hưởng tới tinh thần và thể chất của sinh viên trong hoạt động
học tập. Theo Đặng Thị Lan (2019) căng thẳng tâm lý có thể chia ra các biểu hiện gồm:
biểu hiện về mặt sinh lý, biểu hiện về mặt nhận thức, biểu hiện về mặt cảm xúc và biểu
hiện về mặt hành vi.
+ Biểu hiện về mặt sinh lý: Mặt mày ủ rũ, sắc mặt khơng tươi trong q trình học tập
của sinh viên; mệt mỏi, uể oải, chậm chạp khi tham gia các hoạt động trên lớp, hoạt động
chung trong quá trình học tập; đau nhức xương khớp nên ngại vận động trong các hoạt
động trên lớp; đau nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt khi tiếp xúc với giáo trình, bài trình bày

trên bảng của giáo viên và tài liệu tham khảo; run và tốt mồ hơi khi phải thuyết trình
hoặc trình bày một vấn đề trong các học phần chuyên ngành. .
+ Biểu hiện về mặt nhận thức: Suy nghĩ mọi việc trong học tập chuyên ngành theo
hướng tiêu cực; khó tập trung chú ý trong học tập chuyên ngành; trí nhớ trong học tập
giảm sút, đãng trí, thường xuyên bị quên các khái niệm căn bản, bài tập giảng viên giao,
…; khả năng khái quát vấn đề, hệ thống hóa, logic vấn đề kém, ý nghĩ rời rạc, không liền
mạch; không tự đưa ra được quyết định trong học tập…
+ Biểu hiện về mặt cảm xúc: Lo lắng, bối rối và sợ một điều gì đó xảy ra khơng theo
mong đợi trong học tập chuyên ngành; tinh thần không thoải mái khi học tập chun
ngành; cảm thấy chán nản, khơng có ai để chia sẻ cảm xúc của mình trong quá trình học
tập học tập; khó chịu trong người, khơng thích sự ồn ào của môi trường trong học tập
chuyên ngành…; nôn nóng, sốt ruột, thiếu kiên nhẫn trong học tập chuyên ngành…
+ Biểu hiện về mặt hành vi: Khó duy trì hoạt động học tập chuyên ngành kéo dài; có
nhiều sai sót trong q trình học tập chun ngành; khơng quản lý, sắp xếp được thời
gian học tập chuyên ngành; kỹ năng giao tiếp với giảng viên trong học tập chuyên ngành
kém; tự cô lập bản thân trong học tập chuyên ngành, khơng tham gia các hoạt động nhóm
trong học tập chun ngành; có hành vi q khích trước các vấn đề xảy ra bất ngờ trong
học tập chuyên ngành…

4. Các yếu tố gây Stress.
Thiếu thời gian giải trí: Việc thiếu thời gian giải trí và thời gian gấp để hồn thành
công việc đúng thời hạn là nguyên nhân gây ra sự căng thẳng trong học tập . Phát hiện
này phù hợp với một số nghiên cứu khác như tài liệu của Sgan - Cohen & Lowental xuất
bản năm 1988. Ngoài ra , sinh viên dường như cố gắng hết sức để cân bằng thời gian giải
trí và đáp ứng thời hạn của trường đại học , từ đó gây ra sự căng thẳng trong học tập .
Việc thiếu thời gian thư giãn liên quan tới việc bị quá tải do sinh viên khơng có những
khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa các hoạt động căng thẳng , mà thay vào đó họ phải dành


thời gian liên tục cho các chương trình học . Tuy nhiên, Nonis và Hudson ( 2006 ) cho

rằng việc quản lý thời gian không gây ra căng thẳng, mà nhận thức cá nhân về kiểm soát
thời gian mới là nguồn gốc gây ra căng thẳng của sinh viên.
Kết quả học tập: Đối với nhiều sinh viên , áp lực phải thực hiện tốt trong các kỳ thi
hoặc bài kiểm tra tiểulà yếu tố gây căng thẳng đáng kể nhất. Yếu tố gây căng thẳng này
làm cho môi trường học tập trở nên rất áp lực . Sinh viên lo lắng về việc đạt điểm thấp
hơn so với điểm số mà họ mong đợi . Một số người liên kết giá trị bản thân với điểm số
trên lớp . Sinh viên có thể bắt đầu nghi ngờ khả năng hoặc năng lực trong sự nghiệp
tương lai của mình.
Tài chính: Ngày nay , sinh viên cũng gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến tài chính và
bắt đầu quan tâm đến trách nhiệm tài chính . Căng thẳng tài chính là một trong những yếu
tố gây căng thẳng phổ biến nhất ở sinh viên đại học. Một sinh viên dù không phải đóng
học phí nhưng họ vẫn phải trang trải chi phí sinh hoạt ; vấn đề tài chính, khơng có gì đáng
ngạc nhiên, là một trong những yếu tố gây căng thẳng mà bất cứ sinh viên nào cũng phải
đối mặt , đặc biệt là với những sinh viên sống xa nhà . Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ
ra rằng căng thẳng liên quan đến tài chính cá nhân được coi là một trong những nguồn
gây căng thẳng tâm lý có ảnh hưởng nhất , bởi vì các hoạt động cơ bản trong cuộc sống
có liên quan đến nguồn tài chính cá nhân và cách quản lý tài chính của họ.
Cạnh tranh giữa các sinh viên: Sự cạnh tranh giữa các sinh viên trong việc giành
được điểm số tốt nhất ở các kỳ thi khó khăn có thể gây ra áp lực cho những sinh viên
khác. Nếu một sinh viên phải chịu áp lực từ việc đạt được điểm số mà mình mong muốn ,
đồng thời phải ganh đua , cạnh tranh với người khác sẽ dẫn tới sự sợ hãi khi thất bại.
Quá tải học tập: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sinh viên thường cảm thấy quá tải bởi
khối lượng công việc. Với mục tiêu giành học bổng hay đạt kết quả học tập xuất sắc ,
sinh viên sẽ phải đối mặt với áp lực học tập , cần phải cố gắng rất nhiều trong quá trình
học trên lớp . Điều này gây ra sự quá tải đối với sinh viên , khi mà mỗi sinh viên phải
hồn thành nhiều mơn học trong một kỳ thì việc giữ điểm số cao đòi hỏi sự nỗ lực vượt
bậc .
Nỗi sợ thất bại: Yếu tố nỗi sợ thất bại cũng là một trong những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến tình trạng căng thăng trong học tập của sinh viên . Các nghiên cứu trước
đã chỉ ra nỗi sợ thất bại ảnh hưởng quan trọng đến hành vi thành tích . Đây là một hình

thức đa dạng của động lực tránh né và có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất lẫn
tinh thần , sự phòng thủ một cách bi quan, dẫn tới tự cản trở nỗ lực của bản thân.
Mối quan hệ với các khoa của trường đại học: Mối quan hệ giữa sinh viên với các
Khoa của trường đại học cũng là một trong những nguyên nhân gây nên căng thăng ở


sinh viên . Các đầu công việc và các hoạt động của Khoa gồm khá nhiều thủ tục cần hoàn
thành , vì vậy khiến sinh viên cảm thấy khó khăn . Mặt khác , những yêu cầu , thắc mắc
hay đóng góp ý kiến của sinh viên khơng được cán bộ Khoa chú ý hoặc phản hồi chậm
khiến sinh viên cảm thấy các nhu cầu cần thiết trong việc học tập cũng như việc hỗ trợ
các chính sách ưu tiên đối với họ không được đáp ứng đầy đủ . Bên cạnh đó , những
hướng dẫn hành động được truyền tải từ các Khoa đôi khi không đầy đủ , khiến sinh viên
không năm rõ được thông tin , dẫn đến mất nhiều thời gian để giải quyết các vấn đề xảy
ra .

5. Ảnh hưởng.
Bằng cách gây ra những thay đổi về tinh thần và thể chất, căng thẳng góp phần trực
tiếp vào rối loạn tâm lý và sinh lý và bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và
thể chất, học tập và làm giảm chất lượng cuộc sống.

5.1 Stress ảnh hưởng tới sức khỏe:
Stress khơng hồn tồn xấu, nó giúp cho cơ thể tập trung tốt hơn và làm việc hiệu
quả hơn. Tuy nhiên nếu rơi vào trạng thái stress thường xuyên và kéo dài lại ảnh
hưởng không nhỏ cho cơ thể. Những ảnh hưởng stress kéo dài gây ra bao gồm: ảnh
hưởng ngắn hạn và ảnh hưởng dài hạn.
Ảnh hưởng ngắn hạn: Trước mắt, tinh thần căng thẳng, mệt mỏi là nguyên nhân
chính khiến bạn bị đau nhức đầu, cơ bắp hoặc đau tức lồng ngực. Đặc biệt, stress cũng
làm cho mọi người ăn ngủ không ngon, thường xuyên mất giấc ngủ, ảnh hưởng đến
tiêu hóa, đặc biệt gây ra nhiều vấn đề về dạ dày. Bên cạnh đó, cảm xúc của người
bệnh rất dễ rối loạn, khó kiểm sốt.a

Ảnh hưởng dài hạn: Về lâu về dài, tình trạng căng thẳng ảnh hưởng đến sức
khỏe khá tiêu cực. Rất nhiều bệnh nhân do stress trong thời gian dài dẫn tới suy giảm
chức năng hệ tiêu hóa. Một số vấn đề họ thường xuyên đối mặt là: viêm loét dạ dày,
táo bón, rối loạn tiêu hóa hoặc hội chứng ruột kích thích,… Để hạn chế những vấn đề
kể trên, mọi người nên kiểm soát, cân bằng tinh thần thật tốt.
Ngoài ra, bệnh liên quan tới tim mạch có thể phát triển do bạn ln bị stress, căng
thẳng. Những căn bệnh như đau tim, huyết áp cao đe dọa nghiêm trọng đối với sức
khỏe và tính mạng của chúng ta. Chính vì thế bạn khơng nên chủ quan, để bản thân
rơi vào trạng thái căng thẳng. Những ảnh hưởng dài hạn của stress gây ra đối với sức
khỏe bao gồm:

Teo não, suy giảm trí nhớ: Khi stress các tế bào não bộ bị thiếu oxy và hoạt
động sẽ kém hiệu quả, thậm chí có thể bị chết dần. Theo một số nghiên cứu, stress kéo


dài chất xám có nguy cơ bị giảm, não sẽ teo lại dẫn tới suy giảm trí nhớ, khó tập trung
hơn trong học tập, công việc, khả năng ghi nhớ và tư duy kém hơn. Ngoài ra, stress
kéo dài gây tổn thương các hoạt động của não bộ, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các
bệnh rối loạn trạng thái, rối loạn thần kinh,...

Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa: Đường ruột được coi như bộ não thứ hai của
cơ thể. Tại đây có hàng trăm triệu tế bào thần kinh, và có khả năng sản xuất ra các
hormon thần kinh hay còn gọi là thần kinh ruột. Thần kinh ruột hoạt động độc lập và
có liên kết chặt chẽ với hệ thần kinh trung ương. Stress kéo dài dẫn truyền thần kinh
thông qua dây thần kinh phế vị và tác động lên hoạt động của dạ dày. Dẫn tới trào
ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày,... Ngoài ra, làm mất cân bằng hệ vi sinh
trong đường ruột dẫn tới một số bệnh như viêm ruột, hội chứng kích thích ruột, đau
bụng, ỉa chảy, táo bón, khó tiêu,...

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Stress thường gây ra những rối loạn về nhịp

thở, nhịp tim tăng lên, đồng thời làm giảm lượng máu chảy đến tim và dẫn tới những
bất thường trong hoạt động tim mạch. Khi stress kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc
các bệnh tim mạch ví dụ như: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,...

Nguy cơ đột quỵ: Stress kéo dài có thể làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ. Đột
quỵ thường dễ xảy ra khi những người bệnh có những cảm xúc quá độ, đặc biệt trong
trường hợp đã có sẵn bệnh tâm lý trong người. Theo một vài nghiên cứu cho thấy,
những người bị căng thẳng stress kéo dài có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với người
bình thường. Nếu tình trạng stress kéo dài khơng xử lý kịp thời thì đột quỵ là có thể
gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Tóm lại, stress là một trạng thái căng thẳng của hệ thần kinh. Stress kéo dài sẽ
gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh, có nguy cơ cao mắc
những bệnh tim mạch, bệnh hệ tiêu hóa. Do đó, khi có những biểu hiện như căng
thẳng, mất ngủ, rối loạn cảm xúc,... cần phải thay đổi lối sống, sinh hoạt và sắp xếp
công việc hợp lý.
Thậm chí cần đến gặp các chuyên gia tâm lý để có biện pháp can thiệp kịp thời.

5.2. Ảnh hưởng tới học tập
Sức khỏe tinh thần giảm sút: sinh viên bị áp lực tâm lý nặng nên sinh ra các vấn
đề tinh thần như ủ rũ, mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt; sự linh hoạt, năng động, sáng tạo bị
hạn chế; trẻ dễ lâm vào tình trạng stress kéo dài, gây ảnh hưởng tới sức khỏe các cơ
quan trong cơ thể.


Sức khỏe thể lực bị giảm sút: sinh viên không ngủ đủ giấc, không ăn uống đủ
chất, không tham gia các hoạt động ngoài trời dẫn đến vấn đề thiếu sự nhanh nhẹn,
hoạt bát trong các hoạt động xã hội,…
Tâm lý sợ học, sợ thi là một triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường gặp,
gây ảnh hưởng tới sinh lý và rối loạn hormone ở sinh viên.
Xuất hiện các hành vi chống đối: bỏ học, trốn học, sa ngã vào cờ bạc, nghiện

hút, ma túy, rượu bia… nhằm cố ý phản đối và trốn tránh hiện thực. Sự sa ngã này
phần lớn là do yếu tố khách quan đem lại.
Kết quả học tập ngày càng sa sút. Tốt nghiệp không đúng hạn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ GÂY RA CĂNG THẲNG
CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÝ HỌC TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP.HCM.
1. Bảng hỏi
Bạn là sinh viên năm: (4 đáp án : 1,2,3,4)
Chọn mức độ phù hợp với bản thân trong các câu sau với:
1 = rất không đồng ý
2= không đồng ý
3 = không ý kiến
4= đồng ý
5= rất đồng ý
Yếu tố gây ra áp lực: áp lực gia đình:
1.

Kỳ vọng của bố mẹ vào thành tích học tập của bạn q cao.

2.

Bạn cảm thấy mình cần cố gắng vì gia đình khơng có vị trí xã hội.

3.
Bạn cảm thấy khó trao đổi với người thân (bố mẹ) về các giá trị, quan điểm về
cuộc sống.
4.
Quan điểm về chọn lựa nghề nghiệp tương lai của bạn có sự phát sinh xung đột
với bố mẹ.
5.


Bạn cảm thấy phiền não vì khơng thể san sẻ gánh nặng gia đình với bố mẹ.

6.

Bạn cảm thấy cơ đơn khi xa gia đình, người thân.

Yếu tố gây ra áp lực: áp lực thích ứng mơi trường:
1.

Bạn cảm thấy khó khăn trong việc thích ứng với phương thức học ở đại học.


2.
Bạn cảm thấy thực tế học cao đẳng, đại học quá khác biệt so với suy nghĩ trước
khi vào học.
3.

Đôi khi bạn cảm thấy không theo kịp sự phát triển của thời đại.

4.

Bạn cảm thấy không thể quản lý tốt cuộc sống, và thời gian của bản thân.

5.

Bạn cảm thấy sức khỏe từ khi học đại học không tốt như trước.

6.


Bạn khó có thể tìm ra phương thức nghỉ ngơi hợp lý với bản thân.

7.

Bạn khơng thể thích ứng với nhịp sống của thành phố nơi đang học tập.

Yếu tố gây ra áp lực: áp lực kinh tế
1.

Vì học phí và sinh hoạt phí khiến bạn cảm thấy phiền não.

2.

Bạn cho rằng kinh tế hạn hẹp là nguyên nhân hạn chế phát triển của bản thân.

3.

Vì hồn cảnh kinh tế gia đình mà bạn cảm thấy mất cân bằng trong cuộc sống.

4.

Bạn thường xuyên phải đi làm thêm bên ngoài để trang trải cuộc sống.

5.

Vì hồn cảnh gia đình khó khăn mà mỗi khi tiêu tiền bạn đều cảm thấy áy náy.

Yếu tố gây ra áp lực: áp lực quan hệ giao tiếp xã hội
1.


Bạn có mối quan hệ với bạn cùng phòng hoặc bạn học thường xuyên căng thẳng.

2.

Bạn không biết làm thế nào trao đổi, chia sẻ ý kiến với thầy cơ.

3.

Bạn cảm thấy khó có bạn tri kỷ trong môi trường đại học.

4.

Bạn luôn để ý xem người khác nghĩ gì về mình.

5.

Bạn khơng biết phải làm cách nào để giao tiếp với bạn bè khác giới.

6.

Bạn cảm thấy áp lực khi thấy bạn bè xung quanh có người u.

7.

Đơi khi mối quan hệ với bạn thân của bạn trở nên xấu đi.

8.
Bạn lo lắng thành tích học tập với sự phát triển tương lai khi bản thân có ít mối
quan hệ.
Yếu tố gây ra áp lực : áp lực học tập

1.

Bạn cảm thấy nhiệm vụ học tập nặng nề.

2.

Bạn lo lắng cuối kỳ kết quả không đạt như mong muốn.

3.

Bạn muốn tập trung học tập nhưng học không vào đầu.

4.

Bạn cảm thấy khả năng tự học, tự nghiên cứu của bản thân kém.


5.
lai.

Bạn cảm thấy chuyên ngành bản thân đang học không giúp ích gì đối với tương

Yếu tố gây ra áp lực: áp lực phát triển
1.

Đối với công việc tương lai, bạn cảm thấy mơ màng, khơng có kế hoạch rõ ràng.

2.

Bạn lo lắng sau khi tốt nghiệp tìm việc khó khăn.


3.

Bạn không biết bản thân sau này phù hợp với công việc cụ thể nào.

4.
Bạn cảm thấy xã hội hiện nay cạnh tranh quá gay gắt, cơ hội phát triển của bản
thân rất khó khăn.
5.

Bạn cảm thấy cuộc sống khơng có mục tiêu, cảm thấy nhàm chán.

6.

Bạn cảm thấy cuộc sống hiện tại đang rất áp lực.

2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu.
Bảng 1: Giới tính
Frequency

Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Nam 24

21.2


21.2

21.2

Nữ

78.8

78.8

100.0

100.0

100.0

89

Total 113

Bảng 2: Sinh viên năm thứ mấy
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Năm nhất 9

8.0

8.0

8.0


năm hai

44

38.9

38.9

46.9

năm ba

25

22.1

22.1

69.0

năm tư

35

31.0

31.0

100.0



Total

113

100.0

100.0

Bảng 3: Chuyên ngành
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid tâm lý học

67

59.3

59.3

59.3

tâm lý học giáo dục 38

33.6

33.6

92.9


công tác xã hội

8

7.1

7.1

100.0

Total

113

100.0

100.0

Dựa vào kết quả thống kê cho thấy tổng số khách thể nghiên cứu là 113 SV Khoa
Tâm lý học trường Đại học Sư Phạm TP.HCM
Trong đó về giới tính, giới tính “Nam” là 24 SV (chiếm 21,2%) và giới tính “Nữ”
là 89 SV (chiếm 78,8%). Có thể thấy rõ sự chênh lệch về giới tính trong Khoa Tâm lý
học trường Đại học Sư Phạm TP.HCM. 
Về năm học, trong tổng số 113 SV thì đa số là sinh viên năm hai với 44 SV (chiếm
38,9%). Tiếp theo là sinh viên năm tư với 35 SV (chiếm 31,0%) và sinh viên năm ba với
25 SV (chiếm 22,1%). Cuối cùng với tỉ lệ ít nhất là sinh viên năm nhất với 9 SV (chiếm
8,0%). Nhận thấy rằng đa số sinh viên năm hai khi đã quen với môi trường học tập ở Đại
học sẽ cảm thấy bắt đầu căng thẳng hơn so với năm nhất khi mới bước chân vào trường. 
Về chuyên ngành, chiếm tỉ lệ cao nhất là chuyên ngành Tâm lý học với 67 SV
(chiếm 59,3%), sau đó xếp vị trí thứ hai là chuyên ngành Tâm lý học Giáo dục với 38 SV

(chiếm 33,6%) và cuối cùng ít nhất là chuyên ngành Công tác xã hội với 8 SV (chiếm
7,1%). Tỉ lệ này cũng phù hợp với thực tế các chuyên ngành đào tạo trong trường, ngành
Công tác xã hội có chỉ tiêu đào tạo sinh viên mỗi năm thấp hơn hai ngành cịn lại. 
Dữ liệu này đảm bảo tính khách quan trong việc chọn mẫu ngẫu nhiên.

2.2. Kết quả nghiên cứu.
Bảng 4: Các yếu tố áp lực từ gia đình
N

Minimum Maximum Mean Std. Deviation



×